Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ VÀ NHỮNG GIỚI HẠN
CỦA QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ THEO PHÁP LUẬT
SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HẢI YẾN

HÀ NỘI - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Hải Yến. Kết quả nghiên cứu
trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính trung
thực, chính xác và tin cậy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, Tiến sĩ Vũ
Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Luật Sở hữu trí tuệ, Giảng viên trường Đại
Học Luật Hà Nội. Mặc dù công tác quản lý và công việc giảng dạy của cô rất
bận nhưng cô đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn và đưa ra những góp ý quý
báu giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường Đại học Luật Hà
Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học đã hết lòng chỉ bảo, truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường để tôi có thêm những
kiến thức chuyên sâu, những kỹ năng nghiên cứu khoa học giúp ích cho cho
công việc của tôi sau này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ tôi và những người bạn của tôi
đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ để tôi có điều kiện học tập tốt nhất.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .......................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................. 4
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................... 4
6. Cơ cấu của luận văn .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG CHẾ, QUYỀN SỬ DỤNG
SÁNG CHẾ VÀ GIỚI HẠN CỦA QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ............. 6
1.1. Khái quát chung về sáng chế ....................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm sáng chế, bằng độc quyền sáng chế ...................................... 6
1.1.2. Điều kiện bảo hộ sáng chế .................................................................... 10
1.1.3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ............................ 14
1.2. Khái quát chung về quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của
quyền sử dụng sáng chế .................................................................................... 14
1.2.1. Khái quát về quyền sử dụng sáng chế ................................................... 14
1.2.2. Khái quát về giới hạn của quyền sử dụng sáng chế ............................. 17
1.3. Pháp luật quốc tế về quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của
quyền sử dụng sáng chế ..................................................................................... 21
1.3.1. Quy định của các Điều ước quốc tế liên quan về quyền sử dụng sáng
chế và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế ...................................... 21
1.3.2. Quy định của pháp luật một số quốc gia về quyền sử dụng sáng chế
và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế ............................................. 26
1.4. Ý nghĩa của quy định về quyền sử dụng sáng chế và giới hạn của
quyền sử dụng sáng chế .................................................................................... 29
1.4.1. Ý nghĩa của quy định về quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của
quyền sử dụng sáng chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung ............... 29
1.4.2. Ý nghĩa của quy định về quyền sử dụng sáng chế và giới hạn của quyền
sử dụng sáng chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ........................ 32



iv

Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT
NAM VỀ QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ, GIỚI HẠN CỦA QUYỀN SỬ
DỤNG SÁNG CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT .................................................................................................................. 36
2.1. Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền sử dụng
sáng chế, giới hạn của quyền sử dụng sáng chế.............................................. 36
2.1.1. Quyền sử dụng sáng chế ....................................................................... 36
2.1.2. Giới hạn của quyền sử dụng sáng chế .................................................. 40
2.2. Một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật SHTT về quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền
sử dụng sáng chế ................................................................................................ 54
2.2.1. Hạn chế, bất cập trong trường hợp quyền sử dụng sáng chế được
chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .............. 54
2.2.2. Hạn chế, bất cập tồn tại trong các quy định về hết quyền đối với sáng
chế ................................................................................................................... 58
2.2.3. Một số hạn chế, bất cập khác ................................................................ 61
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền sử dụng sáng
chế và giới hạn của quyền sử dụng sáng chế .................................................. 65
2.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sử
dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế ..................... 65
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của
pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền sử dụng sáng chế và những giới
hạn của quyền sử dụng sáng chế .................................................................... 69
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 77



v

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BBCGQSDSC

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Công ước Paris

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Hiệp định TRIPS Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại của Quyền
Sở hữu trí tuệ (Tiếng anh là Agreement on trade – Related
Aspects of Intellectual Property Rights)
Luật cạnh tranh
Luật SHTT

Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2005
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, được sửa đổi, bổ
sung năm 2009

Nghị định

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006

103/2006/NĐ-CP của Chính Phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu Trí tuệ về Sở hữu Công nghiệp.
Nghị định


Nghị định số 122/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 31 tháng

122/2010/NĐ-CP 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 qui định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ về
Sở hữu Công nghiệp
Nghị định

Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của

99/2013/NĐ-CP

Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (Tiếng anh là World Health
Organization)

WIPO


Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Tên tiếng anh là World
Intellectual Property Organization)

Tr.

Trang


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu hướng kinh tế hội nhập hiện nay, việc bảo hộ các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, bảo hộ sáng chế nói riêng là một công
việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ của nhân
loại. Bảo hộ sáng chế khuyến khích sự sáng tạo không ngừng qua việc pháp luật
SHTT trao cho chủ sở hữu sáng chế quyền sử dụng sáng chế trong một khoảng
thời gian nhất định. Trong thời gian bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có
quyền sử dụng sáng chế để thu hồi vốn, chi phí đã bỏ ra cho sự sáng tạo của
mình, và tạo tiền đề cho những sáng tạo tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh việc ghi
nhận quyền sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế, pháp luật SHTT còn
đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu sáng chế
với lợi ích của cộng đồng và lợi ích của những chủ thể sáng tạo khác trong xã
hội. Vai trò này được thể hiện rõ trong những qui định về giới hạn của quyền sử
dụng sáng chế. Những giới hạn quyền này, một mặt, phải bảo đảm tôn trọng
quyền của chủ sở hữu sáng chế và không gây ảnh hưởng “bất hợp lý” đến việc
khai thác quyền của họ, mặt khác vẫn có thể bảo đảm lợi ích chính đáng của
cộng đồng, của các chủ thể sáng tạo khác trong xã hội. Chính vì điều này mà
việc áp dụng các quy định của pháp luật SHTT về những giới hạn của quyền sử

dụng sáng chế luôn đi kèm những điều kiện nhất định.
SHTT là một lĩnh vực không quá mới ở Việt Nam nhưng quyền sử dụng
sáng chế và giới hạn của quyền sử dụng sáng chế hiện nay vẫn là những thuật
ngữ mới không chỉ đối với người dân mà đối với cả chủ thể quyền ở Việt Nam,
trong đó có các cán bộ trong các cơ quan nhà nước có liên quan. Việt Nam đã là
thành viên của WTO và đang trong tiến trình hoàn thiện pháp luật về bảo hộ
sáng chế đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS1 – Hiệp định được xây
1

