Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan nhà nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.49 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG MỸ LINH

THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỦA HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN CHÍ HIẾU

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC THI
5
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỦA HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
1.1. Nhận thức chung về thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng

5

1.1.1. Khái quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

5

1.1.1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

5

1.1.1.2. Vai trò và chức năng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

7

1.1.1.3. Một số nội dung cấu thành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
1.2. Khái quát về hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam
1.2.1. Khái niệm hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng

1.2.3. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng

9

10

10

12

13


1.2.3.1. Khái niệm hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ
13

quyền lợi người tiêu dùng
1.2.3.2. Vai trò và chức năng của hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

15

1.2.3.3. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
16

người tiêu dùng tại Việt Nam
1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
hệ thống các cơ quan Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới


24

1.3.1. Ấn Độ

24

1.3.2. Nhật Bản

28

1.3.3. Hoa Kỳ

30

1.3.4. Cộng hòa Pháp

33

Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT
34
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA HỆ THỐNG
CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
các cơ quan quản lý Nhà nước

34

2.1.1. Thực trạng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan quản lý Nhà nước trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi


34

người tiêu dùng
2.1.2. Thực trạng về hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong
việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

43


2.2. Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Tòa
án

56

2.2.1. Thực trạng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án

56

2.2.2. Thực trạng về hoạt động của Tòa án

58

Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC
THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA

63

HỆ THỐNG

CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết nâng cao hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam

63

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hoạt động thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại

65

Việt Nam
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng

65

3.2.2. Đối với Tòa án

71

KẾT LUẬN

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

75



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển, hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều thì người tiêu dùng (NTD)
ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng sản phẩm, mẫu mã và các giá trị sử
dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả NTD đều thỏa mãn với sản phẩm mà mình
đã bỏ tiền ra mua, thậm chí trong nhiều trường hợp, họ còn bị tổn thất về sức
khỏe, tinh thần và vật chất do sản phẩm đó mang lại. Các vụ việc xâm phạm
quyền lợi NTD trong những năm trở lại đây ngày càng gia tăng cả về số lượng
lẫn mức độ vi phạm với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những lợi ích là NTD Việt Nam
được tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ chất lượng đến từ các nước
khác nhau với công nghệ sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, vẫn
còn tồn tại hiện tượng nhiều thương nhân nước ngoài, đặc biệt là ở các nước
phát triển coi Việt Nam là một “bãi rác thải” để tiêu thụ những hàng hóa lỗi, hết
hạn sử dụng, lắp đạt những dây chuyền sản xuất lạc hậu. Mặt khác, trong nền
kinh tế thị trường, vấn đề tiêu dùng là một yếu tố quan trọng để điều tiết thị
trường; do vậy, NTD chính là nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến những quyết
sách về kinh tế và cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các quyết
sách kinh tế đó. Vì những lý do trên, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD nhất thiết
phải nhận được sự quan tâm khơng chỉ của Đảng, Nhà nước mà cịn của tồn xã
hội. Nó là một trong những hoạt động nhằm thực hiện một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, đồng thời cũng là một trong những hoạt động để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Để đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của NTD, một trong số
những công cụ chủ yếu và hữu hiệu là pháp luật. Cho đến nay, pháp luật về bảo
vệ quyền lợi NTD đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống

pháp luật của các quốc gia và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Lẽ hiển
nhiên, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD không tự thân đi vào cuộc sống. NTD
chỉ thực sự được bảo vệ khi có một hệ thống quy định của pháp luật đầy đủ,


2

chặt chẽ và một cơ chế vận hành, thực thi hiệu quả. Việc thực thi pháp luật bảo
vệ quyền lợi NTD nhất thiết phải được tiến hành thông qua một hệ thống các cơ
quan, tổ chức có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trở giải quyết các yêu
cầu bảo vệ quyền lợi của NTD, thơng qua đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên
thế giới, hệ thống các cơ quan, tổ chức đó chủ yếu gồm: các cơ quan Nhà nước
về bảo vệ quyền lợi NTD (bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước và Tòa án),
hệ thống các cơ quan tài phán ngồi Tịa án về bảo vệ quyền lợi NTD (bao gồm:
các tổ chức hòa giải, trọng tài) và hệ thống các tổ chức xã hội bảo vệ NTD.
Trong đó, hệ thống các cơ quan Nhà nước được coi là cơ quan nòng cốt trong
việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Để góp phần đánh giá đúng thực trạng năng lực hoạt động của hệ thống
các cơ quan Nhà nước trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt
Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả thực thi pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan Nhà nước, tôi đã chọn đề tài
“Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ
quan Nhà nước tại Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp cao học Luật, chuyên
ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những nội dung quan
trọng trong pháp luật của nhiều quốc gia. Trên thế giới, pháp luật về bảo vệ
quyền lợi NTD ra đời từ khá sớm nên đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu về vấn đề này. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ quyền

lợi của NTD đã bắt đầu được quan tâm nên đã có một số cơng trình khoa học,
đề tài các cấp, bài viết tạp chí có nội dung liên quan đến vấn đề này. Tuy vậy,
tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD dưới khía cạnh thực thi pháp luật của hệ
thống các cơ quan nhà nước thì đây là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu đầu
tiên ở trình độ luân văn thạc sĩ luật học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về thực
thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt


3

Nam, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của các cơ
quan Nhà nước tại Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ
quan này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói
chung và hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các
cơ quan nhà nước nói riêng. Đồng thời, luận văn cũng có đưa ra kinh nghiệm
của một số nước về thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tại các cơ quan
nhà nước ở những quốc gia này làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tham
khảo và xây dựng theo.
Thứ hai, trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, luận văn tập trung đánh
giá, nhận xét về thực trạng hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
của hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam, nêu rõ những thành tựu và
đặc biệt là những bất cập và nguyên nhân của những bất cập đó trong quá trình
hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống những cơ quan

này.
Thứ ba, luận văn còn nghiên cứu sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại
Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống các cơ quan Nhà
nước bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam và thực trạng thực thi pháp luật bảo
vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan Nhà nước này, từ đó đưa ra những
đề xuất nhằm hoàn thiện, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ
quan Nhà nước bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam.
Luận văn chủ yếu nghiên cứu tình hình thực thi pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam nhưng cũng có tìm


4

hiểu thêm về hệ thống các cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền lợi NTD ở một số
nước như: Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Cộng hòa Pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
kinh tế thị trường… Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu cụ thể, luận văn có sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thống kê, số liệu hóa và đặc biệt
là phương pháp so sánh luật học kết hợp với vận dụng lý luận để làm sáng tỏ
các vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm ba chương như sau:

Chương I. Những vấn đề lý luận chung về thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam
Chương II. Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam
Chương III. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại
Việt Nam.


5

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỦA HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
1.1. Nhận thức chung về thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
1.1.1. Khái quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, “người tiêu dùng là người mua,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân, gia đình, tổ chức”1.
Từ định nghĩa này có thể thấy, quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ được hình
thành và thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán, theo đó, NTD mua và/hoặc sử
dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của người cung cấp mà khơng vì mục đích
kinh doanh (bán lại). Đây là một quan hệ dân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ
luật Dân sự (BLDS). Tuy nhiên, do tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng mà
NTD khó có thể có cơ hội được bình đẳng vì họ buộc phải tham gia vào mối
quan hệ với tư cách là “bên yếu thế”. Tính yếu thế ở đây thể hiện ở những khía
cạnh như: trong việc tiếp cận thông tin, xử lý, hiểu các thơng tin về hàng hóa,

dịch vụ; trong việc đàm phán, xác lập hợp đồng, giao dịch với thương nhân; về
khả năng chi phối giá cả, các điều kiện kinh doanh, giao dịch trên thị trường và
về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Vì những lẽ trên,
pháp luật cần phải xác định NTD là những đối tượng đặc thù, họ cần được trao
những quyền năng pháp lý, công cụ bảo vệ đặc biệt của pháp luật.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ NTD thực chất cũng là
bảo vệ sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển vừa hiệu quả, vừa đúng hướng.
1

Xem khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010


6

Xét từ góc độ xã hội – nhân văn, rõ ràng con người được coi là trung tâm của xã
hội, là đối tượng hướng tới, là điều kiện cần và đủ cho sự tổn tại và phát triển
của Nhà nước, xã hội và pháp luật. Có thể thấy, ở một góc độ nhất định, NTD
chính là tất cả mọi người trong xã hội. Cuộc sống của người dân chỉ có thể tồn
tại và phát triển được khi được Nhà nước và xã hội bảo vệ. Bảo vệ quyền lợi
NTD là quá trình mà các Nhà nước sử dụng các biện pháp nhằm đảm bảo quyền
lợi của NTD cũng như ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, vi phạm quyền lợi
NTD của thương nhân để thu lợi bất chính. Nói cách khác, bảo vệ quyền lợi
NTD chính là làm cho các quyền của NTD được thực hiện trên thực tế. Hiện
nay, các Nhà nước trên thế giới sử dụng rất đa dạng các cơng cụ (về kinh tế, văn
hóa, xã hội) để thực hiện bảo vệ quyền lợi NTD nhưng trong số những cơng cụ
đó, pháp luật là cơng cụ hữu hiệu hơn cả vì nó chính là phương thức để hiện
thực hóa các cơng cụ bảo vệ quyền lợi NTD khác trong điều kiện Nhà nước
pháp quyền và xã hội công dân.
Ở nghĩa khái quát, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là hệ thống các quy

