Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.97 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ QUANG NGỌC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH NGỌC LAN

THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Lộc Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Lý Quang Ngọc



ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Cô giáo PGS-TS. Đinh Ngọc Lan - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các Thầy Cô thuộc phòng Quản lý sau đại học trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Lộc Bình; UBND các xã: Yên Khoái, Xuân
Mãn, Như Khuê huyện Lộc Bình và các hộ gia đình ở 3 xã trên đã cung cấp số liệu
thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Lộc Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Lý Quang Ngọc


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC...................................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3

1.1. Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới.............................................. 3
1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới..................... 3
1.1.2. Đơn vị nông thôn mới........................................................................... 3
1.1.3. Chức năng của nông thôn mới .............................................................. 4
1.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới......................................................... 6
1.1.5. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới ...................................... 7
1.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới ................................... 9
1.2.1. Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM trước Đại hội V............... 9
1.2.2. Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM từ Đại hội VI đến nay ........ 11
1.2.3. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới................................... 19
1.2.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới .................................................... 20
1.2.5. Các bước xây dựng nông thôn mới ..................................................... 25
1.3. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới .......................................... 26
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới ........... 26
1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ................................. 29


iv

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 38


2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 38
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 38
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 38
2.2.2 . Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 41

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Lộc Bình................................. 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.......................................... 41
3.1.2. Thực trạng về kinh tế - xã hội ............................................................. 48
3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lộc
Bình liên quan đến sản xuất nông nghiệp.......................................... 53
3.1.4. Các vấn đề xã hội ............................................................................... 55
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ...... 56
3.2.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến
cơ sở ................................................................................................. 56
3.2.2. Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 ............................... 57
3.2.3. Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020........ 57
3.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội của hộ nông dân huyện Lộc Bình ................. 72
3.2.5. Đánh giá của người dân về việc xây dựng mô hình nông thôn mới..... 73
3.3. Phân tích khó khăn thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
xây dựng nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu ................................. 77
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 77
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 78
3.4. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới
ở địa phương trong những năm tới.................................................... 79



v

3.4.1. Quan điểm về xây dựng và phát triển nông thôn mới.......................... 79
3.4.2. Phương hướng và mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Lộc Bình....... 81
3.4.3. Những giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Lộc Bình ... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 98

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các nhóm đất phân theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn
huyện Lộc Bình ............................................................................ 43
Bảng 3.2: Tổng sản phẩm và cơ cấu sản xuất các ngành trên địa bàn
huyện Lộc Bình những năm gần đây............................................. 49
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành................. 50
Bảng 3.4: Dân số huyện Lộc Bình ................................................................ 52
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy
hoạch (Tính đến tháng 12 năm 2013)............................................ 57
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông (Tính đến tháng 12
năm 2013)..................................................................................... 58
Bảng 3.7: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi (Tính đến tháng 12 năm 2013)....... 59
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn (Tính đến
tháng 12 năm 2013) ...................................................................... 60
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến
tháng 12 năm 2013) ...................................................................... 61

Bảng 3.10: Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện (Tính đến tháng 12
năm 2013)..................................................................................... 63
Bảng 3.11: Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư (Tính đến tháng 12
năm 2013)..................................................................................... 64
Bảng 3.12: Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục (Tính đến tháng 12
năm 2013)..................................................................................... 66
Bảng 3.13: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường (Tính đến tháng 12
năm 2013)..................................................................................... 68
Bảng 3.14: Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị (Tính
đến tháng 12 năm 2013)................................................................ 70
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện
(Tính đến tháng 12 năm 2013) ...................................................... 71


vii

Bảng 3.16: Cơ cấu thu nhập bình quân của hộ gia đình năm 2013................ 72
Bảng 3.17: Diện tích một số loại đất của hộ năm 2013 ................................. 73
Bảng 3.18: Các kênh tiếp cận thông tin của người dân về mô hình nông
thôn mới ....................................................................................... 74
Bảng 3.19: Ý kiến của người dân về chương trình XDNT mới tại huyện
Lộc Bình....................................................................................... 74
Bảng 3.20: Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông
thôn mới tại địa phương mình....................................................... 75
Bảng 3.21 : Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong triển khai ........... 76
Bảng 3.22: Ý kiến của người dân về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng ...... 76


1


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, nhất là với Việt Nam, là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu
vực nông thôn chiếm 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông
thôn là một một yêu cầu cũng như thách thức trong quá trình phát triển. Nhận thức
được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này. Ngày
05/08/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị
quyết số 26 – NQ/TW về nông nghiệp, nông dân nông thôn. Mục tiêu của Nghị
quyết, đến năm 2020: “… Giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân
cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng
30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn thông qua đào tạo đạt trên 50%; số
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn…”
Để triển khai Nghị quyết số 26 – NQ/TW, với chủ trương đưa nông thôn tiến
kịp với thành thị, xây dựng mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt Nam vào cuối năm
2020, ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
491/QĐ-TTg và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 về việc ban hành và
sửa đổi bộ tiêu trí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở bộ tiêu chí nông
thôn mới này, các địa phương căn cứ để xây dựng, phát triển nông thôn. Ngày 2
tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt
chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ngày 4 tháng 6 năm 2010
Chính phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu: đến năn 2015:
20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành thông tư số
41/2013/BNNPTNT ngày 21/10/2013 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu trí quốc
gia về nông thôn mới… Xây dựng nông thôn mới được tất cả các tỉnh trên phạm vi
toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị, đề tài nghiên cứu nhằm
thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và Chính phủ.



