Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B Ộ TƢ PHÁP

TRƢ ỜNG Đ ẠI HỌC LU ẬT HÀ N ỘI

ĐẶNG THANH TÚ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA CƠ QUAN CẠNH TRANH

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬ T H ỌC

NGƢ ỜI HƢ ỚNG DẪN KHOA H ỌC : PGS.TS. NGUY ỄN VIẾT TÝ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Đại H c Lu t Hà Nộ

Nộ

n s





t kinh tế



Đạ



Đặc bi t tôi
s -

ờng




Lu

ạn ở

c gửi lời c

u ễn Vi t Tý



sâu sắ
ế


ến th y giáo


o



MỤC LỤC
LỜI M Ở ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Đ ỊA V Ị PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN .......... 6
QUẢ N LÝ CẠNH TRANH ........................................................................... 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan quản lý cạnh tranh........................ 6
1.1.1. Khái ni
1 1 2 Đặ

n lý cạnh tranh ........................................... 6

ểm củ

n lý cạnh tranh ................................... 10

1.1.3. Vai trò củ

n lý cạnh tranh........................................ 12

1.2. Khái quát về địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh................ 16
1.2.1. Khái ni
1.2.2. Nội dung củ

ịa vị pháp lý củ


n lý cạnh tranh ............ 16

ịa vị pháp lý củ

n lý cạnh tranh ....... 18

1.3. Cơ quan quản lý cạnh tranh của một số nƣớc trên thế giới.................. 21
1.3.1 Ủ
thuộc Bộ

ại liên bang Hoa K ỳ và Cục ch
ộc quy n
ỳ ..................................................................... 21

P

1.3.2 Ủ

ại lành mạnh Nh t B n [32].............................. 27

1.3.3. Ủy ban cạnh tranh Singapore [33] .............................................. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LU ẬT VỀ CƠ QUAN CẠNH TRANH
Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 37
2.1. Những quy định pháp luật về cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam ............... 37
211 C
2 1 2 Vị

ạnh tranh ở Vi t Nam ............................................. 37
í






ởV

N

........................ 39

2.2. Địa vị pháp lý của Cục quản lý cạnh tranh và một số đánh giá ........... 41
2.2.1 C

ấu tổ chức của Cục qu n lý cạnh tranh ................................. 41

2.2.2. Chứ
2.2.3. Một s

m vụ và quy n hạn của Cục Qu n lý cạnh tranh . 42
ịa vị pháp lý của Cục Qu n lý cạnh tranh .... 45


2.3. Địa vị pháp lý của Hội đồng Cạnh tranh và một số đánh giá............... 51
231 C

ấu tổ chức của Hộ

2.3.2. Chứ
2.3.3. Một s


ồng Cạnh tranh .................................... 51

m vụ và quy n hạn của Hộ
ịa vị pháp lý của Hộ

ồng Cạnh tranh ..... 52
ồng Cạnh tranh ........ 55

CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 64
CHƢƠNG 3: M ỘT SỐ GIẢ I PHÁP HOÀN THIỆ N PHÁP LU ẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QU Ả HO ẠT Đ ỘNG CỦA CƠ QUAN CẠNH TRANH Ở
VIỆT NAM .................................................................................................. 64
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của cơ quan cạnh
tranh: ......................................................................................................... 64
3.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan cạnh tranh ..... 67
KẾT LUẬ N.................................................................................................. 71


1

LỜI M Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Có thể khẳng định vai trò quan trọng của Pháp luật cạnh tranh đối với nền
kinh tế của m ỗi quốc gia. Pháp luật cạnh tranh đóng vai trò điều tiết nền kinh tế,
duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng, cho phép các thực thể
kinh tế có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng nhƣ tiếp cận thị trƣờng... Sự ra đời của
pháp luật cạnh tranh dẫn đến yêu cầu cần phải có m ột hệ thống cơ quan nhà nƣớc,
với vị trí vững chắc, độc lập và đầy đủ thẩm quyền để thực thi Pháp luật cạnh tranh.
Ở Việt Nam, Pháp luật cạnh tranh ghi dấu ấn đầu tiên khi Luật Cạnh tranh

đƣợc Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005.
Trƣớc đó vào năm 2003 , Ban quản lý cạnh tranh đã thành lập theo quyết định của
Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại, tuy nhiên nhiệm vụ chính của Ban quản lý cạnh tranh
vào lúc này chủ yếu là: Tham gia soạn thảo Luật cạnh tranh và các v ăn bản hƣớng
dẫn; Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá
của nƣớc ngoài kiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Và để thi hành luật
cạnh tranh 2004, ngày 26/2/2004 Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại đã ban hành Quyết
định số 0235/2004/Q Đ-BTM thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trên c ơ sở Ban
Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh ra đời với nhiệm vụ chính là thực thi
Luật cạnh tranh; Thực thi 03 Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh Cục Quản lý cạnh tranh, ngày
09/01/2006 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ -CP về việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của H ội
đồng Cạnh tranh. Đây thực sự là những cột mốc quan trọng, bởi sự ra đời của hai cơ
quan này là một bƣớc tiến quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống Cơ quan quản lý
cạnh tranh.
Kể từ khi đƣợc thành lập đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh cũng nhƣ Hội
đồng Cạnh tranh đã đạt đƣợc nhiều thành quả đáng ghi nhận, từ những nỗ lực trong
việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự; tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cạnh tranh,... đến các doanh nghiệp; tham gia các chƣơng trì nh hợp tác
quốc tế;... cho đến những thành quả trong các vụ việc cạnh tranh đƣợc xử lý, những


2

vụ kiện về bán phá giá, trợ cấp và tự vệ thƣơng mại của các nƣớc mà doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu;... đây thực sự là những thành quả đáng ghi nhận đối với các c ơ
quan quản lý cạnh tranh trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.
Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, cũng có nhiều ý kiến cho rằng mô hình,
vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay còn

nhiều vấn đề bất cập. Với cơ chế hiện nay, C ục Quản lý cạnh tranh đƣợc đánh giá là
chƣa thực sự phát huy đƣợc tính độc lập, tự chủ của một cơ quan quản lý cạnh tranh
khi C ục này bị phụ thuộc quá nhiều vào B ộ C ông Thƣơng cả về tổ chức cũng nhƣ
hoạt động. Hệ thống các chức năng nhiệm vụ mà Cục đƣợc giao phó cũng còn nhiều
vấn đề tranh cãi, khi mà C ục Quản lý cạnh tranh còn ôm đồm quá nhiều chức năng,
với nguồn nhân lực và điều kiện hiện nay của Cục thì đây thực sự là m ột khó khăn,
vì vậy m uốn chức năng quản lý cạnh tranh đƣợc phát huy , chú trọng hơn nữa thì
việc điều chỉnh cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Cục Q uản lý cạnh tranh là điều
cần thiết. Còn với Hội đồng Cạnh tranh, trên cơ sở kết quả điều tra của C ục Quản lý
cạnh tranh, cơ quan này có chức năng xét xử, đƣa ra các phán quyết, giải quyết
khiếu nại có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh . Song những quy định về địa
vị pháp lý của cơ quan này nhƣ vị trí, cơ chế làm việc chƣa rõ ràng, còn nhiều bất
cập dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của H ội đồng Cạnh tranh.
Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Địa vị p

p lý của cơ quan

cạn tran ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu ở trong nƣớc cũng nhƣ các công
trình hợp tác với nƣớc ngoài về pháp luật cạnh tranh nói chung và về cơ quan quản
lý cạnh tranh nói riêng:
Các tác phẩm dịch đƣợc biên dịch trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Thƣơng
M ại với các tổ chức nhƣ Dự án hỗ trợ và thực thi chính sách của Canada (PIAP),
Ngân hàng thế giới WB và Tổ chức hợp tác và phát triển OECD, Chƣơng trình phát
triển liên hợp quốc UNDP, Tổ chức thƣơng mại và phát triển liên hợp quốc
UNCTAD, gồm: “Luật cạnh tranh Canada và bình luận”; “Khuôn khổ cho việc xây


