Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực trạng lao động trung quốc tại việt nam và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.71 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TRÀ MY

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thúy Lâm

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật Kinh
tế, Khoa Sau Đại học trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình, tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian tham gia khoá học.
Em cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thị Thuý Lâm –
Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã dành nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

Nguyễn Trà My




NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLLĐ:

Bộ luật lao động

GPLĐ:

Giấy phép lao động

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

KCN:

Khu công nghiệp

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

NLĐ:

Người lao động


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC8
1.1.

Một số vấn đề lý luận về lao động nước ngoài................................. 8

1.1.1.

Khái niệm lao động nước ngoài ................................................ 8

1.1.2.

Tính tất yếu khách quan của việc thuê mướn lao động nước

ngoài

................................................................................................. 13

1.1.3.

Những ảnh hưởng của việc sử dụng lao động nước ngoài .... 19

1.2.

Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam .............. 24

1.2.1.


Về điều kiện tuyển dụng của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt

Nam

................................................................................................. 24

1.2.2.

Về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài ............. 27

1.2.3.

Về quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nước ngoài ................ 28

1.2.4.

Về quản lý lao động nước ngoài ............................................. 29

1.2.5. Về xử lý vi phạm .......................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC TẠI VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................. 32
2.1.

Trung Quốc và đặc điểm lao động Trung Quốc ............................ 32

2.2.

Những kết quả đạt được của lao động Trung Quốc tại Việt Nam . 34


2.2.1.

Về tuyển dụng lao động Trung Quốc ở Việt Nam ................... 35

2.2.2.

Về trình tự, thủ tục tuyển dụng của lao động Trung Quốc .... 38

2.2.3.

Về quyền lợi và nghĩa vụ của lao động Trung Quốc .............. 38

2.2.4.

Về quản lý lao động Trung Quốc ............................................ 39

2.2.5.

Về xử phạt vi phạm lao động Trung Quốc .............................. 40

2.3.

Những tồn tại của lao động Trung Quốc tại Việt Nam ................. 41

2.3.1.

Về tuyển dụng lao động Trung Quốc ...................................... 41

2.3.2.


Về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động Trung Quốc ........... 44


2.3.3.

Về quyền lợi và nghĩa vụ lao động Trung Quốc ..................... 45

2.3.4.

Về quản lý lao động Trung Quốc ............................................ 47

2.3.5.

Về xử lý vi phạm pháp luật về lao động Trung Quốc ............. 49

2.3.6.

Nguyên nhân dẫn đến tồn tại về lao động Trung Quốc .......... 51

2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về lao động Trung Quốc tại Việt Nam ........................ 54
2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam ....................................................................................................... 55
2.4.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam. ........................................ 59
KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 64


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hoá không những là một xu hướng mà đã trở thành
một thực tế. Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá và cách mạng khoa
học – công nghệ phát triển mạnh mẽ đã dẫn đến sự hình thành xã hội thông
tin và nền kinh tế tri thức. Sự phát triển hiện nay của thế giới là xu thế tất yếu,
là thực tại khách quan trong đời sống kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế này. Điều đó được Đảng và nhà nước thể hiện rõ qua quan
điểm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ XII: “Tiếp tục đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững, phát huy
sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.” Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Hội nghị cũng chỉ rõ:
“cần thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là
chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; phát triển mạnh mẽ
lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng
thời, hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.”
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực hay nói cách khác
là yếu tố con người quyết định đến sự phát triển của kinh tế. Theo xu thế
chung của thế giới, sự hợp tác và cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các quốc gia
cũng là điều tất yếu đang diễn ra.
Thời gian gần đây, mặc dù đã giảm nhưng với sức ép của cuộc khủng
hoảng kinh tế đã khiến nhiều nước rơi vào tình trạng ngày càng khó khăn, ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề nổi bật
trong việc giải quyết những khó khăn ở các quốc gia là lao động và việc làm
của người dân.



