Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phân tích chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra tại tỉnh Sơn La (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.64 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH XUÂN TRƯỜNG

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
CỦA CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY SƠN TRA
TẠI TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2014


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH XUÂN TRƯỜNG

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
CỦA CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY SƠN TRA
TẠI TỈNH SƠN LA
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa


Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: "Phân tích
chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra tại tỉnh Sơn La" đều
được được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá
đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông
tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên

Đinh Xuân Trường


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La,
tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), phòng Quản lý đào tạo sau đại học

cùng toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Bùi Đình Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Chi cục Thống kê,
Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên, cấp ủy và chính
quyền các xã: Tà Xùa, Xím Vàng, Làng Chếu, Hang Chú nơi tôi nghiên cứu đề
tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên
luận văn không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên

Đinh Xuân Trường


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
2.3. Vấn đề nghiên cứu đặt ra gồm các nội dung sau .................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị.......................................................... 3
1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị ............................................................... 10
1.1.3. Một số khái niệm dùng cho tính toán[5]......................................................... 14
1.1.4. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị................................................................ 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới .............................................. 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt
ở Việt Nam.......................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................................. 22
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 23
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra.................................................................... 23


iv

2.3.4. Phương pháp chuyên gia.............................................................................. 24
2.3.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi ...................................... 24
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 26

2.3.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 27
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 27
3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Sơn La .................................................................. 27
3.1.2. Đặc điểm địa bàn huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La .............................................. 40
3.2. Tình hình phát triển cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La ......................... 47
3.2.1. Tình hình phát triển diện tích, sản lượng cây táo Sơn tra trên địa bàn huyện Bắc
Yên từ năm 2010 đến nay ...................................................................... 47
3.2.2. Tình hình chế biến các sản phẩm từ cây Sơn Tra cũng như quá trình tiêu thụ sản
phẩm của cây táo Sơn Tra trên địa bàn huyện Bắc Yên.............................. 51
3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên.............. 53
3.3. Phân tích chuỗi giá trị cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La .................... 53
3.3.1. Lập sơ đồ phân tích chuỗi giá trị cây Sơn Tra ................................................. 53
3.3.2. Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Sơn Tra: điều kiện (tự nhiên, xã hội)
thị trường và tình hình phát triển hiện tại của các khâu trong chuỗi giá trị táo
Sơn Tra tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La................................................. 55
3.3.3. Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây Sơn Tra63
3.3.4. Đặc điểm riêng của Sơn Tra Sơn La và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây
Sơn Tra............................................................................................... 82
3.3.5. Tác động của chuỗi giá trị cây Sơn Tra đối với vấn đề chống biến đổi khí hậu
và an ninh lương thực tại tỉnh Sơn La...................................................... 84
3.3.6. Điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội,thách thức đối với ngành hàng cây sơn tra tỉnh
Sơn La................................................................................................ 85
3.3.7. Một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ Sơn Tra huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 93
Kết luận 93
Khuyến nghị....................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

ACI

Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

BQ

Bình quân

C.P

Tập đoàn Charoen Pokphand

ĐVT

Đơn vị tính

DT


Diện tích

DFID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh

FAO

Tổ chức Nông Lương Thế giới

GAP

Quy trình Sản xuất Nông nghiệp Tốt

GO

Giá trị sản xuất

GPr

Lãi gộp

GTSX

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian




Lao động

NPr

Lãi ròng

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP


Thành phố

TPCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

VA

Giá trị gia tăng

VAC

Vườn ao chuồng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky và Morris (2001)... 25
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo huyện/quận/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh Sơn La năm 2012 ............................................................ 30
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sơn La năm 2012..................................... 32
Bảng 3.3: Diện tích ba loại rừng tỉnh Sơn La năm 2012 ............................................ 36
Bảng 3.4: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn tỉnh
Sơn La giai đoạn 2008 - 2012 ................................................................ 38

Bảng 3.5: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất của huyện Bắc Yên - tỉnh
Sơn La năm 2012 ................................................................................. 42
Bảng 3.6: Giá trị sản phẩm thu được tính trên 1 ha của huyện Bắc Yên....................... 44
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.......................................................................................... 44
Bảng 3.8: Tình hình chăn nuôi một số loại vật nuôi chính trên địa bàn huyện Bắc Yên giai
đoạn 2010 - 2012 ................................................................................. 45
Bảng 3.9: Dân số trung bình huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La trong 3 năm 2010, 2012 ....... 46
Bảng 3.10: Diện tích, năng suất, sản lượng, cây táo Sơn Tra tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn
La (2010 - 2013) .................................................................................. 48
Bảng 3.11: Tổng hợp diện tích táo Sơn Tra đến từng bản tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La
đến 31/12/2013 .................................................................................... 49
Bảng 3.12: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị táo Sơn Tra huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La ....................................................................................... 55
Bảng 3.13: Chi phí đầu tư cho kiến thiết cơ bản trồng cây Sơn Tra ............................ 67
Bảng 3.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất táo Sơn Tra trồng mới.............. 69
Bảng 3.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây táo Sơn Tra tự nhiên (Tính
bình quân/1 ha) .................................................................................... 71
Bảng 3.16: Lợi nhuận của người thu gom táo Sơn Tra .............................................. 73
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán buôn táo Sơn Tra .................... 75
Bảng 3.18: Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh tiêu thụ.... 81
Bảng 3.19: Phân tích tiềm năng từ các sản phẩm của cây Sơn Tra .............................. 83
Bảng 3.20: So sánh thế mạnh của cây Sơn Tra so với một số nông sản khác trong vùng 84