3


dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh”; “Khuôn khổ pháp lý đa phƣơng
điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh một số nƣớc, vùng lãnh thổ”.
M ột số tác phẩm nghiên cứu trong nƣớc rất có giá trị trong quá trình xây
dựng và hoạch định chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, nhƣ: Đề tài của Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ƣơng năm 2001 về “Các vấn đề pháp lý và thể chế về
chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”; Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ của trƣờng Đại học N goại thƣơng năm 2006 về “Những vấn đề đặt ra và
giải pháp thực thi có hiệu quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn”; Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ của Cục Quản lý cạnh tranh năm 2006 về “Xây dựng mô hình cơ quan quản
lý nhà nƣớc về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thƣơng mại
quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”.
Ngoài ra, có nhiều ấn phẩm của các nhà khoa học viết về cạnh tranh và pháp
luật cạnh tranh, nhƣ: Sách “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” TS.Lê Danh Vĩnh,
Hoàng Xuân Bắc, Ths. Nguyễn Ngọc Sơn. NXB Tƣ pháp, Hà N ội năm 2006; Sách
“Phân tích và lý giải các quan điểm của Luật Cạnh Tranh” PGS TS Nguyễn Nhƣ
Phát, Ths. Nguyễn N gọc Sơn. NXB Tƣ pháp, Hà N ội năm 2006.
Nhìn chung, các vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và pháp luật cạnh
tranh đã đƣợc nghiên cứu khá toàn diện. Tuy nhiên, m ột vấn đề mang tính chất
chuyên sâu nhƣ địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý cạnh tranh thì chƣa đƣợc giải
quyết một cách sâu sắc và thỏa đáng cả về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c ứu của đề tài
M ục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về địa vị pháp lý c ủa cơ quan quản lý cạnh tranh, trên cơ sở đó tìm ra các
giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt đông c ủa cơ quan
này ở Việt Nam.
Để đạt đƣợc mục đích của việc nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ đƣợc đặt ra là:
- Làm sáng tỏ địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh;
- Chỉ ra kinh nghiệm của m ột số nƣớc về việc xây dựng địa vị pháp lý của cơ
quan quản lý cạnh tranh, thông qua việc giới thiệu các quy định cơ bản về địa vị

pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh ở các nƣớc này;


4

- Nêu và đánh giá thực trạng pháp luật quy định về địa vị pháp lý của hai cơ
quan cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam;
- Từ đó đƣa ra nhữ ng giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của
các cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam, sao cho phù hợp với điều kiện và sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Khi đề cập đến pháp luật cạnh tranh nói chung và với cơ quan quản lý cạnh
tranh nói riêng, sẽ đề cập đến nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên,
trong luận văn này tác giả không tham vọng trình bày hết các vấn đề đó. Luận văn
sẽ chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về Địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh ở
Việt Nam, bao gồm: C ục Quản lý cạnh tranh và H ội Đ ồng Cạnh tranh. Tập trung
nghiên cứu chủ yếu về vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan này. Và trƣớc đó thì có những đánh giá tƣơng tự với Cơ quan cạnh tranh của
một số nƣớc trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất hoàn thiện đối
với Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đƣợc trình bày trên cơ sở lý luận của C hủ nghĩa M ác – Lênin về
nhà nƣớc và pháp luật và sử dụng phép duy vật biện chững và duy vật lịch sử nhƣ là
phƣơng pháp chủ đạo để giải quyết các vấn đề lý luận trong chƣơng1.
Ngoài ra, luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đ ối
chiếu, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài đặt ra trong chƣơng 2 và chƣơng 3.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu riêng biệt, độc lập về vấn đề Địa vị pháp
lý của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của

các cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay, Luận văn đƣa ra những đánh giá về tính
hiệu quả, những mặt hạn chế về những chức năng nhiệm vụ mà các cơ quan quản lý
cạnh tranh này đƣợc giao. Trên cơ sở học hỏi m ô hình m ột số nƣớc về việc xây
dựng cơ quan quản lý cạnh tranh, và với thực trạng hiện nay của cơ quan quản lý


5

cạnh tranh ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị
pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh.
7. Kết cấu của lu ận văn
Ngoài phần M ở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các
chữ cái viết tắt, Luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: T ổng quan về địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh;
Chƣơng 2: T hực trạng pháp luật về cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam ;
Chƣơng 3: M ột số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qủa hoạt
động của cơ quan canh tranh ở Việt Nam .


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN
QUẢN LÝ CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan quản lý cạnh tranh
1.1.1. K

n ệm cơ quan quản lý cạn tran

Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu về Cơ quan quản lý cạnh

tranh, hầu nhƣ chƣa có một khái niệm cụ thể nào về cơ quan quản lý cạnh tranh, tuy
nhiên để hiểu đƣợc thế nào là Cơ quan quản lý cạnh tranh, chúng ta cần làm rõ đƣợc
các khía cạnh sau: Bản chất pháp lý của cơ quan cạnh tranh và vị trí của nó trong bộ
máy nhà nƣớc.
Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có m ột tên gọi riêng cho cơ quan quản lý
cạnh tranh của mình, tùy vào tính chất, địa vị của cơ quan quản lý cạnh tranh mà
quốc gia đó ghi nhận cho nó. Ví dụ nhƣ ở Đức là Cục Cartel liên bang ; ở Hà Lan là
Tổng cục cạnh tranh; ở N hật Bản là Ủy ban thƣơng mại lành mạnh; ở Ba Lan là
Văn phòng cạnh tranh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng… Tuy nhiên, trong các văn bản
pháp luật cạnh tranh của các nƣớc khi quy định về Cơ quan quản lý cạnh tranh
thƣờng không sử dụng các thuật ngữ là một cơ quan “Lập pháp”, “Hành pháp” hay
“Tƣ pháp” để chỉ bản chất pháp lý của các cơ quan này.
Qua nghiên cứu các Cơ quan quản lý cạnh tranh trên thế giới thì cho thấy:
trƣớc tiên các cơ quan này có chức năng chính là quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực cạnh
tranh, là công c ụ của các Chính phủ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về
cạnh tranh của m ỗi quốc gia, nhằm điều tiết quá trình cạnh tranh gi ữa các doanh
nghiệp, hƣớng quá trình này phục vụ cho những m ục tiêu đã đƣợc định s n , do đó
hệ thống cơ quan này có dáng dấp của m ột cơ quan “hành pháp”. Ngoài ra, hoạt
động của cơ quan này lại mang tính tài phán “tƣ pháp”, vì ngoài việc quản lý, đảm
bảo công bằng cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng, thì nó còn là cơ quan
xét xử các tranh chấp có liên quan đến pháp luật cạnh tranh, đƣợc pháp luật cạnh
tranh quy định, do đó nó có quyền đƣa ra các quyết định để phân xử đúng sai và áp