2

Với những chính sách mở cửa của Chính phủ, Việt Nam không chỉ là
một nước thu hút đầu tư nước ngoài mà còn là một nước thu hút lao động
nước ngoài đến làm việc và tìm kiếm cơ hội phát triển. Số lượng và chất
lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Lao
động nước ngoài có thể lấp đầy những thiếu hụt về lao động cũng như sẽ
mang lại những kỹ năng và hiểu biết mới cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên,
một lượng lao động phổ thông từ nước ngoài vẫn đổ vào nước ta làm việc
“chui” cho một số tổ chức, cá nhân trong nước hay nhập cư bất hợp pháp gây
khó khăn trong việc kiểm soát đối với những nhà chuyên môn cũng như gây
ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội chung và người lao động Việt
Nam, đời sống nhân dân ở một số khu vực đang ngày càng đáng quan tâm.
Với một lợi thế là nước gần kề, lao động Trung Quốc làm việc tại Việt
Nam cũng chiếm một tỉ lệ lớn trên thị trường lao động. Lao động Trung Quốc
góp phần không nhỏ trong việc phát triển khoa học kỹ thuật của nước nhà.
Nhưng thời gian gần đây lực lượng lao động Trung Quốc vào Việt Nam làm
việc tương đối nhiều và chủ yếu là lao động phổ thông đã gây không ít ảnh
hưởng và tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
Ngay từ khi mới ban hành Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 1994, pháp luật
Việt Nam đã có những quy định về lao động nước ngoài để điều chỉnh mối
quan hệ này. Tuy nhiên, những quy định pháp luật của Việt Nam về lao động
nước ngoài đến vẫn chưa bao quát, toàn diện và xuất hiện những bất cập của
việc ban hành quy phạm pháp luật với việc thi hành pháp luật, phát sinh
những vấn đề về quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước cũng
như quốc tế.
Chính từ thực tiễn những vấn đề về người lao động (NLĐ) nước ngoài,
đặc biệt là lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam nêu trên đã gợi ý cho
em lựa chọn đề tài: “Thực trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam và một số



3

kiến nghị.” Luận văn tốt nghiệp với mong muốn nghiên cứu thực trạng về lao
động Trung Quốc, trên cơ sở đó sẽ góp phần phát hiện ra những hạn chế trong
các quy định của pháp luật, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện lĩnh vực pháp luật này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay đang trên đường
cùng ASEAN xây dựng một cộng đồng chính trị- kinh tế- xã hội chung, thì
việc dần dần phải loại bỏ các rào cản, tiến tới mở cửa thị trường lao động Việt
Nam là một điều tất yếu. Điều đó đã được Chính phủ và các nhà làm luật dự
liệu. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam. Đó là:
Khoá luận tốt nghiệp năm 1996 của Trần Thị Thu Hằng về “Vấn đề thuê
mướn lao động nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam”;
Khoá luận tốt nghiệp năm 2000 của tác giả Vũ Thị Loan về “Địa vị pháp lý
của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam”; Khoá luận tốt nghiệp
năm 2010 của Hoàng Thu Thuỷ về “Quy chế pháp lý đối với người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam” và luận văn “Thực trạng pháp luật về
lao động nước ngoài tại Việt Nam” của Đào Thị Lệ Thu năm 2012.
Ngoài ra, vấn đề lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được
viết trên một số bài báo, tạp chí như:
 “Bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam” bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2009 và “Một số điểm
mới trong việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài” đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 6/2008 cũng của Thạc sỹ Cao Nhất Linh; “Về việc
kết nạp chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NLĐ nước ngoài tại Việt Nam
vào Công đoàn Việt Nam” của Tiến sỹ Lưu Bình Nhưỡng trong tạp chí



4

Nghiên cứu lập pháp số 109, tháng 11 năm 2007, “Quyền bình đẳng của
người lao động di trú tại Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu, Khoa Luật
– Đại học quốc gia Hà Nội viết.
Bên cạnh đó, cũng về vấn đề này, còn có một số cuốn sách đã được xuất
bản như:
“Những điều cần biết về lao động di trú”, do Phạm Quốc Anh chủ biên,
sách của Hội Luật gia Việt Nam, NXB Hồng Đức năm 2008; “Bảo vệ người
lao động di trú – Tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực Asean
và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú,
NXB Lao động 2009; “Quyền của người lao động di trú (Công ước của Liên
hợp quốc và những văn kiện quan trọng của ASEAN)”, NXB Hồng Đức năm
2010, cũng như của nhóm tác giả thuộc Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội;
“Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam” của nhóm tác giả:
Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao thuộc Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội năm 2011…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên mới chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu một số khía cạnh mang tính chất riêng lẻ, nghiên cứu một
cách trực tiếp, có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên theo tìm hiểu của tác giả luận văn,
chưa có nghiên cứu về vấn đề lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc xây dựng và thực thi pháp luật lao động điều chỉnh về vấn đề lao
động Trung Quốc tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đã đạt
được và những hạn chế của pháp luật hiện hành. Từ đó đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả áp

dụng pháp luật trong điều kiện thực tiễn hiện nay.


