Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thừa kế thế vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈO THỊ LAN HƢƠNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Văn Tuyết

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đèo Thị Lan Hƣơng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLHS

: Bộ luật Hình sự

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ.............................. 7
1.1. Khái niệm thừa kế thế vị ....................................................................... 7
1.2. Thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng .................................................. 14
1.3. Ý nghĩa của việc quy định về thừa kế thế vị ...................................... 20
1.4. Khái lƣợc quá trình phát triển của quy định pháp luật về thừa kế
thế vị ………………………………………………………………………21
Chƣơng 2. QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2005 VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ ........... 27
2.1. Các điều kiện thừa kế thế vị ................................................................ 27
2.1.1. Người được thế vị phải chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người để lại di sản ..................................................................................... 27
2.1.2. Người thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để
lại di sản ..................................................................................................... 29
2.1.3. Người thế vị phải thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu
sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản .... 30
2.1.4. Người được thế vị và người thế vị không thuộc trường hợp quy định

tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 .............................................................. 37
2.1.5. Người được thế vị và người thế vị không bị người để lại di sản truất
quyền hưởng di sản .................................................................................... 45
2.2. Các trƣờng hợp thừa kế thế vị ............................................................ 46
2.2.1. Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông bà .................... 46
2.2.2. Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ ............................ 47
2.2.3. Thừa kế thế vị trong trường hợp có yếu tố con nuôi ....................... 48
Chƣơng 3. NHỮNG VƢỚNG MẮC TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC
QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ TRONG BLDS 2005 VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐÓ ...................... 55


3.1. Những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về
thừa kế thế vị ............................................................................................... 55
3.1.1. Về quy định tại Điều 677 BLDS năm 2005 ...................................... 55
3.1.2. Về quy định tại Điều 678 ................................................................. 57
3.1.3. Điều 679 BLDS năm 2005 ............................................................... 60
3.2. Kiến nghị, sửa đổi các quy định của pháp luật về Thừa kế thế vị .. 62
3.2.1.Về Điều 677 BLDS năm 2005 ........................................................... 62
3.2.2.Về Điều 678 BLDS năm 2005 ........................................................... 63
3.2.3.Về Điều 679 BLDS năm 2005 ........................................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 67


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một chế định quan trọng trong BLDS năm 2005. Chế định

này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ thừa kế - một quan hệ pháp luật
phổ biến trong đời sống xã hội. Thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường hợp pháp sinh từ
thừa kế theo pháp luật. BLDS năm 2005 đã có quy định về thừa kế thế vị,
nhưng trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp thì vấn đề giải
quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị vẫn là một vấn đề phức tạp mà
không phải lúc nào Tòa án cũng có thể giải quyết được “thấu tình đạt lý”. Sở
dĩ còn tồn tại những vấn đề này là do thừa kế thế vị liên quan đến nhiều mối
quan hệ như: Quan hệ giữa cha mẹ với con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và
con nuôi, quan hệ giữa con riêng của vợ chồng với bố dượng, mẹ kế… nên
việc hiểu và áp dụng những quy định này trong việc giải quyết phân chia di
sản liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập về
cả lý luận và thực tiễn.
Mặc dù các quy định về thừa kế thế vị của BLDS năm 2005 là một sự
tiến bộ so với các quy định trước đó, nhưng các quy định này vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế nên trong thực tế áp dụng các quy định này thì hiện tại vẫn có
nhiều Tòa án còn gặp vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các vụ án
liên quan đến thừa kế thế vị do cách hiểu và áp dụng các quy định này chưa
thống nhất, dẫn đến tình trạng nhiều vụ án bị kháng nghị và hủy án để xét xử
lại với các lý do như: Xác định di sản thừa kế thế vị không đúng; Xác định
người thừa kế thế vị không đầy đủ hoặc không đúng; xác định quan hệ nuôi
dưỡng, chăm sóc giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng không chính xác; Có
những trường hợp con dâu, con rể kiện chia thừa kế của cha mẹ chồng, cha