7

dụng các biện pháp chế tài đối với các bên có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Sự kết hợp hai đặc tính "hành chính" và "tƣ pháp" là yếu tố quan trọng nhằm đảm
bảo cho cơ quan này thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Vì vậy, có thể
khẳng định C ơ quan quản lý cạnh tranh không phải là một cơ quan lập pháp, hành

pháp hay tƣ pháp mà nó là một cơ quan có tính “lƣỡng tính” khi vừa mang tính chất
là một cơ quan “hành pháp” vừa là m ột cơ quan “tƣ pháp”.
Ví dụ, về tính lƣỡng tính của C ơ quan quản lý cạnh tranh đƣợc thể hiện ở
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thƣơng mại lành mạnh của Nhật
Bản[32]. Căn cứ Luật của Nhật Bản, có thể chia thẩm quyền của Uỷ ban này làm
hai loại: thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tƣ pháp. Thẩm quyền hành chính
có: tiếp nhận các thông báo từ phía các doanh nghiệp theo luật chống độc quyền;
điều tra khảo sát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tình trạng độc quyền
trong nền kinh tế; ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật chống độc
quyền;... Về thẩm quyền tƣ pháp, trong m ột số trƣờng hợp nhất định, khi xử lý vụ
việc vi phạm Luật chống độc quyền, U ỷ ban có thể tổ chức phiên họp tƣơng tự nhƣ
việc xét xử của toà án và ra phán quyết. Quyết định của Uỷ ban có thể bị kháng cáo
lên toà phúc thẩm T okyo.
Qua nghiên cứu cho thấy Cơ quan quản lý cạnh tranh ở m ỗi quốc gia đều
đƣợc thành lập và tổ chức theo một m ô hình riêng, và có tính đặc thù. Địa vị của các
cơ quan này trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc có thể trực thuộc Quốc Hội, hoặc
thuộc cơ quan trực thuộc Thủ tƣớng chính phủ/T ổng thống hay là một cơ quan
ngang Bộ, và có thể là một cơ quan trực thuộc Bộ (có thể là B ộ kinh tế hay B ộ tƣ
pháp,… ). Việc lựa chọn thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc cơ quan
nào là phụ thuộc vào mỗi m ột quốc gia, tuy nhiên tất cả đều phải đảm bảo đƣợc tính
độc lập trong việc quản lý và ra các phán quyết trong các vụ việc cạnh tranh. Bởi
cạnh tranh là một lĩnh vực đặc biệt, nó liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Nếu sự công bằng, nghiêm minh trong m ọi hoạt động của C ơ
quan quản lý cạnh tranh từ việc giám sát thi hành pháp luật cạnh tranh, đến việc ban
hành các phán xét,… đối với các chủ thể vi phạm không đƣợc đảm bảo thì chắc
chắn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.


8


Đối với m ô hình cơ quan cạnh tranh trực thuộc Quốc Hội hiện nay đƣợc m ột
số quốc gia lựa chọn nhƣ Hoa K ỳ (Ủy Ban Thƣơng M ại Liên Bang Hoa K ỳ), Italia
(Cơ Quan Cạnh Tranh Italia),… thì rõ ràng tính đ ộc lập trong hoạt động của cơ
quan này đƣợc đảm bảo cao hơn, bởi các hoạt động cũng nhƣ ra các quyết định
đƣợc độc lập với C hính Phủ. N goài ra thủ tục bổ nhiệm ngƣời đứng đầu và các
thành viên, cơ chế tài chính của những cơ quan này đƣợc Quốc Hội lựa chọn và
đảm bảo. C òn với m ô hình Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan ngang B ộ
hay trực thuộc Thủ tƣớng/Tổng thống thƣờng đƣợc thành lập dƣới hình thức các Ủy
ban, Văn phòng... Đƣợc m ột số nƣớc lựa chọn nhƣ: Hàn Quốc (Ủy ban thƣơng mại
lành mạnh – thuộc Tổng Thống); Cộng H òa Séc (Văn phòng bảo vệ cạnh tranh –
thuộc C hính phủ); Đài Loan (Ủy ban thƣơng mại lành mạnh – cơ quan cấp B ộ),…
đối với những cơ quan này thì việc bổ nhiệm và cơ chế hoạt động thƣờng có sự
tham gia và quyết định bởi ngƣời đứng đầu C hính Phủ hoặc Tổng Thống hoặc có cả
sự tham gia c ủa cơ quan lập pháp. M ột ví dụ điển hình tại Úc [34]: Ủy ban cạnh
tranh và tiêu dùng Úc, là m ột cơ quan ngang Bộ thuộc C hính phủ nhƣng hoạt động
độc lập và đƣợc thành lập theo luật Liên bang Úc. Ban lãnh đạo của Ủy ban có 7
thành viên, trong đó có m ột chủ tịch và hai phó chủ tịch, các thành viên này đƣ ợc
ngƣời đứ ng đầu nhà nƣớc bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm và quyết định bổ nhiệm
này chỉ đƣợc tiến hành khi có đa số phiếu bầu ủng hộ của các cơ quan lập pháp lãnh
thổ và Bang ở nƣớc này. Pháp luật Úc cũng ghi nhận Ủy ban cạnh tranh và tiêu
dùng Úc mặc dù trực thuộc Chính phủ song hoạt động độc lập với Chính phủ, đƣợc
phép áp dụng Luật Thƣơng M ại m ột cách tự chủ nhằm đảm bảo sự nhất quán trong
quá trình thực thi hoạt động của mình. Những cơ chế này đã phần nào tránh đƣợc
tình trạng can thiệp của chính phủ vào hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Với mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ (thƣờng là B ộ kinh tế,
thƣơng mại,… ) đƣợc phần lớn các nƣớc trên thế giới lựa chọn, điển hình là: Canada
(Cục cạnh tranh – thuộc Bộ C ông Nghiệp), Áo (Cục cạnh tranh liên bang – thuộc
Bộ Kinh Tế), Bồ Đào Nha (Tổng C ục Thƣơng M ại và Cạnh Tranh – thuộc Bộ Kinh
Tế),… Thực tế mặc dù quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc B ộ, song cơ
chế bổ nhiệm ngƣời đứng đầu cũng nhƣ mọi hoạt động của các cơ quan này cũng



