Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Pháp luật người cao tuổi và vấn đề bảo vệ người cao tuổi ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÙNG THỊ VÂN ANH

PHÁP LUẬT NGƢỜI CAO TUỔI VÀ VẤN ĐỀ BẢO
VỆ NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI MINH HỒNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Minh Hồng, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em hoàn thành Luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo
Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy chúng em
trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, em cũng xin được cảm ơn cha mẹ, người thân và các bạn học viên đã
luôn ở bên, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập cũng như
nghiên cứu.
Mặc đù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thành Luận văn này nhưng Luận văn sẽ


không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của
các thầy, cô giáo để Luận văn thêm hoàn thiện.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên

Phùng Thị Vân Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố
trong các công trình khác.

Tác giả luận văn

Phùng Thị Vân Anh


Bảng từ viết tắt:
Hôn nhân và gia đình

HN&GĐ

Nghị định số 06/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban Nghị định số 06/2011/NĐ-CP
hành ngày 14/01/2011 hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Người cao tuổi
Người cao tuổi

NCT


Tòa án

TA

Thông tư 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày Thông tư 35/2011/TT-BYT
15/10/2011 về Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi
Thông tư 21/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính Thông tư 21/2011/TT-BTC
ngày 18/02/2011 về việc quản lý và sử dụng kinh
phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi
tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương,
khen thưởng người cao tuổi


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
5. Những điểm mới của Luận văn .................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn ............................................................... 5
7. Kết cấu của Luận văn................................................................................................... 5
CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CAO TUỔI VÀ BẢO VỆ
NGƢỜI CAO TUỔI .......................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi và bảo vệ ngƣời cao tuổi................................................... 6
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi ..................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm bảo vệ người cao tuổi ........................................................................ 11
1.2. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới với vấn đề bảo vệ ngƣời cao tuổi ............... 15

1.2.1. Pháp luật của một số nước Bắc Âu với vấn đề bảo vệ người cao tuổi.................. 15
1.2.2. Pháp luật một số nước châu Á với vấn đề bảo vệ người cao tuổi......................... 17
1.3. Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật ngƣời cao tuổi Việt Nam về bảo vệ ngƣời
cao tuổi ........................................................................................................................... 20
1.3.1. Giai đoạn trước năm 2000 .................................................................................. 21
1.3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 ................................................................ 22
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay .......................................................................... 24
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NGƢỜI CAO TUỔI VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ NGƢỜI CAO TUỔI ......................................................... 29
2.1. Quy định của pháp luật ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện hành về quyền và nghĩa
vụ của ngƣời cao tuổi ................................................................................................... 29
2.1.1. Quyền của người cao tuổi ............................................................................... 29
2.1.2. Nghĩa vụ của người cao tuổi ........................................................................... 38


2.2. Quy định của pháp luật ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện hành về trách nhiệm
của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ ngƣời cao tuổi ........................ 39
2.3. Quy định của pháp luật ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện hành về cách thức bảo vệ
ngƣời cao tuổi ................................................................................................................. 43
2.3.1. Cách thức bảo vệ người cao tuổi khi quyền của người cao tuổi bị xâm
phạm ........................................................................................................................... 43
2.3.2. Cách thức bảo vệ người cao tuổi khi quyền của chủ thể khác bị xâm
phạm ........................................................................................................................... 45
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN BẢO VỆ NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN ................................................................................ 47
3.1. Thực tiễn bảo vệ ngƣời cao tuổi ở Việt Nam hiện nay............................................. 47
3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ người cao tuổi................................... 47
3.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong việc bảo vệ người cao tuổi ............................... 51
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ ngƣời cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay .................................................................................................................................. 60

3.2.1. Giải pháp về mặt pháp lí ..................................................................................... 60
3.2.3. Giải pháp về mặt xã hội ...................................................................................... 64
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 70

Danh mục tài liệu tham khảo


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Người cao tuổi (NCT) Việt Nam là lớp người có vai trò, vị trí quan trọng đối với gia đình
và xã hội, là nguồn nội sinh quý giá của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất
nước. Dù tuổi đã cao nhưng bằng trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm và uy tín với cộng đồng, NCT đã
nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng
chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cùng con, cháu tham gia
làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo; mạnh dạn đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực xã hội…
Kế thừa đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Kính lão, trọng thọ” của dân tộc,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm ban hành các văn bản pháp luật về NCT và bảo vệ NCT,
tiêu biểu là Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) và Luật NCT. Để giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, Luật HN&GĐ là cơ sở pháp lý đầu tiên ghi nhận và bảo vệ
quyền được phụng dưỡng, chăm sóc, thương yêu, quan tâm, giúp đỡ của NCT từ vợ, chồng,
con, cháu, anh, chị, em cũng như các thành viên khác trong gia đình. Cùng với đó là sự ra đời
của Luật NCT - văn bản trực tiếp ghi nhận và bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của NCT, chăm
sóc và phát huy vai trò NCT. Từ đó có thể thấy việc phát huy vai trò NCT và chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần NCT là trách nhiệm của tất cả các gia đình, Nhà nước và toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng được nâng cao, điều kiện vật chất
và đời sống tinh thần của mỗi người được cải thiện, NCT đã được gia đình, Nhà nước và cả xã
hội quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn, được tham gia nhiều hoạt động xã hội, được phát huy vai

trò của mình đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các phong trào thi
đua do Hội NCT các cấp phát động như “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Tuổi
cao - gương sáng”… đã góp phần phát huy vai trò NCT trong việc nêu gương sáng về đạo đức
cho con, cháu học tập, noi theo, gìn giữ và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, góp phần xây
dựng gia đình văn hóa. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều trường hợp quyền, lợi ích hợp
pháp của NCT bị xâm phạm, NCT thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội, thậm chí
họ còn bị con, cháu đánh đập, mắng nhiếc, bị ngược đãi, bị bỏ đói… Điển hình là việc đôi vợ
chồng già hơn 80 tuổi ở Quốc Oai (Hà Nội), mặc dù sinh hạ được bảy người con nhưng cuối đời