phạm pháp luật nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NTD khi mua
hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Theo quan niệm này, pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD gồm các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành, lĩnh vực pháp luật
khác nhau, miễn sao có chung mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
NTD. Nó có đối tượng điều chỉnh rất rộng lớn, bao trùm hầu hết các quan hệ xã
hội, giao thoa đối tượng điều chỉnh với hầu hết các lĩnh vực pháp luật từ luật
công đến luật tư. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tự hồ như một thứ bổ sung về
khả năng tự do và bình đẳng của NTD trong quan hệ với thương nhân, đồng
thời nó mang tính chất can thiệp vào quyền tự do của các thương nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, trong các lĩnh vực khác như
pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, pháp luật về chất
lượng sản phẩm và rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự, ở một chừng mực
nào đó, đều có mục đích bảo vệ NTD. Tuy nhiên, nếu như những pháp luật này
bảo vệ NTD theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà sản xuất, kinh
doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thơng qua những quy định hạn chế


7

hoặc cấm đốn hành vi thì pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD (với tư cách là một
chế định pháp luật độc lập) lại có mục đích xuất phát từ NTD. Theo đó, pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD sẽ tạo lập cho NTD những khả năng và cơ hội thuận
lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh quan hệ pháp luật mua bán (theo luật dân sự)
mà một chủ thể pháp luật dân sự thơng thường sẽ khơng có được. Nó xuất hiện
như một cơng cụ “can thiệp” từ bên ngoài để “uốn nắn” quan hệ tiêu dùng, một
quan hệ vốn mang tính dân sự, đang bị méo mó do đặc tính vốn có của nó là bất
cân xứng về thơng tin, khả năng lựa chọn, tự do ý chí… của NTD. Từ cách hiểu
như vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sẽ có vị trí độc lập tương đối với pháp
luật hợp đồng theo luật dân sự.

1.1.1.2. Vai trò và chức năng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, việc gia tăng các ứng dục khoa học,
công nghệ trong việc sản xuất sản phẩm khiến cho việc thẩm định chất lượng
của sản phẩm trở nên rất tốn kém và địi hỏi có chun mơn cao. Do vậy, quan
hệ giữa nhà sản xuất, phân phối với NTD khơng cịn ở vị thế bình đẳng như
trong nền sản xuất giản đơn trước đây. NTD ln có vị trí yếu thế trong nền
kinh tế hiện đại. Trong bối cảnh ấy, nếu NTD khơng có các cơng cụ hỗ trợ thì
việc họ bị các nhà sản xuất, phân phối lạm dụng là hoàn tồn có khả năng xảy
ra. Nếu chỉ trơng chờ vào khả năng tự bảo vệ của mình, NTD cũng sẽ khó có
thể phịng ngừa và khắc phục được những rủi ro trong quá trình tham gia giao
dịch với nhà sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ cũng như trong q trình sử
dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Đó là lý do vì sao, sự hiện diện của Nhà nước và sự
can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật là vơ cùng cần thiết. Cụ thể, vai trị của
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thể hiện ở ba khía cạnh sau:
Thứ nhất, vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD đối với chính bản
thân NTD. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hướng tới mục đích trước hết là bảo
vệ NTD chống lại các hành vi xâm hại đến lợi ích của họ. Pháp luật cơng nhận
những quyền cơ bản của NTD và biến nó thành cơng cụ để đảm bảo thực thi
những quyền lợi đó. Đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền lợi
NTD, chống lại sự bất bình đẳng trong quan hệ với nhà sản xuất, phân phối
hàng hóa, dịch vụ.


8

Thứ hai, vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD đối với các tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh mục đích là bảo vệ “bên yếu thế”, pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD cịn có vai trò đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên
thị trường. Khi mà trên thị trường ngày càng xảy ra nhiều trường hợp các nhà
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vì chạy theo lợi nhuận mà xem thường,

