Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch và khả năng việt nam gia nhập công ước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU THẢO

CÔNG ƢỚC 1954 VỀ QUY CHẾ NGƢỜI
KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ KHẢ NĂNG VIỆT NAM
GIA NHẬP CÔNG ƢỚC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Phƣớc Hiệp

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

NGƢỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THU THẢO




LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn, tác giả xin được bày tỏ long
biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Hoàng Phước Hiệp, thầy
đã tận trình chỉ bảo và cho tác giả những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tác
giả thực hiện khóa luận này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ bộ môn Công pháp
quốc tế - Khoa pháp luật quốc tế, Khoa Sau đại học trường Đại học Luật Hà Nội đã
trang bị cho tác giả kiến thức trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đồng
thời, tác giả muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những đồng nghiệp, những anh, chị
trong Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp cùng gia đình, và những
người bạn đã chỉ dẫn, cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tác
giả có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện

NGUYỄN THU THẢO


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA
NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH............................................................................... 6
1.1. Khái niệm về Quốc tịch và ngƣời không quốc tịch trong Luật Quốc tế ... 6
1.1.1. Quy định về quốc tịch và người không quốc tịch trong luật quốc tế .......... 6

1.2.2. Nguyên nhân phát sinh tình trạng người không quốc tịch........................ 10
1.2. Nội dung pháp lý của quy chế ngƣời không quốc tịch .............................. 14
1.2.1. Quyền con người của người không quốc tịch ........................................... 14
1.2.2. Quyền của người không quốc tịch tại nước cư trú ................................... 17
1.2.3. Nghĩa vụ của người không quốc tịch đối với nước cư trú ........................ 22
1.3. Hoạt động của quốc tế về vấn đề không quốc tịch trƣớc khi thông qua
Công ƣớc 1954 về quy chế ngƣời không quốc tịch. ........................................... 23
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƢỚC 1954 VỀ QUY CHẾ
NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH............................................................................. 28
2.1. Tổng quan về Công ƣớc 1954 ...................................................................... 28
2.1.1. Lý do ra đời .............................................................................................. 28
2.1.2. Cấu trúc kĩ thuật ...................................................................................... 29
2.2. Nội dung cơ bản của Công ƣớc ................................................................... 30
2.2.1. Những điều khoản chung ......................................................................... 30
2.2.2. Những điều khoản liên quan đến quy chế pháp lý của người không quốc

tịch……………………………………………………………………………………….33


2.2.3. Các biện pháp hành chính ....................................................................... 38
2.2.4. Những điều khoản cuối cùng ................................................................... 40
2.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong tham gia Công ƣớc ......................... 41
CHƢƠNG 3. VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THAM GIA CÔNG ƢỚC 1954 VỀ
QUY CHẾ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH ......................................................... 45
3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc gia nhập Công ƣớc ................................. 45
3.2. Thuận lợi và khó khăn khi tham gia Công ƣớc ......................................... 48
3.2.1. Một số thuận lợi khi Việt Nam gia nhập Công ước 1954.......................... 49
3.2.2. Những khó khăn khi Việt Nam gia nhập Công ước 1954 ......................... 50
3.3. Mức độ tƣơng thích của nội dung Công ƣớc với các quy định của pháp
luật Việt Nam ........................................................................................................ 57

3.4. Các giải pháp hoàn thiện Luật Quốc tịch Việt Nam liên quan đến ngƣời
không quốc tịch .................................................................................................... 63
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 68


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử, tình trạng không quốc tịch được gắn với số phận của những
người nô lệ hay những người sống trong các lãnh thổ bị chiếm đóng bởi nước ngoài.
Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, tình trạng không quốc tịch chủ yếu xảy ra với
những người mà nhà nước nơi họ có quốc tịch trước đó đã không còn tồn tại trong
khi không có một nhà nước nào kế thừa, hoặc với những người bị nhà nước của họ
từ chối không công nhận là công dân hoặc tước quyền công dân vì những lý do
chính trị hay tôn giáo. Một dạng khác thuộc về những người sinh ra ở những lãnh
thổ tranh chấp tự chối bỏ vị thế công dân của đất nước nơi họ sinh ra vì những lý do
chính trị. Việc không nhận được sự bảo vệ pháp lý của đất nước nơi mình sinh ra
đặt những người không quốc tịch vào hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương. Chính vì
vậy, Liên Hợp Quốc đã sớm có những nỗ lực để bảo vệ và giúp đỡ nhóm người này.
Ngay trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Liên Hợp Quốc đã
đưa vào một quy định (Điều 15), trong đó khẳng định quyền của tất cả mọi người
được có quốc tịch, đồng thời khẳng định rằng không ai có thể bị tùy tiện tước bỏ
quốc tịch hay từ chối quyền được thay đổi quốc tịch. Trong những năm 1949 và
1950, vấn đề pháp điển hóa dưới hình thức một điều ước quốc tế quyền về quốc tịch
đã được đề xuất và thảo luận bởi Ủy ban Pháp luật quốc tế và Hội đồng Kinh tế-Xã
hội của Liên Hợp Quốc.
Năm 1954, Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước về quy chế pháp lý của
người không quốc tịch. Công ước này đưa ra định nghĩa người không quốc tịch,
khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ, giúp đỡ những người không quốc tịch như

những người tỵ nạn, đồng thời quy định những tiêu chuẩn tối thiểu trong đối xử với
người không quốc tịch mà những quốc gia đang cưu mang họ phải tuân thủ, liên
quan đến các vấn đề như quy chế pháp lý, các quyền về động sản và bất động sản,
các quyền về sở hữu nghệ thuật và sở hữu trí tuệ, quyền lập hội, quyền tiếp cận với
tòa án, quyền tiếp cận với giáo dục và với các nguồn cứu trợ, nhà cửa, việc làm, tự
do đi lại. Nhìn chung, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên đối xử với những