2
lại bị con cái hắt hủi đuổi ra khỏi nhà cùng cỗ quan tài, phải ở nhờ đình làng [48] hay câu
chuyện ông cụ 87 tuổi bị con đưa ra nằm ngoài vỉa hè ở phố Núi Trúc (Hà Nội) [49]. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó cần phải kể đến: những bất cập trong quy định
pháp luật NCT hiện hành; cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật NCT về bảo vệ NCT chưa thực
sự phát huy được hiệu quả; nhận thức của đa số người dân về vấn đề bảo vệ NCT còn chưa
cao…
Vì vậy, việc nghiên cứu về NCT và bảo vệ NCT, đánh giá thực tiễn bảo vệ NCT trong
gia đình cũng như ngoài xã hội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này là một yêu cầu cần thiết, cấp bách. Theo đó,
đề tài “Pháp luật NCT và vấn đề bảo vệ NCT ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn để đáp ứng
nhu cầu khách quan nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xã hội càng phát triển thì sự quan tâm đến những đối tượng yếu ớt, dễ bị tổn thương càng
rõ rệt. Cũng vì lẽ đó mà đã có rất nhiều bài báo, bài viết... đề cập đến NCT – lớp người “cây cao,
bóng cả” của dân tộc.
Dưới góc độ xã hội học, có thể kể đến các bài viết như: “Chăm sóc NCT ở một số nước
châu Á” của tác giả Bùi Thị Hương Trầm, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 56 (8/2011); “Các
nước Bắc Âu với chính sách chăm sóc NCT” của tác giả Lan Hương, đăng trên Tạp chí Cộng
sản số 62 (2/2012). Với các mô hình chăm sóc NCT ở một số nước trên thế giới mà những bài

viết này đưa ra, chúng ta đã tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu nhằm
nâng cao hơn nữa quyền chăm sóc, phụng dưỡng của NCT nước ta. Hay bài viết “Tâm trạng của
NCT trong mối quan hệ gia đình qua nghiên cứu một số chân dung tâm lý” của tác giả Trần
Hoàng Thị Ngọc Diễm, đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 9/2013 đã chủ yếu đi vào nghiên cứu
trạng thái tâm lý của NCT trong mối quan hệ gia đình.
Dưới góc độ luật học, cũng trong một bài nghiên cứu của mình (Khoá luận tốt nghiệp
“Bạo lực gia đình đối với NCT ở Việt Nam hiện nay”), học viên đã có dịp tìm hiểu về NCT
nhưng trong một phạm vi hoàn toàn khác.
Như vậy, nhìn chung thì việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về NCT và bảo vệ NCT,
tìm hiểu pháp luật NCT về bảo vệ NCT, đánh giá thực tiễn bảo vệ NCT và đưa ra những giải


3
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này còn khá
mới mẻ, chưa có một công trình nghiên cứu dưới góc độ luật học nào nghiên cứu toàn diện về
vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về NCT và bảo vệ
NCT, tìm hiểu pháp luật NCT về bảo vệ NCT, đánh giá thực tiễn bảo vệ NCT ở Việt Nam hiện
nay và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về vấn đề này.
Với mục đích như vậy, việc nghiên cứu sẽ có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về NCT và bảo vệ NCT về mặt lý luận.
- Tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật NCT Việt Nam hiện hành về bảo vệ
NCT.
- Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn bảo vệ NCT ở Việt Nam hiện nay không chỉ trong gia đình
mà cả ngoài xã hội, chỉ rõ những thành tích đạt được cũng như những bất cập, yếu kém.
- Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật NCT hiện hành cũng như thực tiễn bảo
vệ NCT ở nước ta hiện nay, Luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này.

Từ những nhiệm vụ trên, Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi những quy định của
pháp luật NCT Việt Nam hiện hành về bảo vệ NCT và thực tiễn bảo vệ NCT ở Việt Nam trong
những năm qua.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong Luận văn này, học viên sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân gia
đình. Đó chính là phương pháp biện chứng duy vật.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:


4
- Phương pháp mô tả được sử dụng trong quá trình liệt kê, khái quát các quy định của
pháp luật NCT Việt Nam hiện hành về quyền, nghĩa vụ của NCT, những hành vi bị cấm thực
hiện đối với NCT…
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được dùng khi phân tích các vấn đề liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của NCT, những hành vi bị cấm thực hiện nhằm bảo vệ NCT... khái
quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong Luận văn.
- Phương pháp quy nạp được học viên sử dụng nhằm đưa ra các nhận định, các kết luận
về những vấn đề đã được phân tích, làm rõ trước đó.
- Phương pháp so sánh khi nghiên cứu lịch sử phát triển của pháp luật NCT Việt Nam về
bảo vệ NCT.
- Phương pháp thống kê được dùng trong quá trình xử lý các số liệu mà học viên thu thập
được nhằm đánh giá một cách khách quan về thực tiễn bảo vệ NCT ở Việt Nam trong những
năm vừa qua.
5. Những điểm mới của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về pháp luật NCT và vấn đề bảo
vệ NCT ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã trình bày được các điểm
mới sau:
- Xây dựng được một định nghĩa mới về NCT Việt Nam bên cạnh định nghĩa được ghi

nhận trong Luật NCT 2009. Theo đó, các đặc điểm về NCT được chỉ ra rõ ràng cho thấy sự
khác biệt của đối tượng nghiên cứu so với các đối tượng khác như trẻ em...
- Xây dựng được định nghĩa về bảo vệ NCT Việt Nam.
- Đưa ra những đánh giá nhất định về sự hình thành và phát triển của pháp luật NCT Việt
Nam về bảo vệ NCT.
- Khái quát, phân tích các quy định của pháp luật NCT Việt Nam hiện hành về việc bảo
vệ NCT.


5
- Đánh giá được những thành tựu, hạn chế trong việc bảo vệ NCT ở nước ta thời gian qua
cả trong phạm vi gia đình và xã hội.
- Làm sáng tỏ những vướng mắc, cản trở làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng
pháp luật NCT về bảo vệ NCT.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về vấn đề này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Nội dung của Luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là NCT Việt
Nam. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật NCT, chúng ta sẽ nhận thức được rằng bảo
vệ NCT không phải chỉ là bảo vệ bằng pháp luật mà còn bảo vệ bằng các cơ chế khác nhau.
Chúng ta sẽ biết được các quyền và nghĩa vụ của NCT, những hành vi bị cấm thực hiện đối với
NCT, chính sách của Nhà nước ta trong việc chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò của NCT...; thấy
được thực tiễn bảo vệ NCT ở nước ta hiện nay và từ đó sẽ biết tôn trọng và bảo vệ NCT, phát
huy vai trò to lớn của NCT trong gia đình và xã hội. Học viên cũng hy vọng Luận văn sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu liên quan đến pháp luật
NCT.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn
gồm ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về NCT và bảo vệ NCT;

Chương 2. Quy định của pháp luật NCT Việt Nam hiện hành về bảo vệ NCT;
Chương 3. Thực tiễn bảo vệ NCT ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện.