bỏ qua những quyền lợi của NTD. Do vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
phải can thiệp, giúp các nhà sản xuất, kinh doanh nhận ra được tầm quan trọng
của việc bảo vệ quyền lợi NTD, không lợi dụng sự bất bình đẳng về vị thế của
mình với NTD để có hành vi lạm dụng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các thương nhân, đảm bảo sự vận hành lành mạnh của thị
trường hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo cơng bằng xã hội, đồng thời tái thiết niềm
tin của NTD vào thị trường.
Thứ ba, vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thông qua việc bảo đảm quyền lợi cho NTD,
pháp luật cũng giúp bảo đảm được sự công bằng và văn minh trong xã hội.
Chính sách tiêu dùng hiệu quả cũng chính là nhân tố quan trọng giúp thị trường
hoạt động hiệu quả. Bảo vệ quyền lợi NTD khơng những chỉ là bảo vệ lợi ích
của số đơng những NTD mà còn giúp cho xã hội ngày một công bằng hơn, văn
minh hơn, đẩy lùi những tệ nạn xã hội làm cho nền kinh tế phát triển, mang lại
cuộc sống ấm no cho người dân.
Để có thể phát huy được những vai trị quan trọng nói trên, pháp luật bảo
vệ quyền lợi NTD khi được các Nhà nước xây dựng và hoàn thiện, cần phải
đảm bảo những chức năng cơ bản như sau:
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần ghi nhận hệ thống các
quyền của NTD. Đó là tám quyền được đề cập đến trong bản hướng dẫn của
Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng năm 1985. Những quyền này được coi
là hệ thống quyền năng xương sống của NTD cần được bảo vệ trong một nền
kinh tế thị trường hiện đại và cần được ghi nhận đầy đủ trong pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD ở mỗi quốc gia.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần quy định cơ chế đảm bảo
các quyền năng trên của NTD được tôn trọng trên thực tế. Bên cạnh đó, pháp


9


luật cũng cần quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền năng của NTD;
cách ứng xử của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc giải
quyết các yêu cầu của NTD; cách ứng xử của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp phát hiện ra các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD;
trình tự, thủ tục khởi kiện, bảo vệ quyền lợi NTD; các biện pháp chế tài áp dụng
cho các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD.
Thứ ba, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần quy định các giải pháp
pháp lý cụ thể giúp NTD phòng ngừa và khắc phục các vấn đề thường gặp phải
trong quá trình tham gia các giao dịch trên thị trường và trong quá trình sử
dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Với sự hiện diện của pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD và sự tôn trọng từ phía cộng đồng doanh nghiệp, pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD cần góp phần bảo đảm luồng thơng tin từ nhà sản xuất, kinh
doanh đến NTD liên quan đến sản phẩm là nguồn thông tin trung thực, làm căn
cứ cho các quyết định của NTD, buộc nhà sản xuất, kinh doanh phải cẩn trọng
hơn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Điều này sẽ mang lại lợi ích chính
đáng cho khơng chỉ NTD mà cịn là lợi ích cho xã hội, cho sự phát triển của nền
kinh tế.
1.1.1.3. Một số nội dung cấu thành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của các quốc gia khác nhau trên thế giới
là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết pháp luật của các quốc gia đều quy định một
số nội dung cơ bản sau đây:
-

Quyền, nghĩa vụ của NTD, trách nhiệm của các bên có liên quan
Các quyền hầu hết được các quốc gia phân tích, đưa vào luật bảo vệ

NTD của họ gồm: quyền được an toàn, quyền được chọn lựa, quyền được thông
tin, quyền được giao kết hợp đồng công bằng, quyền được giáo dục tiêu dùng,
quyền được khiếu nại và bồi thường thiệt hại và quyền được đại diện. Bên cạnh
đó, nghĩa vụ của NTD cũng được nhiều quốc gia quy định, bao gồm một số

nghĩa vụ như: nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa, dịch vụ trước khi tiến hành giao
dịch… Đồng thời, pháp luật của các quốc gia đều có những quy định cụ thể về
trách nhiệm củacác bên có liên quan.
-

Các hình thức trách nhiệm do vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD


10

Hầu hết pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD của các quốc gia trên thế
giới đều quy định có ba biện pháp chế tài cơ bản, thường được sử dụng để điều
chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, đó là: Chế tài dân sự, chế
tài hành chính, chế tài hình sự.
-

Quy định về các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Theo quy định pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới, hệ thống

các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thường được chia làm hai
bộ phận chính, như sau:
Thứ nhất là nhóm các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm các cơ
quan quản lý chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD, các bộ phận bảo vệ NTD
trong các cơ quan điều tiết ngành, hệ thống Tịa án.
Thứ hai là nhóm các tổ chức xã hội phi Chính phủ bao gồm các Hội/
Hiệp hội bảo vệ NTD tại trung ương và các địa phương.
Mỗi nhóm cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD kể trên đều
được pháp luật các nước quy định tương đối đầy đủ, chi tiết về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu
nhóm thứ nhất – hệ thống các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực thi pháp

luật bảo vệ quyền lợi NTD.
1.2. Khái quát về hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam
1.2.1. Khái niệm hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD nói riêng, thực thi pháp luật là giai đoạn thứ hai sau khi đã tiến hành
giai đoạn xây dựng pháp luật và là giai đoạn quan trọng, khơng thể thiếu. Bởi
pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trị và những giá trị của mình trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát
triển khi nó được tơn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm minh trong
cuộc sống. Vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành nhiều luật mà thực hiện
chúng nghiêm minh trong thực tế. Vì vậy, bên cạnh việc ngày càng hoàn thiện