Tổ chức thương mại Thế giới WTO được thành lập năm 1995 sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay
trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT). WTO đã qui định một hệ thống các
quy tắc đối với thương mại quốc tế nhằm mục đích tự do hóa và mở rộng thương mại trên nguyên tắc cùng có


2

dựng dựa trên tiêu chuẩn của các nước có trình độ kinh tế phát triển cao như Hoa
Kỳ, Pháp và có khung pháp lý về SHTT cao hơn hẳn pháp luật SHTT Việt
Nam2. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán gia nhập TPP 3 thì
những thách thức đặt ra càng nhiều hơn như việc Hoa Kỳ đề xuất gia tăng nội
dung bảo hộ quốc tế bắt buộc đối với Bằng độc quyền sáng chế, bao gồm cả việc
bảo hộ độc quyền cho các dạng và cách thức sử dụng mới đối với sản phẩm đã
được biết đến, đối với cây trồng, vật nuôi và quy trình chế tạo dược phẩm4.
Ngoài ra, có một số hạn chế, khó khăn đang tồn tại xuất phát từ việc các cơ quan
thực thi pháp luật chưa hiểu đúng và đầy đủ về quyền sử dụng sáng chế, giới hạn
của quyền sử dụng sáng chế, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong công tác thực
thi pháp luật; mặt khác qui định của pháp luật SHTT Việt Nam về vấn đề này
còn tồn tại những bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng luật.
Xuất phát từ những khó khăn, thách thức trên đòi hỏi công tác nghiên cứu, sửa
đổi, bổ sung để pháp luật đầy đủ và hoàn thiện hơn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn

đề tài “Quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế
theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử
dụng sáng chế được hầu hết các quốc gia quan tâm và là chủ đề quan trọng được
bàn bạc trong các cuộc họp mặt giữa các cơ quan đại diện của các quốc gia vì
đây là một vấn đề gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất của con
người. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, khi nhu cầu sử dụng
các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ, dược phẩm không còn là nhu cầu của
lợi. Hệ thống các qui tắc đó bao gồm cả các qui định về SHTT, trong đó có hiệp định TRIPS là Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT.
2
Đinh Hoàng Thắng, Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP: chỉ thấy thách thức. Tham khảo tại:
/>3
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Tiếng anh là Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement (gọi tắt là TPP).
4
Đào Thị Mai Quyên, Đàm phán về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP), bài viết trong Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ nhân ngày sở hữu trí tuệ thế giới
26.4.2014, Hà Nội, tháng 4/2014.


3

riêng quốc gia nào thì việc nghiên cứu quyền sử dụng sáng chế và những giới
hạn của quyền sử dụng sáng chế được quan tâm hơn bao giờ hết. Có thể kể đến
các bài viết và cuộc họp quốc tế xung quanh vấn đề này như: Exceptions and
Limitations to Patent Rights (Những ngoại lệ và giới hạn đối với Quyền sáng
chế), bài viết trên trang web chính thức của WIPO năm 2001); Questionnaire on
Exceptions and Limitations to Patent Rights: consist of table and links to the

replies received from member states and regional offices to the SCP 5, WIPO,
June 28, 2013 (Bảng câu hỏi về những ngoại lệ và giới hạn đối với Quyền sáng
chế: bao gồm bảng và đường dẫn đến các câu trả lời nhận được từ các quốc gia
thành viên và các văn phòng khu vực gửi đến Ủy ban thường trực về Luật sáng
chế (bài viết trên trang web WIPO ngày 28/6/2013); Exclusions from Patentable
subject matter and exceptions and limitations to the rights (Những trường hợp
ngoại trừ từ việc đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế và những ngoại lệ và giới
hạn đối với các quyền sử dụng sáng chế - phiên họp thứ 13 của WIPO tổ chức tại
Geneva từ ngày 23/3 đến ngày 27/3/2009), Seminar on Exceptions and
Limitations to Patent Rights (WIPO, Jan 14, 2014) (Cuộc thảo luận về những
ngoại lệ và giới hạn đối với Quyền sáng chế tổ chức tại WIPO ngày 14/1/2014).
Trong các bài viết và cuộc họp trên, các quốc gia hầu hết đều cùng bàn bạc và
đưa ra quan điểm về việc quy định hợp lý những giới hạn của quyền sử dụng
sáng chế trong pháp luật nước mình. Rõ ràng quyền sử dụng sáng chế đều có
những giới hạn nhất định nhưng không hoàn toàn như nhau ở tất cả các quốc gia,
và chưa có nhiều bài nghiên cứu của tác giả nước ngoài về vấn đề này mà chủ
yếu chỉ là các cuộc họp bàn, đối thoại.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có một bài viết nào nghiên cứu tập trung về
quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế. Một
trong những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế là chuyển giao quyền sử dụng
5

Ủy ban thường trực về Luật Sáng chế (Standing Committee on the Law of Patents). Xem thêm tại:
/>