6
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CAO TUỔI VÀ BẢO VỆ NGƢỜI CAO TUỔI

1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi và bảo vệ ngƣời cao tuổi
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
1.1.1.1. Định nghĩa
NCT còn được gọi là phụ lão, người cao niên hay người già. Theo Từ điển Tiếng Việt,
NXB Đà Nẵng thì người cao niên được hiểu là “người đã nhiều tuổi” [18, tr.113]. Phụ lão được
hiểu là “người già cả” [18, tr.789].
Dưới góc độ xã hội, có thể hiểu NCT là người tuổi đã cao, đã già và thường đã có những
cống hiến nhất định cho gia đình, xã hội.
“Trong quan niệm của cộng đồng quốc tế, NCT là một nhóm xã hội trong nhóm dễ bị tổn
thương bởi những đặc điểm về tâm, sinh lý” [12]. Do đó, các quyền của NCT có nguy cơ cao bị
bỏ quên hay bị vi phạm. Chính vì lẽ đó, NCT cần được bảo vệ đặc biệt hơn so với các đối tượng
khác trong xã hội.
Ở Việt Nam, NCT là lớp người có vai trò, vị trí quan trọng đối với gia đình và xã hội. Họ
là tấm gương sáng trong lao động, học tập, cống hiến và nghệ thuật ứng xử để con cháu noi
theo. NCT là những con người đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và hi sinh
tuổi thanh xuân của mình để gìn giữ nền độc lập ấy. Ngày nay, NCT vẫn là một trong những lực
lượng nòng cốt ở cơ sở và trong mỗi gia đình, nêu gương, kiên trì hướng dẫn, động viên con
cháu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy dân chủ ở cơ sở, bảo vệ môi trường sống,
đóng góp để kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh.
Dưới góc độ pháp lý, căn cứ vào các dấu hiệu khác nhau mà phổ biến và đặc trưng nhất
là dấu hiệu tuổi thọ con người mà mỗi Nhà nước đưa ra khái niệm NCT của mình. Ở hầu hết các

nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là NCT. Quỹ Dân số Liên hợp quốc cũng định nghĩa
“NCT là những người từ 65 tuổi trở lên” [21]. Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì
mốc tuổi này không phù hợp. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia,


7
song, Liên Hợp quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là “từ 60 tuổi trở lên trong đó phân
ra làm ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên)” [30].
Ở Việt Nam, vào những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, do tuổi thọ của người dân còn thấp
mà những người từ 50 tuổi trở lên đã được xem là NCT. Ngày nay, cùng với sự tăng lên của tuổi
thọ con người, quan niệm về NCT cũng dần thay đổi. Điều 2 Luật NCT năm 2009 quy định
NCT là “công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” với cả nam và nữ. Mặc dù theo Bộ luật lao
động, nữ giới 55 tuổi về hưu nhưng tới 60 tuổi họ mới được coi là NCT. Sở dĩ Luật NCT quy
định như vậy là bởi theo phong tục tập quán truyền thống, những người từ 60 tuổi trở lên đã
hoàn thành một chu kì về sinh học. Hơn nữa, sức khỏe của đa số người Việt Nam ở lứa tuổi nói
trên đều đã giảm sút rất nhiều. Ngoài ra, xuất phát từ điều kiện thiếu thốn về vật chất, chế độ
dinh dưỡng, y tế như trước đây mà đã hình thành nên quan niệm xã hội cho rằng người sống đến
tuổi 60 thì đã được xem là sống lâu. Quan niệm này cho đến nay vẫn duy trì và tồn tại trong xã
hội ta dù cho điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất của con người đã từng bước được cải thiện
hơn.
Ở lứa tuổi trên, NCT được xem là lớp người cận kề “xưa nay hiếm”. Với họ, ý thức về
ngành nghề, giới tính, địa vị xã hội, vinh quang trong quá khứ… dần dần lùi xa. Sức khỏe giảm
sút, địa vị kinh tế có sự thay đổi, điều này chi phối các yếu tố tâm lý (vui, buồn, lo, nghĩ…) của
NCT. Mong muốn lớn nhất của NCT là được sự tôn trọng của con cháu, của thế hệ trẻ và có cơ
hội để tiếp tục giúp đỡ người thân, cống hiến cho xã hội.
Đồng thời, NCT là những công dân đã có một thời gian dài hi sinh, cống hiến cho đất
nước và miệt mài lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Do đó, khi đã về già, họ sẽ được
pháp luật đảm bảo các điều kiện tốt nhất để nghỉ ngơi, dưỡng già, được các thành viên khác
trong gia đình quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng và bảo vệ.
Như vậy, trên cơ sở quy định của Luật NCT và với những phân tích ở trên, chúng ta có

thể đưa ra định nghĩa về NCT Việt Nam như sau:
“NCT Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn
thương, cần được sự quan tâm, bảo vệ, chăm sóc đặc biệt của gia đình, Nhà nước và toàn xã
hội”.


8
1.1.1.2. Đặc điểm
NCT có một số đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, NCT là người từ đủ 60 tuổi trở lên:
Đặc điểm này nhằm phân biệt NCT với các đối tượng khác, như trẻ em, người thành
niên... Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi (Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
2004)), người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 20 Bộ luật dân sự 2005)… thì phải
từ đủ 60 tuổi trở lên, một công dân mới trở thành NCT.
Theo quy định của tại khoản 1 Điều 187 Bộ luật lao động năm 2012 thì tuổi nghỉ hưu là
60 với nam giới và 55 với nữ giới. Theo đó, nam giới nghỉ hưu mà đủ 60 tuổi trở lên thì là NCT.
Nữ giới dù đến tuổi nghỉ hưu hay cả trường hợp nam giới nghỉ hưu sớm mà chưa đủ 60 tuổi thì
vẫn chưa được xem là NCT. Khi từ đủ 60 tuổi trở lên, là NCT, họ sẽ được nghỉ ngơi, dưỡng già,
vui vầy cùng con cháu, được hưởng những chính sách ưu đãi mà Nhà nước dành cho họ. Trách
nhiệm của các gia đình, Nhà nước và toàn xã hội là phát huy vai trò của NCT, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho họ.
- Thứ hai, NCT là một nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương:
Như đã nói, theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, NCT là một nhóm xã hội
trong nhóm dễ bị tổn thương bởi những đặc điểm về tâm, sinh lý. Khi về già, tâm lý của NCT
thường thay đổi thất thường. NCT thường nhắc nhiều hơn đến quá khứ đã qua. Nhiều cán bộ đã
nghỉ hưu, trở nên nhàn rỗi nên có cảm giác hụt hẫng, mất đi vị thế trong gia đình và xã hội. Từ
đó mà tính tình của NCT cũng thay đổi theo, trở nên cố chấp, bảo thủ và bị gánh nặng quá khứ
đè nén. Thêm vào đó, guồng quay của cuộc sống hiện đại kéo người trẻ lao vào công việc, ít thời
gian dành cho gia đình hơn. Điều này khiến cho NCT có cảm giác bị bỏ rơi, là người thừa trong
gia đình. Ngoài ra, khi các nhu cầu của bản thân không được con cháu để ý tới, NCT dễ bị tủi