2
mẹ vợ với lý do họ là người thừa kế đương nhiên của người vợ, người chồng
đã chết. Trong trường hợp này, có Tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện
của họ với tư cách là nguyên đơn, trong khi đó không đề cập đền thừa kế thế

vị của người con của người đã chết mà đặt những người con này vào tư cách
là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không chính xác…
Một vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết
tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản? Để xác định
được những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của họ
với người để lại di sản. Bởi không phải tất cả những người thuộc diện hưởng
di sản đều được hưởng thừa kế cùng một lúc, mà tùy vào mối quan hệ của họ
với người để lại di sản như thế nào sẽ được ưu tiên nhận di sản theo một trình
tự do pháp luật quy định. Vấn đề thừa kế thế vị được quy định trong BLDS
năm 2005 khá hoàn thiện nhưng không tránh khỏi những sai sót trong việc
điều chỉnh quan hệ thừa kế khi xảy ra tranh chấp trên thực tế.
Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị
để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho
ngành Tòa án trong việc giải quyết các vụ án thừa kế thế vị. Từ những thực
trạng trên và đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật thừa kế
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc lựa chọn đề
tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thừa kế thế vị” làm luận văn thạc sĩ
để có thể nghiên cứu một cách khái quát đầy đủ về vấn đề này là một việc làm
cần thiết đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận cũng như trong
thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta từ năm 1945 đến nay, pháp luật thừa kế được xây dựng và
hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội chủ nghĩa, theo đó quyền và lợi ích
hợp pháp về tài sản của công dân được coi trọng và bảo vệ phù hợp với tình


3
hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội qua các thời kỳ, quyền thừa kế theo pháp luật nói chung và thừa kế thế vị
nói riêng của công dân Việt Nam cũng dần được xây dựng, củng cố, bổ sung

ngày càng hoàn thiện hơn.
Các công trình nghiên cứu về thừa kế của các nhà luật học trong nước
khá nhiều. Tuy nhiên, trong số các công trình này thì những quy định về thừa
kế thế vị chỉ được đề cập như một phần của công trình và ở một khía cạnh,
góc độ nhỏ lẻ. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Phùng Trung
Tập, (2002), “Thừa kế theo pháp luật của Công dân Việt Nam từ năm 1945
đến nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội; Phạm Văn Tuyết, (2003), “Thừa
kế theo di chúc theo quy định của BLDS”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội;
Nguyễn Minh Tuấn, (2007), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định
chung về thừa kế trong BLDS”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội; Trần Thị
Huệ, (2007), “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Hà Nội; Lưu Đức Bền, (2009), “Thừa kế theo pháp luật của
cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án thạc sĩ Luật học,
Hà Nội; Nguyễn Hồng Bắc, (1997), “Vấn đề thừa kế theo pháp luật Việt
Nam”, Luận án thạc sĩ luật học, Hà Nội; Phan Thị Kim Chi, (2006), “Diện và
hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005”, Luận văn thạc sĩ
luật học, Hà Nội; Phạm Thị Bích Phượng, (2006), “Thừa kế thế vị theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, Luận án thạc sĩ luật học, Khoa Luật
– Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội; Nguyễn Thị Vĩnh, (1996), “Thừa kế
theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”, Luận án thạc sĩ Luật học, Hà Nội;
Phùng Trung Tập, (2004), “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ
năm 1945 đến nay”, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp; Phạm Văn Tuyết,
(2007), “Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, Nxb


4
Chính trị quốc gia; Phùng Trung Tập, (2008), “Luật thừa kế Việt Nam”, Sách
chuyên khảo, Nxb Hà Nội; Nguyễn Minh Tuấn, (2009), “Pháp luật thừa kế
của Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lao động – Xã hội.
Ngoài ra còn có nhiều đề tài khoa học, bài viết khác liên quan đến thừa

kế thế vị. Tuy nhiên, trong các công trình này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu chung về thừa kế còn đối với vấn đề Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về thừa kế thế vị mới chỉ dừng lại ở việc đề cập dưới dạng các
mục nhỏ trong các công trình nghiên cứu trên. Thừa kế thế vị là một quan hệ
pháp luật về thừa kế có tính chất nhạy cảm, nhưng chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về quan hệ thừa kế này và cũng
chưa có một sự phân tích từ lý luận đến thực tiễn áp dụng quy định này trong
thực tiễn để rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp
luật về thừa kế thế vị để nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án về các tranh
chấp liên quan đến thừa kế thế vị. Như vậy, có thể xem luận văn này như một
tài liệu chuyên khảo nghiên cứu một cách độc lập, hệ thống về vấn đề thừa kế
thế vị.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật trong BLDS
năm 2005 và các văn bản có liên quan như: Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nghị định số 12/2003/NĐ
– CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định về sinh con theo
phương pháp khoa học… để làm rõ các vấn đề xung quanh Thừa kế thế vị những vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó có cái nhìn tổng quát về vấn đề
này, đồng thời luận văn đi vào phân tích thực trạng của các quy định trong
BLDS năm 2005 về thừa kế thế vị trong việc giải quyết các tranh chấp về
thừa kế có liên quan đến thừa kế thế vị của Tòa án, từ đó đưa ra những kết
luận nhất định.