9

luôn đƣợc đảm bảo để các cơ quan này không bị lệ thuộc vào các Bộ chủ quản cũng
nhƣ Chính Phủ. M ột ví dụ điển hình là Uỷ ban thƣơng mại lành mạnh Nhật Bản[32]
(sau đây gọi là Ủy ban): Hiện nay Ủ y ban trực thuộc C hính Phủ N hật Bản, nhƣng
trƣớc đây Uỷ ban này có vị trí nhƣ là một cơ quan cấp bộ thuộc sự chỉ đạo của Bộ
trƣởng các bộ: Bộ quản lý công cộng, Bộ nội vụ, Bộ bƣu chính viễn thông. Tuy
nhiên, Uỷ ban có đặc điểm của một tổ chức quản lý theo hệ thống hội đồng hoạt
động độc lập, bao gồm m ột chủ tịch và bốn uỷ viên. Trong việc thực thi Luật Chống
độc quyền, U ỷ ban thực hiện nhiệm vụ của nó một cách độc lập, không chịu sự chỉ
đạo hay giám sát của bất cứ một ai. Các vấn đề về chỉnh định ngƣời đứng đầu ủy
ban cũng nhƣ các thành viên thu ộc trách nhiệm của ngƣời đứng đầu Chính Phủ và
có sự phê chuẩn của Thƣợng viện, Hạ viện. Đối với các Bộ đƣợc xem là chủ quản
của Ủy ban vào thời điểm này thì chỉ có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện tốt nhất
nhằm duy trì hoạt động của Ủ y ban đƣợc hiệu quả, nhƣ các việc đệ trình các dự thảo
liên quan lên Nghị viện và soạn thảo dự thảo ngân sách thuộc về Bộ trƣởng Bộ quản
lý công cộng, B ộ Nội vụ, B ộ Bƣu chính viễn thông.. Chính những yếu tố này đã làm
tăng tính độc lập trong hoạt động cũng nhƣ phán quyết của Ủy ban với các Bộ đƣợc
xem là chủ quản.
Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy, vị trí pháp lý của các Cơ quan quản lý cạnh
tranh có thể khác nhau, song có m ột điểm chung là về cơ bản pháp luật các nƣớc
luôn m uốn hƣớng đến xây dựng một hệ thống Cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập,
tự chủ trong hoạt động cũng nhƣ các phán quyết của nó. Điều này đƣợc thể hiện qua
các quy định của pháp luật về cơ chế bổ nhiệm, các quy trình hoạt động của cơ quan
nhƣ: cơ chế tài chính, kiểm tra, giám sát hay đƣa ra các phán quyết,...
Qua những đánh giá, phân tích ở trên, chúng ta có thể đƣa ra kết luận: C
quan qu n lý cạnh tranh là m ộ
h th ng bộ máy qu


c của mỗi qu
e

của mỗi qu

ặc một h th

Quộc hội, thuộc Thủ

óC

ng C hính Phủ/Tổng Th

ó

ù

n lý cạnh tranh có thể

c thuộc Bộ. C ó trách nhi m th
tranh của qu

ằm trong

ế qu

ế, chính sách
c thuộc
ộ hoặc là một


m b o th c thi pháp lu t cạnh
ết


10

i v i các chủ thể tham gia hoạ

ộng

ại trên thị

ờng.

1.1.2. Đ ặc đ ểm của cơ quan quản lý cạn tran
Các cơ quan quản lý cạnh tranh dù đƣợc thành lập, tổ chức theo mô hình nào
đi chăng nữa thì cũng mang trong nó những điểm riêng biệt so với các cơ quan nhà
nƣớc khác trong hệ thống. M ang trong nó một số những đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, Độc lập là nguyên tắc quan trọng hàng đầu đối với m ột Cơ quan
quản lý cạnh tranh. Rõ ràng “độc lập” là yếu tố quyết định đến sự công bằng trong
việc xử lý các vụ việc, điều mà các bên đƣơng sự luôn chờ đợi ở cơ quan này. Tính
độc lập của các cơ quan cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động luôn luôn là mục tiêu
hàng đầu mà các nƣớc này hƣớng tới xây dự ng. Đây là nội dung rất quan trọng đảm
bảo cho nhữ ng cơ quan này có thể thực hiện chức năng xử lý một cách công minh,
vì m ục tiêu bảo vệ trật tự công cộng – cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng.
Để đạt đƣợc điều này, Luật Cạnh tranh của các nƣớc đều quy định nguyên
tắc tối cao là các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của
mình mà không bị chi phối hay can thiệp của bất kỳ cơ quan thứ ba nào. Các cơ
quan cạnh tranh đƣợc thành lập theo Luật và thực hiện các quyền năng đƣợc Luật

này trao cho. H ọ cũng có thể sử dụng những quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp,
hỗ trợ của các cơ quan khác.
Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nƣớc nhƣ Italia đã
thành lập cơ quan cạnh tranh c ủa mình trực thuộc Quốc hội, độc lập với tƣ pháp và
chính phủ. M ột số cơ quan cạnh tranh khác lại đƣợc tổ chức nhƣ m ột Bộ hay ngang
Bộ, độc lập với các bộ ngành khác. M ột số trƣờng hợp khác mặc dù đặt trong m ột
bộ ngành nào đó nhƣng lại duy trì một chế độ độc lập rất cao trong hoạt động. Các
cơ quan này chỉ bị phụ thuộc về mặt hành chính. Việc độc lập này còn đạt đƣợc
thông qua bổ nhiệm những nhân sự của các cơ quan cạnh tranh này. Ngoài ra, Luật
Cạnh tranh các nƣớc còn quy định rõ ngân sách hoạt động cũng nhƣ chế độ đãi ngộ
cho các cơ quan cạnh tranh và thành viên cơ quan này, qua đó đ ảm bảo vấn đề ngân
sách không làm ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý cạnh
tranh.[21. Tr.77-78]


11

Thứ hai, tính minh bạch minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà
nƣớc nói chung là một đòi hỏi hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với các cơ quan
quản lý cạnh tranh thì đây lại là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này
xuất phát từ vai trò trong việc duy trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành m ạnh. Thông
tin trong thị trƣờng phải đƣợc thông suốt. Tính minh bạch sẽ nâng cao thêm uy tín
của chính các cơ quan này.
Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia nói trên đều quy định rất chặt chẽ về
những yêu cầu phải công bố công khai các hoạt động của cơ quan cạnh tranh. Ngoài
ra, các bên liên quan có quyền yêu cầu các cơ quan cạnh tranh cho phép tiếp cận
thông tin liên quan tới vụ việc. Trên thực tế, các cơ quan cạnh tranh cũng luôn đề
cao tiêu chí minh bạch (Transparency) trong các hoạt động cụ thể của mình, từ việc
công khai các chính sách, pháp luật, các quy trình xử lý công việc… cho đến nội
dung các quyết định, phán xét các vụ việc cạnh tranh cụ thể trên các phƣơng tiện

