BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ MẠNH HÙNG
KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI NGỌC CƢỜNG
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Mạnh Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1:
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM
SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
5
1.1.
Khái quát về quảng cáo gây nhầm lẫn
5
1.2.
Pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
12
1.3.
Kinh nghiệm về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh
nói chung và hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng trong
pháp luật của một số nước trên thế giới
Chương 2:
18
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI
QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, TĂNG CƢỜNG
HIỆU LỰC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN Ở VIỆT NAM
2.1.
Thực trạng quảng cáo gây nhầm lẫn ở Việt Nam
2.2.
Nội dung cơ bản của pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo
gây nhầm lẫn
2.3
34
44
Một số đánh giá về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi
quảng cáo gây nhầm lẫn
2.4.
34
54
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường
hiệu lực thi hành pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo
gây nhầm lẫn
59
KẾT LUẬN
66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu,
nó là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, xây dựng một hệ
thống pháp luật cạnh tranh hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị
trường luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với nước ta hiện nay. Và kể từ ngày
1/7/2005 khi Luật Cạnh tranh bắt đầu có hiệu lực, đã góp phần tạo một môi
trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, với những quy định phù hợp với điều
ước quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.
Trong số các hành vi cạnh tranh được Luật điều ch nh, hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nằm trong nhóm các hành vi bị cấm
thực hiện. Tuy nhiên, trước bối cảnh sức ép từ thị trường ngày càng gay gắt,
các doanh nghiệp luôn coi quảng cáo như một công cụ hữu hiệu trong việc
thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, từ đó dẫn đến tình
trạng hoạt động quảng cáo ngày càng có nhiều biến tướng cả về nội dung và
hình thức, tiềm ẩn nguy cơ bị doanh nghiệp lạm dụng để lừa dối khách hàng
bằng những chiêu thức ngày càng tinh vi. Có thể nói rằng, trong số những
hình thức quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo gây nhầm
lẫn được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Những loại hình quảng cáo với
thông tin dễ dàng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, khiến cho họ mua sản phẩm
của doanh nghiệp với chất lượng, giá cả không đúng như mong muốn của mình,
không ch gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn có tác động xấu tới các
nhà kinh doanh chân chính khác, khiến cho thị trường trở nên bất ổn. Trước tình
hình này, pháp luật cạnh tranh vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình
trong việc điều ch nh những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh nói chung và hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng của các doanh
2
nghiệp. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn cụ thể về
hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như hành
vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng, hay trong Nghị định số 120/2005/NĐ-CP
ngày 30/9/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh cũng ch có quy định về mức xử phạt đối với doanh nghiệp có hành vi
quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn chứ không cụ thể hoá các yếu tố cấu
thành các hành vi này…
Trước tính cấp thiết của việc cần phải hoàn thiện cơ chế pháp lý điều
ch nh hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong bối cảnh nền
kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, học viên xin chọn đề tài "Kiểm soát
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam"
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến lĩnh vực pháp luật về quảng cáo, ở Việt Nam đã có một số
công trình nghiên cứu như: "Hoạt động quảng cáo thương mại ở Việt Nam Những vấn đề lý luận và thực tiễn", của Trần Dũng Hải, Luận văn thạc sĩ Luật
học; "Pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo so sánh của liên minh châu Âu
và Việt Nam - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật" của Trương Hồng Quang,
"Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng
cáo ở Việt Nam", của Trịnh Thị Liên Hương, Luận văn thạc sĩ Luật học;
"Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", của Đào
Tuyết Vân, Luận văn thạc sĩ Luật học; "Cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần
hoàn thiện pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam hiện nay"... Như vậy, đã có
không ít những công trình nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực pháp luật quảng cáo, tuy nhiên, hầu hết các
công trình nghiên cứu nói trên đều đề cập tới pháp luật quảng cáo dưới góc độ
3
cạnh tranh một cách tổng quát, toàn diện với tất cả các dạng hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì vậy, việc đi sâu, tập trung
nghiên cứu, phân tích những dạng hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh cụ thể như hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, góp phần vào bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên thị trường một cách tốt
hơn là một việc làm cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trước hết, luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề pháp lý liên
quan tới hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, từ đó đưa ra những đặc trưng cơ
bản của loại hành vi này và của pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn. Mặt khác, luận văn sẽ đi sâu phân tích, bình luận những vấn đề liên
quan tới thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, để từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về hành vi
quảng cáo gây nhầm lẫn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Về phạm vi nghiên cứu, từ việc xác định đối tượng nghiên cứu nói
trên, trước hết luận văn sẽ tập trung phân tích những vấn đề lý luận chung liên
quan đến hoạt động quảng cáo trong pháp luật cạnh tranh; sau đó tìm hiểu
những quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành, đặc biệt là quy định trong
Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn liên quan điều ch nh
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn và quá trình thi hành các quy định này trên
thực tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, học viên sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của các ngành khoa học xã hội nói chung và luật học nói riêng như: phương
4
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp phân
tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh luật...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề pháp lý
liên quan tới hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn dưới góc độ Luật Cạnh tranh,
đồng thời làm rõ thực tiễn hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực này,
trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành
vi quảng cáo gây nhầm lẫn và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả
thi hành của pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn có ý nghĩa
như một nguồn bổ sung cho các kiến thức khoa học và thực tiễn về pháp luật
cạnh tranh nói chung và pháp luật điều ch nh hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
nói riêng, từ đó góp phần bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của
doanh nghiệp và sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu lực
thi hành pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn ở Việt Nam.