2
người không quốc tịch tương đương với quy chế của người nước ngoài, và trong
một số trường hợp, tương đương với quy chế của công dân nước mình. Công ước
năm 1954 chính là cơ sở để Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn UNHCR cấp
những giấy tờ đi lại cho người không quốc tịch.
Tiếp theo Công ước năm 1954, vào năm 1961, Liên Hợp Quốc lại thông qua
một công ước quốc tế nữa về quyền của nhóm này, đó là Công ước về giảm bớt tình
trạng người không quốc tịch. Điều 1 Công ước này yêu cầu các quốc gia thành viên
cấp quốc tịch cho tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ nước mình mà không phụ
thuộc vào quy chế pháp lý của cha, mẹ họ. Điều này cũng cho phép các quốc gia
thành viên quy định những điều kiện nhất định trong pháp luật với việc cấp quốc
tịch cho những đối tượng đã nêu, cụ thể như quy định giới hạn về độ tuổi được xin
cấp quốc tịch; thời hạn cư trú tối thiểu và tối đa trên lãnh thổ nước mình mà người
xin cấp quốc tịch phải trải qua khi nộp đơn xin cấp quốc tịch; lý lịch tư pháp của
người xin cấp quốc tịch. Bên cạnh đó, Công ước còn bao gồm nhiều quy định khác
tạo điều kiện cho việc cấp quốc tịch, qua đó nhằm giảm bớt tình trạng người không
quốc tịch.
Như vậy, có thể thấy, trong hệ thống pháp luật quốc tế, quyền của người
không quốc tịch đã được quan tâm và chú trọng. Ở nước ta từ trước tới nay, Đảng
và Nhà nước luôn quân tâm tới bảo vệ và thúc đẩy sự hưởng thụ các quyền của con
người nói chung cũng như quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như người
không quốc tịch nói riêng. Trên thực tế, quyền của nhóm người không quốc tịch đã

được thể hiện trong chính sách và pháp luật của nước ta. Nhóm người không quốc
tịch ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể hòa nhập với cuộc sống.
Mặc dù vậy, về cơ bản, những quy định về người không quốc tịch trong hệ thống
pháp luật nước ta còn rất hạn chế, dẫn đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của nhóm
người này chưa thực sự hiệu quả.
Để khắc phục hạn chế trên, Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 đã đưa ra chủ trương quan trọng là xây dựng và hoàn thiện


3
pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, theo đó,
một nhiệm vụ trọng tâm là củng cố cơ sở pháp lý và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên về quyền con người trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Ngoài ra, với tư cách là thành viên tích cực của Hội đồng nhân
quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam không nên đứng ngoài vòng những Công ước tiêu
chuẩn quốc tế quy định về quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương nói
chung cũng như người không quốc tịch nói riêng.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Công ước 1954 về quy chế người không
quốc tịch và khả năng Việt Nam gia nhập Công ước” là cần thiết, qua đó góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với tinh thần Hiến pháp mới là đề
cao quyền con người.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Vấn đề không quốc tịch không phải là vấn đề mới đối với Việt Nam cũng
như trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều cuộc hội thảo, bài viết, nhiều tác phẩm
nghiên cứu về vấn đề này như “Hội thảo: Quan điểm về người không quốc tịch theo
luật quốc tế” được tổ chức bởi tổ chức tị nạn Liên Hợp Quốc UNHCR ngày 2728/05/2010 tại Prato, Ý; Dự án nghiên cứu về tình trạng không quốc tịch: Nghiên
cứu so sánh giữa tình trạng không quốc tịch và lợi ích của quyền công dân của tác
giả Brad K. Blitz và Maureen Lynch, Đại học Oxford Brookes. Tổ chức UNHCR

xuất bản cuốn Sổ tay cho người hùng biện về Quốc tịch và tình trạng không quốc
tịch. Ngoài ra, còn rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề không quốc tịch và Công ước
1954 về quy chế người không quốc tịch được đăng trên website của Cao ủy Liên
Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR).
Tuy không phải là vấn đề mới nhưng tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu về
tình trạng không quốc tịch còn tương đối ít, chưa có nhiều bài viết đi sâu nghiên
cứu nội dung Công ước 1954 và mối tương quan với tình trạng người không quốc
tịch tại Việt Nam, mới chỉ có những bài viết tìm hiểu về người không quốc tịch dưới
góc độ pháp luật Việt Nam như bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Bắc về “Quy định


4
của pháp luật Việt Nam về người không quốc tịch” đăng trên Tạp chí Luật học số
6/2009; hay dưới góc độ Tư pháp quốc tế như “Luật áp dụng đối với người không
quốc tịch, người có nhiều quốc tịch” đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2006 cùng tác
giả. Cuốn sách Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương của
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động – xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
xoay quanh các quy định về người không quốc tịch được đề cập theo Công ước
1954 về quy chế người không quốc tịch và các quy định về quốc tịch theo Luật
quốc tịch Việt Nam năm 2008.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Giới thiệu về Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch, về hoàn
cảnh ra đời cũng như quyền và nghĩa vụ của người không quốc tịch được đề cập
theo Công ước. Tổng hợp tình hình về vấn đề người không quốc tịch trên phạm vi
cả nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về quyền và nghĩa vụ của người không
quốc tịch trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhận xét về những khó khăn, thuận
lợi cũng như mức độ tương thích của Công ước 1954 đối với pháp luật Việt Nam.
Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện Luật Quốc tịch Việt Nam nhằm nâng cao đảm

bảo tối đa quyền đối với quốc tịch của người không quốc tịch, cũng như bảo đảm hệ
thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện theo định hướng Công ước quốc tế về quy chế
người không quốc tịch.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề cụ thể mà mục đích đặt ra, Luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp
phân tích, tổng hợp các quy định của Công ước 1954 để làm sáng rõ những vấn đề
cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người không quốc tịch; phương pháp so sánh luật
học được sử dụng xuyên suốt trong khóa luận để so sánh, đối chiếu những quy định
của Công ước 1954 với pháp luật về Quốc tịch của Việt Nam để qua đó tìm ra


5
những điểm tương đồng và nhất là những điểm còn chưa tương thích để qua đó, đưa
ra những kiến nghị thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam phù hợp với bối cảnh chung
của luật pháp quốc tế, cũng như khả năng Việt Nam ra nhập Công ước.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời nói đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục
thành 03 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quy chế pháp lý của người không quốc tịch.
Chương 2: Nội dung cơ bản của Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch
Chương 3: Việt Nam và vấn đề tham gia Công ước 1954 về quy chế người không
quốc tịch


6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ
CỦA NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH

1.1.