4

sáng chế theo quyết định bắt buộc cũng được nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu, nhưng đây chỉ là một khía cạnh của vấn đề này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật SHTT Việt
Nam về quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng tìm hiểu qui định của pháp luật một
số quốc gia có trình độ lập pháp phát triển trên thế giới như Hoa Kì, Nhật Bản,
Australia về vấn đề này trên cơ sở để so sánh với với pháp luật SHTT Việt Nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ hơn những quy định
của pháp luật SHTT Việt Nam về quyền sử dụng sáng chế, những giới hạn của
quyền sử dụng sáng chế. Đặt trong mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn
áp dụng luật trên thực tế, nhìn nhận những bất cập còn tồn tại trong các quy định
của pháp luật và đề xuất một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật SHTT Việt Nam về quyền sử dụng sáng chế, những giới hạn của
quyền sử dụng sáng chế.
Với mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
 Khái quát những vấn đề chung nhất về quyền sử dụng sáng chế, những
giới hạn của quyền sử dụng sáng chế và quy định về vấn đề này trong một số văn
bản pháp luật quốc tế.
 Phân tích các qui định của pháp luật SHTT Việt Nam về quyền sử
dụng sáng chế, những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế
 Phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật SHTT Việt
Nam về quyền sử dụng sáng chế, những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế, từ
đó kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp biện chứng luận: duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời tác giả cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành bao gồm: thu thập thông tin, phân tích,


5


thống kê, so sánh,…để tổng hợp tri thức và luận chứng cho các vấn đề nghiên
cứu trong luận văn.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn còn bao gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về sáng chế, quyền sử dụng sáng chế và giới
hạn của quyền sử dụng sáng chế.
Chương 2: Qui định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền sử
dụng sáng chế, giới hạn quyền sử dụng sáng chế và một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật.


6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁNG CHẾ, QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ
VÀ GIỚI HẠN CỦA QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ
1.1. Khái quát chung về sáng chế
Từ lâu thuật ngữ “Sáng chế” (Invention) được sử dụng rất rộng rãi. Sáng
chế ra đời từ nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nếu nhà bác học
James Watt sáng tạo ra động cơ hơi nước ở thế kỷ XVIII đã đánh dấu mốc quan
trọng để con người chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh
công nghiệp thì chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1946 đã tạo nền tảng
cho nhiều phát kiến khoa học mới và những đột phá về công nghệ trong các lĩnh
vực khoa học tự nhiên. Là kết quả của những sáng tạo trí tuệ giúp cải thiện đời
sống của con người ngày một tốt đẹp hơn, sáng chế sớm trở thành một đối tượng
điều chỉnh của hệ thống pháp luật bảo hộ SHTT trên thế giới nói chung và pháp
luật SHTT Việt Nam nói riêng.
1.1.1. Khái niệm sáng chế, bằng độc quyền sáng chế
* Sáng chế

Sáng chế (invention) được định nghĩa trong tài liệu Inventions and Patents
(Sáng chế và Bằng độc quyền sáng chế) của tác giả Maria de Icaza do WIPO
phát hành năm 2007, theo đó “Sáng chế là sản phẩm mới hoặc quy trình nhằm
giải quyết một vấn đề kỹ thuật”6. Hiệp định TRIPS không đưa ra khái niệm sáng
chế mà quy định “Bằng độc quyền sáng chế phải được cấp cho bất kì một sáng
chế nào, dù là sản phẩm hoặc quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ” 7. Hiệp
ước Hợp tác về sáng chế (PCT)8 cũng không đưa ra định nghĩa về sáng chế mà
chỉ nêu thuật ngữ “Bằng độc quyền sáng chế quốc gia” nghĩa là bằng độc quyền
sáng chế do cơ quan quốc gia có thẩm quyền cấp hay “Bằng độc quyền sáng chế
6

TS. Phạm Phi Anh và TS. Trần Văn Hải, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa khoa học
quản lý, Bài giảng Sáng chế và Mẫu hữu ích, Hà Nội, năm 2011, tr. 8
7
Khoản 1 Điều 27 Hiệp định TRIPS
8
Tiếng anh là “Patent cooperation Treaty and Regulations under the PCT. Hiệp ước ký tại Washington ngày
19/06/1970 nhằm mục đích đơn giản hóa các thủ tục bảo hộ sáng chế và thực hiện việc bảo hộ một cách kinh
tế hơn. Việt Nam tham gia Hiệp ước này từ ngày 10/03/1993.


7

khu vực” nghĩa là bằng độc quyền do cơ quan quốc gia hoặc do cơ quan liên
chính phủ có thẩm quyền cấp các độc quyền sáng chế có hiệu lực tại các nước
trong khu vực9.
Pháp luật SHTT Việt Nam đưa ra định nghĩa sáng chế tại khoản 12 Điều
4, theo đó “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Như vậy, trước tiên có thể hiểu sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật mà không

phải là giải pháp nào khác. Giải pháp kỹ thuật được giải thích tại điểm b khoản
25.1 Điều 25 thông tư số 01/2007/TT-BKHCN là tập hợp cần và đủ các thông tin
về cách thức kỹ thuật và/ hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm
vụ, một vấn đề xác định, tức là khi đề xuất một giải pháp kỹ thuật người ta phải
nêu được cách thức và phương tiện vật chất cụ thể kèm theo để giải quyết nhiệm
vụ được đặt ra chứ không chỉ đơn thuần nêu một nhiệm vụ, mục tiêu, một ý
tưởng10. Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.
Sáng chế có những đặc điểm cơ bản sau:
 Sáng chế là giải pháp kỹ thuật, tồn tại trong lĩnh vực khoa học công
nghệ. Sáng chế không tồn tại trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhưng
lại có ý nghĩa kinh tế, xã hội và giá trị pháp lý quan trọng.
 Sáng chế có thể tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Sáng chế
là sản phẩm có thể dưới dạng vật thể hoặc chất thể. Sản phẩm dưới dạng vật thể
bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ,…được thể hiện bằng một tập hợp các thông
tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu về kết cấu.
Các dấu hiệu, chi tiết này liên kết với nhau để thực hiện một chức năng, công
dụng nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người. Sản phẩm dưới
dạng chất thể như vật liệu, chất liệu, dược phẩm,…được thể hiện bằng một tập
hợp thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu
về sự hiện diện, tỉ lệ, trạng thái,…của các phần tử, có chức năng nhất định như
9