11

hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, vấn đề thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD hiện nay cũng cần được rất cần quan tâm.
Để có thể hiểu một cách khái quát về thế nào là thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thực thi pháp luật
nói chung. Hiện nay, khoa học pháp lý chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về thực thi
pháp luật. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật có thể được hiểu theo hai nghĩa
sau:
Theo nghĩa rộng, thực thi pháp luật được hiểu tương đương như hoạt
động thực hiện pháp luật. Theo kiến thức lý luận chung về pháp luật thì thực
hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp
luật nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc
sống2. Như vậy, theo cách hiểu này, hoạt động thực thi pháp luật là hoạt động
của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó, đối với nhà nước, thực

thi pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước, quản lý và bảo vệ xã hội; còn đối với các tổ chức phi nhà
nước và các cá nhân, thực thi pháp luật là hoạt động sử dụng các quyền, tự do
pháp lý và thi hành các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định cho họ.
Theo nghĩa hẹp, thực thi pháp luật được hiểu như hoạt động áp dụng
pháp luật, một trong những hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, nhà nước
thơng qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Như vậy, với
cách hiểu này, thực thi pháp luật là hoạt động ln có sự can thiệp của cơ quan
nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Trong một số trường hợp đặc biệt,
theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện
hoạt động này3.
2

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 183.
3

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 184


12

Hiện nay, các cơ quan nhà nước, nhà nghiên cứu, học giả… đa số hiểu
khái niệm thực thi pháp luật theo nghĩa rộng. Hoạt động thực thi pháp luật là
hoạt động được thực hiện bởi các toàn thể các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm về hoạt động thực thi pháp luật

bảo vệ quyền lợi NTD đó là hoạt động thực tế, hợp pháp, có mục đích của các
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD nhằm để hiện
thực hóa các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, làm cho chúng đi vào
cuộc sống.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
Để có thể tiến hành được hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
NTD, cần phải có những yếu tố cấu thành sau:
Thứ nhất, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD chỉ có thể
thực hiện được trên cơ sở một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD.
Các quy phạm pháp luật này bao gồm các quy định về quyền của NTD,
tương ứng với đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh và của nhà nước;
các quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia vào
hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD; các quy định về trình tự,
thủ tục thực thi các quyền của NTD; các quy định về các biện pháp chế tài đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD…
Thứ hai, một trong những yếu tố không thể thiếu của hoạt động thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD đó là các thiết chế tổ chức, thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD.
Theo quan niệm của hầu hết các quốc gia trên thế giới, thiết chế thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được hiểu là hệ thống các cơ quan, tổ chức có
chức năng cơ bản trong việc hiện thực hóa các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD trong đời sống hàng ngày. Nếu khơng có những thiết chế
này thì pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD khơng thể thực thi được trong thực tế.
Thiết chế tổ chức, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm 3
nhóm cơ quan, tổ chức chính sau:


13


-

Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi
NTD.
Trong số đó phải kể đến các cơ quan quan trọng như: Cục Quản lý cạnh

tranh (Bộ Công thương); Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cùng các
Sở Công thương các tỉnh, thành phố; các Chi cục Quản lý thị trường; Cục Vệ
sinh an toàn thực phẩm và Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cùng các Sở Y tế các
tỉnh, thành phố; Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (Bộ Khoa học
và Cơng nghệ). Ngồi ra, các cơ quan thanh tra chuyên ngành thương mại, y tế
các cấp cũng có vai trị rất quan trọng trong cơng tác bảo vệ quyền lợi NTD.
-

Tòa án nhân dân các cấp

-

Hội bảo vệ NTD.
Thứ ba, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD chỉ có thể

tiến hành được khi có yếu tố nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho pháp luật và các
thiết chế thực thi pháp luật vận hành hiệu quả. Các điều kiện đảm bảo này bao
gồm điều kiện về nguồn lực, nguồn tài chính và các điều kiện về kỹ năng, nhận
thức của không chỉ các cơ quan, tổ chức hữu quan mà cịn của chính NTD và
các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong xã hội.
1.2.3. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
1.2.3.1. Khái niệm hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng
Trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD trên
thế giới, có thể hiểu, hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD là các cơ quan Nhà nước có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp
hỗ trợ giải quyết các u cầu bảo vệ quyền lợi NTD, thơng qua đó, pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
được cấu thành bởi hai nhóm cơ quan chính là các cơ quan quản lý hành chính
Nhà nước và hệ thống các cơ quan tư pháp.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa NTD và tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (thương nhân) là quan hệ tư, do đó, nó sẽ