Khái niệm về Quốc tịch và ngƣời không quốc tịch trong Luật Quốc tế

1.1.1. Quy định về quốc tịch và người không quốc tịch trong luật quốc tế
Một yếu tố quan trọng góp phần cấu tạo nên quốc gia là cư dân sống trên
lãnh thổ quốc gia và việc tổ chức Nhà nước có mối quan hệ qua lại với cư dân đó.
Mỗi quốc gia có những tập hợp dân cư khác nhau và có mối quan hệ của dân với
Nhà nước cũng rất khác nhau. Mối quan hệ phức tạp này trong khoa học pháp lý
được nghiên cứu dưới phạm trù quốc tịch.
Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó,
bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy
nhất xác định công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân.
Khái niệm Quốc tịch ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ
nghĩa tư bản. Khái niệm này xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư
sản. Thông thường, người nào cũng có một tổ quốc và từ khi sinh ra đều mang một
quốc tịch nhất định. Đây không chỉ là vấn đề tình cảm và tâm lý mà còn là mối liên
hệ giữa cá nhân đó với nhà nước. Mối liên hệ này xác định địa vị pháp lý của họ.
Trong các xã hội khác nhau, thời kỳ lịch sử khác nhau, công dân sẽ có địa vị pháp lý
khác nhau. Địa vị pháp lý đó được củng cố và hoàn thiện hơn qua từng giai đoạn
phát triển của xã hội. Bởi vậy, thời điểm lịch sử thay đổi dẫn đến khái niệm về quốc
tịch, pháp luật về quốc tịch thay đổi.
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp
lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật
được thiết lập giữa cá nhân với một Nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Mỗi quốc gia có một chế định pháp lý
khác nhau về quốc tịch, do vậy, Luật quốc tịch mỗi nước quy định cụ thể vấn đề về



7
nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch của mỗi công dân phù hợp với đặc
thù của nước đó. Có thể nói, quyền có quốc tịch là kim chỉ nam xuyên suốt và là cơ
sở đầu tiên cho việc thực thi các quyền công dân khác.
Theo từ điển Oxford của Anh: Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào
một quốc gia nào đó. Theo từ điển Bách khoa Luật của Liên Xô cũ thì “quốc tịch là
sự quy thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể
hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền
cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về
phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các
nghĩa vụ đối với Nhà nước”. Còn các chuyên gia Mỹ thì cho rằng quốc tịch là một
đặc tính phát sinh từ sự kiện quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó.
Luật Quốc tịch Lào khẳng định: Quốc tịch Lào thể hiện mối quan hệ pháp luật và
chính trị, ràng buộc một người nào đó với Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào và là cơ sở xác định người đó có địa vị là công dân Lào.
Ngoài quan điểm về quốc tịch của một số quốc gia đã nêu, thì trong khoa học
luật quốc tế hiện nay, cũng có nhiều khái niệm về quốc tịch đã được đưa ra như:
Quốc tịch là “Sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia”1.
Tòa án Công lý quốc tế định nghĩa về quốc tịch trong Vụ án Nottebolm năm 1955
“là một sự ràng buộc pháp lý với nền tảng là một sự gắn bó xã hội, một mối liên hệ
thực sự của sự tồn tại, những lợi ích và tình cảm, cùng với các quyền và nghĩa vụ
hai chiều của cá nhân, được điều chỉnh trực tiếp bởi luật pháp hoặc là kết quả hành
động của chính quyền...”2. Điều 1 Công ước La Hay năm 1930 về một số vấn đề cụ
thể liên quan đến xung đột Luật quốc tịch quy định “là trách nhiệm của mỗi quốc
gia quyết định theo luật pháp của mình người nào là công dân của nước mình. Luật
này được các quốc gia khác công nhận trong giới hạn nó phù hợp với các điều ước
và tập quán quốc tế, các nguyên tắc của pháp luật về quốc tịch được công nhận
chung”. Sự ràng buộc về quốc tịch trao cho cá nhân các quyền và nghĩa vụ mà một
quốc gia dành cho công dân của mình.
1