thân, mặc cảm.
Hơn thế nữa, do quy luật sinh học, sức khoẻ của NCT yếu hơn lớp trẻ tuổi, nhất là về thể
chất. “NCT thường mắc các bệnh thường mắc các bệnh lão khoa, như các bệnh liên quan đến
tim mạch (xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vành…) hô hấp (viêm phế quản, hen …),
tiêu hoá, tiết niệu (u xơ tiền liệt tuyến…), xương khớp (vôi hóa, loãng xương…), rối loạn chuyển


9
hoá máu (tăng gluco, cholesterol…), thần kinh (parkinson, alzheimer, trầm cảm…)” [12]. Theo
khảo sát năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì “huyết áp, tiền liệt tuyến, rối
loạn tiểu tiện, những bệnh tật phát sinh như sa sút tinh thần có tới 95% NCT có bệnh, chủ yếu là
các bệnh mãn tính như: Xương khớp, tim mạch và và trầm cảm lại có xu hướng tăng. Đáng lo
ngại là, đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy, khi phát hiện bệnh
thường đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn, dẫn đến nguy cơ khuyết tật ở NCT
cũng rất cao, trong đó, thường gặp nhất là mất thị lực và thính lực” [27].
Kết quả điều tra quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011 cho thấy “hỗ trợ của con cái và
thu nhập từ lao động là những nguồn thu nhập chủ yếu dành cho chi tiêu hàng ngày của NCT,
trong khi lương hưu/trợ cấp chỉ đóng vai trò nhỏ” [52]. Theo đó, khi tuổi ngày một cao lên, kéo
theo đó là sức khỏe và sức lao động ngày càng giảm sút thì NCT sẽ dễ bị tổn thương khi thu
nhập từ lao động giảm nhanh và hỗ trợ của con cháu giảm. Do vậy, không chỉ gia đình mà cả xã
hội cần dành sự quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa cho đối tượng đặc biệt này.
- Thứ ba, NCT là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm, vốn sống, có hiểu biết sâu rộng
về văn hóa, nghệ thuật cũng như các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, NCT đang “tích
cực đẩy mạnh phong trào hiến kế, hiến công, đóng góp công sức, kiến thức, kinh nghiệm, tham
gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện cuộc vận động xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nêu gương sáng trên các lĩnh vực sản xuất, xóa đói
giảm nghèo, tham gia tư vấn, hoạt động phong trào, hội, đoàn thể...” [3]. NCT thường giữ vai
trò trọng trách trong các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở: như tổ chức Đảng, Chính quyền,

Mặt trận. NCT còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xã hội như phong trào xây dựng
khu dân cư văn hoá, tổ chức hoà giải, tổ chức khuyến học, khuyến tài… của địa phương và dòng
họ. Họ chính là những tấm gương sáng để giáo dục con cháu, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn. Sự đóng góp công sức và những việc làm thiết thực của NCT cho cộng đồng dân cư tạo
dựng được cuộc sống tình nghĩa, đậm đà thôn xóm.
Ngoài ra, NCT còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lại những kinh nghiệm, dạy
dỗ con cháu và làm sống lại các những giá trị truyền thống, các quy tắc xã hội, các nghi lễ của


10
dân tộc... Tóm lại, có thể thấy những kinh nghiệm và vốn sống đó ở NCT rất cần được khích lệ
và phát huy.
- Thứ tư, NCT phần đông là phụ nữ:
Số cụ bà tƣơng ứng với 100 cụ ông
Nhóm tuổi
Năm 1999

Năm 2009

60-64

122

125

65-69

125

138


70-74

141

149

75-79

167

150

80-84

192

174

85+

232

239

Chung

140

147


Bảng số liệu: Số cụ bà tương ứng với 100 cụ ông [47, tr.15]:
Số liệu thống kê cho thấy, dù ở độ tuổi nào thì số NCT là phụ nữ cũng nhiều hơn so với
số NCT là nam. Đáng chú ý là từ tuổi 85 trở lên, số NCT là nữ nhiều gấp hơn 2 lần số NCT là
nam. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó rượu bia, thuốc lá cũng như áp lực
công việc và cuộc sống khiến cho NCT là nam có tuổi thọ thấp hơn NCT là nữ.
- Thứ năm, NCT chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp:
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% NCT sống ở nông thôn. Hiện nay,
hầu hết NCT ở khu vực nông thôn đang tự tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp với thu nhập
không ổn định và là nông dân. Theo số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (2008)
có khoảng 43% NCT hiện vẫn đang làm việc. Tỷ lệ NCT ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi
tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với NCT sinh sống tại khu vực đô thị và
nam giới cao tuổi.


