Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2016 tại làng trẻ em birla hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.25 KB, 130 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, em đã lựa chọn Làng trẻ em SOS Hà Nội là địa điểm
thực tập để em vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà em đã được đào tạo trên giảng
đường đại học vào thực tiễn. Với 14 tuần thực tập tốt nghiệp tuy không phải là
khoảng thời gian dài nhưng đây là khoảng thời gian ý nghĩa đối với một cô sinh
viên năm cuối như em.
Để hoàn thành tốt kỳ thực tập vừa rồi, trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến tập thể cán bộ, nhân viên và ban lãnh đạo Làng trẻ em SOS Hà Nội. Những
ngày tháng thực tập tại nơi đây, các cô chú, anh chị phụ trách, các mẹ nuôi đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em có một môi trường thực tập thuận lợi. Đây cũng là cơ
hội để em được tiếp xúc với những con người mới, được tiếp cận với một môi
trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn. Tại đây, mọi người đã giúp đỡ em thu
thập những thông tin liên quan đến chuyên ngành mà em đang thực tập và tạo cơ
hội để em được vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào trợ giúp đối tượng. Đặc
biệt, em xin cảm ơn đến các em nhỏ mồ côi đang sinh sống tại làng đã cho em
những trải nghiệm ý nghĩa về cuộc sống của những số phận kém may mắn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Phùng Xuân Hải – Trưởng phòng
Giáo dục – Dạy nghề Làng trẻ em Birla Hà Nội. Thời gian em thực tập ở Làng, anh
đã kiểm huấn sát sao, hỗ trợ chúng em thu thập thông tin, chỉnh sửa bài tận tình,
giúp chúng em rất nhiều trong việc tham gia vào các hoạt động tại đây.
Ba tháng rưỡi thực tập với biết bao bỡ ngỡ, khó khăn, nhưng em cảm thấy hạnh
phúc vô cùng khi bên cạnh luôn có những người thầy, người cô động viên, hỗ trợ
em, là động lực để em vững tin hơn. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc chân thành đến
các thầy cô khoa Công tác Xã hội, đặc biệt là thầy giáo: ThS. Nguyễn Trung Hải
( 76) và thầy giáo: ThS. Nguyễn Tuấn Long đã tận tình chỉ bảo, hưỡng dẫn và giúp


đỡ em để em hoàn thành tốt kỳ thực tập và trình bày bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp của mình một cách tốt nhất.
Mặc dù em đã cố gắng hết mình và nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô,
các cán bộ, nhân viên ở làng trẻ nhưng do điều kiện và khả năng có hạn nên em


cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình thực tập và làm
báo cáo. Vì thế, em rất mong nhận được những lời nhận xét đánh giá và đóng góp
ý kiến của tất cả các thầy cô để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Từ viết tắt
CTXH
NVXH
TC
UBND
LĐ TB XH

TP

Diễn giải
Công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Thân chủ
UBND
Lao động Thương binh & Xã hội
Thành phố

LỜI MỞ ĐẦU


Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyên nghiệp trên thế
giới, Công tác xã hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển
của nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước
nâng cao đời sống của con người, đặc biệt là những con người yếu thế, dễ bị tổn
thương trong xã hội.
“ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Đó là khẩu hiệu hành động vì trẻ em
mà các quốc gia trên khắp năm châu hướng đến với mục đích hết sức nhân văn
nhằm bảo vệ, chăm sóc tương lai của toàn nhân loại. Trải qua gần 30 năm thực
hiện chương trình mục tiêu hành động quốc gia vì trẻ em, Việt Nam là một trong
nhiều quốc gia luôn đề cao khẩu hiệu này bởi tỷ lệ trẻ em chiếm một số lượng khá
đông trong tổng số dân của cả nước.
Trong những năm qua, nhờ công cuộc cải cách đổi mới theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đất nước ta đã có những bước phát triển mạnh
mẽ trên nhiều lĩnh vực đặt biệt là về mặt kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa. Điều
này đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân cả về mặt vật chất
lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được,
nước ta đang phải đương đầu với nhiều mặt trái của xã hội như vấn đề ô nhiễm môi

trường, tệ nạn xã hội và nhiều vấn đề tiêu cực khác liên quan đến trẻ em. Trong xu
hướng hội nhập đó, tình trạng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa ngày càng diễn
ra phổ biến. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những búp măng
non sẽ tiếp nối sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi
mới. Do đó, các em rất cần được bảo vệ, quan tâm và chăm sóc đầy đủ cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần. Xã hội hãy cùng chung tay tạo ra môi trường sống an toàn,
đảm bảo nhằm nuôi dưỡng một thế hệ trẻ có đủ đức đủ tài để cống hiến và phục vụ
Tổ quốc, để giúp trẻ hướng tới giá trị “chân – thiện – mỹ” cao cả trong cuộc sống,
trở thành người có ích cho xã hội.