Điểm iii Điều 2 Hiệp ước Hợp tác về Sáng chế
TS. Phạm Phi Anh và TS. Trần Văn Hải, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa khoa học
quản lý, Bài giảng Sáng chế và Mẫu hữu ích, Hà Nội, năm 2011, tr 20.
10


8


một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người. Sản phẩm dưới
dạng vật liệu sinh học như gen, động vật, thực vật biến đổi gen,…được thể hiện
bằng một tập hợp thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi
dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo lại.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng quy trình được thể hiện bằng
một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công
việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu về trình tự, điều kiện, thành phần
tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục
đích nhất định như quy trình công nghệ, khai thác, thăm dò,…
 Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào đời sống, sản xuất, nó
mang lại giá trị thương mại và lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu sáng chế.
* Bằng độc quyền sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế (Patent) là độc quyền được cấp để bảo hộ sáng
chế. Bằng độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu độc quyền ngăn cấm
người khác khai thác thương mại sáng chế trong một thời hạn nhất định để đổi
lại việc họ phải bộc lộ thông tin sáng chế cho công chúng. Chủ sở hữu sáng chế
có quyền ngăn cấm người khác sản xuất, sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập
khẩu sáng chế được bảo hộ mà không có sự cho phép của người nắm độc quyền
sử dụng sáng chế và có thể kiện ra tòa bất kì ai khai thác thương mại sáng chế
được bảo hộ mà không được phép của họ. Trong tài liệu Inventions and Patent
(Sáng chế và Bằng độc quyền sáng chế) của tác giả Maria de Icaza, do WIPO
phát hành năm 2007 có định nghĩa “Bằng độc quyền sáng chế là chứng chỉ
chính thức do nhà nước cấp cho nhà sáng chế. Chứng chỉ này cho phép nhà
sáng chế có quyền ngăn chặn bất kỳ ai có hành vi sao chép, sử dụng, phân phối
hoặc chuyển giao sáng chế mà không được sự đồng ý của nhà sáng chế” 11.
Như vậy có thể hiểu Bằng độc quyền sáng chế là một chứng chỉ do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho nhà sáng chế, trong đó bao gồm các độc quyền mà
11

TS. Phạm Phi Anh và TS. Trần Văn Hải, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa khoa học

quản lý, Bài giảng Sáng chế và Mẫu hữu ích, Hà Nội, năm 2011, tr. 10.


9

nhà sáng chế được hưởng trong một thời hạn nhất định. Đổi lại, nhà sáng chế
phải bộc lộ công khai các thông tin liên quan đến sáng chế của mình theo quy
định của pháp luật.
Luật SHTT Việt Nam không định nghĩa Bằng độc quyền sáng chế mà chỉ
quy định sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu
đáp ứng các điều kiện luật định. Điều 58 Luật SHTT quy định giải pháp kỹ thuật
có thể được bảo hộ dưới hai hình thức: cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng
độc quyền Giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho những giải
pháp kỹ thuật đáp ứng ba điều kiện bảo hộ: có tính mới, có tính sáng tạo và có
khả năng áp dụng công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình đăng ký bảo hộ sáng
chế, đối với những giải pháp kỹ thuật không phải là hiểu biết thông thường và
đáp ứng điều kiện: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp thì được bảo
hộ dưới danh nghĩa giải pháp hữu ích và được cấp Bằng độc quyền giải pháp
hữu ích. Trong Bằng độc quyền sáng chế có ghi tên chủ sở hữu sáng chế, căn cứ
vào đó, người không phải là chủ sở hữu sáng chế hoặc không phải là người được
chủ sở hữu sáng chế cho phép sử dụng sáng chế không được xâm phạm quyền
một cách vô tình hay hữu ý.
Bằng độc quyền sáng chế có các đặc điểm sau:
 Bằng độc quyền sáng chế phải do nhà nước cấp. Ở Việt Nam, cơ quan
có thẩm quyền cấp Bằng độc quyền sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một
chứng chỉ ghi nhận tác giả và chủ sở hữu sáng chế. Căn cứ vào đó, tác giả sáng
chế và chủ sở hữu sáng chế sẽ có các quyền nhân thân, quyền tài sản theo quy
định của pháp luật.
 Bằng độc quyền sáng chế ghi nhận quyền sử dụng sáng chế của chủ sở
hữu sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy theo pháp luật từng

quốc gia mà khoảng thời gian có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế có thể
khác nhau, thông thường là hai mươi năm kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu. Sở
dĩ có quy định này là vì sáng chế tồn tại và giảm dần giá trị theo sự tiến bộ của
nhân loại. Chủ sở hữu sáng chế có quyền khai thác sáng chế trong một khoảng