11
- Thứ sáu, tính cho đến nay, đại đa số NCT Việt Nam đều là những người đã trải qua từ
1-2 cuộc chiến tranh vệ quốc, trong đó có rất nhiều người đã có những đóng góp to lớn cho việc
giữ gìn nền độc lập của đất nước:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì trong số hơn 8 triệu NCT hiện nay, có: “6.900
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 7.000 người là lão thành cách mạng, 30.000 người là cán bộ đã
từng bị địch bắt, giam cầm, tra tấn, 500.000 người là thương bệnh binh 100.000 là người thanh
niên xung phong, 5.000 người có công với cách mạng có thể nói độc lập dân tộc, chủ quyền
quốc gia của nhân dân ta được vững bền như ngày nay có phần đóng góp vô giá của các thế hệ
NCT” [12]. Với những cống hiến và hi sinh của NCT cho đất nước, chúng ta càng cần có những
chính sách ưu ái hơn dành cho lớp người này.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ người cao tuổi
1.1.2.1. Khái niệm
Trong khoa học pháp lý chưa có định nghĩa về bảo vệ NCT. Vấn đề bảo vệ NCT mới chỉ
được nói đến là những phương thức bảo vệ nhất định.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “bảo vệ” là “chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn
luôn được nguyên vẹn” [18, tr.40]. Theo đó, bảo vệ NCT là hành vi của một chủ thể nhất định
nhằm chống lại mọi sự xâm phạm đến quyền của NCT nhằm bảo đảm cho quyền đó được bảo
vệ.
Có rất nhiều phương thức để bảo vệ NCT, bao gồm: bảo vệ NCT bằng hệ thống chính
sách, pháp luật và bảo vệ NCT bằng các cách thức mang tính xã hội như các hoạt động chăm
sóc sức khỏe, văn hóa… Song, phương thức quan trọng và không thể thiếu ấy chính là việc bảo
vệ NCT bằng pháp luật. Điều này xuất phát từ chính bởi tính cưỡng chế của pháp luật. Do vậy,
để bảo vệ NCT được tốt nhất thì đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
đồng bộ.
Khi nói đến pháp luật thì không chỉ dừng lại ở các quy định trên giấy mà còn bao gồm
việc thực thi nó. Vì thế, bất cứ một văn bản pháp luật nào cũng chứa đựng những quy định về
việc thực thi pháp luật. Chẳng hạn như Luật HN&GĐ khi quy định về quyền được chăm sóc,
phụng dưỡng, thương yêu, giúp đỡ của con, cháu, các thành viên khác trong gia đình dành cho
NCT, Luật này còn ghi nhận cả vấn đề cấp dưỡng nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần


12
cho những NCT không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình. Luật HN&GĐ
còn nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ NCT cũng như có quy định riêng về xử lý vi
phạm với những người vi phạm. Luật NCT với tư cách là văn bản trực tiếp điều chỉnh vấn đề
bảo vệ NCT không những đã quy định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ của NCT mà còn quy định
cụ thể trách nhiệm cho gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát
huy vai trò NCT. Như vậy, khi chúng ta nghiên cứu, phân tích vấn đề bảo vệ NCT thì không thể
chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định của Luật HN&GĐ, Luật NCT mà còn phải phân tích
những biện pháp bảo đảm các quyền của NCT.
Việc bảo vệ NCT bằng pháp luật trước hết phải được hiểu là sự ghi nhận trong pháp luật
quyền, nghĩa vụ cho NCT, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội trong chăm sóc, phụng
dưỡng, phát huy vai trò NCT. Thêm vào đó, trong trường hợp NCT bị chủ thể khác vi phạm
quyền hay có hành vi vi phạm quyền của chủ thể khác thì NCT được pháp luật bảo vệ. Chính vì

vậy, việc bảo vệ quyền của NCT phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước. Nhà
nước ghi nhận các quyền cho NCT và bảo đảm cho những quyền này được thực hiện.
Từ những phân tích kể trên, có thể đưa ra định nghĩa về bảo vệ NCT như sau:
“Bảo vệ NCT là tổng hợp những phương thức do pháp luật quy định để ghi nhận quyền,
nghĩa vụ cho NCT, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội trong chăm sóc, phụng dưỡng,
phát huy vai trò NCT, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền của NCT và cơ chế
bảo vệ NCT đối với hành vi vi phạm của họ”.
Định nghĩa này thể hiện những nội dung sau:
- Chủ thể bảo vệ NCT:
Vấn đề bảo vệ NCT từ lâu đã được cả nhân loại quan tâm và ghi nhận. Pháp luật nước ta
cũng không phải ngoại lệ. Các chính sách ưu đãi mà Nhà nước dành cho NCT, các quyền của
NCT trong Luật HN&GĐ, Luật NCT đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, đòi hỏi của NCT
nước ta và toàn xã hội. Bởi ai trong chúng ta rồi cũng tới lúc về hưu, trở thành NCT, cần được
nghỉ ngơi, dưỡng già, cần được sự quan tâm, chăm lo của gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn già hóa dân số hiện nay, vấn đề bảo vệ NCT được xem là mối bận tâm
của Nhà nước, xã hội và mỗi cá nhân. Bảo vệ NCT có thể do một cá nhân, một tổ chức, một
quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, nó cần sự chung tay, góp sức, đòi
hỏi trách nhiệm của cả cộng đồng. Mọi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, bảo


13
vệ NCT. NCT cũng đóng vai trò “chủ thể bảo vệ” khi quyền của mình bị xâm phạm, có thể
bằng cách: Tự mình bảo vệ và yêu cầu sự bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Các
cá nhân, tổ chức có liên quan chỉ bảo vệ NCT trong những trường hợp pháp luật quy định,
chẳng hạn như khi NCT có đơn thư, khiếu nại, tố cáo về việc quyền lợi của họ bị xâm phạm…
- Đối tượng được bảo vệ là NCT:
Đặc điểm này nhằm phân biệt bảo vệ NCT với bảo vệ phụ nữ, bảo vệ trẻ em… Nếu như
bảo vệ phụ nữ có đối tượng được bảo vệ là phụ nữ, tức là nhũng người mang giới tính nữ; đối
tượng của bảo vệ trẻ em là những người dưới 18 tuổi thì đối tượng của bảo vệ NCT là những
công dân Việt Nam từ trên 60 tuổi trở lên, là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, có nhiều kinh

nghiệm sống quý báu, có nhiều đóng góp quan trọng cho gia đình và xã hội. Việc bảo vệ nhóm
đối tượng này thể hiện chính sách nhân văn, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, phản
ánh được tâm tư, nguyện vọng, đòi hỏi của NCT và toàn xã hội.
- Hoạt động bảo vệ NCT:
Hoạt động bảo vệ NCT là những cách thức để chống lại các hành vi xâm phạm tới
quyền, lợi ích hợp pháp của NCT cũng như bảo vệ NCT trong trường hợp họ xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Trường hợp NCT bị chủ thể khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, họ có thể sử dụng
hai cách thức phổ biến sau để bảo vệ quyền: Tự mình bảo vệ và yêu cầu sự bảo vệ của các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ lựa chọn những cách thức bảo vệ quyền
lợi khác nhau (Ví dụ: Bản thân NCT có thể bảo vệ quyền của mình bằng cách sử dụng cả hai
biện pháp trên).
Pháp luật ghi nhận các quyền của NCT và quy định việc thực hiện, bảo vệ các quyền của
NCT. Trên cơ sở đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để cho
NCT được hưởng quyền trên thực tế.
Trường hợp NCT có hành vi xâm phạm quyền của chủ thể khác, NCT vẫn được bảo vệ.
Chẳng hạn: Pháp luật hình sự quy định không tạm giam với người già yếu phạm tội trừ một số
trường hợp đặc biệt. Hay người già phạm tội được xem là tình tiết giảm nhẹ một phần trách
nhiệm, hình phạt. Đó chính là những quy định thể hiện truyền thống nhân văn, “Kính lão trọng
thọ” của dân tộc ta.