Với những biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, trẻ em mồ côi cần
sự quan tâm đặc biệt hơn cả. Mỗi trẻ em mồ côi là mỗi mảnh đời bất hạnh chan
chứa đầy nước mắt nhưng các em đều có chung một hoàn cảnh đó là thiếu vắng
tình thương yêu của những người thân sinh ra mình. Các em còn non nớt, nhỏ bé
để thấu hiểu những mất mát, thiệt thòi mà số phận cuộc đời đang bủa vây lấy các
em. Để trẻ em mồ côi có thể sống và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác
trong xã hội, cần lắm sự chung tay góp sức của toàn thể cộng đồng. Từ nhà nước
với các chính sách an sinh xã hội, cho đến người dân với truyền thống tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách, tất cả hãy tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ nhằm bù đắp
phần nào những thua thiệt mà các em gặp phải.được tiếp cận với các dịch vụ, chính
sách và thụ hưởng những quyền lợi dành cho mình.
Trước tình hình đó, công tác xã hội với vai trò như một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm kết nối các em tiếp cận với những chính sách, dịch vụ mà nhà nước
hỗ trợ, trợ giúp các em nâng cao năng lực bản thân, tăng cường chức năng xã hội,
tiến đến giải quyết các vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống. Là sinh viên
của khoa Công tác xã hội, với những kiến thức mà em đã học hỏi và tiếp thu trong
suốt thời gian học tập tại trường, em luôn mong muốn làm được một điều gì đó dù
nhỏ bé để có thể giúp các em mồ côi vượt qua mọi khó khăn rào cản, chiến thăng
bản thân để sống có ích cho đời.

Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng đánh giá sự trưởng thành của sinh
viên trong quá trình học tập, rèn luyện, đào tạo tại trường và đối với công việc sau
này của sinh viên. Thông qua quá trình thực tập, sinh viên sẽ được tiếp cận và liên
hệ giữa kiến thức lý luận đã được học ở Nhà trường với thực tiễn sinh động, đa
dang; đồng thời rèn luyện đạo đức, tác phong công tác của người cán bộ, giúp sinh
viên bước đầu làm quen với môi trường, phong cách làm việc của người cán bộ
trong tương lai.


Với mục đích thực hành các kỹ năng và vận dụng những kiến thức lý thuyết vào
thực tiễn, em đã liên hệ thực tập tại Làng trẻ em Birla Hà Nội để được hiểu thêm
về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên đối với trẻ em mồ
côi và trợ giúp một ca cá nhân cụ thể tại nơi em thực tập này. Em hi vọng với
những kết quả mà mình đã gặt hái được qua quá trình thực tập là nền tảng quý báu
để em rèn luyện và cố gắng hơn nữa trong ngành nghề em đã lựa chọn.

I. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG VỀ LÀNG TRẺ BIRLA HÀ
NỘI


1. Đặc điểm tình hình ở Làng trẻ Birla Hà Nội.
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội ở Làng trẻ Birla Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Làng trẻ em Birla Hà Nội nằm ở phía tây thành phố, tọa lạc ở phố Doãn Kế
Thiện thuộc địa bàn phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Làng trẻ
có khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng với diện tích gần 10.000 mét vuông thích hợp
với môi trường sống của trẻ. Để thuận tiện cho việc thực hiện tốt chức năng nhiệm
vụ của mình, làng trẻ được thiết kế xây dựng khoa học, hợp lý và tạo thuận lợi cho
các hoạt động. Làng trẻ được hình thành ngay gần cạnh các trục đường giao thông
lớn như đường Phạm Văn Đồng, Cao tốc Nam Thăng Long từ nội thành Hà Nội đi

sân bay Nội Bài, nằm trên con phố nổi tiếng của thủ đô là phố Doãn Kế Thiện và
gần các trường học, các trung tâm thương mại, trụ sở các ngân hàng,...Điều này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của đội
ngũ cán bộ, nhân viên tại làng trẻ.

1.1.2. Điều kiện kinh tế
Làng trẻ Birla Hà Nội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
thành phố Hà Nội. Về mặt kinh tế, làng trẻ Birla Hà Nội cũng nhận được sự hỗ trợ
từ cấp trên chỉ đạo xuống như các trung tâm bảo trợ xã hội công lập khác trên địa
bàn. Các khoản trợ cấp thường xuyên dành cho trẻ em mồ côi được làng thực hiện
nghiêm túc, đúng quy trình, đáp ứng được nhu cầu thực tế của làng và đúng quy
định của nhà nước. Ngoài ra, điều kiện kinh tế của làng luôn được tăng tiến nhằm
phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển lâu dài cho ngành an sinh xã hội của
thủ đô.


Sự phát triển kinh tế của làng là động lực to lớn để các em mồ côi được
chăm sóc nuôi dưỡng tại đây có cơ hội thực hiện quyền của mình, được tiếp cận
các chính sách nhà nước dành cho mình và có cơ hội tốt nhất để phát triển. Kinh tế
vững vàng, tăng tiến, phù hợp với sự phát triển chung của thành phố đã đem lại
những thành tựu quan trọng giúp cho công tác chăm sóc, giáo dục và quản lý hồ sơ
đối tượng trở nên đơn giản, thuận tiện và hiệu quả hơn.
1.1.3. Điều kiện chính trị - xã hội.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là đơn vị công lập do thành phố Hà Nội quản lý.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, làng trẻ luôn đảm bảo nền chính trị - xã hội tương
đối ổn định, an ninh trật tự được giữ vững. Làng có đội ngũ nhân viên bảo vệ mẫn
cán, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết mình vì công việc và túc trực tại làng
tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết, ngày nghỉ hè. Bên cạnh đó, từ khi
thành lập cho tới nay, làng trẻ chưa bao giờ xuất hiện tình trạng mâu thuẫn, xung
đột giữa các cán bộ, nhân viên hay xuất hiện tình trạng các em trong làng trẻ gây

gổ, đánh nhau và vi phạm pháp luật. Các em sống tại làng đều ngoan ngoãn, lễ
phép, tuân thủ mọi nội quy, quy định của làng, pháp luật của Nhà nước. Các cán
bộ, nhân viên ở đây đều tuân thủ nguyên tắc làm việc, nhiệt huyết trong công việc,
tận tụy với nghề và luôn dành tình yêu thương, chăm sóc cho các trẻ em mồ côi ở
nơi đây.
Ở giữa thủ đô nên các hoạt động của làng trẻ cũng có nhiều thuận lợi hơn ở
những nơi khác trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tiếp cận các
nguồn lực hỗ trợ. Nhờ đó mà các dịch vụ xã hội, các nguồn hỗ trợ được thực hiện
một cách dễ dàng hơn và nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền
thành phố Hà Nội, các tổ chức đơn vị, các cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh
những thuận lợi mà vị trí địa lý mang lại, làng trẻ cũng gặp một đôi chút khó khăn.