2

Giải thích Thuật ngữ về di cư – IOM 2011
/>

8
Bên cạnh mối quan hệ có tính chất hai chiều giữa nhà nước và công dân đó,
thì quyền con người đối với quốc tịch cũng được ghi nhận. Điều 15 Tuyên ngôn
nhân quyền thế giới năm 1948 nêu rõ: “Mọi người đều có quyền có một quốc tịch.
Không có ai có thể bị tước bỏ quốc tịch một cách tùy tiện hoặc bị từ chối quyền
thay đổi quốc tịch.” Công ước Nhân quyền châu Mỹ 1969 cũng quy định: “Mọi
người đều có quyền có một quốc tịch. Mọi người có quyền có quốc tịch của nước
mà trên lãnh thổ của nước đó người đó được sinh ra, nếu người này không có
quyền có bất cứ quốc tịch nào khác. Không ai có thể bị tước quốc tịch một cách tùy
tiện hoặc bị tước quyền thay đổi quốc tịch”.
Quốc tịch hoặc quyền công dân đã được miêu tả như những quyền cơ bản
của một con người, trên thực tế là quyền có những quyền khác. Khi xem xét từ góc
độ này, hai khía cạnh của quyền công dân sẽ trở nên rõ ràng, thứ nhất, quyền công
dân là một quyền, thứ hai, việc thực hiện quyền này là tiền đề cần thiết để thực hiện
các quyền khác. Quốc tịch tạo dựng mối liên hệ pháp lý giữa một cá nhân với một
quốc gia là cơ sở cho một số quyền cụ thể, bao gồm quyền được Nhà nước cung cấp
sự bảo hộ và đại diện ngoại giao cho cá nhân ở cấp độ quốc tế. Hơn nữa, việc thực
hiện quốc tịch hiệu quả là một nhân tố tạo ổn định và gắn bó, làm giảm nguy cơ di
dân hoặc tình trạng chuyển đổi dân cư. Nghị quyết số 50/152 của Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc ngày 09/2/1996 kêu gọi các nước “thông qua luật pháp về quốc tịch mới
mục đích làm giảm tình trạng không quốc tịch, phù hợp với những nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế”3. Khi mà một số quyền thường gắn với quốc tịch được mở
rộng, như quyền bầu cử, việc làm, quyền cư trú, sở hữu tài sản… Quốc tịch và khả
năng thực hiện những quyền gắn liền với quốc tịch đóng vai trò như các nhân tố tạo
ổn định và trợ giúp trong việc phòng ngừa sự di cư ngoài ý muốn của các nước.

Trái ngược với việc có quốc tịch và được hưởng các quyền lợi cơ bản của
công dân, được nhà nước bảo hộ là tình trạng không quốc tịch. Tình trạng không
quốc tịch được coi là việc một cá nhân không được coi là công dân của bất kỳ quốc
gia nào. Tình trạng không quốc tịch là một vấn đề lớn, theo thống kê của Cao ủy
3




9
Liên Hợp Quốc về Người tị nạn UNHCR tính đến năm 2011 có ảnh hưởng đến
khoảng 12 triệu người không quốc tịch trên toàn thế giới.4 Tình trạng này không
những không giảm đi mà ngày càng có khả năng lan rộng. Tình trạng không quốc
tịch cũng không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề con người. Hậu quả pháp lý
của tình trạng không quốc tịch là người không quốc tịch không được hưởng các
quyền cơ bản của con người như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền được làm
việc, mua nhà hoặc thuê nhà, học hành, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, hưu
trí, hoặc thậm chí mở tài khoản ngân hàng, kết hôn hợp pháp, không thể di chuyển
tự do giữa các quốc gia… Đáng lo ngại hơn, những người cha, người mẹ không
quốc tịch sẽ không thể đăng ký khai sinh cho con cái của họ, phải đối diện với nguy
cơ bị giam giữ kéo dài hoặc vô thời hạn hoặc bị đẩy chuyển giữa các quốc gia do
không chứng minh được nguồn gốc, nhân thân của mình. Hậu quả của tình trạng
không quốc tịch này thậm chí có thể dẫn tới sự tuyệt vọng và có thể trở nên căng
thẳng dễ dẫn tới xung đột, bạo động, di cư cưỡng bức và bất ổn an ninh.
Theo ông Antonio Guterres, Cao ủy viên Liên Hợp Quốc về Người tị nạn,
“những người không quốc tịch đang tuyệt vọng trông chờ sự hỗ trợ bởi họ đang
sống trong cơn ác mộng của tình trạng lấp lửng, mơ hồ pháp lý. Điều này biến
những người không quốc tịch thành những người xa lạ nhất trên thế giới”5
Một người không quốc tịch Campuchia sau 35 năm cư trú ổn định tại Việt
Nam và đã được cho nhập quốc tịch Việt Nam vào tháng 7/2012 đã nói: “Tôi chỉ có

một mong muốn đơn giản đó là khi tôi chết, tôi có thể có được giấy chứng tử, để
chứng minh rằng minh đã từng tồn tại”.(ibid) Một người Kibera, Kenya cũng nhận
thức được rằng: “Không quốc tịch có thể là điều tồi tệ nhất xảy ra với nhân loại.
Nghĩa là bạn không phải là một thực thể, bạn không tồn tại, bạn không được chu
cấp gì hết, bạn chẳng được coi là gì.”6

4
5

UNHCR, „Stateless People Figures‟
António Guterres.2011. “Media Backgrounder: Millions Are Stateless, Living in Legal Limbo”, UNHCR 60

years ngày 12/8/2013.
6




10
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh tình trạng người không quốc tịch
Pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về quốc tịch. Việc
xét quốc tịch hầu hết dựa trên quy định của nước nơi một người được sinh ra, hoặc
nước mà cha mẹ của người này là công dân vào thời điểm sinh ra họ. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi người đều đương nhiên được hưởng quốc tịch của một quốc
gia theo nội luật của quốc gia đó, điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều người không
được quốc gia nào thừa nhận là công dân của mình theo pháp luật của nước đó.
Khái niệm về người không quốc tịch được quy định tại Điều 1 Công ước
năm 1954 về Quy chế người không quốc tịch: Theo mục đích của Công ước này,
thuật ngữ “người không quốc tịch” dùng để chỉ một người không được xem là công
dân của bất kỳ quốc gia nào theo quy định của pháp luật quốc gia đó.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không quốc tịch:
Tình trạng không quốc tịch có thể là hệ quả của một loạt các nguyên nhân
bao gồm:
-