14

được điều chỉnh chủ yếu bởi hệ thống pháp luật tư. Tuy nhiên, q trình hàng
hóa, dịch vụ từ nơi sản xuất đến với NTD là một quá trình phức tạp, ngay cả khi
NTD đã sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các hành vi của các thương nhân vẫn
chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật công, mục tiêu của sự can thiệp
này là từ phía Nhà nước là để đảm bảo trật tự công.
Qua nghiên cứu mơ hình của các nước trên thế giới, có thể phân loại các
cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD thành 2 nhóm sau:
Thứ nhất là hệ thống các cơ quan hình chóp. Đây là mơ hình được các
quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Úc, Đài Loan… áp
dụng. Theo mơ hình này, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
NTD được tổ chức thành hệ thống với một cơ quan dạng Ủy ban hoặc Hội đồng
trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội.
Thứ hai là hệ thống các cơ quan hạt nhân. Đây là mơ hình được các quốc
gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Canada, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore…
áp dụng. Theo mơ hình này, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ

NTD là hệ thống các cơ quan trực thuộc Bộ. Tại các nước này, thông thường
các cơ quan bảo vệ NTD được thành lập dưới dạng Cục hoặc Vụ thuộc các Bộ
có chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, thương mại và cơng nghiệp.
Bên cạnh đó, đối với hệ thống Tòa án, nhiều quốc gia đã xây dựng một
hệ thống Tòa án chuyên biệt về bảo vệ NTD để giải quyết các tranh chấp như ở
Ấn Độ, Singapore, Malaysia… Cịn ở những nước khơng xây dựng Tịa án
riêng biệt chuyên bảo vệ quyền lợi NTD thì hệ thống Tịa án các cấp sẽ có thẩm
quyền xét xử các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD như ở Pháp, Hoa Kỳ…
1.2.3.2. Vai trò và chức năng của hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, hệ thống các cơ quan
Nhà nước có những vai trị và chức năng được pháp luật quy định rõ ràng, cụ
thể đối với từng nhóm cơ quan, như sau:
Thứ nhất, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ NTD có
trách nhiệm xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý, hệ thống các tiêu chuẩn
phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, các cơ quan hành pháp (đặc


15

biệt là các Bộ, ban, ngành trực thuộc Chính phủ) thực hiện việc áp dụng pháp
luật bảo vệ NTD, thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động
của thị trường, cung cấp các thông tin và dịch vụ hỗ trợ NTD.
Tuy nhiên, như phần 1.2.3.1. đã nêu, cách phân loại hệ thống các cơ
quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của các quốc gia khác nhau là
khác nhau. Do đó, vai trị và chức năng của các nhóm cơ quan quản lý Nhà
nước cũng có sự khác biệt, cụ thể:
Đối với nhóm cơ quan quản lý Nhà nước được thiết kế theo mô hình hệ
thống cơ quan hình chóp, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
NTD là các Ủy ban hoặc Hội đồng có vị trí cao trong tổ chức bộ máy Nhà nước.

Các cơ quan này có vị trí tương đối độc lập và có thẩm quyền yêu cầu các cơ
quan chuyên ngành khác thuộc Chính phủ phối hợp và giải quyết thỏa đáng các
khiếu nại của NTD chứ chúng thường không trực tiếp giải quyết các khiếu nại
của NTD.
Đối với nhóm cơ quan quản lý Nhà nước được thiết kế theo mơ hình hệ
thống cơ quan hạt nhân, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ NTD
là các cơ quan trực thuộc Bộ. Các cơ quan này có chức năng điều tra, xử lý các
hành vi vi phạm quyền lợi NTD. Tuy nhiên, các cơ quan này khơng có thẩm
quyền giám sát cũng như áp đặt nhiệm vụ cho các cơ quan khác trong hệ thống
thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD như nhóm cơ quan hình chóp nói trên.
Thứ hai, hệ thống Tịa án, cơ quan độc lập với Chính phủ, có trách nhiệm
xét xử, giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến hoạt động bảo vệ
quyền lợi NTD (bao gồm cả vụ kiện dân sự và các vụ án hình sự), cụ thể:
Đối với các vụ kiện dân sự do NTD khởi kiện nhà sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ, Tịa án sẽ đóng vai trị là trung gian giải quyết. Trong thực
tiễn xét xử án dân sự, Tòa án thường ra các phán quyết như: Tuyên vô hiệu đối
với hợp đồng hoặc giảm nhẹ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng của NTD khi quan
hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh và NTD khơng có sự cân xứng về lợi ích, có
dấu hiệu bóc lột hoặc lạm dụng với NTD; Tuyên vô hiệu đối với một số điều
khoản trong hợp đồng khi các điều khoản này là không công bằng; Tuyên vô