Làng nằm ngay trên con phố nổi tiếng ở Hà Nội, giá cả các dịch vụ sinh hoạt, y tế,
giáo dục,... đều cao hơn những nơi khác. Con đường dẫn vào làng nhỏ hẹp, nhiều
ngõ ngách, người dân lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, lại gần nhiều trường học
nên giao thông thường hay ùn tắc vào những giờ tan tầm, ảnh hưởng không nhỏ
đến việc di chuyển vào làng.
1.2. Sơ lược hình thành và phát triển của Làng trẻ em Birla Hà Nội
Làng trẻ em Birla Hà Nội là đơn vị nuôi dạy trẻ mồ côi của TP Hà Nội trực
thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, được thành lập theo Quyết định số
5026/QĐ – TC ngày 20/11/1987 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Hiện nay địa điểm của Làng tại: Số 4 Phố Doãn Kế Thiện - Phường Mai
Dịch - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là công trình của Ngài Birla người Ấn Độ - Giáo
sư Tiến sỹ - Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp nhẹ Cimco – Birla và gia đình
tặng cho UBND thành phố Hà Nội khi Ngài đi thăm và làm việc tại Việt Nam vào
năm 1983.
Công trình được khởi công xây dựng năm 1985 và hoàn thành năm 1987 với
cơ sở hạ tầng ban đầu gồm:

- Khu A là nơi làm việc của bộ máy quản lý của làng trẻ và khu học nghề,
sinh hoạt ngoại khóa của trẻ sau giờ đi học tại các trường công lập.
- Nhà mẫu giáo N.
- 02 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi 25 trẻ/nhà.
Sau khi xây dựng xong công trình, gia đình Ngài Birla giao lại cho UBND
thành phố Hà Nội quản lý ( Ngài Birla mắc bệnh hiểm nghèo và đã qua đời khi


công trình chưa xây dựng xong) và gia đình cùng Tập đoàn Cimco – Birla không
giúp đỡ gì thêm cho các cháu mồ côi tại làng.
Những ngày đầu hình thành với muôn vàn khó khăn do Ngân sách nhà nước
cấp có hạn và nền kinh tế chung của xã hội còn thấp, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cá
nhân tổ chức còn chưa nhiều. Tuy nhiên, vượt lên tất cả mọi khó khăn, ngày
15/8/1988 làng trẻ đón 50 trẻ hoàn toàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, phát triển bình
thường ở độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi của Thành phố Hà Nội đón vào nhận nuôi dưỡng.
Nguồn kinh phí nuôi dưỡng do UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm.
Đến năm 1992, bằng tình cảm và sự cố gắng của các cán bộ, các bà mẹ, dù
số cán bộ không tăng, cơ sở vật chất của 02 nhà nuôi trẻ vẫn như cũ nhưng làng đã
nhận nuôi đến 80 trẻ.
Năm 1996, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Giám đốc của làng trẻ Birla Hà
Nội đã xây dựng Dự án xin xây dựng thêm 01 nhà nuôi trẻ. Dự án đã được UBND
thành phố phê duyệt và cấp Ngân sách của Nhà nước hoàn thành xong vào năm
1998.
Năm 2007, để chuẩn bị cho việc mở rộng địa giới hành chính sát nhập tỉnh
Hà Tây vào thành phố Hà Nội và một phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn, cùng với sự giúp đỡ về vốn của
Chính phủ Nhật Bản và của UBND thành phố Hà Nội. Làng trẻ em Birla Hà Nội
đã xây dựng thêm 01 nhà nuôi trẻ C4.
Số lượng trẻ mồ côi hiện nay ở làng là 104 cháu được nuôi dưỡng, chăm sóc
và thụ hưởng các chính sách theo đúng quy định của nhà nước. Các trẻ được phân

về 04 gia đình lớn là nhà C1, C2, C3 và C4.
Tính đến thời điểm hiện tai, Làng trẻ em Birla Hà Nội đã trải qua 29 năm hình
thành, phát triển và có một bề dày lịch sử. Xuyên suốt quãng thời gian đó, bên


cạnh những mặt thuận lợi, làng trẻ vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn, chông gai ở
phía trước. Khó khăn là vậy nhưng bằng tất cả tình cảm và sự cố gắng của tập thể
cán bộ, nhân viên làng trẻ, sự quan tâm sát sao và tận tâm của các cấp ủy, sự chung
tay góp sức của toàn xã hội cùng sự nỗ lực vươn lên của các em sống ở làng, đời
sống tại làng ngày một nâng cao.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
Làng trẻ em Birla Hà Nội
1.3.1. Chức năng
Làng trẻ em Birla Hà Nội là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở
Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội. Làng trẻ em Birla Hà Nội là món quà
đặc biệt của Ngài Birla – Tổng Giám đốc tập đoàn Cimco – Birla – người Ấn Độ.
Làng được thành lập theo quyết định 5026/QĐ – TC, ngày 20/11/1987 của UBND
thành phố Hà Nội với chức năng: nuôi dạy trẻ mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng, quản
lý và giáo dục các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển bình thường, có hộ
khẩu thường trú tại Hà Nội, với độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi và nuôi đến năm 18 tuổi;
kinh phí do ngân sách thành phố Hà Nội cấp.
Làng trẻ có chức năng đảm bảo hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Nuôi –
dạy các em mồ côi có hoàn cảnh dặc biệt khó khăn từ 2 đến 18 tuổi, giúp các em
trở thành người công dân có ích cho xã hội, cho sự phát triển của đất nước.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Thứ nhất: Tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn theo chế độ chính sách của nhà nước.
- Thứ hai: Đảm bảo cho trẻ được theo học ở mọi cấp học khi các em tới tuổi
đi học, chịu trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí cho trẻ ở trường.