Sự tan rã của quốc gia: Khi giành được độc lập, nhà nước mới phải xác định

số công dân của mình. Trước đây, tiêu chuẩn về quốc tịch thường dựa vào sắc tộc,
điều này dẫn đến tình trạng nhiều người bị loại trừ. Say này, pháp luật thường dựa
vào quốc tịch quốc, vì vậy, những đứa trẻ sinh ra cũng đều không có quốc tịch như
cha mẹ.
Trong những năm 1990 của thế kỷ trước, hơn một nửa số người không quốc
tịch trên thế giới đã mất quốc tịch của mình do sự tan rã của quốc gia mẹ đẻ. Sự giải
thể không kiểm soát được của Liên bang Xô-viết và Liên bang Nam Tư đã tạo nên
luồng di cư trong và ngoài nước, đã để lại hậu quả hàng trăm ngàn người không
quốc tịch ở Đông Âu và Trung Á. Hai mươi năm sau, ở khu vực này vẫn tồn tại
hàng chục nghìn người không quốc tịch hoặc có nguy cơ trở thành người không
quốc tịch.
Kyrgyzstan đã thông qua những cải cách có ý nghĩa vào năm 2007, cho phép
hàng ngàn người có quốc tịch Kyrgyzstan. Trong hai thập kỷ sau khi Kyrgyzstan độc


11
lập, có khoảng 25.000 người vẫn còn trong tình không quốc tịch, bao gồm cả nhiều
dân tộc thiểu số đã di cư đến nước này khi còn là một phần lãnh thổ Liên Xô, bởi vì
họ không có quốc tịch Kyrgyzstan theo Luật quốc tịch đầu tiên của nước này.7
-

Chuyển giao lãnh thổ (gồm cả việc thành lập, giải thể, thừa kế ... của một


chính phủ/nhà nước). Trong những năm 1990, một phần hai tổng số người không
quốc tịch trên toàn thế giới đã bị mất quốc tịch do sự tan rã của các nhà nước. Liên
bang Xô-viết tan rã, sự giải thể Liên bang Nam Tư cũng góp phần tạo ra hàng ngàn
người không quốc tịch ở Đông Âu và Trung Á. Hai mươi năm sau giai đoạn trên,
vẫn còn hàng chục nghìn người phải chịu và có nguy cơ không quốc tịch tại khu
vực này.
Vấn đề không quốc tịch cũng xuất hiện trong tình huống kế thừa quốc gia
như trường hợp của Liên bang Tiệp Khắc trước đây khi chia thành hai nước, Séc và
Slovakia. Nếu người dân không xuất trình được chứng cứ cho thấy họ sẽ kế thừa
quốc tịch nước nào, người đó sẽ trở thành người không quốc tịch. Hoặc như trường
hợp ra đời của nước Nam Sudan mới đây, người dân vẫn chưa biết rằng luật quốc
tịch được thực hiện như thế nào ở cả miền Bắc và Nam Sudan8;
-

Hậu thuộc địa: Năm 1997, lãnh thổ Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc.

Thời gian đầu, nhiều người dân vẫn còn nghi ngại nên rất ít người nhận hộ chiếu
Hồng Kông (quốc tịch Trung Quốc). Trong khi nước Anh cũng không muốn số
người còn lại trở thành công dân Anh, nhưng lại không muốn để họ trở thành người
không quốc tịch, vì vậy, người Anh đã nghĩ ra loại hộ chiếu cấp cho họ là “công dân
Anh hải ngoại” (British National Overseas – BNO). Những người mang BNO
không được tự do trở về Anh cư trú, không được quyền bầu cử, ứng cử ở Anh, nhiều
nước không công nhận loại hộ chiếu BNO, không cấp visa nhập cảnh cho loại hộ
chiếu này. Vì vậy, sau một thời gian, những người mang BNO nhận ra rằng họ
không có quyền công dân của nước nào, chẳng khác gì người không quốc tịch, và

7
8






12
họ bắt đầu chuyển sang đăng ký nhận quốc tịch Trung Quốc để được cấp hộ chiếu
Hồng Kông.
-

Tự động mất quốc tịch theo quy định của pháp luật (ví dụ sau một nghị định

năm 1980 của chính quyền Iraq dưới thời Tổng thống Suddam Hussein, người Faili
Kurds đã tự động không còn được coi là công dân của Iraq trong khi đó họ không
có quốc tịch nào khác)
-

Xung đột pháp luật (ví dụ trường hợp pháp luật của nước nơi đứa trẻ sinh ra

cấp quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống Jus sanguinis, trong khi đó cha mẹ của
đứa trẻ lại mang quốc tịch của nước cấp quốc tịch theo nơi sinh Jus soli, do vậy mà
trẻ sinh ra có thể rơi vào trình trạng không quốc tịch.
Tại Brazil, luật cũ về quốc tịch của Brazil quy định trẻ em là con của công dân
Brazil sống ở nước ngoài phải cư trú tại Brazil mới có quốc tịch Brazil. Quy định này
đã tạo ra tình trạng không quốc tịch cho trẻ em được sinh ra ở những nước cấp quốc
tịch theo nguyên tắc nơi sinh (jus soli). Năm 2007, Brazil đã sửa đổi Hiến pháp cho
phép trẻ em là công của công dân Brazil ở nước ngoài được có quốc tịch Brazil. Luật
áp dụng hồi tố và đã giải quyết được 200.000 trường hợp không quốc tịch.9
-

Ở nhiều nước, pháp luật chỉ công nhận một quốc tịch, nên người nước ngoài


sống trên lãnh thổ nước này, muốn nhập quốc tịch sở tại sẽ phải tuyên bố từ bỏ quốc
tịch hoặc xin phép nước mà người đó mang quốc tịch được thôi quốc tịch, như là một
điều kiện tiên quyết để có quốc tịch mới. Trong khi đã mất quốc tịch gốc, chờ làm thủ
tục để nhập quốc tịch mới, do vi phạm pháp luật hoặc không còn đáp ứng đủ điều
kiện nhập quốc tịch nước đang cư trú nữa, cũng tạo ra nguy cơ không quốc tịch.
-

Luật pháp về hôn nhân hoặc sự phân biệt đối xử. Trên thế giới hiện vẫn còn

khoảng 3010 nước quy định chỉ nam giới mới có quyền chuyển quốc tịch cho con
cái. Do đó, con riêng của những phụ nữ nước này sẽ không nhận được quốc tịch của
nước mà người phụ nữ đó mang quốc tịch.
9
10