14
1.1.2.2. Ý nghĩa
Bảo vệ NCT không chỉ có ý nghĩa trực tiếp với NCT mà còn có ý nghĩa thiết thực với gia
đình và toàn xã hội.
- Đối với NCT:
Trước hết, bảo vệ NCT sẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NCT. Như đã nói có rất
nhiều phương thức bảo vệ NCT, trong đó pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó có sức
mạnh cưỡng chế. Nhờ có pháp luật mà những chính sách dành cho NCT được bảo đảm thực

hiện trên thực tế, nhất là các quyền mà pháp luật ghi nhận cho NCT. Điều này có ý nghĩa hết sức
sâu sắc khi mà trong cuộc sống, quyền, lợi ích hợp pháp của NCT thường hay bị xâm phạm.
Bằng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật NCT một cách sâu rộng, pháp luật được
đại bộ phận người dân giác ngộ, từ đó, họ sẽ có ý thức tôn trọng và thực hiện những hành vi, cư
xử với NCT cho đúng mực, đúng pháp luật. Bản thân NCT cũng từ đó mà tự nhận thức về
quyền, nghĩa vụ… của mình và nâng cao ý thức tự bảo vê khi quyền… mà pháp luật ghi nhận
cho họ bị xâm pham. Trường hợp, quyền, lợi ích hợp pháp của NCT bị xâm phạm thì pháp luật
với cơ chế bảo vệ NCT sẽ phát huy hiệu quả của mình trên thực tiễn.
Việc bảo vệ NCT còn giúp cho NCT có được tâm lý thoải mái, niềm tin vào cuộc sống.
NCT sẽ yên tâm với những ưu tiên, bảo đảm mà Nhà nước, xã hội, gia đình dành cho mình,
NCT sẽ có cuộc sống vật chất cũng như tinh thần ngày một cải thiện hơn. Từ đó sẽ tạo thuận lợi
cho việc phát huy vai trò, tiềm năng vô tận của NCT. NCT sẽ yên tâm cống hiến, tham gia làm
kinh tế, mang hết những hiểu biết, kinh nghiệm, kiến thức quý báu của mình truyền dạy cho lớp
lớp cháu con… nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đối với gia đình:
Không chỉ có ý nghĩa với bản thân NCT, vấn đề bảo vệ NCT còn có ý nghĩa thiết thực
với gia đình của NCT, nơi gắn bó với NCT nhất. Thông qua các quy định pháp luật về quyền
của NCT, về những chính sách ưu tiên mà Nhà nước, xã hội dành cho NCT, về việc phát huy
vai trò của NCT… cũng như những biện pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật, gia đình của
NCT sẽ nhận thức và có ý thức giác ngộ pháp luật, từ đó, họ sẽ “sống và làm việc theo pháp
luật” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCT trong gia đình họ. Khi những thành viên
khác trong gia đình có sự hiểu biết, sự quan tâm, tôn trọng NCT và bảo đảm cho quyền, lợi ích
của NCT được thực hiện thì thế hệ trẻ, nhất là các em nhỏ sẽ có được ý thức “kính lão trọng thọ”


15
với NCT, từ đó góp phần hình thành nên những gia đình có văn hóa, sống hòa thuận, đầm ấm,
hạnh phúc.
Thêm vào đó, gia đình NCT bằng hiểu biết pháp luật của mình sẽ có những phản hồi,
những hành vi nhất định khi quyền, lợi ích hợp pháp của NCT bị một thành viên gia đình hoặc

một ai khác xâm phạm hay khi những chính sách, pháp luật dành cho NCT trên thực tế có điểm
chưa phù hợp, còn bất cập. Ngay cả trong trường hợp NCT xâm phạm quyền của chủ thể khác,
gia đình họ vẫn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ NCT khi những
chính sách nhân đạo mà Nhà nước dành cho NCT bị vi phạm. Điều này sẽ là cơ sở cho những
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, những nhà làm luật để họ đưa ra những quy phạm pháp luật
hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, gia đình của NCT cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, được hỗ trợ nhiều hơn vì
không chỉ riêng gia đình mà cả Nhà nước và xã hội cùng “chung tay, góp sức”, dành sự quan
tâm, chăm lo cho NCT.
- Đối với xã hội:
Vấn đề bảo vệ NCT từ lâu đã luôn được cả xã hội quan tâm, ủng hộ. Chính vì vậy, chúng
ta đã xây dựng một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ về vấn đề này và đã nhận được sự đồng
thuận từ xã hội. Một khi quyền, lợi ích hợp pháp của NCT được bảo đảm bằng pháp luật thì việc
phát huy vai trò của NCT sẽ thuận lợi hơn. Từ đó, NCT sẽ phát huy vai trò quan trọng của mình
vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hơn thế nữa, việc bảo vệ NCT còn nhằm kế thừa và phát huy truyền thống pháp luật tốt
đẹp của dân tộc ta. Đó chính là truyền thống thương yêu, kính trọng NCT, sự quan tâm, chăm lo
của toàn xã hội dành cho NCT. Điều này là tiền đề cho một xã hội tốt đẹp với những nhân cách
hoàn thiện, những gia đình văn hóa…
1.2. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới với vấn đề bảo vệ ngƣời cao tuổi
1.2.1. Pháp luật của một số nước Bắc Âu với vấn đề bảo vệ người cao tuổi
Các nước Bắc Âu nổi tiếng thế giới về mô hình “Nhà nước phúc lợi” nên vấn đề bảo vệ
NCT được quan tâm đặc biệt. Theo đó, NCT ở các nước này không chỉ được hưởng một cuộc
sống sung túc, khỏe mạnh mà còn có ý nghĩa.