- Thứ ba: Phối hợp chặt chẽ giữa làng trẻ và nhà trường, chính quyền địa
phương nơi trẻ sinh ra, người thân cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội trong công
tác quản lý giáo dục trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách.
- Thứ tư: Trong quá trình sống tại làng, trẻ được tạo mọi điều kiện để học
nghề tại làng, hoặc gửi đi các trung tâm dạy nghề bên ngoài theo khả năng của
làng.
- Thứ năm: Đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong khả năng tốt nhất, những trường
hợp ngoài khả năng của Làng, các em sẽ được chuyển đến các trung tâm y tế, các
bệnh viện để chữa trị kịp thời.
- Thứ sáu: Tổ chức công tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, đúng mục
đích nguồn kinh phí của nhà nước, các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, gia
đình, đơn vị và các cá nhân làm từ thiện trong và ngoài nước.
1.3.3. Quyền hạn
- Làng Trẻ em Birla Hà Nội có thẩm quyền xác minh nhân thân, hoàn cảnh
gia đình của đối tượng tại địa phương nơi đối tượng từng sinh sống.
- Được quyền tiếp nhận đối tượng khi vào Làng, nuôi dưỡng, giáo dục và
quản lý đối tượng khi đối tượng có đủ và đúng các yêu cầu, quy định của Nhà nước
và sự đồng ý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội.
- Quyền cho đối tượng hồi gia khi trưởng thành ( khi đủ 18 tuổi và tốt
nghiệp Trung học phổ thông).
- Quyền chuyển trung tâm nuôi dưỡng với những trường hợp cá biệt vi phạm
kỷ luật, trường hợp trẻ chậm phát triển,... cần một môi trường và mô hình quản lý
giáo dục chuyên biệt hơn.


1.3.4. Hệ thống tổ chức bộ máy của Làng trẻ em Birla Hà Nội


Sơ đồ tổ chức bộ máy của Làng trẻ em Birla Hà Nội


Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Giáo dục Dạy nghề

Phòng Tổ chức –
Hành chính

Gia đình nuôi trẻ
( Các Mẹ nuôi và Trẻ em)

Phòng Y tế Nuôi dưỡng


Bộ máy quản lý chung của làng trẻ được nhà nước giao chỉ tiêu là 34 người.
Hiện tại, Làng trẻ có 33 cán bộ, nhân viên đang làm việc. Trong đó có 12 nam
( chiếm 36 %) và 21 nữ ( chiếm 64 %). Bao gồm:
- Ban Giám đốc: 03 người. Trong đó: có 01 Giám đốc: Chu Đình Điệp; 02
Phó Giám đốc: Trần Thị Dung và Trịnh Thị Kim Thanh.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 12 người. Trong đó: có 01 Trưởng phòng:
Nguyễn Ngọc Minh; 01 Phó phòng: Nguyễn Thị Kim Dung; 3 nhân viên, 1 tạp vụ,
1 lái xe, 3 bảo vệ, 1 nhân viên kế toán và 01 văn thư – thủ quỹ.
- Phòng Giáo dục – Dạy nghề: 07 người. Trong đó: có 01 Trưởng phòng: Phùng
Xuân Hải và 06 nhân viên.
- Phòng Y tế - Nuôi dưỡng: 11 người. Trong đó: có 01 Trưởng phòng: Vũ Thị
Luận, 04 nhân viên và 6 bà mẹ nuôi trẻ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Làng trẻ được xây dựng theo kiểu chức năng, phù
hợp với mục đích hoạt động của làng trẻ. Trong số 33 cán bộ, nhân viên làm việc
tại đây, không có ai có trình độ Trên Đại học, có 08 người có trình độ Đại học, có
14 người có trình độ Cao đẳng, còn lại họ đều có trình độ Trung cấp và Sơ cấp.
Làng có 01 cán bộ làm việc ngay khi thành lập làng đến bây giờ đã 29 năm, 09 cán
bộ có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm, 16 cán bộ có thời gian làm việc từ 3 đến
5 năm và có 8 cán bộ có thời gian làm việc dưới 3 năm.