5
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các quy định của pháp luật hiện
hành về thừa kế thế vị, trên cơ sở phân tích đánh giá các quy định hiện hành
làm rõ các điều kiện thừa kế thế vị và các trường hợp thừa kế thế vị. Trên cơ
sở nghiên cứu đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định

về thừa kế thế vị.
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là xây dựng được khái niệm người
thế vị, người được thế vị và khái niệm thừa kế thế vị, phân tích, lập luận để có
thể xác định điều kiện thừa kế thế vị, đưa ra các trường hợp thừa kế thế vị. Từ
những phân tích, lập luận này đưa ra các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật
về vấn đề này.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu có hiệu quả đề tài này, việc nghiên cứu
được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và Pháp luật và quan điểm của Đảng về quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng Bộ
luật Dân sự.
Luận văn đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử trong quá trình nghiên cứu. Với phương pháp này luận văn được xem xét
trong sự vận động và phát triển của các quy định của pháp luật về thừa kế nói
chung và thừa kế thế vị nói riêng. Để từ đó có thể tham khảo, kế thừa một
cách có chọn lọc các quan điểm, nhận định của các nhà khoa học, các nhà luật
học… về những quy định về thừa kế thế vị qua đó xây dựng được những cách
hiểu thống nhất, khái quát về vấn đề này. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic… nhằm
làm sáng tỏ các nội dung của luận văn.


6
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, có tính hệ thống và tương
đối toàn diện về thừa kế thế vị.
Trong nội dung của luận văn có những điểm mới sau đây:
- Xây dựng được khái niệm người thế vị, người được thế vị, thừa kế thế
vị; phân biệt được thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp; Thừa kế theo hàng

và thừa kế thế vị. Luận văn đưa ra điều kiện thừa kế thế vị cũng như các
trường hợp thừa kế thế vị.
- Luận văn trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành về thừa kế thế
vị đã đưa ra được các kiến nghị cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện các quy
định về thừa kế liên quan và quy định về thừa kế thế vị. Những kiến nghị mà
luận văn đưa ra hoàn toàn dựa trên các cơ sở khoa học các quan điểm, đánh
giá của các nhà khoa học cũng như các nhà luật học về vấn đề liên quan nhằm
góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế của pháp luật và nâng cao hiệu
quả giải quyết các tranh chấp về thừa kế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cơ cấu gồm ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về Thừa kế thế vị
Chương 2: Quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về Thừa kế thế vị
Chương 3: Những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về Thừa
kế thế vị trong BLDS 2005 và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật đó.


7
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
1.1. Khái niệm thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 BLDS năm 2005: “Trong
trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống”. Trong quy định này pháp luật chỉ liệt kê
về các trường hợp thừa kế thế vị mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thế vị.
Vậy để hiểu như thế nào là thừa kế thế vị thì trước tiên chúng ta phải làm rõ

thế vị là gì? Người thế vị và người được thế vị là gì? Theo nghĩa Hán – Việt
thì từ “thế” có nghĩa là “thay vào”, từ “vị” có nghĩa là “ngôi thứ”, “ngôi
vị”, “vị trí, từ “vị” đặt trong thừa kế thế vị được hiểu theo nghĩa thứ ba là “vị
trí”. Như vậy, có thể hiểu“thế vị” là “thay vào vị trí”. Trong cuốn “Từ điển
giải thích thuật ngữ luật học” của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất
bản Công an nhân dân xuất bản năm 1999 cũng định nghĩa “Thừa kế thế vị là
thừa kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế”.
Những người “thế vị” nhau phải là những người thuộc mối quan hệ
thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và
con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng
cha, mẹ không được thế vị con). Việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một
bên được gọi là người được thế vị (gồm cha hoặc mẹ đẻ), một bên được gọi là
người thế vị (gồm các con đẻ). Như vậy có thể định nghĩa:
Người thế vị là cháu hoặc chắt của người để lại di sản thay thế vị trí
của người cha hoặc người mẹ đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với


8
ông, bà hoặc các cụ để hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu hoặc chắt
được hưởng nếu còn sống.
Người được thế vị là con hoặc cháu của người để lại di sản và là cha
hoặc mẹ của người thế vị.
Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người còn
sống sau khi chết. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp
luật, không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo pháp luật là trình tự
dịch chuyển di sản thừa kế của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện,
trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật. Nghĩa là theo trình tự này thì ai
được hưởng di sản của người chết để lại, hưởng như thế nào, bao nhiêu, hoàn
toàn do pháp luật xác định. Tuy nhiên, khi xác định phạm vi những người được
hưởng di sản của người chết để lại, pháp luật về thừa kế của bất kỳ quốc gia

nào cũng phải dựa trên ý chí mang tính truyền thống của người để lại di sản là
nếu họ chết thì tài sản còn lại của họ (di sản thừa kế) phải được dịch chuyển
cho những người thân thích của họ. Tuy nhiên, mức độc gần gũi của mỗi người
đối với người chết là khác nhau. Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người
nào có mức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó
để lại, nhiều người có cùng một mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng được
hưởng di sản của người đó. Khi không có người gần gũi nhất thì những người
gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại.
Theo nguyên tắc chung, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người cháu hoặc người chắt của
người để lại di sản khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di
sản nên pháp luật thừa kế của nước ta đã quy định con của người đã chết
trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản sẽ được thay thế vị
trí của cha, mẹ để hưởng phần di sản mà cha, mẹ của con sẽ được hưởng nếu
còn sống.


