Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.25 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
_____________

Nguyễn Thị Hồng Vân

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC – SCIC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐẶNG HẢI YẾN

HÀ NỘI NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN



LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Luật học Vũ Đặng Hải Yến đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này!


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

Hội đồng thành viên

HĐTV

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC

SCIC


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY

8

ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC - SCIC
1. Khái niệm về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước –

8

SCIC?
2. Đặc điểm của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước -

10

SCIC
3. Cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của Tổng công ty đầu tư và kinh

14

doanh vốn Nhà nước - SCIC
4. Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh

19


vốn nhà nước – SCIC

NỘI DUNG

Chương II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG

23

TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC – SCIC.
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ

23

KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC – SCIC.
1. Chủ sở hữu

23

2. Hội đồng thành viên

25

3. Tổng giám đốc

35

4. Mối quan hệ giữa HĐTV với Tổng giám đốc trong quản lý, điều
hành.


37

5. Kiểm soát viên

38


II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA

41

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ
NƯỚC – SCIC.
1. Đầu tư và quản lý vốn đầu tư vào các lĩnh vực theo nhiệm vụ do

41

Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Tiếp nhận quản lý và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà

45

nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2.1. Tiếp nhận vốn từ các doanh nghiệp tái cơ cấu và các doanh

45

nghiệp thoái vốn.
2.2. Quản lý vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên


47

thông qua mô hình Người đại diện
3. Quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định

52

của Thủ tướng Chính phủ.
4. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh

54

doanh vốn.
5. Các hoạt động khác có liên quan đến các ngành nghề kinh doanh

55

chính.
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

57

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH
VỐN NHÀ NƯỚC - SCIC.
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tố chức và hoạt

57

động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC.

2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về cơ

60

cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước - SCIC.
2.1. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức
và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC.

60


2.2. Các biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức

62

và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC.
KẾT LUẬN

70


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO và là thành viên
thứ 150 của tổ chức này ngày 7/11/2006. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi
theo quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới, đồng nghĩa với việc nền kinh tế nước

ta phải tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, hoàn toàn khác với một
nền kinh tế mang nặng tính trì trệ trong giai đoạn bao cấp trước đây. Từ sau khi đất
nước đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước đã thay đổi mục tiêu phát triển nền
kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp
và đưa Việt Nam phát triển theo hướng là một quốc gia có nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế dần
mất đi sự bảo hộ của Nhà nước và có nguy cơ bị đào thải nếu không có khả năng
cạnh tranh. Vì vậy cải cách lại hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước để có khả năng
cạnh tranh trong kinh tế thị trường luôn luôn biến động là việc làm cấp thiết đối với
Nhà nước mà trước tiên là phải cải cách hệ thống chính sách, pháp luật liên quan
điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước (gọi tắt là SCIC). SCIC ra đời là việc làm cần thiết để thực hiện mục tiêu đổi
mới cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo nguyên tắc tách bạch chức
năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương với chức năng đầu tư, kinh
doanh vốn thông qua một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, đại diện cho phần vốn
của chủ sở hữu là Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, góp phần nâng cao
hiệu quả, quyền tự chủ của doanh nghiệp. Để tổ chức và quản lý tổ chức kinh tế đặc
biệt này, Nhà nước phải có cơ chế đặc thù quy định về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC, để


2

từ đó phát huy hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong nền kinh tế
thị trường.
Vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của SCIC hiện nay được pháp luật quy
định như thế nào? SCIC có thể thay mặt Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu đối