truyền thông của mình nhƣ: website của cơ quan, các ấn phẩm đƣợc phát hành định
kỳ… Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ quan quản lý cạnh tranh phải có trách nhiệm bảo
mật các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình điều tra liên quan đến bí mật kinh
doanh của các doanh nghiệp là đối tƣơng bị điều tra. [21. Tr.78]
Thứ ba, về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan quản lý cạnh tranh: Chức năng
chính của cơ quan quản lý cạnh tranh là quản lý và điều tiết hoạt động cạnh tranh
của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong quốc gia đó. Đảm bảo cho hoạt
động cạnh tranh đƣợc diễn ra một cách bình đẳng, công bằng qua đó gián tiếp thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Để thực hiện chức năng này thì nhiệm vụ chính của C ơ
quan quản lý cạnh tranh là bảo đảm thực thi Hệ thống pháp luật cạnh tranh. M ỗi
quốc gia đều có một hệ thống pháp luật cạnh tranh riêng của mình, với những tên
gọi khác nhau và việc đảm bảo thực thi hệ thống các văn bản pháp luật đó là nhiệm
vụ của các Cơ quan quản lý cạnh tranh ở đây. Ví dụ nhƣ: Ủy ban Thƣơng mại Lành
mạnh N hật Bản chịu trách nhiệm thực thi: Luật C hống độc quyền và Luật Hợp đồng
phụ; Ủy Ban cạnh tranh và ngƣời tiêu dùng Úc chịu trách nhiệm thực thi Luật cạnh
tranh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng; Cục cạnh tranh Canada chịu trách nhiệm quản lý
và thực thi: Luật cạnh tranh, Luật đóng gói và dán nhãn (sản phẩm không phải là


12

thực phẩm), Luật nhãn hiệu hàng dệt may, Luật nhãn mác kim loại quý… C ó thể
nói, pháp luật cạnh tranh đƣợc thực thi nghiêm chỉnh đến đâu là phụ thuộc vào hiệu
quả hoạt động của chính cơ quan này. N goài chức năng điều tiết cạnh tranh thì m ột
số cơ quan quản lý cạnh tranh còn có chức năng đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu
dùng.
1.1.3. Va trò của cơ quan quản lý cạn tran
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong m ọi
hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là m ôi trƣờng và
động lực của sự phát triển nói chung, mà còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát

triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng, và là yếu
tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Vì vậy, duy trì và đảm bảo cho
các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại đƣợc cạnh tranh công bằng, bình đẳng
chính là yêu cầu tiên quyết cho sự phát triển của mỗi một nền kinh tế. Với chức
năng chính là thực thi pháp luật cạnh tranh, hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh ở
mỗi quốc gia đóng vai trò chính trong việc đảm bảo cho m ọi hoạt động kinh tế đƣợc
diễn ra trong môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, đúng pháp luật. Qua đó đóng góp
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cụ thể, vai trò của cơ quan quản
lý cạnh tranh đƣợc thể hiện:
♦ Đố vớ nền k n t t ị tr ờn
Cơ quan quản lý cạnh tranh điều tiết hoạt động cạnh tranh với công cụ là
những chính sách cạnh tranh sẽ đảm bảo duy trì tính năng động và tăng hiệu quả
của nền kinh tế. Cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của
mình bằng cách khuyến khích họ liên tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về chất
lƣợng, dịch vụ và giá cả. Sức ép cạnh tranh sinh ra nhữ ng sản phẩm mới vì các công
ty áp dụng công nghệ mới và những biện pháp quản lý tiên tiến. Cạnh tranh là một
đặc trƣng cơ bản, là nền tảng và động lực phát triển của kinh tế thị trƣờng. Có thể
nói rằng không có cạnh tranh thì cũng không thể có nền kinh tế thị trƣờng. C ùng với
quy luật cung cầu và quy luật giá trị, cạnh tranh trở thành m ột quy luật cơ bản của
nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên nếu chỉ với nhữ ng tiền đề kinh tế nhƣ trên, cạnh
tranh vẫn chƣa thể có cơ hội nảy sinh và tồn tại trong đời sống kinh tế. Cạnh tranh


13

chỉ có thể xuất hiện với tƣ cách là một sản phẩm của kinh tế thị trƣờng trong những
điều kiện của những tiền đề pháp lý cụ thể, nghĩa là các chủ thể thuộc mọi thành
phần kinh tế phải đƣợc N hà nƣớc thừa nhận và bảo vệ quyền tự do, tự chủ trong
kinh doanh, quyền sở hữu và tính đa dạng của các loại hình sở hữu cũng nhƣ địa vị
bình đẳng trƣớc pháp luật. Do đó, duy trì một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và

kiểm soát sự độc quyền trong kinh doanh là việc làm cần thiết thể hiện vai trò quan
trọng của Cơ quan quản lý cạnh tranh. N hững vai trò đó đƣợc thể hiện cụ thể:
Thứ nhất, Sự có mặt của Cơ quan quản lý cạnh tranh đồng thời với việc thực
thi và giám sát thực hiện Pháp luật cạnh tranh c ủa các chủ thể tham gia thị trƣờng,
sẽ tạo nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh, duy trì và thúc đẩy quá trình cạnh
tranh tự do hay bảo vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả. Thông qua các chính sách
cạnh tranh, Nhà nƣớc bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác
bình đẳng trong m ột khuôn khổ pháp luật chung. Cơ quan quản lý cạnh tranh chủ
động điều tiết những mặt trái của cạnh tranh bằng cách kiểm soát quá trình dẫn đến
vị trí thống lĩnh thị trƣờng, độc quyền của doanh nghiệp, chống các hành vi gây cản
trở cạnh tranh, cũng nhƣ thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên thƣơng trƣờng.
Vì vậy, thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp lúc này là buộc phải chấp nhận
cạnh tranh m ột cách văn minh hơn, bài bản hơn. Các doanh nghiệp lớn sẽ không
còn lợi dụng vào sự lớn mạnh của mình để chèn ép các doanh nghiệp nhỏ nữa, mà
phải cẩn thận hơn trƣớc khi đƣa ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh,
bởi lẽ những quyết định của họ sẽ ảnh hƣởng đáng kể tới thị trƣờng và sẽ đƣợc
giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý cạnh tranh. [21. Tr.23]
Thứ hai, C ơ quan quản lý cạnh tranh điều tiết quá trình cạnh tranh, hƣớng
các doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh, đúng hƣớng. Q uá trình này sẽ
phục vụ cho những mục tiêu đã đƣợc định s n, ví dụ nhƣ đạt hiệu quả kinh tế cao
đối với các doanh nghiệp, bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì hệ thống
doanh nghiệp tự do, duy trì sự công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba, Sự có mặt của Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ hạn chế các tác động
tiêu cực nảy sinh do sự điều hành quá mức của nhà nƣớc vào thị trƣờng. Quá trình