9
Trong hàng thừa kế thứ nhất bao gồm hai mối quan hệ giữa những
người có quyền hưởng di sản của nhau đó là quan hệ thừa kế giữa vợ và
chồng và quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên, thừa kế thế vị là
quá trình dịch chuyển di sản theo “dòng chảy xuôi” và là sự tiếp nối giữa các
thế hệ (không còn con thì đến cháu, không còn cháu thì đến chắt). Vì vậy,
việc thế vị chỉ được đặt ra trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Trong đó,
con là người thế vị và cha, mẹ là người được thế vị. Quan hệ thừa kế giữa cha,
mẹ và con được xác định theo một trong hai căn cứ. Nếu căn cứ vào quan hệ
huyết thống thì đó là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm
vi hai đời liền kề nhau. Trong đó, cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh
ra người đó và được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, cha, mẹ của người do mình
sinh ra dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người

thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết. Và
ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ
nhất để hưởng di sản do cha, mẹ mình để lại. Nếu căn cứ vào quan hệ nuôi
dưỡng thì đó là quan hệ giữa một bên là cha, mẹ nuôi và một bên là con nuôi.
Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm con nuôi của
mình theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp người nhận nuôi con không đăng ký việc nuôi nhận
con nuôi theo đúng quy định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi với con nuôi chỉ
là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau khi được công nhận là nuôi
con nuôi thực tế.
Theo quy định của Điều 677 BLDS năm 2005 thì thừa kế thế vị chỉ
được đặt ra khi thỏa mãn năm điều kiện:
Thứ nhất, những người “thế vị” nhau phải là những người thuộc mối
quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa
cha, mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha,


10
mẹ nhưng cha, mẹ không được thế vị con). Như vậy, việc thế vị là mối liên hệ
giữa hai bên, một bên được coi là người được thế vị (gồm cha hoặc mẹ), một
bên được gọi là người thế vị (gồm các con).
Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ
thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).
Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với ông, bà hoặc các cụ).
Thứ tư, trong mối liên hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị
thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người ở
đời sau.
Thứ năm, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị

chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì
phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về thừa kế thế vị như
sau:
Thừa kế thế vị là việc các con thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng
thừa kế di sản của ông, bà hoặc các cụ đối với phần di sản mà nếu cha mẹ
còn sống sẽ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc chết cùng một
thời điểm với người để lại di sản.
Ví dụ: Ông A chết năm 2010 có hai con là B và C. Nhưng B chết trước
ông A (chết năm 2007) B có hai con là M và N. Như vậy M và N là cháu của
ông A và được thay thế bố mình là anh B nhận ½ phần di sản thừa kế do ông
K để lại. Phần di sản mà M và N nhận bằng phần di sản của C được thừa kế.
Vấn đề quan trọng trong thừa kế thế vị là các đồng thừa kế nhận di
sản với tư cách là người được thế vị sẽ phải phân đều nhau phần mà người
bố hay người mẹ của họ còn sống sẽ được hưởng. Trong ví dụ trên: Nếu


11
ông A để lại khối di sản là 100 triệu đồng thì M và N được thay thế bố
mình là anh B nhận ½ tức là 50 triệu đồng và anh C được nhận 50 triệu
đồng. Do đó, M và N được hưởng:
M = N = 50 triệu đồng : 2 = 25 triệu đồng
Thừa kế thế vị được quy định và đảm bảo thực hiện ở nước ta từ rất lâu,
bắt đầu từ Thông tư 1742, Thông tư 594, Thông tư 81, đến Pháp lệnh Thừa
kế, Bộ luật Dân sự 1995 và hiện nay là Bộ luật Dân sự 2005. Các văn bản
pháp luật này khi quy định về thừa kế thế vị đều tuân theo một đặc điểm
chung là nếu một người không còn vào thời điểm người để lại di sản chết thì
các con của người này được thay thế vị trí của họ để hưởng di sản của ông, bà
hoặc của các cụ. Tuy nhiên, văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp
với tình hình thực tế của từng thời kỳ tương ứng. Vì vậy, dù mang đặc điểm