10

thời gian hợp lý đủ để bù đắp những chi phí cho việc sáng tạo ra sáng chế. Hết
thời hạn bảo hộ, sáng chế đó thuộc về xã hội để tạo điều kiện cho những sáng tạo
mới ra đời.
1.1.2. Điều kiện bảo hộ sáng chế
Điều kiện bảo hộ sáng chế là những tiêu chí mà căn cứ vào đó, cơ quan có
thẩm quyền của một quốc gia sẽ xác định xem một sáng chế có được bảo hộ hay
không. Khoản 1 Điều 27 Hiệp định TRIPS qui định “patent phải được cấp cho
bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hoặc quy trình, thuộc mọi lĩnh vực
công nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới , có trình độ sáng tạo và có khả
năng áp dụng công nghiệp”. Nói chung, để được cấp Bằng độc quyền sáng chế,
một sáng chế trước tiên phải thuộc vào nhóm đối tượng có khả năng bảo hộ sáng
chế và đáp ứng ba điều kiện bảo hộ sáng chế bao gồm: tính mới, tính sáng tạo và
khả năng áp dụng công nghiệp. Ba điều kiện này cũng được quy định tại khoản 1
Điều 58 Luật SHTT Việt Nam
* Tính mới (Novelty): một sáng chế có tính mới nếu có sự khác biệt giữa sáng
chế đó với những kiến thức hiện có hoặc “giải pháp kỹ thuật đã biết”. Nói cách khác,
sáng chế phải chỉ ra được những điểm mới chưa được biết đến trước đó trong cùng
một lĩnh vực. Tuy nhiên phạm vi bộc lộ để được coi là giải pháp kỹ thuật đã biết
không hoàn toàn giống nhau giữa các nước. Ở nhiều nước Châu Âu, sáng chế bất kỳ
được thể hiện trong các tài liệu dạng giấy ở địa điểm bất kì trên thế giới hoặc được
biết đến, được sử dụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều được coi là “giải pháp kỹ
thuật đã biết”. Và do đó làm mất đi tính mới của sáng chế. Nhưng ở một số nước

khác, trong đó có Hoa Kỳ, việc bộc lộ thông tin sáng chế ở nước ngoài có thể sẽ
không cấu thành “giải pháp kỹ thuật đã biết” vì rất khó chứng minh điều đó12.
Theo qui định của pháp luật SHTT Việt Nam, sáng chế được coi là có tính
mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản
hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
12

Trung tâm Thương mại Quốc tế và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Những điều chưa biết về Sở hữu trí tuệ
- Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Geneva 2004, tr 33.


11

đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký
sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan
quản lý nhà nước về SHTT tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn
nộp theo Điều ước quốc tế. Ngày ưu tiên được xác định trên cơ sở ngày nộp đơn
đầu tiên đăng ký sáng chế đó (trong 12 tháng) tại một quốc gia khác (là thành
viên của Công ước Paris). Việc xác định ngày nộp đơn, ngày ưu tiên có ý nghĩa
vô cùng quan trọng để xác định tính mới của sáng chế.
Bộc lộ công khai: theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật SHTT Việt
Nam thì sáng chế được coi là mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức
sử dụng, mô tả bằng văn bản (trong các ấn phẩm, tư liệu) hoặc các hình thức thể
hiện khác. Một thông tin được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số
lượng người xác định có liên quan được biết đến thông tin đó và có nghĩa vụ giữ
bí mật. Những người có liên quan có thể là những người cùng tham gia vào quá
trình sáng tạo ra sáng chế hoặc những người đã cung cấp vật chất, tư liệu, kỹ
thuật,…để tạo ra sáng chế13. Trong trường hợp sau, việc bộc lộ sáng chế không
làm mất đi tính mới của sáng chế với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp
trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố sáng chế: sáng chế được người khác

công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký sáng chế; sáng chế
được người có quyền đăng ký sáng chế bộc lộ dưới dạng báo cáo khoa học,
trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia, triển lãm quốc tế chính thức hoặc được
thừa nhận là chính thức.
* Tính sáng tạo (Inventive step): Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo
nếu sáng chế là không hiển nhiên đối với người bất kì có trình độ trung bình
trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, nói cách khác, một chuyên gia có trình độ
trung bình không thể tạo ra sáng chế đó theo một quy trình thông thường. Cần
phải hiểu người có trình độ trung bình ở đây là những người được đào tạo về lĩnh
vực chuyên môn nhất định chứ không phải bất cứ ai.
13

TS. Lê Đình Nghị và TS. Vũ Thị Hải Yến (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB. Giáo dục,
Hà Nội, 2009, tr. 82-83.


12

Điều 61 Luật SHTT Việt Nam quy định tính sáng tạo của sáng chế được
hiểu trên hai tiêu chí:
Một là, giải pháp kỹ thuật được tạo ra phải tạo ra một bước tiến sáng tạo,
trong đó chứa đựng những yếu tố mới, nhận thức mới về các đối tượng vật chất
mà giải pháp kỹ thuật đề cập đến.
Hai là, giải pháp kỹ thuật được tạo ra phải không hiển nhiên, tức là sáng
chế đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung
bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Như vây, trình độ sáng tạo của sáng chế được đánh giá dựa trên cơ sở so
sánh với các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức khác trước ngày nộp đơn hoặc
trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế (trong trường hợp sáng chế được

hưởng quyền ưu tiên). Nói cách khác, sáng chế phải được tạo ra từ một quá trình
đầu tư sáng tạo trí tuệ nhất định, có sự khác biệt rõ rệt, sự sáng tạo vượt trội so
với các giải pháp kỹ thuật đã bộc lộ trước đó.
* Khả năng áp dụng công nghiệp (Industrial Applicability): được hiểu là
sáng chế phải có khả năng sử dụng trong thực tế hoặc có khả năng áp dụng nhiều
trong các ngành công nghiệp ứng dụng14. Cụ thể hơn, sáng chế phải mang hình
dạng thực tế của một dụng cụ hay thiết bị, một sản phẩm như nguyên liệu, chất
liệu mới hoặc một quy trình công nghiệp, một phương pháp vận hành.
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được quy định tại Điều 62
Luật SHTT Việt Nam. Theo đó, để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, một
giải pháp kỹ thuật phải có khả năng áp dụng cho các mục đích thực tế chứ
không chỉ đơn thuần lý thuyết. Nếu sáng chế là sản phẩm hay một phần sản
phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng được sản xuất hàng loạt. Nếu sáng
chế là quy trình hay một phần quy trình thì quy trình đó phải thực hiện hay áp
dụng được nhiều lần trong thực tiễn. Ngoài ra, một giải pháp kỹ thuật được
14

Xem thêm: WIPO: Understanding Industrial Property, 2008.