với các DNNN trước đây trong nền kinh tế thị trường không? Việc tổ chức quản lý
của SCIC có đảm bảo sự minh bạch khi mà đại diện cho chủ sở hữu quản lý và sử
dụng nguồn vốn lớn của đất nước? hay những hoạt động “siêu tổng cổng ty” này
được phép làm có thực sự trọng tâm để biến nó thành “bánh lái” chủ đạo của nền
kinh tế? hệ thống pháp luật quy định về những vấn đề đó như thế nào? các nghiên
cứu có liên quan đến vấn đề cơ cấu tổ chức và hoạt động của SCIC hiện nay ra sao?
đã có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài này chưa? Qua quá trình rà soát
và nghiên cứu các vấn đề có liên quan về tổ chức SCIC, tác giả nhận thấy hiện nay
chưa có một công trình hoặc đề tài khoa học nào nghiên cứu về “Những vấn đề
pháp lý về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước – SCIC” một cách thống nhất và toàn diện. Để thấy rõ về vai trò của SCIC
trong nền kinh tế Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật
về tổ chức và hoạt động của SCIC, đồng thời làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận –
khoa học về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước, qua đó làm nổi bật vai trò của SCIC trong nền kinh tế Việt Nam phù hợp với
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX của Đảng về sắp xếp, đổi mới nâng cao
hiệu quả DNNN đã xác định cần đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước theo
hướng tách biệt chức năng quản lý nhà nước khỏi chức năng quản lý hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước từ phương thức hành
chính (cấp phát vốn) sang kinh doanh vốn thông qua mô hình công ty đầu tư tài
chính nhà nước. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương sẽ tập trung vào
việc hoạch định và thực thi các chính sách, trong khi các quyền và lợi ích của Nhà
nước với tư cách một cổ đông sẽ do một tổ chức kinh tế đặc biệt thực hiện trên cơ
sở Luật doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước ta chủ
trương xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm quản lý và


3

sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia, thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu đối với doanh

nghiệp nhà nước.
Tất cả những điều nêu trên là lý do luận chứng để tác giả lựa chọn vấn đề
“Những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước – SCIC” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận văn thạc sỹ
Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều công trình khoa học và bài viết chuyên
sâu có liên quan đến Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC. Tuy
nhiên chưa có giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận khoa học mang tính chất hệ
thống có liên quan đến Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC.
Về các công trình khoa học nghiên cứu liên quan có: 1) Cử nhân Nguyễn Thị
Hồng Vân “Tổng công ty nhà nước những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng”
Khóa luận tốt nghiệp, bảo vệ năm 1997; 2) ThS Phạm Thị Minh Châu “Một số vấn
đề về địa vị pháp lý của tổng công ty Nhà nước theo pháp luật hiện hành”, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, bảo vệ năm 1997; 3) ThS Trần Thị Lệ Thu “Địa vị pháp lý
của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước”, Luận văn Thạc sỹ Luật học,
bảo vệ năm 2006; 4) Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học ngoại thương
năm 2008 – Nhóm ngành XH1a “Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong
thực tiễn xây dựng Tổng công ty SCIC Việt Nam” Công trình tham dự cuộc thi
Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại thương năm 2008; 5) Cử nhân
Bùi Thị Minh Trang “Cơ chế quản lý vốn nhà nước trong Tổng công ty đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)” Khóa luận tốt nghiệp, bảo vệ năm 2012.
Các công trình khoa học và những bài viết chuyên sâu có liên quan đã đưa ra
bàn luận và giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động của Tổng công
ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của những
công trình và bài viết kể trên xuất phát từ chính yêu cầu của đề tài hay chuyên mục
riêng nên chưa làm rõ pháp luật quy định như thế nào về cơ cấu tổ chức và hoạt
động của SCIC, tác động của các quy định pháp luật đó đối với cơ cấu tổ chức và



4

hoạt động trong thực tiễn của SCIC ra sao? vai trò, vị trí của SCIC trong nền kinh tế
Việt Nam như thế nào vv…? để giải quyết những vấn đề trên tác giả nhận thấy nếu
có một đề tài nghiên cứu sâu hơn về “Những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC” thì càng có ý
nghĩa về lý luận và thực tiễn liên quan tới Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước – SCIC.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trong luận văn này thông qua việc nghiên
cứu một cách tương đối toàn diện các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức và
hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC, các văn
bản pháp luật hiện hành về SCIC và thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật, chúng
tôi mong muốn làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp
luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của SCIC hiện nay. Nhằm phát huy hơn nữa vai
trò của pháp luật đối với hoạt động của SCIC nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói
chung, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho cho các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng các quy
định của pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước; đồng thời luận án cũng tìm hiểu các khái niệm, đặc
điểm, bài học kinh nghiệm, tham khảo mô hình hoạt động của tổ chức tương tự trên
thế giới; từ đó kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và
hoạt động của SCIC.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và tác động của
các quy định pháp luật đó đối với cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC từ khi thành lập theo Quyết định thành lập

số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ cho đến nay.