16
Ở Bắc Âu, Chính phủ liên bang đảm nhận trách nhiệm về phúc lợi đối với NCT. “Nhà
nước, Hội đồng quận và các thành phố chịu trách nhiệm tổ chức để đáp ứng các nhu cầu của
NCT. Chính quyền liên bang quy định một giới hạn về ngân sách đối với từng quận và thành

phố, trong khi đó, các nhà lãnh đạo địa phương đưa ra các chính sách và dịch vụ trong giới hạn
này theo những nhu cầu đặc biệt của cộng đồng” [45]. Chẳng hạn như ở Đan Mạch, luật pháp
nước này quy định các thành phố phải cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ việc nhà, việc giữ gìn
sức khỏe thân thể và tinh thần cho những NCT có nhu cầu. Theo đó, các cấp thành phố tự quyết
định việc tổ chức các dịch vụ và thời gian biểu cho NCT.
Các nước Bắc Âu có hệ thống chính sách đối với NCT hết sức hoàn hảo, qua đó bảo đảm
cho NCT có được đời sống vật chất cũng như tinh thần đầy đủ, được tiếp cận toàn diện và thích
hợp đối với việc chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ cần thiết khác. Hơn thế nữa, các nước Bắc Âu
luôn đề ra các cơ chế thích hợp để đảm bảo cho các chính sách, pháp luật quy định cho NCT
được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Thực tế cho thấy các nước Bắc Âu đã tổ chức thành công
các trung tâm chăm sóc ban ngày cho NCT, ở đó sẵn có nhiều hoạt động cho NCT. Ngoài ra,
“Thụy Điển và Đan Mạch đã áp dụng những hoạt động tình nguyện xã hội, qua đó NCT có thể
giúp đỡ lẫn nhau bằng nhiều cách. Các bệnh viện lão khoa và các khoa chuyên về chứng mất
trí, chỉnh hình, nội khoa và chăm sóc giai đoạn cuối cũng đồng thời được triển khai. Cách tiếp
cận của Bắc Âu là đưa ra một hệ thống chăm sóc tập trung vào các nhu cầu cá nhân của người
bệnh” [45]. Bên cạnh đó, các nước Bắc Âu còn tổ chức các đường dây nóng để nhận tố giác,
phàn nàn của NCT khi NCT bị đối xử tệ bạc.
Ở Đan Mạch, “chỉ có 5% NCT sống cùng gia đình. Tuy nhiên, 80% số NCT vẫn có thể
mỗi tuần thăm gia đình một lần, bởi có đến 60% số NCT sống cách nơi ở của gia đình chỉ nửa
giờ đi xe” [23, tr.75]. Mỗi NCT từ 75 tuổi trở lên đều được một nhân viên tới thăm nhà 2
lần/năm (nếu họ không phản đối) chia sẻ, cố vấn cho NCT các hoạt động và các dịch vụ tại nhà
hợp lý, cho NCT có được cảm giác an toàn và thoải mái.
Tất cả mọi người Đan Mạch từ 67 tuổi trở lên đều nhận được lương hưu của Nhà nước.
Bên cạnh khoản lương hưu của Nhà nước còn có khoản lương hưu thị trường lao động bổ sung
do những người chủ chi trả. “Tất cả những người nghỉ hưu có thể xin thêm trợ cấp hoặc vay tiền
thuê nhà kể cả khi họ thuê hoặc có nhà riêng. Những NCT sống ở nhà tập thể có thể xin những
khoản này khi có 5 trong số những người cư trú ở đó ít nhất là 55 tuổi. Việc chuyển tuyến đến


17

các trung tâm tập luyện với mục đích phục hồi sẽ được miễn phí và điều trị theo liệu pháp vật lý
với giá bao cấp 40%. Dịch vụ chăm sóc răng hàm mặt đặc biệt tại nhà có thể được bố trí ở tại
nhiều quận. Dịch vụ về lương thực có sẵn các bữa ăn được cung cấp tại nhà với giá bao cấp.
Các dịch vụ về nhà ở và sân bãi cho những NCT thông qua thành phố theo giá thấp” [45].
Để đảm bảo cho các dịch vụ đưa ra đều hiệu quả, Bộ Các vấn đề xã hội của Đan Mạch
kết hợp với các cơ quan đại diện của các thành phố phát triển một hệ thống phân tích dịch vụ
dành cho NCT. Đan Mạch còn có riêng một Hội đồng NCT và một cơ quan chuyên đón nhận
những lời phàn nàn của NCT. Hội đồng NCT đảm nhận việc cố vấn cho các thành phố về chính
sách đối với NCT nói chung.
Ở Thụy Điển, cũng như ở nhiều nước Bắc Âu khác, chế độ dưỡng lão dành cho NCT khá
hoàn hảo. “Người lao động về hưu được định kỳ lĩnh lương đủ sống, người già yếu, nếu không
tự lo được cuộc sống của mình, có thể ở trong viện dưỡng lão của Nhà nước, được hưởng sự
chăm sóc y tế miễn phí, điều kiện sống tại đây tương đương với khách sạn 3 sao” [23, tr.75].
Nếu NCT cần có điều kiện sống tốt hơn vì lý do sức khỏe, họ sẽ được đưa đến những nơi ở
được thiết kế đặc biệt cho NCT không còn khả năng tự chăm sóc. Còn nếu NCT không muốn
rời hẳn nhà mà chỉ muốn nhận được sự chăm sóc bổ sung trong một khoảng thời gian nhất định
thì họ có thể tìm đến các trung tâm chăm sóc ban ngày.
Như vậy, có thể thấy việc bảo vệ NCT ở các nước Bắc Âu rất toàn diện và dường như đạt
tới mức hoàn hảo. Vấn đề bảo vệ NCT không chỉ được quy định trên giấy mà còn có những cơ
chế hữu hiệu nhằm hiện thực hóa chúng.
1.2.2. Pháp luật một số nước châu Á với vấn đề bảo vệ người cao tuổi
“Năm 1950, châu Á mới chỉ có 55 triệu người trên 65 tuổi, đến năm 2000, con số này là
207 triệu, và ước tính toàn châu Á sẽ có 865 triệu NCT vào năm 2050” [11, tr.75]. Với tốc độ
già hóa dân số này sẽ dẫn tới sự mất cân bằng nghiêm trọng về hệ thống hưu trí, gây khó khăn
cho việc hỗ trợ những người già. Chính vì lẽ đó mà “một số nước Châu Á đang nỗ lực xây dựng
và thực hiện các chính sách và các chương trình cải thiện điều kiện sống và chất lượng cuộc
sống cho NCT. Những nỗ lực đó bao gồm các chính sách tăng cường đảm bảo thu thập và chăm
sóc cho NCT” [25].