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chuỗi giá trị của Porter (1985) [26] ........................................................... 8
Hình 1.2: Hệ thống giá trị của Porter (1985) [26]....................................................... 9
Hình 1.3: Biểu đồ tác nhân của chuỗi giá trị Bưởi Vĩnh Long .................................... 21
Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cây Sơn Tra tại huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La ................. 54

Hình 3.2: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị cây Sơn Tra huyện Bắc Yên ..... 56
Hình 3.3: Các kênh tiêu thụ chính của cây Sơn Tra tỉnh Sơn La ................................. 62
Hình 3.4: Sơ đồ các tác nhân trong chuỗi giá trị táo Sơn Tra huyện Bắc Yên
tỉnh Sơn La ...................................................................................... 63
Hình 3.5: Cơ cấu chi phí đầu tư trồng cây Sơn Tra trong 5 năm đầu tiên ..................... 67
Hình 3.6: Phân bố chi phí đầu tư và thu nhập từ cây trồng xen trong giai đoạn kiến thiết
cơ bản khi trồng mới cây Sơn Tra........................................................... 68
Hình 3.7: Sơ đồ chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang Sơn Tra loại 300ml ........ 77


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng núi Tây bắc, có vị trí địa lý quan
trọng nối liền với các tình Điện Biên, Lai Châu và các tỉnh trung du miền núi
Bắc bộ. Trong những năm đổi mới, Sơn La đã có nhiều bước phát triển mạnh
mẽ, song vẫn còn hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, chia cắt và có nền khí
hậu phức tạp khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân gặp không ít khó khăn, nhất là đối với lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Để lựa
chọn được sản phẩm nông nghiệp phù hợp, đưa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế
cao tại địa phương góp phần nâng cao mức sống của người dân đòi hỏi phải có
những nghiên cứu cụ thể.
Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã có những dự án đầu tư từ phía
Nhà nước trồng thử nghiệm các loại cây trồng mới, song không đạt hiệu quả
kinh tế cao do không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Trước thực tế
đó yêu cầu địa phương cần phải đầu tư phát triển các cây trồng bản địa phù hợp
với công nghiệp chế biến, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Trong các cây
trồng bản địa đó, Sơn Tra hay còn gọi là táo mèo (tên Latin là Docynia indica,

nằm trong họ hoa hồng Rosaceae, của bộ hoa hồng Rosales, thuộc nhóm cây gỗ
nhỏ) là cây trồng có tiềm năng vượt trội hơn cả. Từ Sơn Tra có thể sản xuất
được nhiều sản phẩm khác nhau như rượu vang, rượu ngâm Sơn Tra, dấm, ô
mai, Sơn Tra khô dùng trong Đông y... Mặc dù có tiềm năng lớn song việc sản
xuất kinh doanh loại cây trồng này còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do
những khó khăn về vốn, kỹ thuật, nhân lực và sự liên kết giữa các tác nhân trong
quá trình sản xuất cũng như chế biến, tiêu thụ sản phẩm của loại cây trồng đặc
biệt này.
Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế - xã hội của Sơn Tra đối với đời sống đồng
bào các dân tộc tỉnh Sơn La, chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Phân tích chuỗi
giá trị thị trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra tại tỉnh Sơn La" để nghiên
cứu với mong muốn góp phần giúp tỉnh Sơn La tìm ra hướng đi cho các sản
phẩm từ cây Sơn Tra phát triển bền vững hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích được thực trạng chuỗi giá trị thị trường của các sản phẩm từ
cây Sơn Tra tỉnh Sơn La và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối


2

liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thị trường của sản phẩm Sơn Tra.
Thúc đẩy chuỗi giá trị cây Sơn Tra phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm nói chung
và chuỗi nông sản nói riêng.
+ Đánh giá một số tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng Sơn
Tra trên địa bàn huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La.
+ Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành

hàng cây Sơn Tra để thấy được sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng cây Sơn
Tra huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị ngành hàng cây
Sơn Tra của huyện Bắc Yên - tỉnh Sơn La phát triển.
2.3. Vấn đề nghiên cứu đặt ra gồm các nội dung sau
Đề tài nghiên cứu để tập trung trả các câu hỏi:
+ Quy mô sản xuất cây Sơn Tra (diện tích, năng suất, sản lượng) tại tỉnh
Sơn La trong 5 năm gần đây?
+ Tình hình chế biến các sản phẩm từ cây Sơn Tra (số cơ sở chế biến, sản
phẩm chế biến, quy mô sản phẩm) tại tỉnh Sơn La?
+ Tham gia vào sản xuất, chế biến,thương mại sản phẩm từ cây sơn tra
gồm những tác nhân nào?
+ Hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm được chế biến từ cây Sơn Tra?
+ Hiệu quả kinh tế mang lại của từng tác nhân trong chuỗi giá trị thị
trường của các sản phẩm từ cây Sơn Tra?
+ Cần phải có những giải pháp gì để giải quyết mối quan hệ hợp lý về mặt
lợi ích giữa các tác nhân nhằm phát triển bền vững cây Sơn Tra tại địa phương?


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
1.1.1.1 Chuỗi giá trị
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công
ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm:

Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua đầu vào, sản xuất, tiếp
thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả các hoạt động này tạo
thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng [21]. Mặt khác,
mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như
khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện
thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác, khách hàng
có thể sẵn sàng trả cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt.
Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình
sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ
thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng
tốt đến chất lượng của thành phẩm và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm.
Chuỗi giá trị theo “nghĩa rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành
một sản phẩm bán lẻ [21]. Chuỗi giá trị “rộng” bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác
trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, vv…
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối, các
chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong
chuỗi . Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương pháp tiếp cận
thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi,
những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa
họ hình thành và phát triển như thế nào, v.v.
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng
quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và
môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các
chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như đất đai,


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×