5

Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản của các quy định pháp
luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước – SCIC; Thực tiễn cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt động của SCCI hiện nay.
Trên cơ sở đó có kiến nghị, bổ sung hoàn thiện pháp luật với hy vọng Tổng công ty
đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC ngày càng lớn mạnh trong tương lai.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp luận
Để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, Luận văn đã sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong "Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" tại Đại hội Đảng lần thứ VII tháng
6 năm 1991 và các tiếp tục được khẳng trong các cương lĩnh, nghị quyết của Đảng
và Nhà nước về sau.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận như trên, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu đặc thù, phổ biến của khoa học luật kinh tế như: phân tích, tổng hợp và
thống kê, phương pháp so sánh vv… trong luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ các
quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước – SCIC; phân tích các tri thức khoa học luật kinh tế và
luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ, ý nghĩa của luận văn
5.1. Nhiệm vụ của luận văn
Do tính chất rộng lớn của vấn đề nên trong luận văn này chúng tôi không
tham vọng giải quyết tất cả những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu tổ chức và

hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Chúng tôi chỉ tập
trung vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật có liên quan đến tổ chức
và hoạt động của SCIC, từ đó rút ra những kết luận cần thiết nhằm hoàn thiện pháp
luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước – SCIC hiện nay.


6

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công
ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC của Việt Nam hiện nay đang được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Do SCIC mới được thành lập và đi vào hoạt động
được một thời gian nên các quy định pháp luật về SCIC còn ít, các văn bản hướng
dẫn về bộ máy và hoạt động của SCIC còn thiếu. Điều lệ hoạt động của SCIC hiện
nay còn chưa hoàn thiện. Theo lãnh đạo của SCIC trong Quý I năm 2013 ban lãnh
đạo của SCIC đang xem xét soạn thảo dự thảo Điều lệ, Nghị định quy định cơ cấu
tổ chức và hoạt động của SCIC trình Chính phủ phê duyệt. Trước đó đã có một số
công trình nghiên cứu về SCIC dưới góc độ khác nhau về góc độ kinh tế cũng như
về góc độ pháp lý, nhưng có thể nói đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào phân tích, đánh
giá thực trạng pháp luật về mô hình tổ chức, hoạt động của SCIC.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, do hạn chế về khả năng và kiến thức. Các uy
định của pháp luật có liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của SCIC là vấn đề
còn nhiều ý kiến khác nhau. Do vậy, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý và giúp đỡ.
5.2. Ý nghĩa của luận văn.
Góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về
cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC.
Góp phần hoàn thiện pháp luật để tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho các
hoạt động thực tiễn của SCIC với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động trong nền
kinh tế thị trường với các doanh nghiệp khác.

Luận văn có những đóng góp mới là:
Thứ nhất: Hệ thống lại các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức bộ
máy và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC do
chưa có hệ thống văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động của
SCIC.
Thứ hai: Chỉ ra những điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp trong các quy
định của pháp luật khi áp dụng vào SCIC hiện nay về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt
động của SCIC. Từ đó nêu ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn


7

thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước với hy vọng SCIC sẽ trở thành một tổ chức tài chính lớn mạnh trong
tương lai.
6. Cơ cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm 3 chương.
Chương I: Một số vấn đề chung về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước - SCIC
Chương II: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước – SCIC
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC.


8

NỘI DUNG


Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ
VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC – SCIC
1. Khái niệm về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước –
SCIC?
Nhìn chung, các nước trên thế giới hiện nay đều tồn tại khu vực kinh tế nhà
nước và do đó đều có các cơ sở kinh tế của nhà nước hay còn gọi là DNNN. Sự tồn
tại của DNNN bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội và yêu
cầu điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, trước khi đổi mới,
Nhà nước phải ôm toàn bộ chức năng nhà đầu tư, thống nhất điều hành từ sản xuất
đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng, nghĩa là thực thi cơ chế bao cấp với toàn bộ
nền kinh tế và đời sống xã hội. DNNN, được Nhà nước tạo nhiều điều kiện và ưu
tiên trong quá trình hoạt động do đó hoạt động của các DNNN thường kém hiệu quả
kinh tế, khả năng cạnh tranh kém so với các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế trong điều kiện kinh doanh như nhau. Chính sách và cơ chế
ấy đã đưa nền kinh tế Việt Nam khủng hoảng, suy sụp trong một thời gian dài, điều
này tất yếu mở ra cuộc đổi mới phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần.
DNNN ở Việt Nam được phát triển từ năm 1948 theo Sắc Lệnh số 104-SL
do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01/01/1948, doanh nghiệp nhà nước
được hiểu là doanh nghiệp quốc gia, theo đó tại Điều 2 Sắc lệnh quy định “Doanh
nghiệp quốc gia là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia
điều khiển”. Sau đó thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức
trong Nghị định số 338-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng ban hành
Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, tại Điều 1 quy định
“doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư
vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu”