13

-

Bị tước quốc tịch theo các quyết định hành chính hoặc từ bỏ quốc tịch (từ

chối sự bảo hộ của nước mà người đó mang quốc tịch)
-

Thủ tục hành chính, thiếu đăng ký khai sinh;


-

Là người dân tộc thiểu số;

-

Lánh nạn do chiến tranh, thiên tai, biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường...
Người không quốc tịch de jure và de facto
Người không quốc tịch thường được phân ra thành người không quốc tịch

theo luật pháp (de jure) và người không quốc tịch trên thực tế (de facto)
-

Người không quốc tịch theo luật pháp (de jure) như Công ước 1954 về quy

chế pháp lý người không quốc tịch đã định nghĩa là những người đương nhiên
không được hưởng quốc tịch theo quy định của luật pháp bất cứ quốc gia nào,
(người không quốc tịch de jure còn được gọi là người không quốc tịch trên danh
nghĩa hoặc người không quốc tịch theo pháp luật hiện hành).
-

Người không quốc tịch trên thực tế (de facto) là những người có thể có một

quốc tịch trên danh nghĩa, những người này ở ngoài quốc gia mà họ mang quốc
tịch, và quốc tịch này không hiệu quả bởi họ không được nhà nước bảo đảm các
quyền cơ bản của công dân. Xét dưới một khía cạnh khác, người không quốc tịch
trên thực tế là nạn nhân của sự đàn áp của Nhà nước. Trong khi đó, người không
quốc tịch de jure chỉ là kết quả của lỗ hổng pháp luật của các nhà lập pháp để lại mà
họ rơi vào. Nên trên thực tế, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa những người
không quốc tịch de facto và de jure.

Cuối những năm 90 của Thế kỷ trước, nhiều người từ Thái Lan nhập cảnh
trái phép vào Nhật Bản, tuy nhiên những người này lại không có quốc tịch Thái Lan
bởi cha mẹ họ là những “người tị nạn Đông Dương” lánh nạn sang Thái Lan để
tránh cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giai đoạn 1946 – 1954. Hầu hết
cha mẹ của những người này có nguồn gốc là người Đông Dương. Những người
này có thể có quốc tịch của một nước Đông Dương theo huyết thống (jus


14
sanguinis). Nhưng do chiến tranh kéo dài, phần nhiều cha mẹ của những người này
đã chết tại Thái Lan và cũng không kịp cho con cái mình những thông tin chi tiết về
nơi sinh của họ, hoặc thậm chí không còn tìm lại được người thân tại quê hương.
Chính vì vây, con cái của những người này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là
không thể tìm lại nguồn gốc, nơi sinh của cha mẹ để có thể cố gắng tìm kiếm lại cái
giấy tờ pháp lý có liên quan về thân thế của họ. Thêm vào đó, nhiều giấy tờ hành
chính đã bị thất lạc trong thời hậu chiến nên cũng không có biên bản hoặc giấy tờ
chính thức hoặc giấy khai sinh nào được lưu giữ lại để chứng minh cho sự tồn tại
của con csi họ. Trong trường hợp này, con cái của những người tị nạn Đông Dương
dù có cung cấp thông tin bố mẹ là người của một nước Đông Dương nào đó, nhưng
vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể tìm lại được bằng chứng chứng minh mối
liên hệ với quốc gia nơi cha mẹ họ sinh ra hoặc đã có quốc tịch. Những người từ
Thái Lan đến Nhật Bản này được gọi là người không quốc tịch de facto.11
1.2.

Nội dung pháp lý của quy chế ngƣời không quốc tịch

1.2.1. Quyền con ngƣời của ngƣời không quốc tịch
Quan điểm chung của cộng đồng quốc tế ngày nay về quyền con người thể
hiện trên một số vấn đề cơ bản như tầm quan trọng của quyền con người đối với
mỗi cá nhân, quốc gia, dân tộc; thống nhất về những giá trị phổ biến của quyền con

người; không phân biệt đối xử trong thực thi chính sách quốc gia về quyền con
người v.v…
Cùng với sự ra đời của Hiến chương Liên Hợp Quốc, quyền con người đã và
đang trở thành một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong đời sống
chính trị của cộng đồng quốc tế. Cùng với Hiến chương Liên Hợp Quốc, cho đến
nay cộng đồng quốc tế đã thông qua hơn 50 Công ước về quyền con người 12. Bên
cạnh tổ chức nhân quyền của Liên Hợp Quốc, ở các châu lục đã hình thành tổ chức
nhân quyền khu vực. Nhân quyền đã là chủ đề của nhiều hội nghị quốc tế quan

11
12





15
trọng, bao gồm cả hội nghị thượng đỉnh. Ở đa số các quốc gia hiện nay đã có tổ
chức nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền đặt ra đối với tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo,
chủng tộc, giàu nghèo, quốc tịch… chính vì vậy, những quyền đối với người không
quốc tịch cũng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội mà người đó tham gia. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền con người trên lĩnh vực dân sự, chính trị: Theo quy định của
Công ước nhân quyền năm 1966, thì con người – không phân biệt nguồn gốc, tôn
giáo, quốc tịch… đều được hưởng các quyền và tự do cơ bản sau đây:
-

Tất cả mọi người đều có quyền được sống (trừ án tử hình theo pháp luật).


-

Tất cả mọi người kể cả những người bị tước tự do đều có quyền không bị tra

tấn, đối xử hoặc bị áp dụng các hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc nhục hình.
-

Tất cả mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳn, không bị phân biệt đối

xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.
-

Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật.

-

Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực

pháp luật.
-

Tất cả mọi người đều có quyền không bị xâm phạm vô cớ về chỗ ở, bí mật

thư tín và đời tư
-

Việc hạn chế các quyền tự do bất khả xâm phạm và bí mật đời tư phải được

pháp luật quy định và chỉ nhằm tôn trọng các quyền và uy tín của người khác nhằm
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức.