5

Với những mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được xác định cụ thể
như sau:
 Làm rõ một số vấn đề lý luận về lao động nước ngoài
 Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam
 Phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng về lao động Trung Quốc tại
làm việc tại Việt Nam
 Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam và vấn đề lao động Trung Quốc làm việc tại Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã được xác định ở
phần trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là:
 Các vấn đề lý luận về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
 Các quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam
 Tình hình và thực trạng lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam
 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả lao động
Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.
4.2.


Phạm vi nghiên cứu

Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một vấn đề
rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Do thời gian nghiên
cứu và giới hạn của một luận văn thạc sỹ không cho phép nên luận văn chỉ
giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi pháp luật lao động và tập trung vào
một số vấn đề cơ bản như: điều kiện, trình tự thủ tục tuyển dụng người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; quản lý lao động nước ngoài làm


6

việc tại Việt Nam; xử lý vi phạm pháp luật lao động và thực trạng lao động
Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp
nghiên cứu cụ thể bao gồm: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử, so sánh…
Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của Luận
văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp, xử lý các tài liệu, số
liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp so sánh được sử dụng ở cả ba chương của luận văn để đối
chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau (của Tổ chức Lao động Thế giới
(ILO), của một số nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam) về lao động
nước ngoài.
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong Chương I của Luận
văn để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các quy định
pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp và quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa

ra kết luận ở mỗi chương trong Luận văn.
6. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống, chuyên sâu vấn đề
pháp luật về thực trạng lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam và đã đưa
ra được những đóng góp trên các phương diện chủ yếu sau:
 Đưa ra được những vấn đề lý luận chung về lao động nước ngoài như
khái niệm, đặc điểm, ảnh hưởng của lao động nước ngoài…
 Đánh giá được tình hình và thực trạng lao động Trung Quốc ở Việt
Nam.


7

 Đưa ra được yêu cầu và giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định
pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng như nâng cao
hiệu quả việc thực thi pháp luật đối với lao động Trung Quốc ở Việt Nam.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu thành hai chương
cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lao động nước ngoài và pháp luật về
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam và một số kiến
nghị.


8


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC
TAỊ VIỆT NAM

1.1.

Một số vấn đề lý luận về lao động nước ngoài

1.1.1. Khái niệm lao động nước ngoài
Cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất thế nào là người nước
ngoài. Cũng như pháp luật của đại đa số các nước trên thế giới, pháp luật Việt
Nam khi định nghĩa về người nước ngoài luôn lấy dấu hiệu quốc tịch làm dấu
hiệu đặc trưng. Trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Quyết
định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách của
người nước ngoài cư trú làm ăn sinh sống ở Việt Nam quy định tại Điều 1 như
sau: “Người nước ngoài (gọi tắt là ngoại kiều) là những người cư trú và làm
ăn sinh sống tại Việt Nam, có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch.”
Khoản 3, Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam năm 2000 quy định “Người nước ngoài là người không có quốc
tịch Việt Nam”. Trong Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 và Luật Quốc tịch Việt
Nam được ban hành mới nhất là năm 2008 đều không đưa ra một khái niệm
về người nước ngoài một cách chính xác. Tuy nhiên, dựa vào các khái niệm
cũng như các quy định về người Việt Nam thì: “Người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc
tạm trú ở Việt Nam” (16, Khoản 5 Điều 2) và “Người có quốc tịch Việt Nam
là công dân Việt Nam” (17, Khoản 1 Điều 5). Theo quy định tại Điều 2 Nghị
định 34/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng
và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì: “Người nước ngoài là
người không có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam.”