5
chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
1.1.1. Khái niệm quảng cáo gây nhầm lẫn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo được Quốc hội
thông qua ngày 21-6-2012 có hiệu lực từ ngày 01-01-2013, thì quảng cáo là
"Việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi, sản phẩm, dịch vụ không có mục đích
sinh lợi, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới
thiệu trên tin thời sự, chính trị, xã hội, thông tin cá nhân" [25].
Từ khái niệm trên, cho thấy quảng cáo là giới thiệu thông tin. Trong
đó có hoạt động quảng cáo vì mục đích sinh lợi hay còn gọi là quảng cáo
thương mại. Bản chất của quảng cáo là thông tin, tuy nhiên, để cho những
thông tin mà hoạt động quảng cáo mang lại có giá trị thì thông tin đó cần phải
chính xác và đầy đủ. Có thể thấy rằng, người tiêu dùng ch có thể đạt được
mục đích mua sản phẩm đúng như mong muốn khi đã được cung cấp nhưng
thông tin đúng và đủ về chất lượng, nguồn gốc, giá thành… sản phẩm đó.
Những quảng cáo mang tính chất gây nhầm lẫn hoặc gian dối thường đưa ra
những thông tin sai sự thật hoặc cũng có thể đưa những thông tin thiếu sót,
mơ hồ, tạo ra nhận thức sai lệch cho người tiếp nhận, khiến họ nhầm lẫn và
hiểu sai về sản phẩm. Thông tin dạng này hiển nhiên gây ra những tác hại xấu
tới người tiêu dùng.
Vai trò quan trọng của quảng cáo đối với hoạt động thúc đẩy sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cũng như đối với sự phát triển của thị
trường hàng hóa, dịch vụ nói chung là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên,
6
với sự xuất hiện ồ ạt trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay,
hoạt động quảng cáo đang có nhiều biến tướng cả về hình thức và nội dung
truyền tải. Trong nhiều trường hợp, "quảng cáo trở thành phương tiện để
doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm hại đến
lợi ích của người tiêu dùng". Một trong những hình thức vi phạm phổ biến
trong lĩnh vực quảng cáo hiện nay là quảng cáo gây nhầm lẫn. Trong những
năm gần đây, hành vi quảng cáo này được các doanh nghiệp đặc biệt "ưa
dùng" bởi khả năng truyền tải thông tin và hiệu quả mang lại từ sự "gây nhầm
lẫn" về thông tin đó là khá lớn.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quảng cáo gây nhầm
lẫn: Quảng cáo gây nhầm lẫn được hiểu là việc chủ thể thực hiện quảng cáo
đưa ra các thông tin có thể không hoàn toàn sai lệch so với thực tế nhưng lại
không đầy đủ, không rõ ràng làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về hàng
hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp
này, người quảng cáo có thể không cố ý làm khách hàng hay người tiêu dùng
hiểu sai nhưng nội dung quảng cáo vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực và cần phải
được pháp luật điều ch nh.
Hành động gây nhầm lẫn này có thể là cố ý hay vô ý, và trong từng
trường hợp cấu thành những dạng thức vi phạm không lành mạnh khác nhau.
Chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo, nếu cố ý cung cấp những thông tin
gây nhầm lẫn trong quảng cáo của mình, thì ngoài yếu tố đơn thuần là tạo sự
nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, còn hướng tới chủ đích quảng cáo sai sự
thật hay quảng cáo gian dối (quảng cáo không trung thực) nhằm lôi kéo người
tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp. Hành vi này được coi
là một trong những tình tiết tăng nặng khi xem xét đưa ra mức chế tài xử lý
quảng cáo gây nhầm lẫn.