18
Ở nhiều nước châu Á hiện nay, hệ thống chăm sóc NCT thể hiện qua hai kênh chủ yếu:
dựa vào cộng đồng, lấy gia đình làm trung tâm và dựa vào các công trình phúc lợi của Nhà nước
gồm: chương trình an sinh xã hội và quỹ lương hưu. Do ảnh hưởng của toàn cầu hoá, đô thị hoá,
việc con cháu sống chung với NCT ngày càng ít đi. Để giải quyết xu hướng đang thay đổi này
trong cấu trúc gia đình, nhiều Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã “xây dựng nhà ở và các
chương trình dựa trên cơ sở cộng đồng cho NCT. Nhìn chung trong toàn khu vực, Chính phủ
các nước một mặt ngày càng chú trọng đến việc sắp xếp tổ chức các giải pháp dành cho NCT,
mặt khác tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh hệ thống hỗ trợ gia đình truyền thống” [25].
Ở Hàn Quốc, bên cạnh sự chăm sóc qua hệ thống phi chính thức, như gia đình, người
thân, hàng xóm hoặc bạn bè thì “các dịch vụ chăm sóc theo yêu cầu cũng bắt đầu thu hút được
sự quan tâm của xã hội với nhiều gói dịch vụ để lựa chọn: chăm sóc tại nhà theo ngày, chăm
sóc tại nhà trong thời gian ngắn theo yêu cầu hoặc trợ giúp các công việc tại nhà” [11, tr.76].
Đáng chú ý, ở Nhật Bản có những hòn đảo, nơi tập trung nhiều NCT cô đơn, sống một
mình. Các cảnh sát khu vực thường xuyên ghé qua vừa để thăm hỏi, trò chuyện với NCT vừa để
đảm bảo an toàn cho NCT. Nhìn chung, NCT ở Nhật Bản có mức sống cao. Họ có chế độ sinh
hoạt điều độ, thường xuyên đi thăm khám bác sĩ cũng như được sự quan tâm, chăm sóc của gia
đình và xã hội, vì vậy, Nhật Bản được xem là một trong những nước có tuổi thọ cao trên thế
giới.
Ở Singapore, “Chính phủ nước này áp dụng nguyên tắc “cùng chi trả” theo đó, các
công dân đều có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tiết kiệm y tế. Một cá nhân có thể sử dụng khoản
tiết kiệm y tế của mình để chi trả viện phí cho bản thân họ, cũng như cho cha mẹ họ. Mọi công
dân Singapore từ 60 tuổi trở lên đều nhận được khoản tiền trợ cấp bằng 75% các khoản phí chí
trả tại các phòng khám. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng áp dụng nhiều biện pháp khác như mở
rộng các chương trình giáo dục công cộng cho NCT, giao đất cho các tổ chức phi chính phủ xây
dựng nhà ở cho NCT, nghiên cứu tính khả thi của việc cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc
sức khỏe cho NCT ốm yếu tại gia đình và giảm thuế thu nhập đối với nhưng người chăm sóc
NCT” [11, tr.77].
Ở Trung Quốc đã có một giải pháp rất hữu hiệu để giảm tải áp lực cho gia đình trong việc
chăm sóc NCT. Ở các khu phố tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, Giang Tô, Quảng Đông,

Hồ Nam... thường có “các trung tâm tiếp đón người hưu trí đến sinh hoạt, giải trí, ăn uống, tắm


19
gội, nhắc nhở uống thuốc đều và kiểm tra sức khỏe cho họ” [11, tr.76]. Theo mô hình này, các
khu phố ở gần nhau được khuyến khích góp chung nguồn tài nguyên về giải trí để người về hưu
đỡ nhàm chán khi hưởng thụ các dịch vụ. Đây được coi là một loại nhà dưỡng lão đặc biệt dành
cho người già, con cái sẽ đưa bố mẹ đến đó vào buổi sáng, đón về nhà vào buổi chiều. Như vậy,
cả người già và con cái họ đều có được liều thuốc tâm lý hữu hiệu trong cuộc sống đầy lo toan
và bận rộn hiện nay.
Về chế độ lương hưu cho NCT thì “chỉ có một số nước như Malaysia, Singapore, Nhật
Bản áp dụng chế độ lương hưu cho phần lớn NCT, còn ở nhiều nước khác, chế độ này chỉ giới
hạn trong một nhóm dân cư, là công chức hay người làm công cho các doanh nghiệp lớn” [11,
tr.75]. Nói đến Nhật Bản, đây là quốc gia rất chú trọng và đề cao các hình thức bảo hiểm mang
lại lợi ích lâu dài cho mỗi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là NCT. Chế độ này được biết đến là
khoản bảo hiểm chăm sóc nằm trong chế độ bảo hiểm xã hội, cùng với bảo hiểm y tế, bảo hiểm
hưu trí, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thất nghiệp. “Người dân có nghĩa vụ tham gia đóng bảo
hiểm chăm sóc. Cơ quan bảo hiểm tại các địa phương có trách nhiệm chi trả các dịch vụ chăm
sóc cho người tham gia. NCT nếu tham gia thì sẽ được hưởng 2 dịch vụ chăm sóc: chăm sóc tại
cơ sở tập trung (nhà dưỡng lão) và chăm sóc tại nhà, với nhiều dịch vụ khá phong phú và
chuyên nghiệp như: chăm sóc sinh hoạt, chăm sóc sinh hoạt đặc biệt, tập vật lý trị liệu, điều
dưỡng, điều trị bệnh...” [11, tr.75].
Về việc phát huy vai trò của NCT, ở châu Á, “các nhà lập kế hoạch, các nhà hoạch định
chính sách và các nhà nghiên cứu đã chú trọng đến nhu cầu đảm bảo và tạo cơ hội cho việc
lồng ghép và tham gia xã hội của NCT trong cộng đồng địa phương của họ để tạo ra lòng tự tin
và đảm bảo về mặt tâm lý cho NCT” [25].
Để bảo vệ quyền, lợi ích của NCT, Nhà nước và xã hội đã thông qua các biện pháp nhằm
cải thiện các điều kiện của người dân như sinh kế, sức khoẻ và tham gia vào sự phát triển của xã
hội. Như ở Trung Quốc, “chính quyền các cấp đã đưa dịch vụ dành cho NCT vào trong các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ cho NCT, đồng thời khuyến

khích đầu tư từ tất cả các ngành trong xã hội tạo thuận lợi cho các dịch vụ đó tăng trưởng theo
sự phát triển kinh tế - xã hội” [29]. Trung Quốc còn đưa ra các chính sách để khuyến khích xã
hội và các quỹ tư nhân tham gia theo định hướng huy động xã hội hướng tới NCT như: “tăng
cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp, khuyến khích phát triển các dịch vụ xã hội dành


×