Nhìn chung, với số lượng cán bộ nhân viên tính đến thời điểm này là 33
người đang công tác và chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại đây khá đồng đều với số lượng
trẻ cần được chăm sóc. Mỗi phòng ban của Làng trẻ đều có số cán bộ, nhân viên
tương ứng với khối lượng công việc và nhiệm vụ chuyên trách. Các cán bộ ở đây
luôn hoàn thành công việc mà mình đang đảm nhận, đã cống hiến hết mình để làm
tròn vai trò và nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở Làng trẻ vẫn còn chưa
cao, chưa đáp ứng được hoàn toàn chức năng và nhiệm vụ quyền hạn được nhà
nước giao phó. Là một cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc nhà nước quản lý nhưng số
người có trình độ Đại học và Trên Đại học chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng nhân
viên của Làng. Cán bộ làm việc tại đây có trình độ chuyên môn trung cấp và sơ cấp
chiếm hơn một nửa. Do vậy, mức độ và chất lượng nguồn nhân sự tại làng trẻ
không đồng đều, có sự chênh lệch rõ rệt, trong khi xu hướng hội nhập đòi hỏi sự
nâng cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ nữ nhiều cũng gây khó
khăn cho việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ như: giải quyết chế
độ ốm đau, thai sản, cuộc sống cá nhân, giảm giờ làm, cắt ca trực cho lao động nữ
đang mang thai.
Công tác cán bộ ở Làng được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo về số
lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ được bổ sung, điều chỉnh hàng năm, làm cơ sở
cho công tác đào tạo bồi dưỡng và bố trí công việc, hạn chế sự thiếu sót trong công
tác quản lý cán bộ.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ luôn được làng trẻ coi trọng, làng luôn
khuyến khích các nhân viên không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
để có thể hoàn thành và đảm đương công việc, chức năng của làng trẻ nhằm hỗ trợ
tốt nhất cho trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng.


1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ,
nhân viên.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là một cơ sở bảo trợ xã hội công lập trực thuộc Sở
Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội. Vì thế, tất cả các chính sách, chương
trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ, nhân viên đều tuân thủ nghiêm
ngặt theo đúng quy định của Nhà nước ban hành. Tất cả các nhân viên, cán bộ
đang làm việc tại làng trẻ được thụ hưởng các chế độ đãi ngộ do nhà nước cấp.
Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ tết, nghỉ hằng
tuần, nghỉ thai sản, nghỉ bệnh, nghỉ hưu, trợ cấp khi trực đêm, trực ngày thứ bảy,
chủ nhật, ngày lễ tết,... đều theo quy định của chế độ Bảo hiểm xã hội và Luật Lao
động Việt Nam. Hệ thống thang bảng lương dành cho các cán bộ, nhân viên làm
việc tại làng trẻ được thực hiện đúng theo quy định của khối hành chính sự nghiệp.
Tiền lương bình quân của các cán bộ, nhân viên và các mẹ nuôi dạy trẻ ở làng
trung bình là 3.000.000 đồng/ người/ tháng. Tiền lương của mỗi nhân viên, cán bộ
làng trẻ còn phụ thuộc vào bằng cấp, thâm niên công tác, vị trí công việc và hệ
thống thang bảng lương của nhà nước.
Ngoài ra, do đặc thù công việc nên các bà mẹ làm việc tại làng trẻ đều phải ký
hợp đồng dài hạn với làng. Đó là hợp đồng Số: 68/2000/NĐ - CP được Chính phủ
thông qua “ Về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp”. Khi các mẹ vào làng trẻ, với trình độ Tốt
nghiệp Trung học cơ sở trở lên, để đáp ứng yêu cầu nuôi dạy các con, làng trẻ đã
tạo điều kiện để các mẹ được đào tạo chuyên môn hơn về trình độ sơ cấp hay trung
cấp, được tham gia những khóa tập huấn liên quan đến hoạt động chăm sóc, nuôi
dạy và giáo dục trẻ em. Làng trẻ luôn tạo thuận lợi để các mẹ nuôi được nâng cao



kiến thức, kỹ năng trong mọi lĩnh vực như y tế, sư phạm, nấu ăn,... bởi hơn ai hết
họ chính là những người mẹ hằng ngày tiếp xúc với các trẻ ở mỗi gia đình.
Ban lãnh đạo Làng trẻ em Birla Hà Nội luôn quan tâm đến đời sống tinh thần
cũng như vật chất của các cán bộ, nhân viên trong Làng trẻ. Ban lãnh đạo làng trẻ
thường xuyên thăm hỏi động viên khi làng trẻ có cán bộ, nhân viên ốm đau, bệnh
tật hay gia đình có việc hiếu hỷ. Đồng thời làng cũng động viên mọi thành viên
làm việc trong gia đình Birla cố gắng hết mình để hoàn thành công việc và trọng
trách được cấp trên giao phó.
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ của Làng trẻ em Birla Hà Nội
Trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Làng luôn có mối
quan hệ khăng khít, chặt chẽ với các phòng, ban ngành các cấp để tiếp nhận thông
tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời tiếp nhận hướng dẫn
về nghiệp vụ chuyên môn, giải quyết các vướng mắc nhằm đảm bảo sự thống nhất
trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.
Làng trẻ em Birla Hà Nội là địa điểm nuôi dưỡng, quản lý và giáo dục những
em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thành phố Hà Nội. Trước sự mất
mát, thiệt thòi mà các em đang gặp phải, làng trẻ luôn đón nhận sự giúp đỡ, tài trợ
của những cơ quan, đối tác khác.
Những hoạt động của làng trẻ không chỉ thu hút sự quan tâm của các cấp ủy
lãnh đạo và người dân thành phố mà còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức
nước ngoài, đặc biệt là sự quan tâm của Ngài đại sứ hữu nghị Việt – Nhật Sugi
Ryotaro. Ông đã quan tâm và giúp đỡ làng trong suốt 20 năm. Hiện nay, ông đã
nhận đỡ đầu cho 30 em sống trong làng và đã trưởng thành. Thông qua các hoạt
động, ông cũng kêu gọi nguồn hỗ trợ ODA của Nhật Bản. Năm nào Ngài đại sứ
Sugi Ryotaro cũng đến thăm làng trẻ ( ít nhất một lần) trao quà cho các em, cùng
chia sẻ những khó khăn mà làng đang gặp phải. Tấm lòng rộng lượng và yêu mến