chung nói trên nhưng các văn bản này vẫn có sự khác nhau trong việc xác
định cụ thể các trường hợp được thừa kế thế vị. Trước hết, phải nói rằng quan
hệ thừa kế thế vị là quan hệ thừa kế ngành dọc theo một chuỗi thế hệ từ đời
thứ nhất đến đời thứ ba (ông, bà – cháu), hoặc đến đời thứ tư (cụ - chắt).
Trong chuỗi thế hệ đó có thể chỉ đơn thuần là huyết thống nhưng cũng rất
nhiều trường hợp có thể đan xen cả huyết thống, cả nuôi dưỡng. Chẳng hạn,
đời thứ nhất (A) đối với đời thứ hai (B) là quan hệ nuôi dưỡng nhưng đời thứ
hai đối với đời thứ ba (C) là quan hệ huyết thống, đời thứ ba đối với đời thứ
tư (D) lại là quan hệ nuôi dưỡng (B là con nuôi của A nhưng C lại là con đẻ
của B và D là con nuôi của C). Trong khi đó việc xác định mối quan hệ thừa
kế theo huyết thống và nuôi dưỡng của các văn bản pháp luật ở mỗi một thời
kỳ luôn khác nhau nên vấn đề thừa kế thế vị cũng khác nhau ở mỗi thời kỳ.
Chẳng hạn, do Thông tư 81 quy định rằng: “Người đang làm con nuôi của
người khác không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ” nên
trong thời kỳ Thông tư 81 được áp dụng thì con của người đang làm con nuôi


12
của người khác sẽ không được thừa kế thế vị để hưởng di sản của ông, bà dù
cha, mẹ mình đã chết trước ông, bà.
Ngoài ra, vấn đề thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 BLDS năm
2005 chỉ khác so với quy định tại Điều 680 BLDS năm 1995 (Điều 680
BLDS năm 1995 quy định: “Trong trường hợp con của người để lại di sản
chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để
lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống”) ở việc bổ sung thêm trường hợp “chết cùng một thời
điểm” trong khi BLDS năm 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai
của ông, bà còn BLDS năm 2005 lại xếp vào, nên có một vấn đề liên quan
đến việc xác định các trường hợp chắt được thừa kế thế vị mà chúng tôi xét

thấy cần phải bàn tới như sau: Việc thừa kế thế vị của chắt đối với di sản của
cụ để lại thông thường được hiểu là trong trường hợp cụ chết nhưng ông hoặc
bà đã chết trước thì cháu sẽ thay thế vị trí của ông hoặc bà để hưởng thừa kế
nhưng vì cháu cũng đã chết trước cụ nên chắt sẽ thay thế cháu (con thay thế
cha hoặc mẹ) để hưởng di sản của cụ. Có thể gọi trường hợp này là thế vị của
thế vị. Nếu cháu không thuộc người thừa kế ở hàng thứ hai của ông, bà thì
việc thế vị của chắt duy nhất chỉ là trường hợp theo cách hiểu trên. Tuy vậy,
khi cháu được xác định là người thừa kế ở hàng thứ hai của ông, bà thì cách
hiểu trên không phải là duy nhất nữa vì chắt còn có thể được thay thế vị trí
của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ trong trường hợp khác. Ví dụ: Cụ A
có một người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất là ông B (con đẻ).
Ông B có con đẻ là anh C, anh C có con đẻ là D. Khi cụ A chết, ông B vẫn
còn sống nhưng không được quyền hưởng di sản vì có hành vi được xác định
tại khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005. Anh C là người thừa kế ở hàng thứ hai
(cháu của cụ A) và là người được quyền hưởng di sản của cụ A vì người thừa


13
kế ở hàng thừa kế thứ nhất đã bị tước quyền hưởng di sản. Nhưng anh C lại
chết trước cụ A. Trong trường hợp này, phải xác định D là người thế vị của
cha mình (anh C) để hưởng di sản của cụ A (vì anh C là người được hưởng di
sản của cụ A nếu còn sống).
Trong thực tế, vào thời điểm phân chia di sản thừa kế thường có hai trường
hợp xảy ra:
Một là, Người thừa kế không còn sống vào thời điểm phân chia di sản do đã
chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản.
Hai là, Người thừa kế không còn sống vào thời điểm phân chia di sản nhưng
còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Tuy nhiên, trong hai trường hợp trên có hai loại thừa kế, đối với trường hợp
thứ nhất chính là thừa kế thế vị theo Điều 677 BLDS năm 2005, trường hợp