Cũng cần lưu ý rằng, ranh giới giữa quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng
cáo thông thường là không thật sự rõ ràng. Quảng cáo nói chung đều nhằm
7
đến mục đích đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với
người tiêu dùng. Trong khi đó, các quảng cáo gây nhầm lẫn thường cung cấp
những thông tin mập mờ, không đầy đủ, không rõ ràng, làm cho người tiêu
dùng có những hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Những
thông tin này thường được các doanh nghiệp "ngụy trang" bằng những hình
thức tinh vi, phức tạp. Và với những nhận thức thông thường của mình về sản
phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là những thông
tin chính xác, đâu là những thông tin gây hiểu nhầm.
Tại Việt Nam, pháp luật cạnh tranh tách biệt nội hàm của hai khái
niệm quảng cáo gian dối và quảng cáo gây nhầm lẫn (tại khoản 3 Điều 45
Luật Cạnh tranh năm 2004). Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, xét về bản
chất, thì hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, nếu được thực hiện một cách có chủ
ý nhằm lôi kéo người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ cũng chính là hành
vi quảng cáo gian dối, hay quảng cáo không trung thực, nếu có sự tách biệt là
ch xuất phát từ hình thức thể hiện của mẫu quảng cáo.
1.1.2. Các hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn
Ở một khía cạnh khác, quảng cáo gây nhầm lẫn hay quảng cáo gian
dối nói chung là việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trong quảng cáo (bao
gồm cả quảng cáo so sánh do một bên doanh nghiệp sản xuất, cung ứng một
loạt hàng hóa, dịch vụ đơn phương đưa ra, mà không dựa trên các căn cứ
khoa học cụ thể được công nhận). Do những quảng cáo này có khả năng lôi
kéo người tiêu dùng vào các giao dịch thương mại mà lẽ ra họ có thể tránh
được, nhiều chính phủ trên thế giới đã đưa ra các quy định để kiểm soát loại
hình quảng cáo này. Tại Việt Nam, quy định về quảng cáo gây nhầm lẫn
nhằm thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thể chế hóa trong
Luật Cạnh tranh, Luật Quảng cáo và Luật Thương mại. Tuy nhiên, khung
pháp lý hiện hành mới ch đề cập chung chung, từ cấu tạo pháp lý của hành vi
cho đến các biện pháp chế tài, mà chưa quy định và giải thích cụ thể đến
8
người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp - những đối tượng chịu sự điều
ch nh của các quy định pháp lý này. Trên thực tế, hoạt động quảng cáo gây
nhầm lẫn đã và đang tồn tại, tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh
của thị trường cũng như khả năng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của người tiêu
dùng. Dạng thức biểu hiện của hành vi này thường được thể hiện trong các
quảng cáo về giá và lòng tin của người tiêu dùng.
Các quảng cáo về giá hay gây nhầm lẫn nhất cho người tiêu dùng. Khi
theo dõi các quảng cáo này, người tiêu dùng không thể đối chiếu được giá trước
và sau quảng cáo, do không có thông tin về mức giá trước đó mà người quảng
cáo đưa ra. Các quảng cáo thường tạo ấn tượng rằng mức giá mới này là hết sức
hợp lý. Hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn như vậy được đánh giá là không
công bằng và làm giảm đi khả năng lựa chọn của người tiêu dùng. Hiện nay,
những hình thức quảng cáo này ngày càng trở nên hết sức đa dạng và khó nhận
biết đối với người tiêu dùng. Có thể liệt kê một số hình thức quảng cáo gây
nhầm lẫn có liên quan đến mức giá của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Phí và phụ phí cộng thêm
Những nhà cung cấp dịch vụ thường tăng phí và phụ phí nhưng lại
không đề cập tới trong mức giá quảng cáo. Đáng chú ý nhất trong trường hợp
này là hình thức "hàng không giá rẻ". Sự xuất hiện của các hãng hàng không
giá rẻ như Jetstar, Tiger Airways, đã đưa ra một loạt chiêu thức quảng cáo
mang tính cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách. Những lời quảng
cáo, ch với 25 USD là có thể "bay" sang Singapore, Thái Lan…. của các
hãng hàng không này, khác xa với thực tế diễn ra. Giá bị dội lên rất nhiều khi
tính gộp các khoản phí và phụ phí khác như lệ phí sân bay, chi phí ăn uống…
mà chưa thấy nhắc đến trong quảng cáo.