trẻ chính là động lực để cá nhân Ngài đại sứ hữu nghị Việt – Nhật gắn bó lâu dài
với Làng trẻ.
Bên cạnh những đóng góp to lớn và vai trò quan trọng của Ngài Sugi Ryotaro,
làng trẻ còn được nhiều cá nhân khác có tấm lòng hảo tâm hỗ trợ các em. Đó là
những người thành đạt trong công việc, luôn dành những tình cảm đặc biệt cho các
em. Họ không những ủng hộ về mặt vật chất, tài chính mà còn sẵn sàng nhận đỡ
đầu các cháu, cung cấp tiền cho các cháu khi các cháu thi đỗ vào các trường Đại
học, Cao đẳng hoặc Trung cấp chuyên nghiệp.
Nói đến sự hỗ trợ cho làng, đóng góp của Tổ chức P.S của Mỹ rất đáng trân
trọng. Tại làng, Tổ chức này thường thực hiện các dự án phục vụ cho nhu cầu của
trẻ như mở các lớp dạy nghề ( nghề đan len, nghề nấu ăn, nghề mộc,...), các lớp về
kỹ năng sống, giúp các em có những hành trang cơ bản khi hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra nhiều trẻ đã được các ông bà trong Tổ chức P.S của Mỹ nhận là người đỡ
dầu, hàng tháng thường gửi thư từ, tiền và quà các em.
Hằng năm, Tổ chức phi chính phủ GVI thường tổ chức các chuyến du lịch,
tham quan, nghỉ mát dã ngoại cho các em, giúp các em có những ngày nghỉ hè bổ
ích và có nhiều trải nghiệm hơn.
Một đối tác quan trọng không kém và lâu bền với làng trẻ là Công ty Cổ phần
Văn phòng phẩm Hồng Hà. Vào các dịp đầu năm học, trung thu, ngày Quốc tế
thiếu nhi 1/6 hay vào dịp Tết cổ truyền,... Ban lãnh đạo công ty thường tổ chức
tặng quà, thăm hỏi tình hình sinh hoạt, học tập của các em. Vì thế mà mối quan hệ
giữa quý công ty và làng trẻ ngày càng khăng khít.
Ngoài ra có một số công ty, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước với tấm
lòng hảo tâm đã hỗ trợ các em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần như Ca sỹ Hồ Ngọc
Hà, Hoa hậu Hoàn vũ Israel, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam,... Quà tặng không
chỉ là tiền mặt mà còn là những nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của


các em. Những món quà nhỏ như những quyển sách, quyển vở, những bộ quần áo
mới hay những gói bánh gói kẹo,... có ý nghĩa vô cùng to lớn. Một số em đặc biệt

còn được các cô chú làm từ thiện quan tâm thăm hỏi trực tiếp. Trong thời gian vừa
qua, đại diện của Tổ chức PSPI – Mỹ Bà Janet – Chủ tịch tổ chức đã đến thăm và
tặng những suất quà ý nghĩa cho các em. Tập đoàn Tân Tạo đã tài trợ 10 máy tính
cho Phòng học Tin học của Làng.Vẫn còn nhiều tổ chức phi chính phủ, các công ty
khác đã hỗ trợ các em, là nguồn lực quan trọng để chất lượng cuộc sống của các
em được nâng cao hơn và các em cũng được bù đắp một phần thiệt thòi, tổn
thương mà mình gặp phải.
Các nhà hảo tâm thường có những hoạt động thiện nguyện hỗ trợ các trẻ em
kém may mắn tại Làng. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã thăm hỏi, tặng quà nhân
dịp Tháng hành động vì trẻ em đã động viên khích lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn nỗ lực vươn lên chăm ngoan, học giỏi, hòa nhập cộng đồng. Những tấm lòng
của các tổ chức chính trị, xã hội, những cơ quan doanh nghiệp, tổ chức hảo tâm
trong cả nước luôn chia sẻ những khó khăn cùng với làng trẻ.
Những người con sau khi rời khỏi làng, có người làm ăn thành đạt, có người
đã lập gia đình nhưng đều không quên sự giúp đỡ của làng trẻ. Họ đã thể hiện lòng
tri ân của mình bằng những hoạt động hỗ trợ nhằm khuyến khích hơn nữa sự phát
triển mang ý nghĩa nhân văn của làng.
Làng trẻ đã hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, kết nghĩa anh em và
tạo lập mối quan hệ thân mật, tình nghĩa nhằm tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư của
các tổ chức, cá nhân này, tăng nguồn ngân sách tài chính giúp Làng trẻ phát triển
ngày càng vững mạnh hơn.
2. Những thuận lợi và khó khăn của Làng trẻ em Birla trong việc thực thi
nhiệm vụ, chức năng được giao