9

Như vậy, trong hầu hết các quy định trên của pháp luật Việt Nam đều có
hiện diện của cụm từ “quốc tịch”. Điều đó, có nghĩa yếu tố quốc tịch là yếu tố
quan trọng để xác định một người có phải là người nước ngoài hay không.
Nếu họ có quốc tịch của nước nào đồng nghĩa với việc họ là công dân của
quốc gia đó. Ngược lại, nếu không có quốc tịch của một quốc gia thì họ được
quốc gia đó gọi là người nước ngoài.
Một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định lao động nước ngoài
đó là người nước ngoài. Việc xác định một người có phải là người nước ngoài
hay không rất quan trọng vì nó liên quan đến các quyền và nghĩa vụ pháp lý
của người đó, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động. Trong thời buổi hội nhập
kinh tế quốc tế ngày nay, người sử dụng lao động có quyền tự do tuyển dụng
lao động, còn NLĐ có quyền tự do tìm kiếm việc làm và môi trường làm việc.
Do vậy, những nơi có nhu cầu tuyển dụng thì người lao động thường di
chuyển đến để tìm kiếm cơ hội việc làm. Sự mở cửa nền kinh tế thế giới hình
thành nên thị trường lao động quốc tế. Đó là sự chuyển dịch lao động giữa các
quốc gia. Mỗi quốc gia có thể đưa lao động nước mình ra nước ngoài làm việc
đồng thời chấp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại nước mình như
một thực tại khách quan.
Những lao động nước ngoài đến làm việc tại một quốc gia còn được gọi
là “lao động di trú”, “lao động nhập cư”.
Năm 1939, ILO thông qua điều ước đầu tiên về quyền của người lao
động di trú (Công ước Di trú về việc làm). Năm 1949, ILO sửa đổi công ước
này bằng Công ước số 97 Công ước Di trú về việc làm và đến năm 1975
thông qua Công ước số 143 về hỗ trợ việc làm cho người lao động di trú. Liên
hợp quốc thảo luận về vấn đề quyền của người lao động di trú từ đầu thập kỷ
1970 và đến năm 1990 thì thông qua Công ước quốc tế về quyền của người
lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ. Hiện tại, Công ước quốc



10

tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ và
các Công ước số 97,143 của ILO là ba điều ước quốc tế quan trọng nhất về
quyền của người lao động di trú.
Theo quan niệm của ILO: “Lao động di trú là khái niệm chỉ một người di
trú từ một nước này sang một nước khác để làm việc vì lợi ích của chính mình
và bao gồm bất kỳ người nào đã được thường xuyên thừa nhận là lao động di
trú”. (Điều 11 Công ước 97 và Điều 11 Công ước 143).
Như vậy, theo ILO dấu hiệu nhận biết lao động di trú ở đây dựa trên
những khác biệt về lãnh thổ, biên giới quốc gia, là việc di chuyển của người
lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Sự di chuyển này của người lao
động từ nước mà người đó mang quốc tịch sang nước khác mà người đó
không mang quốc tịch. Khái niệm lao động di trú của ILO chỉ sử dụng cho
người lao động “đã được thường xuyên thừa nhận là lao động di trú” tức là
những người lao động di cư hợp pháp, được chấp nhận của nước đến là “lao
động nhập cư”.
Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên
trong gia đình họ có thể được xem là bản tuyên ngôn nhân quyền của người
lao động di cư trên toàn thế giới. Chính vì thế con số các quốc gia gia nhập
Công ước này ngày càng tăng, tính đến năm 2009 đã có 41 quốc gia thành
viên theo nguồn báo cáo của IOM ngày 02/4/2009 tại Học viện Ngoại giao Hà
nội . Không chỉ giới hạn trong phạm vi những người lao động di trú một cách
hợp pháp, Liên hợp quốc đã có những quan niệm rộng hơn về lao động di trú.
Công ước 1990 quy định tại khoản 1, Điều 2 có nêu như sau: “Thuật ngữ
“người lao động di trú” để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc
có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”. Có
thể nói, định nghĩa này của Liên hợp quốc đã dựa trên các đặc điểm sau để coi

một người lao động là người lao động di trú:


11

Thứ nhất, đó là người này “đã, đang và sẽ làm một công việc”. Người
lao động di trú theo công ước của Liên hợp quốc không chỉ là những người
mà hiện tại đang làm một công việc mà còn bao gồm cả các trường hợp người
lao động di trú đã làm một công việc hoặc sắp làm trong tương lai tại một
quốc gia. Điều này hoàn toàn phù hợp với tuyên bố của Liên hợp quốc tại
Điều 1 của Công ước mà các nước thành viên khi đã phê chuẩn công ước phải
tuân theo. Đó là: “Công ước này sẽ áp dụng trong toàn bộ quá trình di trú của
người lao động di trú và các thành viên gia đình họ. Quá trình đó bao gồm
việc chuẩn bị di trú, ra đi, quá cảnh và toàn bộ thời gian ở và làm công việc
có hưởng lương tại quốc gia có việc làm cũng như việc quay trở về quốc gia
xuất xứ hoặc quốc gia thường trú”. Đối tượng mà Công ước này tác động khá
rộng nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi của người lao động di trú.
Thứ hai, tính chất công việc mà người lao động di trú thực hiện là “công
việc có hưởng lương”, công việc đó được người lao động di trú thực hiện phải
là công việc để tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân người lao động.
Thứ ba, địa điểm làm việc là “tại một quốc gia mà người đó không phải
là công dân”. Nơi làm việc được xác định theo Công ước là phải nằm ngoài
lãnh thổ quốc gia mà người đó là công dân. Việc xác định một người là công
dân của một quốc gia hay không thường được căn cứ vào quốc tịch của người
đó.
Như vậy, tuy cùng một đối tượng điều chỉnh là lao động di trú nhưng Tổ
chức lao động thế giới ILO và Liên hợp quốc vẫn có những quan điểm khác
nhau. Nhìn chung, Công ước bảo vệ quyền của tất cả lao động di trú và thành
viên gia đình họ của Liên hợp quốc có các đối tượng được áp dụng rộng rãi
hơn so với ILO.