2

Trên cơ sở các quyết định của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, các địa phương sẽ tiến hành rà soát và xây dựng chương trình hành
động để thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn theo bộ tiêu chí mới. Cũng như các
địa phương vùng núi phía Bắc khác, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, còn nhiều khó
khăn, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên
giới phía Bắc, gồm có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 huyện và một thành phố. Để
xây dựng nông thôn Lạng Sơn theo tiêu chí mới, đòi hỏi phải có sự đánh giá một
cách tổng quát, bên cạnh sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và huy động các nguồn
lực trong xã hội cùng tham gia vào phát triển nông thôn.
Lộc Bình là một huyện miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh
Lạng Sơn. Huyện có diện tích 100.095,64 km2 và dân số là 78.955 người. Huyện có
27 xã , 02 thị trấn Lộc Bình và Na Dương, trung tâm của huyện là thị trấn Lộc Bình
nằm trên Quốc lộ 4 (4B), cách thành phố Lạng Sơn 20 km về hướng Đông Nam và
cách biên giới Việt - Trung 15 km về hướng Đông Bắc. Lộc Bình vẫn là một huyện
phát triển dựa chủ yếu vào nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng có những thuận lợi
nhất định để phát triển và có cơ hội thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
Trên tinh thần học hỏi và mong muốn thực hiện nghiên cứu điểm nhằm áp dụng
rộng rãi mô hình nông thôn mới trên toàn tỉnh Lạng Sơn, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp – nông thôn nói riêng. Tôi đã chọn
đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nông thôn
mới ở huyện Lộc Bình thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá

trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng nông
thôn mới ở huyện Lộc Bình thời gian qua.
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng
nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng
nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn mới.
Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là nông
thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn
mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức
năng mới.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐTTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí là: quy hoạch và thực hiện quy
hoạch; giao thông; thủy lợi; về điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông
thôn; về bưu điện; nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên; Hình thức tổ chức sản xuất; Giáo dục; về y tế; về văn hóa; về môi
trường; về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; về an ninh, trật tự xã hội.

- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới quy định mức đạt của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia.
1.1.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới:
Từ Quyết định số 491, 342 và Quyết định 800/Q Đ-TTg của Thủ Tướng
Chính phủ thì: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
1.1.2. Đơn vị nông thôn mới
Theo Quyết định 491/Q Đ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định đơn vị nông thôn
mới có 3 cấp:


4

- Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới);
- Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới);
- Tỉnh nông thôn mới (khi có 80% số huyện nông thôn mới).
Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung Ương kiểm tra việc công nhận xã nông
thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho các
huyện có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có 80% số huyện trong
tỉnh đạt nông thôn mới.
1.1.3. Chức năng của nông thôn mới
1.1.3.1. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của
các quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức
năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất
lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn
mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện
đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức

nông nghiệp hiện đại.
Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở
thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây
dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả
năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn.
1.1.3.2. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành
dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành
vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập quán đã được hình
thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tục
tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất. Chính các
tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục được những nhược điểm
của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống chọi với thiên tai đại họa. Cũng
chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu


5

như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà
đáng tin, yêu quý quê hương.vv.., tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông
thôn đặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và
phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao,
con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ không
còn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ
cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn
hoá quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã
hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như
trời đất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển
hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc.
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn nên

việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính
khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn
có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những
hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn
sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống.
1.1.3.3. Chức năng sinh thái
Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốt một
quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên
nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu và
cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con người và tự
nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiện, bảo vệ tự
nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Thành thị là hệ
thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất. Quá trình mưu cầu cuộc
sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên.
Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người
với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng.
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự
nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu so sánh


6

với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể đáp
ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác
cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nông
nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ
thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo
nguyên..vv..phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm
tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất..vv.
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa

thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối
cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.
Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái có thể đáp
ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người. Nông thôn có thể bù đắp được
những thiếu hụt sinh thái của thành thị. Môi trường tự nhiên yên tĩnh có thể điều
hoà cân bằng tâm lý con người. Môi trường sinh vật phong phú khiến con người có
thể cảm thụ được những điều tốt đẹp từ cuộc sống. Sự chung sống hài hoà giữa con
người với tự nhiên có tác dụng thanh lọc và làm đẹp tâm hồn. Đây cũng chính là
nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu đô thị ngày
càng phát triển rầm rộ. Do vậy, phải nên xây dựng nông thôn mới với những đóng
góp tích cực cho sinh thái. Có thể coi chức năng sinh thái chính là thước đo một đơn
vị có thể coi là nông thôn mới hay không. Đồng thời phải phân biệt rõ không được
lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với thành thị.
1.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân thực sự là chủ thể
xây dựng nông thôn, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, đồng thời
góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của
cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… đồng thời, cũng là người hưởng lợi
từ thành quả của nông thôn mới. Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông
thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công,
vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full













×