2.1.Thuận lợi
Làng trẻ em Birla Hà Nội nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội – là thủ đô
nghìn năm văn hiến của đất nước nên việc thực hiện các chính sách, chương trình,
các dịch vụ của nhà nước dành cho trẻ em mồ côi được phổ biến nhanh hơn, kịp
thời hơn, tốt hơn và đảm bảo hơn. Do đó, việc thực thi nhiệm vụ, chức năng được

giao cũng gặp nhiều thuận lợi.
Bên cạnh đó, Làng trẻ nằm trong khu vực đang phát triển mạnh mẽ cả về
kinh tế văn hóa, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngày càng được cải thiện, nâng cấp
đã tạo điều kiện thuận lợi để làng hội nhập nhanh chóng với sự phát triển chung
của thành phố. Làng trẻ được hình thành ngay gần cạnh các trục đường giao thông
lớn như đường Phạm Văn Đồng, đường Hồ Tùng Mậu, cao tốc Nam Thăng
Long,...nằm trên con phố nổi tiếng của thủ đô là phố Doãn Kế Thiện và được bao
bọc xung quanh bởi hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ khá tốt như gần các trường
học, các trung tâm thương mại, trụ sở các ngân hàng, các khu vui chơi giải trí,...
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại làng trẻ.
Làng trẻ đang tọa lạc tại một địa điểm cố định có thuận lợi về giao thông, mua
sắm cùng với sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, đời sống người dân tương
đối cao nên vấn đề đầu tư cho con người nhất là việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các em có
hoàn cảnh khó khăn đang nhận được rất nhiều chú ý. Làng trẻ luôn nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo các cấp, từ cấp trung ương đến
cấp thành phố, cấp quận. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan
tâm, giám sát sát sao các hoạt động cũng như những bước đởi mới của làng. Đó là
một thuận lợi to lớn trong quá trình làng trẻ tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và quản
lý các em. Hoạt động từ thiện cũng được các cơ quan, cá nhân, các tổ chức đơn vị,
các nhà hảo tâm trong và ngoài nước triển khai tại làng. Sự hỗ trợ về mặt vật chất


lẫn tinh thần là cơ hội để làng tiếp tục đón nhận nhiều hơn sự giúp đỡ từ nhiều
công ty, tổ chức khác. Đồng thời, thông qua các hoạt động từ thiện, mối quan hệ
giữa làng trẻ và đơn vị từ thiện thêm bền chặt, các em sinh sống tại làng được đảm
bảo cuộc sống tốt hơn.
Nguồn tài chính hàng tháng mà nhà nước hỗ trợ cho các trẻ em mồ côi được
cấp trên chu cấp đúng hạn, đúng số lượng, đúng nguyên tắc đã tạo ra một môi
trường làm việc chuyên nghiệp từ các ban ngành lãnh đạo đến việc thực thi nhiệm

vụ của làng trẻ.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại Làng trẻ luôn được đầu tư đổi mới. Làng có
khu làm việc của các cán bộ, nhân viên tách biệt với khu sinh hoạt của các em
nhưng lại nằm trong cùng một tổng thể chung. Với cách thiết kế, xây dựng các
phòng làm việc của các cán bộ, nhân viên, phòng sinh hoạt, ăn ở cho các em,
phòng bảo vệ, khuôn viên hợp lý là điều kiện thuận lợi cho những hoạt động diễn
ra tại đây. Hiện nay, làng trẻ có 04 nhà đều được đầu tư xây dựng, sửa sang vừa
rộng rãi, khang trang vừa đầy đủ tiện nghi. Trong làng có nhiều khu vui chơi lý thú
cho các em. Ngoài những giờ học trên lớp, các em còn có không gian rộng rãi để
tham gia chơi đùa, giải trí. Với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ như sân đá bóng, sân
chơi cầu lông, bóng bàn, ghế đá, xích đu, cầu trượt,.... các em vừa rèn luyện thể
chất vừa giải tỏa căng thẳng sau những giờ lên lớp. Về cơ bản, diện tích nhà ở, nhà
làm việc, sân chơi, trang thiết bị về y tế, giáo dục, hệ thống xử lý rác thải, chất thải
đã đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và học tập cho các em. Làng còn được
bao bọc bởi rất nhiều cây xanh, vừa là cây che bóng mát, vừa là cây ăn quả, là địa
điểm thu hút các em chơi đùa hằng ngày vào những giờ nghỉ. Cảnh quan môi
trường xanh sạch đẹp làm tăng thêm sự hài hòa, gần gũi giữa con người và thiên
nhiên. Đặc biệt, các mẹ còn tận dụng những khoảnh đất trống để tăng gia sản xuất
như trồng rau, nuôi gà,... nhằm phục vụ cho bữa ăn thêm phần đủ đầy hơn. Đây là


một yếu tố thuận lợi để làng là địa chỉ tin cậy cho những mảnh đời éo le trong cuộc
sống tìm đến.
Ngoài những thuận lợi trên, để thực thi nhiệm vụ, chức năng được giao Làng
trẻ em Birla còn có một đội ngũ lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên luôn không ngừng
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn nhiệt tình trong công
việc, có năng lực công tác và luôn tận tâm trong các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em.
Họ chính là những người đã giành hết tâm huyết, cống hiến hết khả năng của mình
trong việc giúp đỡ các em có được một mái ấm tình thương, bình đẳng tiếp cận các
chính sách xã hội, các quyền, các nguồn lực như bao đứa trẻ khác trong xã hội.