Pháp luật Việt Nam tuy chưa đưa ra khái niệm “lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam”, song trong một số văn bản pháp luật đã có đề cập đến


12

khái niệm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo Nghị định 58/CP
ngày 03/10/1996 của Chính phủ về cấp giấy phép cho NLĐ nước ngoài làm
việc tại các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam thì: “Người nước ngoài làm việc
tại Việt Nam phải có giấy phép lao động theo quy định tại Điều 133 và khoản
2 Điều 184 của BLLĐ là người không có quốc tịch Việt Nam theo quy định
của Luật Quốc tịch Việt Nam” (Khoản 1 Điều 1). Điều 2 Nghị định
105/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của BLLĐ về
tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng quy
định: “NLĐ nước ngoài làm việc cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 1 Nghị
định này là người không có quốc tịch Việt Nam theo luật quốc tịch Việt Nam”.
Gần đây hơn, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2008/NĐ-CP
ngày 25/3/2008 về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam và Nghị định 46/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP tiếp tục khẳng định: “Người nước
ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch
Việt Nam”. Như vậy, do không có khái niệm trực tiếp về “lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam” nên ta có thể đi từ khái niệm “người nước
ngoài” làm cơ sở cho định nghĩa về “lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam”.
Cụ thể: lao động nước ngoài ở Việt Nam là người mang quốc tịch nước
ngoài hoặc người không có quốc tịch đến làm việc tại Việt Nam.
Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về người lao động nước
ngoài gần với quy định của tổ chức ILO về lao động di trú. Xuất phát từ
những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị, Việt Nam chưa tiến hành phê

chuẩn Công ước số 97 và Công ước 143 của ILO về lao động di trú và Công
ước Quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và thành
viên gia đình họ của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1990. Trong phạm vi


13

khu vực, chính phủ Việt Nam đã ký kết và tham gia “Tuyên bố ASEAN về
bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú” nhằm phối hợp với
các nước bảo vệ quyền lợi của người lao động di trú, bảo vệ lợi ích của đất
nước mình và công dân nước mình, đồng thời cùng các nước giải quyết các
vấn đề liên quan đến lao động di trú.
Việt Nam cũng chưa có ký kết hay thoả thuận bằng văn bản nào với
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về vấn đề lao động di trú.
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc thuê mướn lao động nước
ngoài
Sự xuất hiện của lao động di trú tại các quốc gia trên thế giới đã có từ rất
lâu, kể cả tại những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào hay nền khoa học,
kỹ thuật tiên tiến. Vậy tại sao lại có tình trạng trên, tại sao các quốc gia lại
phải “nhập khẩu” lao động từ nước ngoài. Điều này phải được đánh giá dưới
cái nhìn vĩ mô và xét trên bình diện quốc tế.
Trước hết là một nguyên nhân khách quan của quy luật “nước chảy chỗ
trũng”. Giờ đây, không một quốc gia nào trên thế giới còn xa lạ với khái niệm
lao động nước ngoài. Nhất là khi tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã gia
tăng lên tới con số 158 thành viên tính đến ngày 02/02/2013 , thì sự “hiện
diện thể nhân” (presence of natural person) hay lao động nước ngoài là điều
không thể tránh khỏi. Sự dịch chuyển này tuân theo quy luật nhất định như:
lao động nước nghèo sang nước giàu hơn, lao động ở các nước có nguồn lao
động trẻ dồi dào sang các nước lao động có xu hướng già đi và cần một đội
ngũ thay thế, hoặc cũng có thể lao động ở nơi “đất chật” tìm đến chốn “người

thưa”… Mục đích duy nhất của sự dịch chuyển ấy là người lao động, bằng
sức lao động của mình, tạo dựng một cuộc sống đầy đủ hơn cho bản thân và
gia đình, nói rộng ra là cả xã hội. Việc dịch chuyển lao động từ quốc gia này
sang các quốc gia khác làm việc không chỉ mang lại thu nhập cao hơn cho bản


