Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn địa phương đến sức sản xuất thịt của gà lai F1 (trống ác x mái H,Mông) (Luận văn thạc sĩ0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.39 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ MINH HẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI F1
(TRỐNG ÁC X MÁI H’MÔNG)
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ

Thái Nguyên, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của Ts. Nguyễn Thị Thuý
Mỵ, Viện Khoa học sự sống, cơ sở chăn nuôi, bạn bè đồng nghiệp về các số
liệu và kết quả nghiên cứu. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung
thực, mọi trích dẫn chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


Thái Nguyên, ngày .... tháng ... năm 201..
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thuý
Mỵ - Phó trưởng khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Cô
đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô, cán bộ kĩ thuật tại phòng phân tích, Viện Khoa học sự sống, gia đình
ông Chung Văn Đạt ở xóm Vuờn Thông – xã Động Đạt - huyện Phú Luơng tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệm
của đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày ..... tháng ..... năm 201..
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hạnh


iii

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú
Lương......................................................................................................... 3
1.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên .............................3
1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Lương.............................5
1.1.2.3. Thực trạng chăn nuôi gia cầm của huyện Phú Lương ........................8
1.2. Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi ............................................... 9
1.2.1 Thức ăn hỗn hợp .................................................................................................. 10
1.2.3. Nguyên liệu cho sản xuất thức ăn hỗn hợp .............................................. 15
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phối trộn
ở trong nước và trên thế giới .................................................................... 19
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phối
trộn trên thế giới .............................................................................................................. 19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phối
trộn ở Việt Nam ............................................................................................................... 20
1.3.3. Tình hình sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay
................................................................................................................................................ 21

1.4 Vài nét về giống gà H’Mông và giống gà Ác.................................... 24
1.4.1 Giống gà H’Mông ............................................................................................... 24
1.4.2 Giống gà Ác.......................................................................................................... 25
1.4.3. Gà lai F1 của gà Ác và gà H’Mông ............................................................ 25
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 27



iv

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 27
2.3.2. Thức ăn cho gà thí nghiệm ............................................................................. 28
2.3.2.1. Kết quả phân tích nguyên liệu địa phương ......................................... 28
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi........................................................ 31
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 35
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................36
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.......................... 36
3.2 Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm............................................ 38
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy ........................................................................................... 38
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ................................................... 41
3.2.3.Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .................................................. 44
3.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ............ 47
3.3.1 Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm......................................... 47
3.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng .............................................. 48
3.3.3. Tiêu tốn protein và năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng ............... 50
3.4. Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm .................... 53
3.4.1 Năng suất thịt ........................................................................................................ 53
3.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình ............................................................ 60
3.5.1. Chỉ số PI ................................................................................................................. 60
3.5.2. Chỉ số kinh tế ....................................................................................................... 61
3.5.3. Hạch toán kinh tế cho mô hình ..................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................64
1.Kết luận................................................................................................. 64
2. Đề nghị................................................................................................. 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................65


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


: Đực



: Cái

CP

: Protein thô

Đ

: Việt Nam đồng

HQSDTĂ

: Hiệu quả sử dụng thức ăn

KL

: Khối lượng


ME

: Năng lượng trao đổi

NL

: Nguyên liệu

NXB

: Nhà xuất bản



: Thức ăn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

VPQTN

: Viêm phế quản truyền nhiễm


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, chăn nuôi tại huyện Phú Lương ..................... 6
Bảng 2.1: Kết quả phân tích nguyên liệu ...................................................... 29
Bảng 2.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà thí nghiệm ....... 30
Bảng 2.3:Lịch dùng vac-xin cho gà thí nghiệm ............................................ 31
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (n = 3 đàn) .............. 36
Bảng 3.2: Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (n = 3 đàn)..... 39
Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (n = 3 đàn)..................... 42
Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (n =3 đàn) ................... 45
Bảng 3.5: Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm .............................. 47
Bảng 3.6 Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm49
Bảng 3.7: Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm.............. 51
Bảng 3.8: Tiêu tốn năng lượng cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........ 52
Bảng 3.9: Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm 85 ngày tuổi .......................... 60
Bảng 3.10 Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) ........................................ 61
Bảng 3.11. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm................................................. 61
Bảng 3.12 Sơ bộ hạch toán kinh tế cho 1kg gà hơi (đồng)........................... 62


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ......................................... 41
Hình 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....................................... 43
Hình 3.3: Sinh trưởng tương đối................................................................... 46