16

hiệu đối với các hợp đồng do có dấu hiệu lừa dối khiến cho sự tự nguyện của
NTD là không thực chất…
Đối với các vụ án hình sự, theo yêu cầu của các cơ quan công tố hoặc
các cơ quan có thẩm quyền khác, Tịa án sẽ xem xét việc áp dụng các biện pháp
chế tài hình sự đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ khi có hành vi vi phạm như có hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị

trường, hạn chế sản lượng đối với một mặt hàng nào đó, cấu kết, lũng đoạn đấu
thầu…
Ngồi ra, Tịa án cịn có chức năng kiểm tra hình hợp hiến, hợp pháp của
các quyết định do các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ban hành cũng như
của các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD.
1.2.3.3. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hiện hành, hệ thống các
cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam bao gồm
hai nhóm cơ quan, đó là:
-

Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD;

-

Tòa án.

a. Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Các cơ quan quản lý Nhà nước được coi là chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong
hệ thống các cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt
Nam gồm:
 Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta, có vai
trị thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội,
quốc phịng, an ninh và đối ngoại của đất nước; đảm bảo hiệu lực của bộ máy
Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến
pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh



17

thần của nhân dân4. Như vậy, có thể thấy, bảo vệ NTD là một phần trong chức
năng quản lý của Nhà nước ta và là một trong những trọng tâm chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ. Khoản 1 Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 có
quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng”.
Trong hoạt động thực thi pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD nói riêng, Chính phủ là cơ quan giữ vai trị chỉ đạo, xây dựng chính
sách, pháp luật, điều phối hoạt động, kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật;
tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức và lãnh
đạo công tác thanh tra nhà nước; tổ chức và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố
cáo của công dân thuộc trách nhiệm của Chính phủ5.
Đồng thời, trong cơng tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD,
Chính phủ cịn tiến hành sự phân công, phân cấp quản lý, quy định cụ thể trách
nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về bảo vệ
quyền lợi NTD. Các cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi NTD này phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
 Bộ Cơng thương
Theo sự phân cấp dọc, ở trung ương, Bộ Công thương được xác định là
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Vai trò bảo
vệ quyền lợi NTD của Bộ Cơng thương được thể hiện ở hai khía cạnh, cụ thể:
Thứ nhất, trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD một cách gián tiếp, Bộ
Công thương là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
NTD trong các lĩnh vực thương mại và cơng nghiệp. Ngồi chức năng về quản
lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Cơng thương cịn được giao nhiệm
vụ là cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực khác có liên quan trực
tiếp đến quyền lợi NTD, đặc biệt là: điện lực, công nghiệp tiêu dùng, công
nghiệp thực phẩm, thương mại và thị trường trong nước, thương mại biên giới,

quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, quản lý cạnh
tranh…
4

Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001

5

Điều 18 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001


18

Thứ hai, trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD một cách trực tiếp, Bộ
Công thương được quy định thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Điều 48 Luật bảo
vệ quyền lợi NTD năm 2010.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương được quy định
tại Điều 3 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Cơng
thương, có hai cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD đó là Cục Quản lý Cạnh tranh và Cục Quản lý Thị trường, trong
đó Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan chuyên trách được giao nhiệm vụ giúp
Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
NTD và Cục Quản lý Thị trường là cơ quan giúp việc Bộ trưởng Bộ Công
thương thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác kiểm sốt thị trường, đấu tranh
chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường
trong nước, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại theo quy
định của pháp luật.
 Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Bộ Khoa học và Cơng nghệ
đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo cho pháp luật bảo vệ quyền lợi
NTD được thực thi một cách nghiệm túc, có hiệu quả.
Giúp việc, tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ trong cơng tác bảo
vệ quyền lợi NTD cịn có Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Cơ
quan này trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng giúp Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Cơng nghệ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng theo quy định pháp luật. Ở các địa phương, chức năng quản lý nhà nước
về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được giao cho các
Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Các Chi cục này chịu sự chỉ đạo
và quản lý mọi mặt của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chịu sự chỉ đạo
và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường –
Chất lượng.
 Bộ Y tế


