Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã ngành: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2014



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng

năm 2014

Tác giả

Đào Văn Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô

giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy
giáo PGS.TS Dương Văn Sơn, người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Đại Từ, UBND 3 xã (La Bằng, Phúc Lương, Phú Cường) và
các hộ nông dân trên địa bàn các xã đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không thể tránh khỏi những
sơ xuất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng
toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Đào Văn Cường

năm 2014


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii

DANH TỪ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ............................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn..........................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU ............................................4
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm của cây chè ............................................................................4
1.1.2. Vai trò của cây chè đối với đời sống con người .....................................6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh chè ........................7
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 13
1.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam và
trên thế giới........................................................................................ 13
1.2.2. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên...........17
1.2.3. Tình hình tiên thụ chè ở Thái Nguyên .................................................21
1.2.4. Mô tả địa bàn nghiên cứu ....................................................................22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu...........................................................................27


iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................27

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................28
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 28
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...............................................30
2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi ............................................................. 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................33
3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại
huyện Đại Từ ......................................................................................... 33
3.1.1. Thực trạng sản xuất chè.......................................................................33
3.1.2. Khoa học công nghệ và khuyến nông trong sản xuất và chế biến chè ........44
3.1.3. Đặc điểm của cơ sở chế biến sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu......46
3.1.4. Tổ chức sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu......................................46
3.2. Chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được của các hộ nông dân trồng chè
tại một số địa phương huyện Đại Từ....................................................... 47
3.2.1. Chi phí sản xuất và lợi nhuận của hộ nông dân ....................................47
3.2.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân
địa bàn nghiên cứu .............................................................................50
3.2.3. Thu hoạch, chế biến và bảo quản chè...................................................51
3.2.4. Đánh giá thực trạng tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu....................... 53
3.3. Một số thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình sản
xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn............................ 58
3.3.1. Thuận lợi và khó khăn .........................................................................58
3.3.2. Cơ hội và thách thức............................................................................63
3.3.3. Một số giải pháp chủ yếu.....................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................68
1. Kết luận.........................................................................................................68
2. Kiến nghị.......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................70
PHỤ LỤC



v

DANH TỪ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CC

: Cơ cấu

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá

HTX


: Hợp tác xã



: Lao động

NLN

: Nông lâm nghiệp

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

PTBQ

: Phát triển bình quân

SL

: Sản lượng

TC

: Tổng chi phí


TC

: Tổng chi phí

TP

: Thành phố

TX

: Thị xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

VIETGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices c (Thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam)

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

XNK

: Xuất nhập khẩu



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng chè năm 2011 của một số nước
trên thế giới .......................................................................................... 13
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng chè của một số nước trên thế giới các năm 2009......... 14
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng chè cả nước giai đoạn 2000 - 2011 ........................ 15
Bảng 1.4. Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 đến
2010 và dự kiến đến năm 2020 ............................................................. 19
Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, thị xã
giai đoạn 2010 - 2012 ........................................................................... 20
Bảng 3.1. Diện tích canh tác nông nghiệp của các xã............................................. 33
Bảng 3.2. Diện tích trồng chè của 3 xã qua các năm 2011 - 2013 .......................... 35
Bảng 3.3. Sản xuất chè của các xã Phúc Lương, Phú Cường, La Bằng giai
đoạn từ năm 2011 - 2013 ...................................................................... 36
Bảng 3.4. Các giống chè sử dụng trong sản xuất tại các xã .................................... 37
Bảng 3.5. Tình hình đất đai của hộ nông dân sản xuất chè ..................................... 38
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất chè của hộ................................................................ 40
Bảng 3.7. Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ.................................................. 41
Bảng 3.8. Quy mô canh tác của các hộ nông dân sản xuất chè ............................... 42
Bảng 3.9. Những tiến bộ áp dụng kỹ thuật của hộ sản xuất chè.............................. 43
Bảng 3.10. Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông .............. 44
Bảng 3.11. Áp dụng kỹ thuật công nghệ chế biến của các hộ ................................. 45
Bảng 3.12. Số cơ sở chế biến trên địa bàn nghiên cứu ........................................... 46
Bảng 3.13. Hình thức sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu ................................... 47
Bảng 3.14. Chi phí sản xuất bình quân, lợi nhuận thu được của hộ nông dân
trên 360 m2 chè kinh doanh .................................................................. 48
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất và kinh doanh chè của hộ
nông dân huyện Đại Từ ........................................................................ 50

Bảng 3.16. Các hình thức chề biến chè của hộ nông dân tại địa bàn cứu ................ 52
Bảng 3.17. Hình thức sản phẩm chè bán ra của hộ................................................. 53
Bảng 3.18. Biến động giá cả tiêu thụ chè ở Đại Từ qua giai đoạn 2011- 2013........ 55
Bảng 3.19. Thị trường tiêu thụ chè của các hộ ....................................................... 55
Bảng 3.20. Một số khó khăn trong sản xuất và kinh doanh chè của các hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ ..................................................... 60
Hình 3.1. Kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ ......... 57