13

công nhận là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó được tạo ra và được
mô tả một cách chi tiết đến mức, nếu muốn, một chuyên gia bất kì trong cùng
một lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, theo các chỉ dẫn và nhờ các phương tiện vật
chất được đề xuất đều có thể thực hiện được giải pháp và bất kì ở đâu, trong
các điều kiện như nhau đều đạt được mục đích và kết quả đúng như đã mô tả
trong Đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế.
* Những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Trên thực tế, những đối tượng sáng tạo mặc dù có thể đáp ứng cả ba điều

kiện bảo hộ sáng chế nhưng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Đó là
khi việc bảo hộ những đối tượng đó có thể ảnh hưởng đến trật tự công cộng, đạo
đức xã hội, cuộc sống và sức khỏe của con người, bảo vệ động vật, thực vật và
môi trường. Tuy nhiên tùy vào pháp luật bảo hộ sáng chế của từng quốc gia mà
có những quy định không hoàn toàn giống nhau về những đối tượng loại trừ
không được cấp Bằng độc quyền sáng chế 15.
Cũng giống như quy định tại Điều 27.2 và 27.3 Hiệp định TRIPS, pháp
luật SHTT Việt Nam cũng ghi nhận những trường hợp không thể bảo hộ với
danh nghĩa sáng chế tại Điều 59, bao gồm:
 Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
 Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí
óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
 Cách thức thể hiện thông tin;
 Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
 Giống thực vật, giống động vật;
 Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học
mà không phải là quy trình vi sinh;
 Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật;
15

Phương pháp phòng chữa bệnh hay phương pháp kinh doanh có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế ở
Mỹ nhưng không được cấp ở châu Âu và một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.


14
1.1.3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Để được pháp luật bảo hộ sáng chế, đơn đăng kí sáng chế phải được nộp
tới cơ quan đăng kí sáng chế quốc gia, ở Việt Nam cơ quan có thẩm quyền đăng
ký sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Quy trình xác lập quyền SHCN đối

với sáng chế thông thường bao gồm các bước: Nộp đơn đăng ký sáng chế; Thẩm
định hình thức đơn đăng ký sáng chế; Công bố nội dung đơn; Thẩm định nội
dung đơn đăng ký sáng chế; Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc xác lập
quyền SHCN đối với sáng chế để cấp Văn bằng bảo hộ và công bố sáng chế.
Thời hạn bảo hộ sáng chế: Việc xác định độ dài thời gian bảo hộ sáng chế
có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là khoảng thời gian để chủ sở hữu sáng chế có
thể thu hồi vốn đầu tư và khai thác các giá trị thương mại do sáng chế mang lại.
Pháp luật SHTT Việt Nam quy định khoảng thời gian này là hai mươi năm kể từ
ngày nộp đơn đăng ký sáng chế. Quy định này hoàn toàn phù hợp với giới hạn
cho phép tại Điều 33 Hiệp định TRIPS.
1.2. Khái quát chung về quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn
của quyền sử dụng sáng chế
1.2.1. Khái quát về quyền sử dụng sáng chế
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng sáng chế
* Khái niệm quyền sử dụng sáng chế
Sự ra đời của các sáng chế gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thỏa mãn sự say mê, tìm tòi
của những người yêu sáng tạo. Chủ thể quyền của sáng chế bao gồm chủ sở hữu
sáng chế và tác giả sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế là người đã đầu tư tiền bạc,
các điều kiện vật chất, khoa học, kỹ thuật phục vụ cho việc tạo ra sáng chế. Tác
giả sáng chế là người đã bỏ thời gian, sức lao động, trí tuệ của mình để sáng tạo
ra sáng chế. Tác giả sáng chế có thể đồng thời là chủ sở hữu sáng chế khi chủ thể
đó sáng tạo ra sáng chế bằng công sức lao động của chính bản thân mình đồng
thời sử dụng kinh phí, điều kiện vật chất kỹ thuật do mình tạo ra. Với vai trò ghi
nhận sự sáng tạo trí tuệ của con người, pháp luật SHTT bảo hộ các quyền nhân
thân và quyền tài sản của chủ thể quyền đối với sáng chế.