-

Ngoài những quyền cá nhân, cộng đồng quốc tế còn quan tâm đặc biệt tới

quyền của các nhóm xác hội dễ bị tổn thương và thiệt thòi như quyền của những
người khuyết tât, thiểu số, người nhập cư, đặc biệt là quyền của trẻ em và phụ nữ.
-

Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định nhà nước và xã hội phải bảm

đảm tốt nhất lợi ích cho trẻ em.


16
- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ quy
định nguyên tắc bình đẳng nam – nữ phải được Hiến chương ghi nhận và bảo đảm
trong thực tế.
Thứ hai, quyền của người không quốc tịch trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội được cộng đồng quốc tế thống nhất như sau:
-

Mọi người đều có quyền làm việc. Nhà nước phải có các biện pháp thích hợp

để bảo đảm quyền này.
-

Mọi người đều được trả lương/thù lao như nhau cho những công việc như

nhau.
-


Mọi người đều có quyền thành lập và gia nhập công đoàn.

-

Mọi người đều được hưởng điều kiện an sinh – xã hội và bảo hiểm xã hội.

-

Mọi người đều có quyền hưởng một mức sống thỏa đáng (về ăn, mặc và nhà

ở) cho bản thân và gia đình.
-

Mọi người đều có quyền đạt tới một tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể

được.
Về quyền được hưởng một nền giáo dục tiến bộ, cộng đồng quốc tế thỏa
thuận rằng, giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về
nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và những quyền tự do cơ
bản. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, phổ cập và không mất tiền đối với tất cả mọi
người.
Về quyền của mọi người được tham gia và hưởng thụ các thành quả phát
triển văn hóa, khoa học, cộng đồng quốc tế thống nhất: mọi người đều có quyền
được tham gia vào đời sống văn hóa, được hưởng các lợi ích của sự tiến bộ khoa
học, được tự do nghiên cứu và sang tạo khoa học, nghệ thuật.
Khác với việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, việc bảo đảm các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa không đòi hỏi phải bảo đảm ngay lập tức và chỉ bằng các



17
biện pháp pháp luật, mà còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả biện
pháp kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Nói tóm lại, xét về khía cạnh quyền con người của người không quốc tịch,
thì người không quốc tịch được cộng đồng quốc tế thừa nhận các quyền cơ bản như
đối với những người có quốc tịch là công dân của một nước bất kỳ.
1.2.2. Quyền của ngƣời không quốc tịch tại nƣớc cƣ trú
Việc mỗi nước ghi nhận và có biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện quyền
của người không quốc tịch là khác nhau dựa vào điều kiện và tình hình thực tế tại
mỗi nước. Trong đó, quyền dành cho người không quốc tịch cư trú hợp pháp khác
so với người không quốc tịch cư trú bất hợp pháp; quyền dành cho người không
quốc tịch cư trú tại nước thành viên của các Công ước quốc tế về người không quốc
tịch khác quyền cho những người này tại nước không phải là thành viên công ước.
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, chỉ đề cập đến quyền dành cho người không
quốc tịch cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia thành viên các Công ước quốc
tế về người không quốc tịch. Theo đó, trên cơ sở Công ước về quyền dân sự và
chính trị năm 1966, đặc biệt là Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch,
có thể khái quát người không quốc tịch được hưởng các quyền cơ bản sau tại nước
người đó cư trú:
a. Quyền được đối xử ngang bằng với những người nước ngoài khác
Hiện nay, nhiều quốc gia dành cho người không quốc tịch một quy chế
pháp lý phù hợp với địa vị của họ. Chế độ tối huệ quốc là chế độ pháp lý thường
được các quốc gia áp dụng đối với người không quốc tịch. Nghĩa là, quốc gia dành
sự đối xử với người nước ngoài như thế nào, thì áp dụng như thế đối với người
không quốc tịch.
Pháp luật của một số nước như Liên bang Nga, Belorus, Hungary, Ba Lan...
đều quy định rõ địa vị pháp lý của người không quốc tịch. Thực tế, do hoàn cảnh
chiến tranh, nên sau thế chiến thứ hai, ở nhiều quốc gia xuất hiện tình trạng người
không quốc tịch. Để bảo đảm quyền sống và các quyền tự do khác cho họ, pháp luật



18
của nhiều nước coi họ như “người nước ngoài” để phân biệt với công dân của mình
và từ đó xác định cho họ một quy chế pháp lý tương ứng (nghĩa là người không có
quốc tịch của quốc gia nơi họ cư trú – đây cũng là quan điểm của Việt Nam trong
chính sách quốc tịch nói chung).
b. Quyền hôn nhân gia đình được tôn trọng
Theo pháp luật quốc tế, người không quốc tịch được hưởng quyền tự do hôn
nhân, gia đình và quyền này phải được các quốc gia tôn trọng. Theo đó, trong
trường hợp này đã được hưởng các quyền về hôn nhân và gia đình trước khi trở
thành người không quốc tịch, thì các quyền này vẫn được duy trì với các lợi ích mà
người đó được hưởng theo pháp luật của quốc gia đã phát sinh quan hệ hôn nhân gia
đình đó. Ví dụ, một người không quốc tịch, trước khi vào sinh sống tại Việt Nam thì
người đó có quan hệ hôn nhân gia đình tại Lào, theo pháp luật của Lào. Thì sau khi
người đó trở thành người không quốc tịch và vào Việt Nam sinh sống, thì các quyền
hôn nhân gia đình đó vẫn được công nhận, được tôn trọng và tiếp tục tồn tại.
Thực tế hiện nay cũng cho thấy, một số trường hợp công dân Việt Nam xin
thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Họ đã được Chủ tịch nước
cho thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng vì lý do nào đó họ chưa được nước ngoài cho
nhập quốc tich, như vậy, họ trở thành người không quốc tịch. Nhưng người này
trước đây đã có vợ, con tại Việt Nam, thì hiện nay mặc dù họ không còn là công dân
Việt Nam, nhưng các quan hệ hôn nhân gia đình của họ tại Việt Nam vẫn tồn tại,
nghĩa là họ vẫn duy trì quan hệ vợ/chồng, cha/mẹ con đối với công dân Việt Nam ở
trong nước.
c. Quyền sở hữu tài sản (động sản và bất động sản)
Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, do duy trì các chế độ khác nhau về sở
hữu và nền kinh tế, nên ở nhiều nước dẫn đến xung đột pháp luật liên quan đến quyền
sở hữu của cá nhân. Nhiều nước công nhận quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động
sản) của người nước ngoài, cũng có những nước không công nhận quyền này. Do vậy,
Công ước 1954 khuyến cáo rằng, các quốc gia thành viên nên dành cho người không