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất không thể thiếu được của nền kinh tế
quốc dân. Ở nước ta hiện nay nông nghiệp đóng góp trên 40 % tổng thu nhập quốc
dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất
khẩu của hàng hóa nông sản. Trong đó mặt hàng chè là mặt hàng nông sản độc đáo
và quan trọng. Phát triển sản xuất cây chè không những đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng trong nước nói chung, của nhân dân huyện Đại Từ nói
riêng mà còn tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa.
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc
biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,...
Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, dễ chăm sóc và đang có nhu
cầu lớn về tiêu dùng, xuất khẩu trong nước và ngoài nước, cây chè được coi là cây
trồng mũi nhọn, cây làm giàu cho người dân sống trên địa bàn nông thôn đó cũng là
một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi.
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một huyện trung du, miền núi Bắc Bộ, được
thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp
cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ
có diện tích chè khá lớn được phân bố trên các xã trong huyện, nhưng tập chung chủ

yếu ở các xã phía Bắc và phía Đông với vùng trọng điểm là các xã: La Bằng, Hoàng
Nông, Tiên Hội, Phú Cường, Minh Tiến, Đức Lương, Phúc Lương,... Hiện nay, cây
chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong nhiều năm qua, sản
xuất chè của huyện Đại Từ đã có bước phát triển, song kết quả sản xuất chè còn
chưa cao so với tiềm năng diện tích chè tăng lên nhưng sản lượng và chất lượng chè
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn gặp
nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập WTO, sức ép và sự cạnh tranh


2
các sản phẩm chè diễn ra hết sức quyết liệt. Từ đó có nhiều vấn đề cần phải xem
xét, đặt ra. Vậy, thực trạng phát triển sản xuất chè của Đại Từ như thế nào? Có
những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định hướng và
các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất chè của Đại Từ phát triển triển nhanh, mạnh,
vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Xuất
phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải
pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên".
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu toàn diện của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển
sản xuất chè tại huyện Đại Từ, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất chè tại huyện Đại Từ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn của huyện Đại Từ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại huyện một số địa
phương huyện Đại Từ.
- Phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được của các hộ nông dân trồng
chè tại địa bàn nghiên cứu huyện Đại Từ.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh chè

của các hộ nông dân trong huyện.
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh chè trong những năm tiếp theo.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Nghiên cứu luận văn này giúp tôi có cơ hội được vận dụng những kiến thức
đã học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, nâng cao
năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc trong những năm tiếp theo. Ngoài
ra nó còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên,…


3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài sẽ giúp cho các hộ nông dân trồng chè nhận thấy được tình hình sản
xuất kinh doanh chè của họ, so sánh hiệu quả kinh tế từ cây chè với các cây trồng
khác từ đó để lựa chọn cho nhân rộng sản xuất chè. Giúp họ đưa ra các biện pháp,
cách khắc phục các mặt bất lợi, phát huy những mặt thuận lợi nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao hơn. Đồng thời giúp nâng cao giá trị hiệu kinh tế cho cây chè ở các xã
nói riêng và các vùng chè khác nói chung, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong quá
trình sản xuất kinh doanh chè.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm của cây chè
1.1.1.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan
điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ

học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc: Nhiều công trình nghiên
cứu, khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là ở Vân Nam - Trung
Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc đã biết dùng
chè làm dược liệu và sau đó để uống. Theo Daraselia (Gruzia) năm 1989 thì các nhà
khoa học Trung Quốc như Schenpen, Jaiding,... đã giải thích sự phân bố của cây chè
mẹ ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông lớn
đổ về những con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên cây chè
được mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển theo dòng nước đến các nước nói
trên và sau đó lan dần ra các nơi khác [3].
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam năm 1823, R.Bruse đã phát hiện những
cây chè dại lá to ở vùng Atxam, từ đó các tác giả người Anh cho rằng: nguyên sản
của cây chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc [7].
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của
Đjemukhatze về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về
thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại
đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè, trên cơ sở đó xác định
nguồn gốc của cây chè. Đjemukhatze kết luận rằng những cây chè mọc hoang dại từ
cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat. Ở chúng khả
năng tổng hợp (-) - epigalocatechin và các galat của nó để tạo (+) galocatechin
chậm hơn. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng chủ yếu là tổng
hợp (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat.
Từ những biến đổi sinh hóa này của lá cây chè dại và cây chè được trồng
trọt, chăm sóc cho phép đi tới một kết luận mới là nguồn gốc của cây chè chính
là ở Việt Nam.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×