19

Trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD
ở Việt Nam, Bộ Y tế là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi
NTD trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Vai trò của Bộ Y tế được
thể hiện là:
Thứ nhất, Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản
lý chuyên ngành hàng hóa, dịch vụ y tế. Các hàng hóa, dịch vụ y tế là đối tượng
quản lý nhà nước của Bộ Y tế rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt, những hàng
hóa, dịch vụ này cịn có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của NTD.
Do vậy, yêu cầu bảo đảm về an toàn sức khỏe của NTD đối với các hàng hóa,
dịch vụ trong lĩnh vực y tế là yêu cầu quan trọng hàng đầu.
Thứ hai, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế. Bộ có trách nhiệm ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật quy định chi tiết các Luật, Pháp lệnh, Nghị định liên quan đến
bảo vệ quyền lợi NTD thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Để đảm bảo sức
khỏe, tính mạng của NTD, Bộ chủ trì ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu bắt buộc áp
dụng về bảo đảm chất lượng, an tồn, vệ sinh đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc
phạm vi quản lý.
Để thực hiện những vai trò kể trên, Bộ Y tế đã thành lập nhiều đơn vị
quan trọng trong cơ cấu tổ chức của mình như Cục An toàn vệ sinh thực phẩm,
Cục Quản lý Dược, Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ Y tế… Trong các đơn vị này,
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đơn vị đầu mối đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ
quan trọng trong quản lý nhà nước có liên quan tới hoạt động bảo vệ quyền lợi
NTD.
 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và một số cơ quan khác thuộc Chính phủ
Bên cạnh các Bộ vừa kể trên, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD nói chung
và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng cịn là trách nhiệm của tất
cả các Bộ ở trung ương. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp bảo vệ quyền
lợi NTD thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Ngoài ra, trách
nhiệm, công việc của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có


20

liên quan chặt chẽ đến công tác bảo vệ quyền lợi NTD được quy định tại khoản 2
Điều 26 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, như sau:
- Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra trong tất cả các
khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi cơng, nghiệm thu cơng trình xây dựng dân
dụng;
- Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất

lượng các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, ga đường sắt, sân bay, bến cảng và các trang thiết bị sử
dụng cùng với phương tiện vận tải nhằm đảm bản an toàn cho NTD trong các
dịch vụ về vận chuyển hoặc khi NTD mua để sử dụng các phương tiện, thiết bị
này;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng
Thương và các Bộ chuyên ngành thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các
hoạt động tuyên truyền, thông tin, quảng cáo về hàng hố, văn hóa phẩm và
dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý, kiểm tra,
thanh tra chất lượng phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, giống
con, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn gia súc; chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh
tra chất lượng các chủng loại động, thực vật thủy sản, thức ăn cho thủy sản, hải
sản, thuốc bảo vệ và thuốc thú y thủy sản, ngư lưới, dịch vụ đánh cá;
- Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh
tra chất lượng, giá cả các dịch vụ bưu chính và chuyển phát; viễn thơng và
internet, truyền dẫn phát sóng; tần số vơ tuyến điện; hoạt động báo chí, xuất bản
theo quy định của pháp luật;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng giáo trình, tài liệu giảng
dạy về vấn đề bảo vệ NTD; nghiên cứu, trình Chính phủ phương án đưa vấn đề
bảo vệ NTD vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;
- Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng một số dự án luật có liên quan đến bảo vệ
quyền lợi NTD theo phân công của Chính phủ; thẩm định các dự án Luật, pháp


21

lệnh mà Chính phủ được phân cơng xây dựng, trình; theo dõi thi hành pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD;

- Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuyên cập
nhật, đăng tải các thông tin liên quan đến bảo vệ NTD; dành thời lượng phát
sóng thích hợp để tuyên truyền các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo vệ NTD.
 Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp đóng vai trị quản lý cấp địa phương
trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt
Nam. Hoạt động của các UBND có một vị trí then chốt trong hiệu quả chung về
công tác bảo vệ quyền lợi NTD trên cả nước. Điều 49 Luật bảo vệ quyền lợi
NTD năm 2010 có quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND các cấp. Trong
đó, UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở địa
phương. UBND cấp huyện quyết định đơn vị giúp UBND thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn huyện mình6. UBND
cấp xã cịn được giao các trách nhiệm cụ thể trong việc bảo vệ NTD khi tham
gia các giao dịch với các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xun
khơng phải đăng ký kinh doanh7.
Ngồi các quy định chung kể trên, Luật bảo vệ quyền lợi NTD cịn có
một số quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi NTD cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong những trường hợp cụ thể.
Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm
2010, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận
báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 25 Luật này quy định cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện sẽ là cơ quan tiếp nhận
và giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD hoặc của tổ chức xã hội trong
trường hợp NTD, tổ chức xã hội phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
6

Khoản 2, 3 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi NTD

7

Điều 6 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi NTD


×