14

thân người lao động, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho
nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ và nhiều lợi ích kinh tế khác cho quốc
gia của người lao động dịch chuyển.
Trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay, NLĐ được tự do đi làm việc và nó
cho phép sự chuyển dịch tự do của lao động. NLĐ có thể có nhiều sự lựa chọn
cho công việc; phạm vi làm việc không bị bó hẹp trong một quốc gia mà có
thể di chuyển sang quốc gia khác. Sự chuyển dịch lao động trong quá trình
toàn cầu hoá chính là để giải quyết sự chênh lệch về điều kiện lao động, nhu
cầu lao động giữa nước giàu và nước nghèo. Có hai nhóm lao động tham gia
và quá trình chuyển dịch lao động: lao động có trình độ chuyên môn cao và
lao động phổ thông. Trong khi, phần lớn lao động có trình độ chuyên môn cao
được di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và ngược
lại, lao động phổ thông từ các nước kém phát triển lại đến các nước phát triển
để kiếm việc làm (47, tr.23). Xu thế chung hiện nay, là các nước phát triển
như: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ… cần lao động chân tay, lao động có trình độ thấp
làm những công việc mà NLĐ nước họ không muốn làm vì có thu nhập thấp
hoặc là công việc độc hại để đáp ứng nhu cầu này các nước đang phát triển
như Việt Nam, Philippin, Ấn Độ… lại có xu hướng “xuất khẩu lao động”
sang những nước này để làm những công việc mà theo một nhà Luật học Hàn
Quốc đó là những công việc 3D (Dirty, Difficult, Dangerous – có nghĩa Bẩn
thỉu, Khó khăn và Nguy hiểm)(48). Như vậy, với quá trình toàn cầu hoá nền
kinh tế đang ngày càng diễn ra sâu rộng thì hầu hết các quốc gia trên thế giới

đều thừa nhận việc xu hướng dịch chuyển lao động trên phạm vi toàn cầu (xu
thế di cư lao động). Điều này đồng nghĩa với việc có nước “xuất khẩu lao
động” và có nước “nhập khẩu lao động” nhưng không nước nào nằm ngoài
quy luật của sự dịch chuyển này. Hơn hai mươi năm về trước, Việt Nam đã là
một nước “xuất khẩu lao động” và chủ yếu là theo hình thức hợp tác lao động


15

được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước “nhập khẩu lao
động” nhưng cho đến nay, Việt Nam cũng được biết tới là một quốc gia “nhập
khẩu lao động”. Chỉ riêng năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 80.000 lao
động [58] và nhập khẩu hơn 25.000 lao động từ các quốc gia khác [29].
Bên cạnh đấy, những nước đang phát triển vốn có lực lượng lao động có
trình độ phát triển thấp lại đang muốn công nghiệp hoá đất nước nên là những
nơi thu hút lực lượng lao động có tay nghề từ những nước phát triển. Trong
giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay, với trình độ phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, một số ngành nghề đòi hỏi NLĐ không những có sức
khoẻ cơ bắp mà còn phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nắm bắt được
khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng vào sản xuất như các ngành: chế tạo máy,
đồ điện tử, khí hoá dầu mỏ, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông…
Trong khi đó lực lượng lao động tại một số quốc gia tuy dồi dào song đội ngũ
lao động có kiến thức chuyên môn, cũng như trình độ kinh nghiệm sản xuất
lại rất ít chưa thể đáp ứng được giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nên một
vấn đề đặt ra là cần phải có lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
nhằm bù đắp sự thiếu hụt ấy. Một trong giải pháp hữu hiệu trước mắt để giải
quyết thực trạng trên là cho phép NLĐ nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao vào làm việc để phục vụ sản xuất trong khi chờ đào tạo NLĐ trong
nước có đủ trình độ thay thế. Ở Việt Nam, kể từ sau Đại hội Đảng lần VI, đất
nước ta đã và đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước. Để thực hiện được quá trình đó đòi hỏi phải có NLĐ có tay nghề, tiếp
cận, nắm bắt được khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng vào làm việc sản xuất
cũng như quản lý sản xuất. Thực tiễn Việt Nam là một quốc gia với nguồn lao
động rất dồi dào, đây là một ưu điểm của nền sản xuất khi lực lượng sản xuất
luôn sẵn sang đáp ứng đòi hỏi về nhân lực. Với dân số được công bố năm
2012 vào khoảng 88,78 triệu người. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên


16

năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động
nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011(29).
Với ưu thế này NLĐ Việt Nam đủ sức đáp ứng được đòi hỏi về mặt số lượng
lao động cho nền sản xuất. Song mặc dù nguồn lao động của Việt Nam là rất
lớn nhưng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của NLĐ Việt Nam còn thấp
kém, đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng khoa học kỹ thuật cao được đào tạo, bồi
dưỡng có hệ thống nên chưa đủ khả năng đáp ứng được những đòi hỏi của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Như vậy, theo xu thế
chung của thế giới Việt Nam cũng không thể chỉ biết “xuất khẩu lao động” đi
các nước mà còn phải biết “nhập khẩu lao động” để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của đất nước. Nếu Việt Nam tham gia sâu vào các quan hệ kinh
tế toàn cầu thì không thể nằm ngoài xu thế khách quan này. Ngày 17/12/2006,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO sau 11 năm đàm phán
kéo dài với hàng trăm cuộc họp, cuộc thương lượng lớn nhỏ. Gia nhập WTO
chính là bước cuối cùng để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Lao
động nhập cư là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận khi mở cửa hội nhập,
như bà Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Kim
Ngân trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội kỳ họp tháng 5/2010: vì “trong
điều kiện mở cửa và hội nhập không thể nói chúng tôi chỉ đưa người Việt

Nam ra nước ngoài mà không cho ai vào làm việc. Vấn đề là chúng ta đi cũng
phải đúng pháp luật và người khác vào đây cũng phải đúng pháp luật, chứ làm
sao nói đóng cửa, không cho ai vào được” (30). Tuy nhiên, vào WTO cũng là
lúc Việt Nam đối mặt với bao nhiêu thách thức mới. Trong lĩnh vực lao động,
đó là tình trạng NLĐ có trình độ chuyên môn thấp, tác phong công nghiệp
chưa có dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không tốt. Gia
nhập WTO chúng ta phải đổi mới các quy định của pháp luật về tuyển chọn,


17

quản lý NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Bởi vì chúng ta cần phải thực
hiện theo các cam kết mở cửa thị trường (Market access) lao động cho NLĐ
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề “di chuyển nội bộ”
của các tập đoàn xuyên quốc gia có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Do
đó, việc NLĐ nước ngoài vào làm việc tại nước ta tăng lên, nhất là trong giai
đoạn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Như vậy, gia nhập WTO chính là
bước cuối cùng trong việc hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu của Việt
Nam và tình trạng NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là điều tất yếu
xảy ra khi chúng ta thực hiện các cam kết WTO.
Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động trên thị
trường quốc tế, tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh
chóng, nhiều quốc gia và công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng
lồ có nhu cầu đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước
thiếu vốn có nhu cầu đầu tư lớn. Vì vậy đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí rất
quan trọng trong bối cảnh hiện nay đối với không chỉ những nước phát triển
mà còn quan trọng đối với những nước đang phát triển. Và đó cũng là một
nguyên nhân khiến lực lượng lao động nước ngoài tại những quốc gia này
tăng cao. Những doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng
thường kèm theo những người quản lý, chuyên gia tư vấn, kỹ sư có trình độ

cao người nước ngoài. Như Việt Nam, đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu ngành nghề. Việc nhà nước đề ra những chính sách thu hút và tạo
điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài là rất cần thiết, nhất là đối với tình
hình kinh tế ở Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 25 năm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán


18

cân thanh toán, tạo việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc
làm gián tiếp khác, là yếu tố thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao
phương thức quản lý kinh doanh, tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong
từng ngành... Bên cạnh những tác động tích cực đó, việc đầu tư nước ngoài lại
là nguyên nhân tất yếu khiến lực lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam
gia tăng. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh kéo theo một lượng lớn
lao động nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng theo. Thực tế đã cho thấy điều
này, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 năm qua tổng vốn đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam luôn tỷ lệ thuận với lượng lao động
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và lao động nước ngoài làm việc
ở Việt Nam giai đoạn 2005-2011

80000
60000

Tổng vốn đăng ký (Triệu
USD)


40000

Tổng số vốn thực hiện
(Triệu USD)

20000

Số LĐNN làm việc tại Việt
Nam (người)

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đăng ký
(Triệu Đô la Mỹ)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