9


Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 có định nghĩa về doanh nghiệp nhà
nước tại Điều 1 như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà
nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt
động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao”.
Như DNNN theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 được hiểu
là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
Phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế của đất nước, Luật doanh nghiệp
nhà nước 1995 đã bị thay thế bởi Luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Theo quy định
của Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 thì khái niệm và cách hiểu về DNNN đã thay
đổi đáng kể, theo đó “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước ở hữu
toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức
công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Như vậy DNNN
không chỉ là những doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ mà còn
là những doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 cũng đã quy định về các loại hình tổng
công ty nhà nước. Trước đây từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ở nước ta cũng
đã tồn tại những cơ sở kinh tế lớn của Nhà nước, được thành lập dưới dạng liên hiệp
các xí nghiệp quốc doanh nhằm liên kết lại với nhau để mở rộng hợp tác, phân công
sản xuất kinh doanh, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong quá
trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, liên hiệp các xí nghiệp được tổ chức thành
các tổng công ty nhà nước theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg
ngày 7/3/1991 của Thủ tướng Chính phủ và đã được quy định cụ thể trong Luật
doanh nghiệp năm 2003.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hòa nhập cùng với
nền kinh tế thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam
với tiềm năng kinh tế lớn, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý cao, cạnh tranh với
các doanh nghiệp Việt Nam, thì hều hết các doanh nghiệp nhà nước đều có quy mô
nhỏ, hiệu quả đầu tư thấp dẫn đến sự đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí
nguồn vốn của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước lại chưa thực sự đồng bộ so



10

với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Để khắc phục tình trạng nguồn vốn nhà
nước manh mún, nhỏ lẻ ở các DNNN, tập trung nguồn vốn nhà nước ở một đầu
mối, năm 2005 Chính phủ đã phê duyệt và ra quyết định thành lập Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC
Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, gọi tắt là SCIC được
thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam có tên viết tắt là
SCIC; Tên tiếng Anh là STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION ra
đời nằm trong kế hoạch cải cách kinh tế chung của nhà nước. SCIC là đại diện duy
nhất của chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền đầu tư tài
chính, kinh doanh vốn theo nguyên tắc và quy luật thị trường.
Tại Điều 2 Quyết định 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quy
định: “Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng
công ty) là một tổ chức kinh tế đặc biệt của nhà nước, hoạt động theo Luật doanh
nghiệp nhà nước và các luật khác có liên quan.
Tổng Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong
nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tổng Công ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và có các công ty thành viên,
chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số khu vực trong nước và ngoài nước.
Như vậy Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC là một tổ
chức có tư cách pháp nhân, nghĩa là SCIC là một tổ chức do Nhà nước thành lập, có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ. SCIC có tài sản độc lập tự chịu trách nhiệm về tài sản của
mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Đặc điểm của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước –

SCIC.
Ngoài những đặc điểm chung của DNNN là:


11

- Do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối;
- Nhà nước toàn quyền định đoạt đối với doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối
với các vấn đề quan trọng khác của doanh nghiệp;
- Có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, có tài sản riêng và tự chịu
trách nhiệm về tài sản của mình;
- Tồn tại dưới hình thức khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh
nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC là một tổ chức tài
chính đặc biệt, nhân danh Nhà nước quản lý, đầu tư và kinh doanh phần vốn của
Nhà nước, do vậy SCIC có những đặc điểm riêng như sau:
Một là, SCIC là một tổ chức tài chính đặc biệt do Chính phủ thành lập nhằm
thực hiện mục tiêu đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật
DNNN năm 2003 (đã hết hiệu lực) và theo Quyết định số 151 ngày 20/6/2005 của
Thủ tướng Chính phủ. Với tư cách là tổ chức chuyên quản lý, đầu tư và kinh doanh
vốn của Nhà nước, SCIC ra đời nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và
cải cách DNNN nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. SCIC thực hiện chức năng đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư tài chính, kinh doanh
vốn theo nguyên tắc, quy luật của thị trường.
Để phù hợp với tình hình thực tế và thực trạng pháp luật sau khi Luật Doanh
nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005 có hiệu lực pháp luật. Ngày 30/6/2010 Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 992/QĐ-TTG về việc Chuyển đổi Tổng
công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên

do nhà nước làm chủ sở hữu (gọi tắt là Quyết định số 992) thì SCIC hiện nay đang
được thiết kế theo mô hình là công ty đối vốn, tổ chức và hoạt động dưới hình thức
công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn về tài sản đã cấp cho Tổng công ty và chỉ chịu trách nhiệm
trong phạm vi số vốn mà Tổng công ty quy định.


12

Hai là, SCIC hoạt động theo mô hình công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà
nước.
Trước khi thành lập SCIC, Bộ Tài chính đã xây dựng đề án và mô hình hoạt
động là theo mô hình của tập đoàn Temasek Holdings của Singapore, với mục đích
ban đầu khi thành lập SCIC sẽ đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực
mới nhằm khuyến khích chuyển đổi nền kinh tế. Khi mới thành lập các nhà lãnh đạo
của SCIC đã khẳng định SCIC không phải là một cơ quan hành chính mà SCIC là
một doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn của Nhà nước, đại diện
cho phần vốn của nhà nước, giữ vai trò cổ đông tại các doanh nghiệp có vốn góp
của nhà nước.
Trong thời gian đầu hoạt động đầu tư và kinh doanh của SCIC chưa nhiều vì
trọng tâm là thoái vốn, cơ cấu lại vốn và củng cố vai trò tại các doanh nghiệp được
chuyển giao. Chủ trương của Chính phủ đã định hướng là đồng vốn giữ lại phải là
vốn đầu tư thực sự tại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, thay cho việc cấp phát
vốn như trước đây và là một cổ đông bình đẳng thay cho một “hình ảnh” về một đầu
mối chỉ tiếp nhận, thoái vốn và đại diện cho phần vốn Nhà nước tại các doanh
nghiệp.
Ba là, SCIC thực hiện việc quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thông
qua Người đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Có thể nói đây là một trong những điểm đặc thù của SCIC. Từ năm 2006 khi
SCIC chính thức đi vào hoạt động thì cơ chế bộ chủ quản trước đây coi như không

còn nữa. Thay vào đó cơ chế Người đại diện được hy vọng là chấm dứt được tình
trạng “3 trong 1” trước đây, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực
hiện đồng thời cả ba chức năng là quản lý nhà nước về kinh tế, chủ quản cấp trên
đối với doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế
này đã làm cho vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp dàn trải, manh mún, các
quyết định đầu tư vốn nhà nước được thực hiện qua nhiều cấp khác nhau nhưng
không đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả đầu tư vốn chưa cao là do bộ máy quản lý
nhà nước đồng thời là bộ máy thực hiện quyền sở hữu, cùng lúc đó nhiều cơ quan,


13

tổ chức và cá nhân thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước và đều được coi là đại
diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, hệ quả là không rõ cơ quan nào đại
diện chủ sở hữu chính. Định hướng mà Chính phủ đặt ra khi thành lập SCIC là
hướng tới chấm dứt tình trạng trên, cơ quan hành chính nhà nước không can thiệp
trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà phân định
rõ quyền quản lý hành chính, kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Mô hình SCIC được xem là sự cụ thể hóa cho bước đổi mới căn bản về
phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, tách quản lý hành
chính ra khỏi quản lý kinh doanh. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động
của doanh nghiệp mà quản lý thông qua hiệu quả đồng vốn đầu tư, thông qua người
đại diện tham gia quản trị doanh nghiệp và các quy tắc của thị trường
Với các quy định pháp luật về quy chế Người đại diện cho tài sản của chủ sở
hữu - Nhà nước tại các các doanh nghiệp thì phần nào giúp minh bạch hóa giữa các
chức năng quản lý và chức năng hành chính, khiến các DNNN bình đẳng với các
loại hình doanh nghiệp khác trong các hoạt động kinh tế.
Bốn là, hoạt động của SCIC phụ thuộc quá nhiều vào Chính phủ.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC là doanh nghiệp

hoạt động theo hình thức Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu. Là một doanh nghiệp, SCIC cũng phải chịu sự tác động chung của nền kinh tế
thị trường, cũng có chức năng kinh doanh như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên
SCIC còn mang thêm nhiệm vụ chính trị trong tổ chức và hoạt động của mình, tại
Điều lệ của SCIC quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 152 quy định về
quyền và nghĩa vụ của SCIC “Lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư và kinh
doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả và khả năng sinh lời trong
tương lai.
Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ giao, nếu không có hiệu
quả thì được thực hiện các chính sách ưu đãi thích hợp và Nhà nước hỗ trợ về tài
chính”.