15


Chủ sở hữu sáng chế có quyền sử dụng, quyền chuyển giao và định đoạt
sáng chế, trong đó quyền sử dụng sáng chế đặc biệt quan trọng. Điều 192 Bộ luật
Dân sự 2005 định nghĩa “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Đối với tài sản thông thường, quyền sử dụng được
quy định ở phạm vi khá rộng nhằm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
do tài sản mang lại. Sáng chế cũng là tài sản nhưng là tài sản trí tuệ nên việc sử
dụng sáng chế có những đặc thù riêng. Pháp luật SHTT trao cho chủ sở hữu sáng
chế quyền sử dụng sáng chế, đồng thời có quyền ngăn cấm người khác sử dụng
sáng chế bất hợp pháp, không được sự cho phép của chủ sở hữu. Quyền ngăn
cấm ở đây được hiểu chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn chặn, không cho phép
người khác thực hiện các hành vi sử dụng sáng chế mà không được sự cho phép
của chủ sở hữu sáng chế.
Chủ sở hữu sáng chế có quyền sử dụng sáng chế, đó là quyền được hưởng
những lợi ích kinh tế do các hành vi sử dụng sáng chế mang lại. Hiểu một cách
khái quát nhất, quyền sử dụng sáng chế là quyền khai thác những lợi ích và
những giá trị thương mại do sáng chế mang lại. Thông qua việc thực hiện các
hành vi sử dụng sáng chế khác nhau, chủ sở hữu sáng chế có thể khai thác
thương mại đối với sáng chế thông qua việc trao đổi hàng hóa là các sản phẩm
sản xuất từ sáng chế hoặc các sản phẩm sản xuất từ quy trình được bảo hộ dưới
danh nghĩa sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể nhận lại các giá trị thương mại
(thông thường là tiền thông qua giá cả sản phẩm), từ đó có được những điều có
lợi, đáp ứng sự thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tùy theo pháp
luật của từng quốc gia mà phạm vi các hành vi sử dụng sáng chế có thể khác
nhau nhưng vẫn trên cơ sở những hành vi sử dụng sáng chế đã được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
* Đặc điểm của quyền sử dụng sáng chế.
Thứ nhất; Quyền sử dụng sáng chế mang tính độc quyền. Xuất phát từ đặc
thù của tài sản trí tuệ nói chung, của sáng chế nói riêng là dễ dàng bị sử dụng trái
phép trong khi chi phí và công sức để tạo ra sáng chế là không nhỏ nên hệ thống



16

bảo hộ sáng chế đã trao cho chủ sở hữu sáng chế độc quyền sử dụng sáng chế
trong một thời hạn. Với quyền này, chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn chặn bên
thứ ba, nếu không được phép của chủ sở hữu, thực hiện các hành vi như sản
xuất, sử dụng, chào bán, bán hay nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ, tức là sản
phẩm chứa đựng sáng chế đó mà không có sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế.
Qui định này nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu sáng chế có thể thu hồi lại
những chi phí và công sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sáng tạo ra sáng chế.
Khi chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng sáng chế, các chủ thể khác trong xã hội
phải tôn trọng và không được xâm phạm độc quyền sử dụng sáng chế.
Thứ hai; Quyền sử dụng sáng chế bao gồm việc thực hiện rất nhiều các
hành vi khác nhau, cho dù sáng chế là giải pháp kỹ thuật tồn tại dưới dạng sản
phẩm hay quy trình thì để thực hiện quyền sử dụng sáng chế, chủ sở hữu sáng
chế có thể thực hiện các hành vi sản xuất, khai thác sản phẩm, chào bán, bán,
nhập khẩu, áp dụng quy trình được bảo hộ,…
Thứ ba; Quyền sử dụng sáng chế có thời hạn bảo hộ nhất định: Bằng độc
quyền sáng chế ghi nhận quyền của chủ sở hữu sáng chế trong một khoảng thời
gian nhất định có quyền ngăn cấm người khác sản xuất, sử dụng, chào bán, bán
hoặc nhập khẩu sáng chế được bảo hộ mà không có sự cho phép của người nắm
độc quyền. Quyền sử dụng sáng chế được ghi nhận trong khoảng thời gian có
hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế.
1.2.1.2. Nội dung quyền sử dụng sáng chế
Sáng chế là một loại tài sản vô hình, việc khai thác công dụng của loại tài
sản này không phải là việc trực tiếp tác động vào sáng chế mà thông qua việc
thực hiện những hành vi khác nhau để hưởng công dụng, lợi ích và khai thác các
giá trị thương mại do sáng chế mang lại. Quyền sử dụng sáng chế bao gồm các
quyền sau:
Quyền sản xuất sản phẩm được bảo hộ. Đối với sáng chế là giải pháp kỹ

thuật dưới dạng sản phẩm, chủ sở hữu sáng chế có quyền áp dụng giải pháp kỹ
thuật theo như bản mô tả sáng chế để sản xuất các sản phẩm giống nhau bằng


17

phương pháp công nghiệp. Sản phẩm bảo hộ có thể là sản phẩm có áp dụng giải
pháp kỹ thuật được nêu trong bản mô tả sáng chế.
Quyền áp dụng quy trình được bảo hộ. Đối với sáng chế là giải pháp kỹ
thuật dưới dạng quy trình, chủ sở hữu sáng chế có quyền vận dụng các phương
pháp, các công đoạn trong các điều kiện kỹ thuật xác định như trong bản mô tả
sáng chế, có sử dụng các phương tiện vật chất để giải quyết một vấn đề nhằm đạt
được mục đích đề ra. Phạm vi bảo hộ quy trình thường rộng hơn phạm vi bảo hộ
sản phẩm vì quy trình có thể bao gồm các phương án khác nhau nên việc áp
dụng quy trình được bảo hộ có thể bao gồm nhiều phương thức khác nhau.
Quyền đưa sản phẩm vào lưu thông để bán, nhập khẩu sản phẩm được
bảo hộ từ nước ngoài vào nước mình. Đưa sản phẩm vào lưu thông có thể bao
gồm các hành vi bán, trưng bày để bán hoặc vận chuyển sản phẩm. Nhập khẩu
sản phẩm là việc đưa sản phẩm được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế từ nước
ngoài vào nước mình một cách hợp pháp.
Chủ sở hữu sáng chế có thể trực tiếp khai thác, sử dụng sáng chế thông
qua việc thực hiện các hành vi khác nhau. Tuy nhiên, chủ sở hữu sáng chế cũng
có quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế thông qua hợp đồng chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế độc quyền hoặc không độc quyền. Khi chủ sở hữu
sáng chế chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hình thức hợp đồng chuyển
giao độc quyền thì chủ sở hữu sáng chế có thể không trực tiếp sử dụng sáng chế
mà người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế sẽ khai thác, sử dụng sáng
chế trong một thời hạn. Việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thường phải
tuân theo những điều kiện nhất định về hình thức, nội dung hợp đồng.
1.2.2. Khái quát về giới hạn của quyền sử dụng sáng chế