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta gặp rất nhiều khó khăn
như dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi tăng giá không ngừng mà đầu ra sản phẩm
bấp bênh, rớt giá…người chăn nuôi liên tục lỗ. Trong chăn nuôi, thức ăn
chiếm hơn 70% chi phí sản xuất ra sản phẩm. Các loại thức ăn hỗn hợp bán
sẵn trên thị trường hiện nay có chất lượng tốt, nhưng giá thành đắt, ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu tại địa
phương rất phong phú, giá rẻ.
Việc tự sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu sẵn
có để chủ động được lượng cám cho trang trại mình, không còn phải phụ
thuộc vào các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường là một hướng
đi hiệu quả giúp cho người chăn nuôi có thể duy trì và phát triển trong điều
kiện chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Phú Lươnglà huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có lợi thế đường giao
thông nối với các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc
Giang...Diện tích đồi rừng rộng, dân cư thưa, môi trường sạch, dịch bệnh ít,
thuận cho việc chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương
thức chăn thả tự do hoặc bán chăn thả. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng khoá
XI về phát triển Nông lâm – Ngư nghiệp và thực hiện đề án “ Quy hoạch phát
triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng tới năm 2030”, huyện Phú Lương
không ngừng đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao
vào phát triển sản xuất...
Mặt khác, tổng diện đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 12.450,05 ha
chiếm 40,82% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa cả năm
2013 là 6.904 ha, sản lượng là 35.981 tấn, trên 1.000 ha ngô, gần 90 ha đậu
tương (Chi cục thống kê huyện Phú Lương, 2013) [3]. Đây là nguồn nguyên
liệu quý cho chăn nuôi tại địa phương.



2

Để đóng góp cơ sở khoa học cho việc đánh giá một cách có hệ thống các
nguồn nguyên liệu địa phương trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thả
vườn nói riêng nhằm tận dụng được nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất,
tăng thu nhập cho người chăn nuôi, kích thích sản xuất nông nghiệp, tạo công
ăn việc làm, thu nhập cho người nông dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn địa phương đến sức
sản xuất thịt của gà lai F1 (trống Ác x mái H’Mông)”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn địa phương đến khả năng sản xuất của
gà lai F1 (♂Ác x ♀H’Mông).
- Cung cấp thông tin kỹ thuật giúp người chăn nuôi lựa chọn phương
thức nuôi phù hợp để phát triển sản xuất.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, từ đó làm cơ sở để nhân rộng mô hình,
đưa vào phát triển sản xuất tại địa phương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú
Lương
1.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
1.1.1.1. Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung

du và miền núi Bắc bộ, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với
các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Tổng diện tích đất là 3.562,82 km², trong đó đất đã sử dụng là 246.513
ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha
(chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm
nghiệp (www.thainguyen.gov.vn, 2010)[ 30].
1.1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 90.517 ha. Tổng sản
lượng lương thực có hạt đạt 445.500 tấn. Trong đó:
+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm 72.576 ha, năng suất bình
quân 50,98 tạ/ha; sản lượng 370.020 tấn. Diện tích đất lúa của tỉnh ổn định
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 39.000 ha. Đầu tư cơ sở hạ tầng
và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ đảm bảo diện tích gieo trồng
lúa đến năm 2020 là 69.000 ha, định hướng đến năm 2030 là 70.000 ha có
thuỷ lợi hoàn chỉnh. Năng suất lúa năm 2015 dự kiến 53 tạ/ha; năm 2020 đạt


4

56 tạ/ha và định hướng đến năm 2030 đạt 62 tạ/ha. Sản lượng: dự kiến đến
năm 2020 là 386.400 tấn; năm 2030 đạt 434.000 tấn.
+ Diện tích để trồng lúa bố trí chủ yếu theo 2 hướng: Sản xuất lúa thâm
canh năng suất cao và sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao.
Vùng lúa hàng hoá chất lượng cao tập trung chủ yếu: Dự kiến năm 2015
là 4.500 ha và năm 2020 là 6.000 ha diện tích lúa có điều kiện tưới tiêu, hoàn
chỉnh hệ thống nội đồng để trồng lúa chất lượng cao (tập trung ở TP Thái
Nguyên; TX Sông Công; Phú Lương; Đồng Hỷ; Đại Từ; Phú Bình; Phổ Yên)
nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho

người dân sống ở các khu đô thị, khu công nghiệp. Áp dụng những biện pháp
thâm canh tiên tiến để đảm bảo năng suất và chất lượng của các giống lúa.
Vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất cao: năm 2015 có diện tích là
11.500 ha và năm 2020 là 14.500 ha lúa năng suất cao. Tập trung chủ yếu ở
huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ.
+ Cây ngô: Là cây trọng điểm trong chương trình phát triển cây trồng vụ
đông của tỉnh để góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất tăng thu nhập/1 ha đất
canh tác. Bố trí diện tích trồng ngô cả năm đến năm 2015, năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 ổn định ở 20.000 ha, diện tích ngô lai chiếm 95% diện
tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 17.941 ha, năng suất bình
quân 42,07 tạ/ha; sản lượng đạt 75.480 tấn. Cơ cấu giống ngô lai chiếm trên
98% diện tích gieo trồng;
+ Đậu tương: Diện tích 1.418 ha, sản lượng 2.153 tấn. Toàn tỉnh đẩy
mạnh phát triển đậu tương, nhất là tận dụng trên đất 2 vụ lúa. Cần đẩy mạnh
việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đưa giống mới vào thâm canh
tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ
của nhân dân và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức
ăn gia súc, chế biến thực phẩm trong giai đoạn tới. Dự kiến đến năm 2020 là
4.800 ha; năm 2030 là 7.500 ha.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×