14

Vậy thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ giao là gì? mục đích thực hiện các
hoạt động của Chính phủ giao cho nhằm mục tiêu lợi nhuận hay thực hiện các mệnh
lệnh hành chính đơn thuần? nếu các nhiệm vụ do Chính phủ giao không có hiệu quả
thì lại trông đợi vào Ngân sách nhà nước cho hoạt động của mình? Như vậy trong
quá trình hoạt động liệu SCIC có toàn tâm toàn ý để kinh doanh?.
Có thể thấy Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước dù là một
doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu thì việc chủ sở hữu là Nhà nước trong quá trình chỉ đạo hoạt động
cũng còn mang dáng dấp của mệnh lệnh hành chính.
Tóm lại, SCIC khi đã tham gia “sân chơi” trong các hoạt kinh tế thì SCIC
cũng phải tuân thủ các nguyên tắc và quy luật của nền kinh tế thị trường đang hội
nhập của Việt Nam hiện nay. SCIC khi tham gia đầu tư, góp vốn có thực sự đảm
bảo minh bạch và công bằng so với các doanh nghiệp khác không? bởi dù SCIC
được Chính phủ thành lập và vốn là của Nhà nước nhưng bản chất nó vẫn là một
doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động đầu tư, góp vốn cũng nhằm mục đích lợi

nhuận. Song qua thực tiễn hoạt động của SCIC từ khi thành lập đến nay SCIC đạt
được đúng vai trò, vị thế của mình với tư cách là một cổ đông năng động của doanh
nghiệp, là nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ và Nhà tư vấn tài chính chuyên
nghiệp như sứ mệnh mà SCIC đặt ra.
3. Cơ sở thực tiễn ra đời của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước – SCIC.
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định giữ lại sở hữu Nhà nước trong một số
ngành, doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên đóng góp của DNNN
nói chung cho sự phát triển của kinh tế đất nước là chưa tương xứng với nguồn lực
mà các DNNN đang quản lý và sử dụng; hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó thấp
hơn khá nhiều so với kinh tế tư nhân trong và nước ngoài. Các DNNN nói chung,
nhất là các tập đoàn, tổng công ty chưa thực hiện đầy đủ các chức năng được giao
cũng như kỳ vọng của Nhà nước vào họ.


15

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập,
chế độ ưu ái, phân bổ nguồn lực quốc gia như nguồn nhân lực, công nghệ, nguồn
vốn và tài nguyên thiên nhiên cho các DNNN, các DNNN được trao quá nhiều đặc
quyền, trong đó có cả độc quyền trong sản xuất và thị trường tiêu thụ. Việc quản lý,
giám sát nguồn vốn nhà nước, quản lý hoạt động của doanh nghiệp bị buông lỏng.
Các DNNN, xuất phát từ đặc thù của mình không phải chạy theo sức ép lợi nhuận
như doanh nghiệp các khu vực khác, nghĩa là DNNN chưa thực sự hoạt động theo
cơ chế thị trường. Ngoài ra lợi thế chính sách và hỗ trợ của chủ sở hữu nhà nước đã
phần nào triệt tiêu động lực hiệu quả kinh doanh của DNNN. Cơ chế quản lý của
Nhà nước đối với các DNNN thiếu hẳn những động thái cảnh báo để ngăn ngừa
việc sử dụng kém hiệu quả, nguy cơ thất thoát đồng vốn của Nhà nước, với cơ chế
này đã tạo cho DNNN nhiều đặc quyền, không sợ phá sản vì được bảo hộ, làm ăn