thứ hai là thừa kế chuyển tiếp. Vậy, như thế nào là thừa kế chuyển tiếp? Thừa
kế chuyển tiếp là sự kế tiếp nhau trong thừa kế. Đây là trường hợp người thừa
kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng lại không còn sống vào thời
điểm phân chia di sản. Ví dụ: Ông A có con đẻ là B, ông B có con đẻ là anh
C. Ông A chết không để lại di chúc, di sản của ông A được chia theo pháp
luật. Ông B là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản của ông A. Tuy
nhiên, vào thời điểm phân chia di sản thì ông B chết cũng không để lại di
chúc. Anh C sẽ được thừa kế theo pháp luật di sản của ông B. Trong trường
hợp này B hưởng di sản của A và C hưởng di sản của B (trong khối di sản B
để lại thì có một phần là di sản của A mà B đã được thừa kế). Do đó, di sản
của A đã được chuyển tiếp cho C thông qua B. Đây chính là trường hợp thừa
kế chuyển tiếp.
Vì vậy, để tránh nhầm lẫn giữa thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp thì cần
phải phân biệt hai loại thừa kế này qua các tiêu chí:
- Thời điểm chết, đối với thừa kế thế vị thì người hưởng thừa kế đã


14
chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, còn thừa
kế chuyển tiếp thì người thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng
không còn sống vào thời điểm phân chia di sản.
- Thừa kế thế vị chỉ có ở thừa kế theo pháp luật, còn thừa kế chuyển
tiếp có thể có ở thừa kế theo pháp luật nhưng cũng có thể có ở thừa kế theo
di chúc. Do đó, người được hưởng di sản theo thừa kế thế vị phải có quan
hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản; còn người được hưởng di
sản theo thừa kế chuyển tiếp có thể không có quan hệ huyết thống với
người để lại di sản.
- Người hưởng thừa kế thế vị hẹp hơn người hưởng thừa kế chuyển
tiếp. Người hưởng thừa kế thế vị chỉ là con của người chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng người hưởng thừa kế chuyển

tiếp thì có thể bao gồm những người khác như vợ, chồng, cha, mẹ. Ngoài
ra, có thể là người ở hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba của người để lại di
sản. Thậm chí, có thể là người khác và các chủ thể khác nếu họ là người
được hưởng thừa kế theo di chúc.
1.2.

Thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng

Trước hết, quan hệ thừa kế theo hàng là cơ sở để xác định các vấn đề
liên quan đến thừa kế thế vị. Có thể kể đến các vấn đề sau:
Một là, Hàng thừa kế là căn cứ để xác định thừa kế thế vị trong trường
hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng
đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản. Bởi vì
thừa kế thế vị là là việc các con thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa
kế di sản của ông, bà hoặc các cụ đối với phần di sản mà nếu cha mẹ còn sống
sẽ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người để lại di sản.


15
Hai là, Hàng thừa kế là căn cứ để xác định phần di sản mà người thừa kế
thế vị được hưởng. Khoản 2 Điều 676 BLDS năm 2005 quy định “Những người
thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Do đó, nếu cha hoặc
mẹ được hưởng thừa kế ở hàng nào mà chết trước hoặc chết cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì con thay thế vị trí của cha, mẹ để hưởng thừa kế thế vị
phần di sản của cha, mẹ ở hàng đó. Ví dụ: Ông A có con là B, C, D. Anh B có
con là E và F. Ông A chết không để lại di chúc nên phần di sản của ông A sẽ
được chia theo pháp luật. Các con là B, C, D là những người thừa kế ở hàng thứ
nhất của ông A nên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, mỗi người sẽ được
hưởng một suất thừa kế bằng nhau và bằng 1/3 số di sản của ông A. Do B đã

chết trước ông A nên E và F sẽ thay thế cha mình là anh B để hưởng phần di sản
mà đáng lẽ B còn sống được hưởng. Như vậy, E và F sẽ được hưởng chung một
suất thừa kế bằng với suất thừa kế của C và D.
Căn cứ vào quy định về thứ tự hàng thừa kế tại khoản 1 Điều 676
BLDS năm 2005 và quy định về điều kiện chia di sản thừa kế theo hàng tại
khoản 3 Điều 676 BLDS năm 2005, sự cần thiết phải làm rõ trong những
trường hợp nào thì các cháu, các chắt được hưởng di sản của ông bà nội,
ngoại và các cụ nội, ngoại theo hàng thừa kế. Trong trường hợp nào thì cháu,
chắt được hưởng di sản của ông bà nội, ngoại và các cụ nội, ngoại theo thừa
kế thế vị. Bởi thực tiễn giải quyết các vụ án thường gặp những sai sót trong
việc xác định cháu và chắt là người thừa kế theo hàng hay thừa kế thế vị, dẫn
đến những vụ án tương tự nhau nhưng cách giải quyết của Tòa án lại không
giống nhau.
Để thấy rõ được sự khác nhau giữa thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng
tác giả đặt ra hai tiêu chí để phân biệt đó là tiêu chí về điều kiện hưởng thừa
kế và tiêu chí vị trí hưởng di sản thừa kế.