6839.8

12004

21347.8

71726

23107.3

19886.1

15598.1

4100.1

8030

11500

10000

11000

11000

34.117

43.766


52.633

55.482

56.929

78.440

Tổng số vốn thực
3308.8
hiện (Triệu đô la Mỹ)
Số LĐNN làm việc
21.217
tại Việt Nam (người)
Nguồn: Tổng cục Thống kê


19

1.1.3. Những ảnh hưởng của việc sử dụng lao động nước ngoài
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại số người sống và làm việc ở ngoài
nước mình lại đông như hiện nay. Theo ước tính của các cơ quan Liên hợp
quốc, hiện trên thế giới có đến 175 triệu người lao động di trú, chiếm 3% dân
số toàn cầu, và con số này đang ngày càng tăng lên. Hiện nay, cứ 35 người
dân trên thế giới thì có một người sống và làm việc ở ngoài đất nước mình. Di
trú vì việc làm đã trở thành yếu tố cơ bản của kỷ nguyên toàn cầu hoá (21,
tr.2)
Lao động di trú có tác động trực tiếp đến thị trường lao động, tình hình
kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận cũng như nước của lao động di trú. Nhưng

trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chỉ xem xét những ảnh hưởng của lao
động di trú đối với nước tiếp nhận. Những ảnh hưởng đó vừa mang tính tích
cực vừa mang tính tiêu cực.
1.1.3.1. Ảnh hưởng tích cực
 Xét về mặt kinh tế
Một là, người lao động nước ngoài khi làm việc tại một quốc gia, họ
cũng như những công dân khác, sẽ có một số nghĩa vụ bắt buộc đối với quốc
gia đó như đóng góp các khoản thuế cho chính phủ: thuế thu nhập cá nhân,
thuế giá trị gia tăng, các loại thuế, lệ phí khác…
Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) nêu rõ những người di cư đóng vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế của các nước phát triển. IOM khẳng định có rất
nhiều bằng chứng cho thấy sự đóng góp của người di cư. Một nghiên cứu mới
đây của Đại học London (Anh) cho biết trong năm 2008-2009, những người
nhập cư từ Đông Âu đóng thuế cho nước Anh nhiều hơn 37% so với mức
phúc lợi họ được nhận.


20

Tại Mỹ, Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống cũng ước tính nền kinh
tế đầu tàu thế giới mỗi năm thu được khoảng 37 tỷ USD nhờ những người
nhập cư và trên 10% số người tự kinh doanh là người nhập cư.
Ngân hàng Thế giới cũng ước tính nếu các nước đang có dân số giảm
cho phép lực lượng lao động của mình tăng 3% bằng việc cho thêm 14 triệu
lao động nhập cư trong khoảng thời gian từ 2001-2025 thì mỗi năm nền kinh
tế thế giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD. Phần lớn số tiền này sẽ chảy về và
tạo thành nguồn vốn quan trọng cho các nước đang phát triển (31).
Hai là, người lao động nước ngoài sẽ mang theo kinh nghiệm, công
nghệ, tri thức, khoa học – kỹ thuật, kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển
trên thế giới có nền khoa học – kỹ thuật cao di chuyển đến các quốc gia kém

hơn. Người lao động trong nước sẽ được học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, kỹ
năng, phong cách làm việc từ họ.
 Xét về mặt xã hội
Một là, theo ước tính của tổ chức di chú quốc tế IOM, dân số các nước
phát triển dự báo sẽ giảm 25% vào năm 2050. Điều này làm tăng nhu cầu về
người lao động nhập cư vào đúng thời điểm lực lượng lao động ở các nước
đang phát triển cũng tăng từ mức 2,4 tỉ người năm 2005 lên mức 3,6 tỉ người
vào năm 2040 (31). Nhiều quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp lao
động nước ngoài do lực lượng lao động của các nước phát triển ít,dân số già
(như Nhật Bản, Anh ,Mỹ…). Một ví dụ điển hình như Qatar là một nước
chuyên xuất khẩu dầu mỏ, là một quốc gia giầu nhất trên thế giới theo danh
sách xếp hạng của Forbes, có thu nhập bình quân tính theo đầu người cao nhất
thế giới (88.222 USD/năm) nhưng do dân số ít (khoảng 1,7 triệu người) (40),
chất lượng lao động thấp nên nền kinh tế của Qatar chủ yếu dựa vào lao động
nước ngoài,người dân nước này sống nhờ vào trợ cấp chính phủ, lao động
nước ngoài làm việc và đóng thuế cho sự phát triển của đất nước này. Hơn


×