thua lỗ thì được Nhà nước hỗ trợ tiếp nguồn vốn, không sợ cạnh tranh vì độc quyền,
không sợ thiếu vốn kinh doanh vì có nguồn vốn nhà nước cấp cho và luôn luôn
được tiếp cận vay vốn từ nhiều nguồn.
Với mong muốn tìm ra một mô hình quản lý phù hợp để đảm bảo tính minh
bạch và hiệu quả trong quản lý vốn Nhà nước. Ngày 20/6/2005 Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt Quyết định số 151 về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước - SCIC. Đến ngày 01/8/2006 Tổng công ty chính thức đi vào
hoạt động. Với tư cách là một tổ chức tài chính đặc biệt, chuyên đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói
chung và cải cách doanh nghiệp nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà
nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền đầu tư tài chính, kinh doanh vốn theo
những nguyên tắc và quy luật của thị trường. Cũng có thể nói SCIC ra đời như làm
một sự kết hợp giữa quản lý nhà nước với kinh tế thị trường, và là tất yếu vì hình
thức “bộ chủ quản” trước đây không còn phù hợp. Trong khi đó thì các tổng công
ty, hay các tập đoàn ngày càng bành trướng sang các lĩnh vực kinh doanh không
thuộc thẩm quyền của bộ chủ quản nữa ví dụ như Tổng công ty hàng hải, Tập đoàn
bưu chính viễn thông tham gia vào lĩnh vực ngân hàng hay việc Tổng công ty điện


16

lực tham gia vào lĩnh vực bất động sản vv…, ngay trong bản thân các hoạt động
kinh doanh của họ cũng phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản
lý chuyên sâu chứ không phải các mệnh lệnh hành chính như trước đây.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC của Việt Nam được
thành lập dựa trên nghiên cứu khoa học về các mô hình tổ chức tài chính tiên tiến
trên thế giới mà điển hình là mô hình Tập đoàn Temasek Holdings của Singapore
do Chính phủ Singapore thành lập nhằm phục vụ yêu cầu tách biệt vai trò điều hòa
và đề ra chính sách của Chính phủ với vai trò kinh doanh. Việt Nam xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn là thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo trong nền kinh tế

quốc dân với mục tiêu tập trung nguồn vốn nhà nước, sử dụng hiệu quả nguồn vốn
nhà nước và từ những những thành quả Temasek Holdings đạt được đã khiến tất cả
các quốc gia có mô hình kinh tế doanh nghiệp nhà nước có ý định thành lập loại
hình doanh nghiệp này phải nghiên cứu học tập.
* Về mô hình hoạt động Temasek Holdings: là một tâp đoàn kinh doanh vốn
đầu tư Nhà nước.
Temasek Holdings được thành lập từ năm 1974 với mục đích ban đầu là để
kiểm soát nguồn vốn của Chính phủ đầu tư ra nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính
hiệu quả về mặt kinh tế
Có thể nói ở Singapore khác với các nước công nghiệp phát triển khác thì
thành phần kinh tế đóng vai trò chủ chốt và là người quyết định nền kinh tế là thành
phần kinh tế Nhà nước, trong đó tập đoàn Temasek Holdings cũng là một trong
những thành phần chủ chốt đó. Sau khi thành lập, tập đoàn Temasek Holdings đã
thực sự lớn mạnh so với ý định thành lập ban đầu của nó, không những kiểm soát
thị phần của mình trong phạm vi đất nước mà còn vươn ra khắp các châu lục. Cổ
phần và danh mục đầu tư năng động của tập đoàn này được thể hiện ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt, có tính chất quyết định đến nền kinh tế quốc
gia như: tài chính ngân hàng, bất động sản, giao thông vận tải, năng lượng, kỹ thuật
vv … Đây đều là những ngành chủ chốt có tính chất quyết định đến nền kinh tế
quốc gia, tập đoàn Temasek Holdings không những thực hiện nhiệm vụ của mình


