Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý vi sinh vật đệm lót trấu và mùn cwua tới môi trường chuồng nuôi và hiệu quả nuôi gà thịt (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.5 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

TRẦN VĂN MẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ
VI SINH VẬT ĐỆM LÓT TRẤU VÀ MÙN CƯA
TỚI MÔI TRƯỜNG CHUỒNG NUÔI VÀ
HIỆU QUẢ NUÔI GÀ THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

TRẦN VĂN MẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ
VI SINH VẬT ĐỆM LÓT TRẤU VÀ MÙN CƯA
TỚI MÔI TRƯỜNG CHUỒNG NUÔI VÀ
HIỆU QUẢ NUÔI GÀ THỊT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là
công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa
từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Văn Mến


ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các Quý thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - thú y, Khoa đào tạo sau Đại học Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ - Giảng
viên khoa Chăn nuôi - thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích
lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Văn Mến


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3
1.1. Tổng quan tài liệu .............................................................................................3
1.1.1. Cơ sở khoa học ..............................................................................................3
1.1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với tiểu khí hậu chuồng nuôi gà ............................... 19
1.1.3. Giới thiệu về đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà ....................... 22

1.1.4. Vài nét về gà thí nghiệm ..............................................................................24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.....................................................................................................31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................31
2.1.1. Đối tượng....................................................................................................31
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................ 31
2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 31
2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của chất liệu đệm lót khác nhau đến số lượng vi khuẩn
E.coli, Salmonella, Coliform và nồng độ một số khí độc: NH3, CO2, H2S… …….31


iv
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vi sinh vật đệm lót trấu và mùn cưa tới môi
trường chuồng nuôi và hiệu quả nuôi gà thịt .......................................................... 31
2.2.3. Đánh giá các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm............31
2.2.4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đệm lót lên men trong
chăn nuôi gà thịt ....................................................................................................31
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................31
2.3.1. Nguyên liệu .................................................................................................31
2.3.2. Phương pháp làm đệm lót lên men ............................................................... 32
2.3.3. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 32
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................... 35
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................39
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đệm lót xử lý vi sinh vật đến một số chỉ
tiêu về khí hậu chuồng nuôi ...................................................................................39
3.1.1. Hàm lượng một số khí độc trong chuồng nuôi..............................................39

3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh hoc Banasa N01 tới số lượng vi khuẩn
Coliform, E.coli, Salmonella chuồng nuôi ............................................................. 41
3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ......................................42
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh ............................................................................................ 42
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................ 44
3.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ......................................................... 45
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy .....................................................................................45
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm....................................................... 48
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .....................................................50
3.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn ......................................................52
3.4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ..............................................52
3.4.2. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng ........................................................... 53
3.4.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (Kcal) và protein (g) cho 1kg tăng khối lượng..........55


v
3.5. Năng suất thịt của gà thí nghiệm .....................................................................58
3.6. Hiệu quả kinh tế của gà thí nghiệm .................................................................59
3.6.1. Chỉ số sản xuất PI (Peroformance - Index)...................................................59
3.6.2. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)........................................................ 60
3.6.3. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà ........................................................................62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................64
1. Kết luận .............................................................................................................64
2. Đề nghị .............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................66


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐVT

: Đơn vị tính

ĐHNN

: Đại học nông nghiệp

EN

: Chỉ số kinh tế



: Giai đoạn

LTĂTN

: Lượng thức ăn thu nhận

ME

: Metabolizable

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHNN


: Khoa học nông nghiệp

KPH

: Không phát hiện

ppb

: Phần tỷ

PI

: Chỉ số sản xuất

ppm

: Phần nghìn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Thức ăn

TB

: Trung bình


TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TKL

: Tăng khối lượng

TN

: Thí nghiệm

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TLNS

: Tỷ lệ nuôi sống

TT

: Tuần tuổi

TTTĂ


: Tiêu tốn thức ăn

VSV

: Vi sinh vật


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Ước tính lượng chất thải trong chăn nuôi năm 2013 ................................3
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ một số khí độc trong không khí và
chuồng nuôi .......................................................................................... 20
Bảng 1.3. Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi........................................20
Bảng 1.4. Nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn của
cộng đồng chung châu Âu (EU)............................................................ 21
Bảng 1.5. Nồng độ tối đa của một số chất khí trong chuồng nuôi gà ......................21
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm....................................................................................33
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà thí nghiệm ........................................34
Bảng 3.1. Kết quả đo nồng độ khí NH3 trong chuồng nuôi.....................................39
Bảng 3.2. Kết quả đo nồng độ khí H2S trong chuồng nuôi .....................................40
Bảng 3.3. Kết quả đo nồng độ khí CO2 trong chuồng nuôi. ....................................40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Banasa N01 tới số lượng vi khuẩn
Coliform, E.coli, Salmonella trong đệm lót chuồng nuôi....................... 42
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm.......................................................... 43
Bảng 3.6. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm
n=3 đàn.................................................................................................45
Bảng 3.7. Khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ...................................46
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ................................................49
Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...............................................51