14

chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng đã làm

thay đổi về căn bản vai trò của Nhà nƣớc trong thị trƣờng. Có những điều đƣợc coi là
hiển nhiên trong nền kinh tế kế hoạch hoá trở nên không còn phù hợp với kinh tế thị
trƣờng và ngƣợc lại, có những điều không đƣợc chấp nhận trong kinh tế tập trung lại
thích hợp trong kinh tế thị trƣờng. Trong kinh tế thị trƣờng, việc N hà nƣớc chỉ huy
một cách tập trung (thể hiện bằng các quy định, chỉ thị, mệnh lệnh hành chính đối với
hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, kể cả quốc doanh, ngoài quốc
doanh, đầu tƣ nƣớc ngoài) cho tới nay không còn phù hợp nữa. Thực tế đã cho thấy
vẫn còn có không ít hiện tƣợng chia cắt thị trƣờng trong nƣớc, chỉ định đối tác giao
dịch xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đây có thể nói là một nét đặc thù của
các nền kinh tế chuyển đổi. Theo đó, hành vi lạm dụng thẩm quyền của cơ quan quản
lý nhà nƣớc cũng sẽ bị điều chỉnh, góp ph ần làm hạn chế các tác động tiêu cực nảy
sinh do sự can thiệp quá mức của Nhà nƣớc vào thị trƣờng.
Rõ ràng là cơ quan quản lý cạnh tranh giữ m ột vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế thị trƣờng. Dƣới sự điều chỉnh của cơ quan này bằng m ột hệ thống
pháp luật cạnh tranh hiệu lực cao, các doanh nghiệp sẽ có m ột sân chơi bình đẳng,
lành mạnh để có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣ ờng trong đó
ngƣ ời tiêu dùng sẽ m ua hàng hóa/dịch vụ với chất lƣợng tốt nhất và giá cả rẻ nhất
có thể. [21. Tr 24-25]
♦ Đối với xã h ội
Việc thực thi hệ thống pháp luật cạnh tranh của Cơ quan quản lý cạnh tranh
thông qua những cơ chế giám sát, phát hiện xử lý hay đƣa ra các phán quyết sẽ là
một áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp năng lực yếu kém, từ đó sẽ có sự
dịch chuyển đáng kể nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
còn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Việc tạo ra một m ôi
trƣờng cạnh tranh bình đẳng, công bằng tất yếu sẽ xuất hiện những doanh nghiệp
chấp nhận và thích nghi đƣ ợc với môi trƣờng mới và rõ ràng những doanh nghiệp
này sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả. Và không tr ánh khỏi có những
doanh nghiệp buộc phải chuyển sang hình thức kinh doanh khác hiệu quả hơn hoặc
bị phá sản. Xét về khía cạnh xã hội thì phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang



15

ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội đƣợc chuyển s ang cho nhà kinh doanh
khác tiếp tục sử dụng một cách hiệu quả hơn chứ không bị mất đi. Phá sản không
phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo: doanh nghiệp yếu kém mất
đi, doanh nghiệp mới xuất hiện và chỉ nhữ ng doanh nghiệp nào hiệu quả mới có thể
tiếp tục tồn tại. Điều này góp ph ần làm thúc đẩy xã h ội ngày càng tiến bộ.
Ngoài ra, việc C ơ quan quản lý cạnh tranh thực thi nghiêm các chính sách
cạnh tranh sẽ góp phần tạo dựng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, mang lại
lợi ích cho đất nƣớc. Nhƣ đã trình bày ở trên thì trong một môi trƣờng mà các
doanh nghiệp cạnh tranh một cách bình đẳng, trên cơ sở hành lang pháp lý là hệ
thống pháp luật cạnh tranh và với sự giám sát, điều tiết, phán xét một cách công
bằng c ủa Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ khuyến khích sự phát triển của các doanh
nghiệp lớn, loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn “chộp dật”, đảm bảo công bằng giữa
các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; thông qua môi trƣ ờng cạnh tranh lành
mạnh thì ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc hƣởng những sản phẩm với chất lƣợng tốt nhất,
quyền lợi ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc đảm bảo… Tất cả những yếu tố này sẽ góp phần
tạo dựng m ột nền kinh tế phát triển bền vững. Pháp luật đƣợc tôn trọng và chấp
hành một cách nghiêm minh. [21. Tr27-28]
♦ Đối với doanh nghiệp và n

ời tiêu dùng

Các doanh nghiệp là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi trƣớc tiên đối với những
việc thi hành các chính sách cạnh tranh của Cơ quan qu ản lý cạnh tranh. N ếu nhƣ
trƣớc khi Cơ quan quản lý cạnh tranh xuất hiện, các doanh nghiệp làm ăn một cách
tự phát, doanh nghiệp lớn bằng những nguồn lực của mình có thể chèn ép các doanh
nghiệp nhỏ, còn quyền và lợi ích của các doanh nghiệp có thể bị xâm phạm bất cứ
lúc nào bởi các doanh nghiệp làm ăn “chộp dật”,… mà không có m ột cơ quan

chuyên biệt với m ột hệ thống pháp luật đủ mạnh để phán xử. Thì khi Cơ quan quản
lý cạnh tranh đƣợc thành lập, với công cụ là hệ thống pháp luật cạnh tranh sẽ tạo lập
và phát triển m ột m ôi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của ngƣời tiêu dùng; góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế, xã hội.


16

Việc điều tiết hành vi cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh tập trung
vào tác động tới cách hành xử của các doanh nghiệp với nhau, và đối với ngƣời tiêu
dùng. M ục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. D o đó, m uốn tăng lợi
nhuận, doanh nghiệp phải bán đƣợc nhiều hàng hóa phải thực hiện nhiều biện pháp
cạnh tranh thắng lợi trên thị trƣờng. Trong m ôi trƣờng cạnh tranh công bằng, bình
đẳng đƣợc tạo lập và có sự giám sát của Cơ quan quản lý cạnh tranh thì doanh
nghiệp chỉ có thể sử dụng các biện pháp cạnh tranh lành mạnh thông qua việc:
không ngừ ng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành, hạ giá bán sản
phẩm, tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm chiếm đƣợc lòng
tin của ngƣời tiêu dùng. Qua các hành vi cạnh tranh lành mạnh này, ngƣời tiêu dùng
sẽ có nhiều lựa chọn hơn do chủng loại mẫu mã hàng hoá phong phú hơn, họ sẽ có
hàng hoá với chất lƣợng cao hơn và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo hơn. Các
doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau để thoả mãn yêu cầu của ngƣời tiêu dùng,
để tranh thủ sự tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng nhằm bán đƣợc nhiều hàng hơn, thu
đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Và rõ ràng bản thân doanh nghiệp đó cũng sẽ có những
bƣớc phát triển bền vững hơn. Vì vậy, nhờ có cạnh tranh lành mạnh mà ngƣời tiêu
dùng đƣợc lợi, doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi cũng sẽ thu đƣợc nhiều lợi nhuận
và nền kinh tế cũng nhƣ xã hội sẽ phát triển.
1.2. K
1.2.1. K


qu t về địa vị p

p lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh

n ệm địa vị p

p lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh

Trƣớc khi tìm hiểu “Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh” chúng ta
cần tìm hiểu khái niệm “Địa vị pháp lý”. Theo từ điển luật học, “Địa vị pháp lý
đƣợc hiểu là vị trí của chủ thể pháp luật trong m ối quan hệ với những chủ thể pháp
luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể
hiện thành m ột tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý c ủa chủ thể, qua đó xác lập
cũng nhƣ giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua
địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác,
đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tâm quan trọng của chủ thể pháp luật trong
các mối quan hệ pháp luật” [28. Tr.244]