17

mà còn thực hiện cả những nhiệm vụ vĩ mô đối với nền kinh tế quốc gia. Trong khi
Chính phủ các nước vẫn đang đi tìm một đường lối để thay đổi thành phần doanh
nghiệp nhà nước thì sau bao thăng trầm, thay đổi về cơ cấu tổ chức tập đoàn
Temasek Holdings vẫn là một tổ chức có uy tín thuộc bộ phận đầu tư của Chính phủ
Singapore và thuộc sở hữu của Bộ tài chính – Singapore.
* Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Temasek Holdings: kinh doanh theo

kiểu tư nhân.
Trên website chính thức của tập đoàn Temasek Holdings “Chúng tôi hoạt
động hoàn toàn chỉ như một công ty vốn thương mại. Các quyết định của Temasek
đơn thuần dựa trên các mối quan tâm thương mại. Cả Thủ tướng và Chính phủ
Singapore đều không liên quan đến các quyết định đầu tư, rút vốn hoặc các hoạt
động kinh doanh khác của chúng tôi”.
Tuy toàn bộ vốn của Temasek Holdings đều do Bộ tài chính của Singapore
cấp và quản lý nhưng hoạt động của nó lại đi theo hướng như một công ty tư nhân,
ban lãnh đạo của tập đoàn Temasek Holdings đã thuyết phục làm cho các nhà đầu
tư tin tưởng việc dù 100% vốn của họ đều là vốn nhà nước nhưng họ không làm
theo cách của nhà nước và cũng không bị nhà nước chi phối trong hoạt động của
mình. Cam kết và hành động của Temasek Holdings đã thuyết phục được các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng họ. Từ năm 2002 đến năm 2008, tập đoàn
Temasek Holdings đã mua được 1,5 tỷ đô la Mỹ cổ phần của các ngân hàng
Indonesia, Hàn Quốc và Ấn Độ; 5% cổ phần Telekom Malaysia; 62% cổ phần của
Global Crossing (một tập đoàn viễn thông Hoa Kỳ) vv… Từ những thành quả hoạt
động kinh doanh của mình ngay cả ở những nước phát triển với thành phần kinh tế
như nhân là chủ đạo như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương tây đều phải công nhận
về tính năng động và hiệu quả của tập đoàn Temasek Holdings như một công ty tư
nhân.
* Nguyên tắc hoạt động của Tập đoàn Temasek Holdings luôn theo đuổi mục
đích tối đa hóa lợi nhuận.


18

Đây là một nguyên tắc chủ đạo và có thể coi là tôn chỉ hoạt động của tập
đoàn Temasek Holdings. “Tối đa hóa lợi nhuận” của tập đoàn có nghĩa là kinh
doanh có hiệu quả trên từng lĩnh vực mà tập đoàn tham gia hoạt động trên thị
trường và phải đạt được lợi nhuận cao nhất có thể. Thông qua việc nâng cao giá trị

các khoản đầu tư trong danh mục, thước đo hiệu quả hoạt động của Temasek
Holidings cũng chính là mức lợi tức do doanh mục đầu tư mang lại. Cụ thể từ số
vốn ban đầu 354 triệu đô la Singapore nhận từ Bộ tài chính, sau gần 40 năm hoạt
động Temasek có tổng giá trị tài sản hơn 100 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay Temasek
Holdings là một trong rất ít các hãng trên toàn cầu nhận được xếp hạng tín dụng cao
nhất của cả Standard & Poor và Moody ở mức độ AAA/Aaa.
Từ những thành công của Temasek Holdings, qua nghiên cứu những quy
định pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của SCIC, chúng ta có thể thấy SCIC
của Việt Nam đã nghiên cứu và học tập từ mô hình của Temasek Holdings những
nét tương đồng như sau:
Thứ nhất, về mục tiêu thành lập
Như đã nêu ở trên, thành phần kinh tế giữ vai trò quyết định trong nền kinh
tế của Singapore là thành phần kinh tế Nhà nước, Temasek Holdings của được
thành lập từ nguồn vốn của chủ sở hữu là Nhà nước và đã đạt được những thành quả
vô cùng to lớn. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Việt Nam cũng là thành
phần kinh tế Nhà nước, với mong muốn nâng cao vai trò và vị thế của thành phần
kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã thành lập Tổng công ty
đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC, trong đó vốn của chủ sở hữu là Nhà
nước và từ các doanh nghiệp thành viên đã làm cho SCIC có những điểm gần giống
với Temasek Holdings. Cả SCIC và Temasek Holdings đều thành lập dựa trên ý
tưởng của Nhà nước với mục đích kiểm soát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, làm
cho chúng có hiệu quả cao hơn.
Thứ hai là về cách thức xây dựng và quản lý.
Về cơ cấu tổ chức và cách thức xây dựng đội ngũ cán bộ, cả SCIC và
Temasek Holdings đều có những nét tương đồng về thành lập, thành phần tổ chức,


×