16
Thứ nhất, Điều kiện để hưởng thừa kế. Cháu hoặc chắt chỉ được hưởng
di sản của ông, bà hoặc các cụ theo thừa kế thế vị khi có đủ năm điều kiện
như đã trình bày tại mục 1.1 của luận văn.
Cháu hưởng di sản của ông, bà theo hàng thừa kế thứ hai khi không còn
ai ở hàng thừa kế thứ nhất ngoài cha hoặc mẹ cháu nhưng cha, mẹ cháu lại
không có quyền hưởng di sản của người để lại di sản.
Chắt hưởng di sản của các cụ theo hàng thừa kế thứ ba khi không còn ai
ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai đều không có quyền hưởng di
sản của người để lại di sản.
Như vậy, điều kiện để hưởng thừa kế theo hàng là không còn ai ở hàng
thừa kế trước ngoài cha hoặc mẹ nhưng cha, mẹ lại không có quyền hưởng di

sản của người để lại di sản.
Thứ hai, về vị trí hưởng thừa kế. Trong thừa kế thế vị, tất cả các con
thay thế vị trí của cha, mẹ hưởng thừa kế cùng với những người thừa kế ở
cùng hàng thừa kế với cha, mẹ.
Như vậy, việc cha hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm
với ông, bà nội, ông, bà ngoại thì con sẽ thay thế cha, mẹ đứng vào hàng thừa
kế thứ nhất để hưởng một suất thừa kế cùng với những người thừa kế khác ở
hàng thứ nhất của người để lại di sản. Ví dụ: Ông A có con là B, anh B có con
là C. Nếu B chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha là ông A thì C là
cháu sẽ thay thế bố là B để hưởng toàn bộ di sản của ông nội là A. Trong
trường hợp ông A có hai con nữa là E và F thì C là cháu sẽ được hưởng thừa
kế cùng với E và F ở hàng thừa kế thứ nhất và C được hưởng 1/3 khối di sản
của ông A.
Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với các cụ nội,
ngoại thì con sẽ thay thế cha, mẹ đứng vào hàng thừa kế thứ hai để hưởng một
suất thừa kế cùng với những người thừa kế khác ở hàng thứ hai của người để
lại di sản.


17
Nếu ông, bà đã chết trước cụ thì cháu sẽ thay thế vị trí của ông, bà để
hưởng thừa kế nhưng vì cháu cũng đã chết trước cụ nên chắt sẽ thay thế cháu
(con thay thế cha hoặc mẹ) để hưởng một suất thừa kế cùng với những người
thừa kế khác ở hàng thứ nhất của người để lại di sản. Có thể gọi đây là thế vị
của thế vị.
Thừa kế theo hàng: Cháu hưởng thừa kế di sản ở hàng thứ hai của người
để lại di sản trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết,
không có quyền hưởng di sản thì cháu được hưởng thừa kế di sản theo hàng
thừa kế thứ hai. Trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật tại hàng
thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai đều không có quyền hưởng di sản thì

chắt của người để lại di sản là các cụ nội, ngoại được thừa kế theo hàng thừa
kế thứ ba.
Như vậy, giữa thừa kế thế vị và quyền thừa kế của các cháu, chắt có
mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Mối quan hệ giữa thừa kế thế vị và quyền của các cháu nội,
cháu ngoại thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ hai của ông, bà.
- Trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng
thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì cháu được “thế vị” bố hoặc mẹ để nhận di sản thừa kế của ông,
bà; trường hợp này cháu không phải là người thừa kế theo hàng thứ hai.
Nếu tại hàng thừa kế thứ nhất có các con của người để lại di sản và
người con đó có các con (cháu của người để lại di sản), mà người con đã
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì những người
cháu của người để lại di sản được thừa kế thế vị. Trong trường hợp này, di
sản vẫn được chia theo pháp luật cho những người thừa kế ở hàng thừa kế
thứ nhất và cháu của người để lại di sản được “thế vị” bố hoặc mẹ mình
nhận di sản thừa kế.


18
Trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, do
không có quyền hưởng di sản thì cháu được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế
thứ hai.
Nếu ở hàng thừa kế thứ nhất còn có những người thừa kế khác ngoài
cha hoặc mẹ của cháu thì mặc dù cha hoặc mẹ cháu không có quyền hưởng di
sản thì cháu vẫn không được hưởng di sản vì cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai.
Khi đó di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế khác có quyền
hưởng thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất.
Thứ hai, Mối quan hệ giữa thừa kế thế vị và quyền thừa kế của chắt
ruột thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ ba.