17

Nhƣ vậy trên cơ sở quy định của pháp luật, địa vị pháp lý trƣớc tiên cho phép
chúng ta xác định đƣợc vị trí của chủ thể ấy đặt ở đâu so với các chủ thể pháp luật
khác. Vị trí này ghi nhận thông qua việc chủ thể đó đƣợc thành lập ra sao, đƣợc quy
định nhƣ thế nào và đặc biệt là pháp luật trao cho nó những quyền và nghĩa vụ gì.
Tổng thể các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho chủ thể đó sẽ nói lên
đƣợc quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm mà chủ thể đó đƣợc phép thực hiện khi tham
gia các quan hệ pháp luật với các chủ thể khác. Vì thế, xác định đƣợc Địa vị pháp lý
của mình, khi tham gia các hoạt động của mình chủ thể pháp luật sẽ biết đƣợc
quyền của mình sẽ đƣợc những gì, giới hạn đến đâu, nghĩa vụ, trách nhiệm của

mình sẽ phải làm gồm những gì. M ỗi một chủ thể pháp luật sẽ đƣợc ghi nhận những
quyền và nghĩa vụ khác nhau thông qua các quy định của pháp luật, vì vậy tổng thể
các quyền và nghĩa vụ này là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt giữa các chủ thể
pháp luật với nhau, căn cứ để đánh giá tầm quan trọng của m ỗi chủ thể trong các
mối quan hệ pháp luật mà nó tham gia.
Từ khái niệm Địa vị pháp lý, chúng ta có thể đƣa ra đƣợc khái niệm “Địa vị
pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh” là vị trí của cơ quan này trong mối quan hệ
với các cơ quan trong b ộ máy nhà nƣớc, với các chủ thể khác tham gia hoạt động
thƣơng mại trên cơ sở quy định c ủa pháp luật.
Cụ thể, Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh đƣợc thể hiện thông
qua tổng thể các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho nó. Thông qua
những quy định này đã xác lập, cũng nhƣ giới hạn đƣợc khả năng, nhiệm vụ của cơ
quan quản lý cạnh tranh trong các hoạt động của mình. Địa vị pháp lý là cơ sở quan
trọng để phân biệt Cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
trong hệ thống bộ máy nhà nƣớc nói chung, cũng nhƣ với các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về kinh tế nói riêng. Đ ồng thời cũng nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của
Cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc đảm bảo m ột môi trƣờng cạnh tranh lành
mạnh trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.


18

1.2.2.

ộ dun của địa vị p

p lý của cơ quan quản lý cạ nh tranh

Nhƣ đã trình bày ở trên thì Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh
phản ánh: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh mà

pháp luật m ỗi quốc gia quy định cho cơ quan này.
Tùy thuộc vào quan điểm, tình hình thực tế ở mỗi quốc gia mà Cơ quan quản
lý cạnh tranh đƣợc thành lập theo mô hình trực thuộc: Quốc hội, Thủ tƣớng chính
phủ/Tổng thống, là một cơ quan ngang Bộ, hoặc là một cơ quan trực thuộc B ộ. Tuy
vậy nhƣ đã phân tích, dù trực thuộc cơ quan nào thì pháp luật mỗi quốc gia đều
khẳng định và ghi nhận vị trí của Cơ quan quản lý cạnh tranh là độc lập với hoạt
động của Chính phủ và các cơ quan khác trong hệ thống bộ máy nhà nƣớc. M ọi
hoạt động chuyên m ôn của cơ quan này chỉ tuân theo pháp luật mà không bị tác
động bởi một cơ quan nào khác kể cả cơ quan mà thành lập lên nó. Nhằm đảm bảo
sự độc lập này, thông thƣờng pháp luật các nƣớc quy định m ối quan hệ giữa Cơ
quan quản lý cạnh tranh với cơ quan mà nó trực thuộc chỉ là mối quan hệ hành
chính. Ví nhƣ việc quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc một Bộ hay là
một cơ quan ngang B ộ,… nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt
động hàng ngày của nó, nhƣ: cơ sở vật chất, cơ chế tài chính, nguồn nhân lực… Đặc
biệt, theo thông lệ của các nƣớc thì việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao của Cơ quan
quản lý cạnh tranh phải có sự tham gia của các cơ quan quyền lực cao nhất nhƣ
Quốc Hội hay N ghị Viện, nếu có sự đề bạt của ngƣời đứng đầu Chính Phủ nhƣ Thủ
Tƣớng hay Tổng thống thì cũng cần có sự phê duyệt của các cơ quan quyền lực này.
Việc không trao quyền quyết định những vấn đề quan trọng của cơ quan quản lý
cạnh tranh cho một cơ quan hay một cá nhân nào nhằm đảm bảo vị trí của cơ quan
quản lý cạnh tranh luôn đƣợc độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình. Điều này
cho thấy tầm quan trọng, tính chất đặc biệt trong hoạt động của cơ quan quản lý
cạnh tranh.
Chức năng chính và quan trọng nhất của mỗi m ột cơ quan quản lý cạnh tranh
là đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh ở quốc gia đó đƣợc diễn ra công bằng, bình
đẳng giữa các chủ thể. Để đạt đƣợc điều này thì nhiệm vụ quan trọng mà cơ quan
quản lý cạnh tranh phải thực hiện là thực thi và đảm bảo thực thi luật cạnh tranh. C ó


19


thể nói, luật cạnh tranh đƣợc thực thi nghiêm chỉnh đến đâu là phụ thuộc vào hiệu
quả hoạt động của chính cơ quan này. Theo đó v ới tính chất là một cơ quan quản lý
nhà nƣớc về lĩnh vực cạnh tranh, C ơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ: giám sát
và điều tra các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, nhƣ: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh
tế,… ; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đƣợc quy định cụ thể ở pháp luật
mỗi nƣớc). Bên cạnh đó, không chỉ là m ột cơ quan hành chính mà cơ quan quản lý
cạnh tranh còn mang tính chất là m ột cơ quan tƣ pháp trong lĩnh vực cạnh tranh, với
chức năng này cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền căn cứ trên những điều tra của
mình, những đơn kiện, tố cáo của các chủ thể khác để tổ chức những buổi họp, điều
trần,… nhằm đƣa ra những quyết định, phán xét đối với các chủ thể vi phạm pháp
luật cạnh tranh.
Ngoài chức năng quản lý lĩnh vực cạnh tranh, thông thƣờng ở m ột số nƣớc
trên thế giới, cơ quan quản lý cạnh tranh còn có chức năng bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng. Q uy định này cũng đƣợc đánh giá là có tính h ợp lý, bởi với tƣ cách là cơ
quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực cạnh tranh, nhiệm vụ chính của cơ quan này là
tạo lập, duy trì một môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh thực sự.
Thông qua đó khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải phát triển các sản phẩm
theo hƣớng đa dạng hơn, phong phú hơn, chất lƣợng đảm bảo và đƣợc nâng cao
hơn,… thì mới đủ sức cạnh tranh một cách công bằng với các doanh nghiệp khác.
Nhƣ đã phân tích thì những hoạt động này của cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ dẫn
đến mục tiêu cuối cùng là khuyến khích, thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế quốc
gia đó và hơn hết là đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp
cạnh tranh m ột cách công bằng thì chắc chắn ngƣời tiêu dùng và xã h ội đƣợc lợi rất
nhiều. Chính vì vậy giữa chính sách cạnh tranh và chính sách bảo vệ ngƣời tiêu
dùng có mối quan hệ mật thiết, việc quy định cơ quan quản lý cạnh tranh có thêm
thẩm quyền bảo vệ ngƣời tiêu dùng là hợp lý cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên thông thƣờng các cơ quan quản lý cạnh
tranh đều có hai thẩm quyền cơ bản là: (i) Phát hiện và kiến nghị các cơ quan liên