1.2.2.1. Khái niệm giới hạn của quyền sử dụng sáng chế
Một trong những vai trò quan trọng của pháp luật SHTT là bảo đảm
nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội: giữa lợi ích của chủ
thể sáng tạo và đầu tư cho hoạt động sáng tạo với lợi ích của xã hội và giữa lợi
ích của chủ thể sáng tạo và đầu tư cho hoạt động sáng tạo với các chủ thể sáng


18

tạo khác trong xã hội. Để thực hiện nguyên tắc này, bên cạnh việc ghi nhận
quyền sử dụng sáng chế của chủ sở hữu bằng cách trao cho họ độc quyền sử
dụng sáng chế trong thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ thì pháp luật
SHTT cũng quy định thêm những giới hạn (ngoại lệ) của quyền sử dụng sáng
chế. Một mặt, trên cơ sở độc quyền sử dụng sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có
quyền ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng sáng chế bất hợp pháp, sử dụng sáng
chế để khai thác thương mại khi không được sự cho phép của chủ sở hữu. Mặt
khác, sáng chế gắn liền với đời sống lao động sản xuất của con người, trong thời
gian bảo hộ sáng chế, sự lạm dụng độc quyền sử dụng sáng chế của chủ sở hữu
có thể tác động tiêu cực đến lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của những
chủ thể có hoạt động sáng tạo khác trong xã hội nên pháp luật SHTT quy định
những trường hợp giới hạn của quyền sử dụng sáng chế.
Có thể hiểu giới hạn là phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không
được phép vượt qua16. Như vậy, có thể hiểu khái quát, giới hạn của quyền sử
dụng sáng chế là những phạm vi thực hiện quyền sử dụng sáng chế mà ở đó
những chủ thể khác có thể sử dụng sáng chế (sử dụng có trả phí hoặc không phải
trả phí) mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế.
1.2.2.2. Những giới hạn của quyền sử dụng sáng chế
Giới hạn quyền SHTT nói chung, giới hạn quyền sử dụng sáng chế nói
riêng dựa trên các nguyên tắc nhất định, bao gồm:
 Giới hạn của quyền sử dụng sáng chế nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa

quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế với lợi ích chung của toàn xã hội;
 Giới hạn của quyền sử dụng sáng chế luôn ưu tiên lợi ích công cộng;
 Trong giới hạn của quyền sử dụng sáng chế, người nắm độc quyền sử
dụng sáng chế không được lợi dụng độc quyền để thực hiện các hành vi hạn chế
cạnh tranh.
Trên cơ sở những nguyên tắc kể trên, giới hạn của quyền sử dụng sáng
chế bao gồm các trường hợp giới hạn khác nhau nhưng không hoàn toàn giống
16

Trung tâm Từ điển học Vietlex, Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, 2010, tr 524


19

nhau ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Luật pháp của các quốc gia thường đưa
ra năm ngoại lệ sau đây đối với việc sử dụng sáng chế17:
(i) Sử dụng sáng chế được bảo hộ vì mục đích nghiên cứu khoa học hoặc
thí nghiệm
Trường hợp sử dụng sáng chế được bảo hộ vì mục đích nghiên cứu khoa
học hoặc thí nghiệm được hiểu là một người không phải là người nắm độc quyền
sử dụng sáng chế không phải thỏa thuận trước với chủ thể quyền và cũng không
phải chịu bất cứ một khoản tiền nào cho việc sử dụng sáng chế nhưng vẫn được
sử dụng sáng chế. Đó là khi việc thực hiện các hành vi sử dụng sáng chế nhằm
phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cá nhân hoặc những hoạt động khác không
nhằm mục đích thương mại. Chủ sở hữu sáng chế không có quyền ngăn cấm
người khác sử dụng sáng chế trong trường hợp này. Việc sử dụng sáng chế bởi
người thứ ba phải không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến quyền lợi của người
nắm độc quyền sử dụng sáng chế và các chủ thể khác trong xã hội.
(ii) Sử dụng sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền do chính chủ sở hữu
hữu sáng chế đưa ra thị trường hoặc do người được chủ sở hữu cho phép

Trường hợp sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền do chính chủ sở hữu
sáng chế hoặc người được phép của chủ sở hữu sáng chế đưa ra thị trường (có
thể là thị trường trong nước, khu vực hoặc quốc tế tùy theo quy định của pháp
luật từng quốc gia) thì chủ sở hữu sáng chế không còn quyền lưu thông và bán
lại các sản phẩm đã được cấp sáng chế đó nữa. Lúc này, chủ sở hữu sáng chế
không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi lưu thông, nhập
khẩu, khai thác công dụng của các sản phẩm đã được đưa ra thị trường đó.
(iii) Sử dụng sáng chế được cấp Bằng độc quyền trên các phương tiện vận
tải quá cảnh qua quốc gia đó
Trường hợp các phương tiện vận tải quá cảnh qua một quốc gia nào đó và
có nhu cầu sử dụng sáng chế đang được bảo hộ độc quyền tại nước sở tại để duy
17

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Cẩm nang sở hữu trí tuệ, chính sách và pháp luật áp dụng, 2005, tr
31.


×