- So sánh giá phóng đại
Để tạo hiệu quả so sánh, các nhà quảng cáo có thể phóng đại mức giá
của các sản phẩm tương tự để gây ấn tượng rằng giá bán sản phẩm của họ là
9
thấp hơn nhiều. Từ đó người tiêu dùng tin tưởng rằng họ có thể thực sự tiết
kiệm được một khoản tiền bằng cách mua hàng giảm giá hoặc dịch vụ được
chiết khấu phần trăm lớn. Ở phương diện khác, các doanh nghiệp cũng phóng
đại mức giá bán cũ của chính họ để so sánh với mức giá hiện thời. Điều đó tác
động đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, với niềm tin là đã mua được
hàng giá rẻ mà chất lượng vẫn không đổi.
- Mua sản phẩm X tặng sản phẩm Y miễn phí
Với hình thức này, người tiêu dùng sẽ được khuyến khích mua càng
nhiều càng tốt. Nhiều người tiêu dùng đã bị nhầm lẫn với những chương trình
khuyến mãi có tên hấp dẫn như "Mua 1 tặng 1", "mua sản phẩm nào tặng sản
phẩm đó"… Vậy thực chất của việc miễn phí là thế nào? Bằng cách tăng giá
của một mặt hàng lên 5 lần so với giá gốc, hình thức mua 5 tặng 1 được đưa
ra mà vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận như cũ. Trong một số trường hợp khác,
sản phẩm tặng thêm có chất lượng kém hơn so với sản phẩm được bán ban
đầu, hoặc giá trị của sản phẩm đó được phóng đại quá mức. Thông thường thì
việc mua bán 1 tặng 1 ch đơn giản là một sự thay thế cho từ "miễn phí" trong
quảng cáo. Về bản chất, mặt hàng đó được giảm giá 50% hoặc người mua
hàng có thể bị miễn cưỡng phải mua ít nhất hai mặt hàng hoặc bội số của hai.
Thực chất, người tiêu dùng phải bỏ tiền ra mua một cái gì đó bởi mặt hàng
miễn phí không phải là thứ cho không. Và chất lượng của mặt hàng miễn phí
này xem ra cũng còn nhiều điều phải bàn.
- Bán hàng "câu và đổi"
"Câu và đổi" là việc giới thiệu một dịch vụ hoặc sản phẩm với giá
thấp, nhưng lại không muốn bán loại dịch vụ hoặc sản phẩm đó, thì với mức
giá này nhiều tiêu chuẩn của sản phẩm như bảo hành, chất lượng sẽ bị giảm
xuống và như vậy bản thân sản phẩm đó không giống như kì vọng nữa. Một
hình thức nữa là quảng cáo hàng hóa với "số lượng có hạn". Như vậy một khi
khách hàng đã cất công đến cửa hàng, họ cũng sẽ cố gắng phải mua những
10
sản phẩm khác, thậm chí đắt hơn vì tâm lý không muốn về tay không. Hành vi
thứ hai có thể hợp pháp nếu bản thân doanh nghiệp chứng minh đúng là họ
ch có một số lượng hàng nhất định và đã bán.
- Mời dùng thử miễn phí/ giá rẻ
Một đề nghị dùng thử miễn phí hoặc cung cấp dịch vụ giá rẻ là lời đề
nghị một dịch vụ ch có hiệu lực trong một khoảng thời gian bị hạn chế. Sau
thời hạn này, giá hoặc các điều khoản của hợp đồng thay đổi, thường là không
có một sự thông báo nào đến người tiêu dùng đã chấp thuận lời đề nghị ban
đầu. Những lời chào mời thử hàng này rất phổ biến đối với các gói dịch vụ
như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, dịch vụ Internet, hay các phiên bản
phần mềm. Mục đích là làm cho người tiêu dùng làm quen với việc sử dụng
dịch vụ trước khi tăng giá. Nhiều kênh truyền hình HTV liên tục quảng bá
HTVC với những nhóm kênh hấp dẫn mặc dù bản hợp đồng không ghi rõ tên
kênh phát sóng nhưng lại luôn kèm theo danh mục chương trình rất cụ thể
(trong đó không ghi chú cụ thể kênh nào được phát miễn phí, kênh nào có thể
thay đổi) và biên bản nghiệm thu chất lượng đã đầy đủ kênh. Cước phí của
các kênh ngày càng tăng nhưng chất lượng lại giảm khiến cho người tiêu
dùng hết sức bức xúc.