quan bãi bỏ, sửa đổi các chính sách làm cản trở đến m ôi trƣờng cạnh tranh; (ii) Yêu


20

cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung c ấp thông tin, chứng cứ trong quá trình
điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh. Hai quyền này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động
của cơ quan cạnh tranh đƣợc hiệu quả hơn. Bởi sự phát triển kinh tế là không
ngừng, với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp với đa dạng ngành nghề kinh
doanh, pháp luật các quốc gia có thể chƣa theo kịp tốc độ phát triển đó, chƣa thể
bao quát đƣợc hết các tình huống có thể xảy ra, điều này có thể sẽ dẫn đến việc
nhiều chính sách không phù h ợp với môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, qua đó cản
trở hoạt động cạnh tranh c ủa các doanh nghiệp. Lấy ví dụ: trƣờng hợp khi nhà nƣớc
có những chính sách nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm cổ phần
chi phối, điều này sẽ không tránh khỏi sự bất bình đẳng trong hoạt động cạnh tranh
giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác trên cùng m ột ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh. Và tùy thu ộc vào chính sách điều tiết nền kinh tế của quốc gia đó
trong m ỗi thời kì, cơ quan quản lý cạnh tranh ở đây có thể đề xuất nhà nƣớc, các cơ
quan có liên quan sửa đổi hay bãi bỏ các chính sách bảo hộ này nhằm đảm bảo có
sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác
tham gia trên cùng m ột ngành nghề; Hoặc tùy vào điều kiện và thực tiễn ở mỗi quốc
gia mà ở đây vẫn tồn tại việc độc quyền của doanh nghiệp nhà nƣớc trong một số
lĩnh vực, điều này dẫn đến lĩnh vực đó hầu nhƣ không có sự cạnh tranh, dẫn đến
thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ xã hội. Và trong phạm vi hoạt động của
mình cũng nhƣ thực tiễn ở quốc gia đó, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đề xuất
bãi bỏ sự độc quyền này, cho phép sự tham gia của các doanh nghiệp khác nhằm
tăng cƣờng sức cạnh tranh, cải thiện chất lƣợng sản phẩm , dịch vụ của ngành nghề
đó. Ngoài ra, quyền đƣợc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông
tin, chứng cứ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh là một quyền năng
quan trọng của cơ quan quản lý cạnh tranh. B ởi việc điều tra, xét xử đòi hỏi cơ quan

này phải luôn chủ động trong việc điều tra, thu thập các bằng chứng phục vụ cho
quá trình giải quyết các vụ việc cạnh tranh. N ếu việc thu thập thông tin, chứng cứ
này phải thông qua m ột cơ quan khác thì sẽ tạo m ột kẽ hở cũng nhƣ làm mất đi tính
bảo mật trong việc điều tra cũng nhƣ giải quyết vụ việc của cơ quan quản lý cạnh


21

tranh. Vì lẽ đó, đây là m ột quyền năng quan trọng, không thể thiếu đối với m ỗi cơ
quan quản lý cạnh tranh.
1.3. Cơ quan quản lý cạn tran của một số n ớc trên t

ới

1.3.1 Ủ ban t ơn m ạ l ên ban H oa Kỳ và C ục c ốn độc qu ền t uộc
Bộ
p H oa Kỳ
Hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh ở Hoa K ỳ có hai cơ quan chính ph ụ
trách: Ủy ban Thƣơng mại liên bang Hoa K ỳ (US FTC) và Cục Cạnh tranh thuộc
Bộ Tƣ Pháp (US DOJ).
Uỷ Ban

ơn

mại Liên Bang H oa Kỳ [29]: là cơ quan đƣợc Q uốc H ội

Hoa Kỳ thành lập vào năm 1914, v ới m ục đích xây dựng m ột cơ quan hành chính
để có thể trực tiếp ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó đƣa
ra định nghĩa chính xác về những hành vi bị cấm và sử dụng quyền lực pháp lý để
xử lý hành vi này cũng nhƣ áp dụng Luật Clayton. Đ ứng đầu Ủy ban Thƣơng mại

liên bang Hoa K ỳ là một nhóm ủy viên gồm 05 ngƣời do Tổng thống đề cử và
Thƣợng viện thông qua, m ỗi thành viên có nhiệm kỳ 07 năm. Tổng thống sẽ chọn
một trong số 05 Ủy viên làm C hủ tịch. Bên cạnh đó, nhiều nhất 03 ủy viên đƣợc
phép thuộc cùng m ột Đảng. Hiện nay trụ sở của US FTC đƣợc đặt tại thủ đô
Washington, hoạt động rộng rãi trên 07 bang của M ỹ. US FTC chịu trách nhiệm
quản lý 3 cơ quan chính là: Cơ quan bảo vệ ngƣời tiêu dùng; Cơ quan cạnh tranh và
Cơ quan kinh tế; và các văn phòng: Văn phòng Tƣ vấn chung, Văn phòng Điều tra
chung; Văn phòng H ợp tác quốc tế; Văn phòng Giám đ ốc điều hành và các Văn
phòng đại diện ở 07 Bang khác.
Là một cơ quan do Quốc Hội thành lập, US FTC hoạt động độc lập và chỉ có
trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Quốc hội. Chức năng chính của cơ quan này là: (i)
Ngăn chặn hành vi kinh doanh phản cạnh tranh hoặc gây bất lợi đối với ngƣời tiêu
dùng; (ii) Tăng cƣờng quyền lựa chọn của ngƣời tiêu dùng và nhận thức của công
chúng về cạnh tranh; (iii) Hoàn thành những nhiệm vụ trên nhƣng không gây ra bất
kỳ rào cản hay gánh nặng pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
USFTC có trách nhiệm thực thi các quy định hành chính đƣợc quy định
trong khoảng 46 B ộ Luật, nhóm thành 03 ch ủ đề chính, bao gồm: Các đạo luật liên


×