Bảng 3.10. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm......................................53
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm...............54
Bảng 3.12. Tiêu tốn năng lượng cộng dồn/kg tăng khối lượng............................... 56
Bảng 3.13. Tiêu tốn protein cộng dồn/kg tăng khối lượng .....................................56
Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ở 10 tuần tuổi................................ 58
Bảng 3.15. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm........................................................ 59
Bảng 3.16. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm .......................................................... 61
Bảng 3.17. Sơ bộ hoạch toán .................................................................................62


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............47
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....................................49
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...................................51
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm.....54
Hình 3.5. Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm ..............................................60
Hình 3.6. Biểu đồ chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ................................................61


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế,
những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn
nuôi đang từng bước phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
suất, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của xã hội, góp phần đưa
nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
Các sản phẩm của gia cầm có tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng và

chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, do đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bữa
ăn hàng ngày của mỗi gia đình, đồng thời còn mang tính chất hàng hóa phục vụ
kinh doanh và xuất khẩu, các phụ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm cũng được sử
dụng có hiệu quả cao, ngoài ra còn cung cấp lượng phân bón đáng kể cho cây trồng
và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Ở Việt Nam, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời. Về tỷ trọng chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng thứ hai
trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm ngày càng phát
triển, hình thành nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn.
Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi gia cầm cũng tăng dần
theo qui mô chăn nuôi. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam thì mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải khoảng 75 85 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý ổn
định và nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường gây ôi nhiễm nghiêm
trọng. Hiện cả nước có trên 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, trên 18.000
trang trại chăn nuôi theo quy mô tập trung, nhưng mới có 8,7% số hộ xây dựng
công trình khí sinh học (hầm Bioga). Tỷ lệ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ
sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ cam kết bảo vệ môi trường, vẫn còn
khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào
mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài gây sức ép với môi trường. Hàm lượng các khí
độc tại khu vực có chăn nuôi được xác định gấp 11,2 - 15 lần giới hạn cho phép và
tăng dần ở quy mô lớn. Độ nhiễm khuẩn không khí cũng cao dần theo quy mô và
vượt giới hạn từ 19,72 lần đến 25,2 lần.


2
Kết quả điều tra cho thấy tại các trang trại chăn nuôi gia cầm, ô nhiễm môi
trường đang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí. Mùi và bụi
sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống và sức khoẻ cộng đồng (Trịnh Xuân Báu và Đặng Kim Chi, 2008)[1].
Một số biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng như thu gom chất thải

hàng ngày, dọn rửa chuồng, sử dụng bể biogas, ủ phân, làm thức ăn cho cá... đã
phần nào giải quyết được vấn đề phân và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên trong chăn
nuôi trang trại với số lượng lớn vấn đề ô nhiễm mùi và các khí thải độc hại thì vẫn
chưa được giải quyết triệt để.
Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường trang trại chăn nuôi
gia cầm là cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển và bảo vệ môi trường.
Để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo môi trường
trong sạch mà tiêu tốn ít tiền và nhân công, không phải thực hiện vệ sinh hàng ngày
thì một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý
chất đệm lót nền chuồng nuôi, nhằm làm giảm mùi hôi, phân huỷ phân, chất thải
ngay tại chỗ. Đây là một trong những công nghệ chăn nuôi sinh thái, đã và đang
được áp dụng ở nhiều nước có nền chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có kết quả nghiên cứu nào về ảnh hưởng của các chất độn chuồng khác nhau
có bổ sung chế phẩm sinh học đến khả năng sản xuất của gà thịt, để từ đó có những
khuyến cáo cho người chăn nuôi. Trước nhu cầu của sản xuất và để có sở cứ khoa
học giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý vi sinh vật đệm lót trấu và mùn cưa tới
môi trường chuồng nuôi và hiệu quả nuôi gà thịt".
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của chất liệu đệm lót khác nhau đến môi trường
và hiệu quả chăn nuôi gà thịt.
- Đánh giá được ảnh hưởng của xử lý vi sinh vật đệm lót tới môi trường
chuồng nuôi và hiệu quả chăn nuôi gà thịt.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×