19
quốc tịch sự đối xử càng thuận lợi càng tốt và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không
kém thuận lợi hơn sự đối xử được dành cho người nước ngoài nói chung trong hoàn
cảnh như nhau, liên quan đến quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản) và các
quyền khác gắn liền với tài sản, cũng như quyền giao kết hợp đồng liên quan dến tài
sản đó. Đây thực chất cũng là chế độ tối huệ quốc mà cộng đồng quốc tế khuyến cáo
các quốc gia thành viên nên áp dụng đối với người không quốc tịch.
Hẳn rằng, những quyền sở hữu tài sản của người không quốc tịch có thể ở
mức độ thấp hơn so với công dân của quốc gia sở tại. Nhưng sự thấp hơn này cũng
không bị coi là phân biệt đối xử. Bởi chế độ pháp lý tối huệ quốc mà quốc gia dành
cho người nước ngoài nói chung cũng đã được áp dụng với người không quốc tịch
trong quan hệ sở hữu tài sản (động sản, bất động sản).
Liên hệ với thực tiễn này ở một số nước cho thấy, pháp luật các nước thường
không phân biệt công dân nước ngoài hay người không quốc tịch trong mối tương
quan với quyền sở hữu tài sản. Nghĩa là, ở đó, người nước ngoài (công dân nước
ngoài) và người không quốc tịch được hưởng ngang nhau quyền sở hữu tài sản,
cũng như quyền giao kết hợp đồng liên quan đến tài sản đó. Luật của Liên bang
Nga, Belorus, Hungary đều quy định theo hướng bảo đảm cho người không quốc
tịch có quyền sở hữu tài sản ngang bằng với công dân nước ngoài
d. Quyền tiếp cận tòa án
Đây là một trong những quyền hết sức quan trọng của người không quốc tịch.
Thực tiễn cho thấy, không phải bao giờ và ở đâu người không quốc tịch cũng có thể
được bảo đảm quyền này. Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do bảo đảm trật tự
công cộng, nhiều nước có những quy định hạn chế hơn quyền tiếp cận tòa án đối với
người nước ngoài nói chung, người không quốc tịch nói riêng, tại tòa án nước đó.
Biểu hiện rõ nhất là quy định về việc đặt cọc thi hành án hoặc cược án phí.
Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận tòa án của người không quốc tịch, luật pháp
quốc tế khuyến cáo các quốc gia thành viên nên dành sự quan tâm, tôn trọng quyền

tự do tiếp cận tòa án của người không quốc tịch. Quyền tiếp cận tòa án của người


20
không quốc tịch phải được mọi quốc gia thành viên công nhận và dành sự đối xử
thuận lợi như nhau.
Yêu cầu tối thiểu đối với quyền tiếp cận tòa án là người không quốc tịch phải
được hưởng trên lãnh thổ quốc gia thành viên nơi người đó thường trú sự đối xử
tương tự như công dân của nước đó, kể cả sự trợ giúp pháp lý, miễn tiền cược hoặc
tiền đặt cọc thi hành án. Đây là những bảo đảm quan trọng để người không quốc
tịch có thể tự do liên hệ với tòa án, bảo vệ các quyền và lợi ích của mình mỗi khi bị
xâm hại.
Thực tiễn tư pháp ở một số quốc gia cho thấy, tiền đặt cược đối với việc thi
hành án hoặc cược án phí thường rất cao và chủ yếu áp dụng đối với người nước
ngoài. Trong nhiều trường hợp, người nước ngoài khó có thể đáp ứng được yêu cầu
đó. Cho nên khả năng tiếp cận với tòa án là rất khó khăn.
e. Các quyền lao động, an sinh, phúc lợi xã hội
Quyền lao động được trả lương là nhu cầu tối thiểu của con người. Công ước
1954 (Điều 17) khuyến cáo quốc gia thành viên tạo sự đối xử càng thuận lợi càng
tốt đối với người không quốc tịch, trên cơ sở ngang bằng hoặc sự đối xử dành cho
những người nước ngoài khác trong lĩnh vực lao động được trả lương. Tất nhiên,
nếu pháp luật quốc gia sở tại đưa ra một số hạn chế liên quan đến một số ngành
nghề vì lý do an ninh quốc phòng hoặc trật tự công cộng, thì hạn chế này cũng được
áp dụng đối với người nước ngoài nói chung.
Cùng với việc được bảo đảm quyền lao động có trả lương, người không quốc
tịch cũng được khuyến cáo bảo đảm quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh
nghiệp hoặc tham gia các ngành nghề sản xuất, kinh doanh hợp pháp khác. Có thể
nói, đây là sự thừa nhận ở mức độ cao quyền làm việc, lao động, tự do kinh doanh
của người không quốc tịch, trên cơ sở ngang bằng như với những người nước ngoài
khác trên lãnh thổ quốc gia sở tại. Chúng ta đều biết, do tình trạng lao động dư thừa,

không bố trí được việc làm, khả năng phát triển ngành nghề hạn chế..., nên nhiều
quốc gia coi vấn đề có việc làm là “độc quyền” của công dân/tổ chức trong nước.


×