Theo trình tự hưởng thừa kế theo hàng, chắt ruột được hưởng di sản
của các cụ cũng theo nguyên tắc hàng, nếu cả hàng thừa kế thứ nhất và hàng
thừa kế thứ hai không còn ai do đã chết, do không có quyền hưởng di sản thì
chắt sẽ hưởng thừa kế theo hàng thứ ba của các cụ. Tuy nhiên, không phải
mọi trường hợp nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ
hai do đã chết, thì chắt nói riêng và những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ
ba nói chung đều được thừa kế theo hàng.
Nếu những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ hai đều đã chết, mà
trong số những người đã chết có bố hoặc mẹ của chắt (là cháu nội, cháu ngoại
của người để lại di sản) do đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được thế vị hưởng di sản của cụ nội, cụ ngoại mà
không phải là người được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ ba, ngoài các
chắt đã được hưởng thừa kế thế vị cũng không được hưởng di sản thừa kế
theo hàng.
Trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế
thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai đều không có quyền hưởng di sản, đều bị
truất quyền hưởng di sản, đều từ chối nhận di sản thì chắt của người để lại di


19
sản là cụ nội, cụ ngoại được thừa kế theo hàng tại hàng thừa kế thứ ba cùng
với những người thừa kế khác tại hàng thừa kế thứ ba nếu có.
Điều 677 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp con của
người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống”.
Theo quy định trên thì thừa kế thế vị được hiểu là con thay thế vị trí
của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông, bà nội; ông, bà ngoại hoặc

các cụ nội ngoại, nếu bố, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với
những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của
người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của người đó
được hưởng nếu còn sống.
So với BLDS năm 1995, thì về cơ bản BLDS năm 2005 giữ lại quy
định của BLDS năm 1995 về hàng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, có bổ
sung cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà, chắt vào hàng thừa kế thứ ba
của các cụ. Chúng tôi cho rằng sự bổ sung này là cần thiết trong việc bảo vệ
quyền hưởng di sản của cháu đối với di sản của ông, bà và quyền hưởng di
sản của chắt với di sản của các cụ trong một số trường hợp cụ thể. Chẳng
hạn, cha của cháu là người thừa kế theo luật duy nhất của ông, bà nhưng lại
là người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643
BLDS năm 2005. Nếu không có bổ sung này thì trong trường hợp đó cháu sẽ
không được hưởng thừa kế di sản mà ông, bà để lại vì cháu không thuộc
hàng thừa kế nào của ông, bà và thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi cha, mẹ
chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông, bà và không bị tước quyền
thừa kế.


20
1.3.

Ý nghĩa của việc quy định về thừa kế thế vị

Pháp luật quy định về thừa kế thế vị là nhằm bảo vệ quyền lợi của các
cháu, chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp trong trường hợp cha
hoặc mẹ của cháu hoặc chắt lại chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc các cụ nội,
ngoại. Như vậy, quy định về thừa kế thế vị tại Điều 677 BLDS năm 2005 là
phù hợp với đạo lý và thực tiễn ở nước ta hiện nay. Một mặt, quy định đã bảo

đảm quyền lợi của những người có quyền thừa kế thế vị, mặt khác đảm bảo sự
thống nhất với nguyên tắc chung của quan hệ pháp luật dân sự trong trường
hợp thừa kế thế vị. Nguyên tắc chung đó được thể hiện ở chỗ, vào thời điểm
mở thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại
mà cha hoặc mẹ của cháu nội, cháu ngoại hoặc chắt nội, chắt ngoại đã chết thì
cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị nhận di sản thừa kế của ông, bà hoặc các
cụ nội, ngoại phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt còn sống
được hưởng; bất luận cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc
chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản. Vì quan hệ thừa kế là
quan hệ pháp luật dân sự, được xác lập giữa những người có quyền hưởng di
sản thừa kế theo pháp luật (theo trình tự hàng) và thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ những lợi ích
chính đáng của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản. Nhằm
bảo vệ quyền hưởng di sản của các cháu của người để lại di sản một cách trực
tiếp. Tránh tình trạng di sản của ông bà mà các cháu không được hưởng, lại
để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị bảo tồn được truyền thống và đạo lý
trong quan hệ giữa những người thân thuộc nhất của người để lại di sản đã và
đang được thừa nhận ở Việt Nam. Thừa kế thế vị có ý nghĩa rất lớn cả về mặt
đạo đức, cả về mặt kinh tế xã hội.


×