Đặc biệt hơn, sống ở làng trẻ, những em nhỏ mồ côi thực sự cảm thấy hạnh phúc
khi nhận được sự quan tâm chăm sóc, sự yêu thương, dạy dỗ của các bảo mẫu –
những người mẹ thứ hai trong cuộc đời các em. Các mẹ đã hy sinh hạnh phúc cá
nhân , đặt trọn tình thương yêu của mình cho những đứa trẻ thiệt thòi về tình cảm.
Không mang nặng đẻ đau nhưng với các mẹ, các em nhỏ mồ côi được nhận nuôi
vào làng là niềm vui, là sự cảm thông để các mẹ giúp các em cảm nhận được tình
mẫu tử thiêng liêng cao quý mà chỉ có ở “Ngôi nhà chung” này. Với tấm lòng yêu
trẻ, say mê nghề nghiệp, sự hy sinh cao cả, luôn lấy cái “tâm” làm đầu, các mẹ, các
cô chú trong Làng đã thay mẹ, thay bố các em để quản lý, nuôi dưỡng, dạy dỗ các
em nên người.
Ngoài ra, Làng trẻ còn nhận được sự hỗ trợ của các sinh viên, tình nguyện
viên trong việc giáo dục các em. Những sinh viên, tình nguyện viên đến từ nhiều
ngôi trường, tổ chức khác nhau như: Đại học Lao động – Xã hội, Học viện Tài
chính, Đại học Ngoại thương, Cao đẳng Sư phạm Trung ương,...đã trợ giúp các em
học văn hóa, học kỹ năng sống, tổ chức các trò chơi nhân ngày lễ tết,... Việc làm
này đã góp phần san sẻ khó khăn trong việc giáo dục trẻ ở Làng đồng thời nâng
cao kết quả học tập cho các em, giúp các em hòa nhập vào cộng đồng.


Làng trẻ em Birla Hà Nội là địa chỉ tin cậy, là chỗ dựa vững chắc và an toàn
cho những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc sống. Theo guồng quay
của thời gian, với cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng nuôi dưỡng tốt, trở thành
động lực quan trọng để làng trẻ ngày càng đón nhận thêm nhiều em nhỏ mồ côi.
Đó cũng là nhiệm vụ cao cả, nhân văn mà làng trẻ đã và đang hướng đến với mong
muốn những số phận trẻ thơ éo le, ngặt nghèo sẽ tìm đúng mái ấm tình thương và
được phát triển như các bạn cùng trang lứa.
Với những thuận lợi này, Làng trẻ em Birla ngày càng phát triển, thực hiện
và hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ được giao phó. Cùng với đó, làng
trẻ đã đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách, các quyền của trẻ em mồ côi, là nơi
nương tựa cho những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống.

2.2. Khó khăn
Là cơ sở bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội, Birla đã xây dựng được một mái
ấm gia đình mới cho trẻ mồ côi rồi các em lớn lên và trở thành những công dân có
ích cho xã hội. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của Làng trẻ em Birla là nguồn
kinh phí. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục tại làng hoàn toàn do nhà nước cấp mà cơ quan chủ quản là Sở LĐ TB – XH
TP Hà Nội. Tuy nhiên với sự phát triển nhạy bén của nền kinh tế thị trường, các
khoản chi phí đều gia tăng thì với mức hỗ trợ mà các em nhận được hiện nay vẫn
còn hạn hẹp và chưa tương thích với điều kiện phát triển chung của thủ đô. Tất cả
các khoản từ tiền ăn ở, tiền học hành, thuốc men, phụ phí sinh hoạt và hoạt động
ngoại khóa được gói gọn trong số tiền mà các em nhận được hàng tháng theo quy
định của nhà nước. Số tiền mà các em được cấp phát hàng tháng còn ít so với mức
độ phát triển của xã hội. Để duy trì hoạt động của làng, ngoài trông chờ vào quỹ
ngân sách nhà nước hỗ trợ, làng trẻ còn huy động sự tham gia ủng hộ, sự đóng góp


của những tấm lòng hảo tâm từ các cá nhân, tổ chức, các đơn vị trong và ngoài
nước.
Ngoài điều kiện sống của các cháu ở làng trẻ cũng còn rất nhiều khó khăn
bởi kinh phí nuôi dạy đều do ngân sách thành phố Hà Nội cấp, thì theo quy định,
làng chỉ nuôi dưỡng các cháu đến năm 18 tuổi, do vậy việc học tập và sinh hoạt
của các cháu thời gian ngay sau khi rời làng là điều trăn trở đối với tập thể cán bộ,
nhân viên làng trẻ và các mẹ nơi đây. Khi các em đến tuổi đến trường thì khó khăn
càng nhân đôi với những thiếu thốn về quần áo, sách vở, đồ dùng học tập do số
lượng các em được tiếp nhận vào làng ngày càng đông hơn. Điều đó dẫn đến tình
trạng khó đáp ứng đủ nhu cầu cho các em nhỏ tại làng. Với mức hỗ trợ eo hẹp như
vậy nên các mẹ đã phải cố gắng làm thế nào chi tiêu thật phù hợp, vừa đảm bảo
dinh dưỡng cho các cháu vừa có tiền đảm bảo sách vở, quần áo, sinh hoạt.
Ngoài việc học ở trường thì việc học thêm ở ngoài đóng vai trò vô cùng quan
trọng, đặc biệt là những em học sinh cuối cấp. Nhưng chi phí cho việc học thêm

đắt đỏ và thiếu phương tiện di chuyển nên các em khó khăn trong việc tiếp cận với
những tri thức mới. Để đạt kết quả cao hơn trong học tập, đặc biệt là những kỳ thi
quan trọng như thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng, trung
cấp,... ban lãnh đạo làng trẻ rất khó khăn trong việc tìm kiếm và huy động nguồn
tài chính hỗ trợ các em. Làng gặp những rào cản về nguồn tài chính để các em
được học tập thêm nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết, nên số lượng các
trẻ em mồ côi tại làng thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng còn chưa nhiều.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ mồ côi cần lắm những hoạt động ngoại khóa để khây
khỏa tâm hồn, mở mang sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nguồn
kinh phí cho những hoạt động bổ ích và ý nghĩa như thế này là một bài toán khó


×