Ngoài ra, hình thức này cũng khá phổ biến trong lĩnh vực tín dụng. Rất
nhiều khách hàng trong nước đã vô cùng hoang mang khi ngân hàng thông
báo về việc thay đổi phí chênh lệch tỷ giá áp dụng cho giao dịch ngoại tệ mà
họ đang sử dụng với mức phí tăng lên mấy chục lần.
- Bán hàng thanh lý
Gần đây trên địa bàn Hà Nội xuất hiện rất nhiều cửa hàng thời trang
chuyên bán hàng thanh lý. Những mặt hàng có thể có nguồn gốc từ hàng xuất
khẩu tồn kho, hàng đã qua sử dụng cao cấp hay cấp thấp đều thu hút được sự
chú ý của một số lượng không nhỏ người tiêu dùng. Thực ra hình thức này
11
cũng đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt được phát huy trong thời
điểm khủng hoảng kinh tế. Trên thực tế, giá bán của mặt hàng thanh lý đó đã
được nâng lên gấp đôi. Do đó mà nhiều khi giá bán hàng thanh lý tại một cửa
hàng sắp đóng cửa còn cao hơn giá bán của một cửa hàng bán lẻ.
Một số cửa hiệu trưng biển thanh lý cửa hàng ch là thực hiện một
hành vi lừa bịp. Bằng cách lợi dụng các hình thức quảng cáo như "thanh lý
toàn bộ", "đóng cửa hàng"…, các cửa hiệu đã ngầm đưa một thông điệp về sự
gấp rút cũng như sự giảm giá đột ngột để lôi kéo khách hàng, trong khi thực
tế họ không hề có ý định tiếp tục bán hàng nữa. Trong nhiều trường hợp, khi
khách hàng đến xem thì lại phát hiện ra họ ch muốn bán một lô hàng nào đó
đi trước khi nó quá hạn hoặc lỗi thời.
- Giá bán hàng tính theo đơn vị
Thêm một hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn nữa là đơn vị tính giá
nhỏ hơn so với đơn vị hàng bắt buộc. Ví dụ như trong hàng không, giá vé một
chiều được đưa ra trong khi để mua được với giá đó, hành khách lại bị buộc
phải mua vé hai chiều với tổng giá cao hơn. Tương tự, người mua hàng sẽ bị
buộc phải mua một đôi loa trong khi giá lại ch đưa ra cho một chiếc. Hành vi
này cũng có thể được người bán sử dụng trong các gói viễn thông khi khách
hàng phải mua hai hoặc nhiều hơn máy điện thoại di động, điện thoại cố định,
internet để có được mức giá quảng cáo.
- Quảng cáo không bán hàng
Cũng có trường hợp sản phẩm, dịch vụ được trình bày giới thiệu nhưng
thực sự lại không có một giao dịch thực sự nào. Do phần lớn quảng cáo là
phục vụ việc bán hàng khiến người tiêu dùng nhầm tưởng rằng các mặt hàng
được bán với giá đặc biệt trong khi thực tế lại không phải vậy. Điển hình,
Walmart và một số siêu thị khác được biết đến với khẩu hiệu "Giảm giá hàng
ngày", đặc biệt là trong ngày mua sắm Giáng sinh cũng sử dụng hình thức
12
như vậy. Hay ở Việt Nam, các doanh nghiệp mới thành lập liên tục đưa tin về
tuyển dụng với mức lương hấp dẫn nhằm quảng bá tên tuổi. Tuy nhiên, các
tập hồ sơ của ứng viên thì vẫn nằm nguyên vẹn trên mặt bàn mà thôi.
Trên thực tế, thì các hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam
và trên thế giới còn rất phong phú và đa dạng, với nhiều hình thức biến tướng
khác nhau. Trong các trường hợp đó, lợi ích trước mắt mà quảng cáo mang lại
cho người tiêu dùng thì ít mà hậu quả lâu dài thì nhiều. Lòng tin của người
tiêu dùng cũng sẽ bị giảm sút. Điều đó khiến sức thuyết phục của hoạt động
quảng cáo đối với khách hàng bị giảm sút và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực
đối với bản thân doanh nghiệp vi phạm nói riêng cũng như cộng đồng các
doanh nghiệp nói chung. Hiện tại, các quy định về quảng cáo gây nhầm lẫn
trong Luật Cạnh tranh của Việt Nam còn khá chung chung, do đó khó có thể
lường trước được những biến tướng của loại hình quảng cáo này với mức độ
vi phạm ngày càng tăng nhanh trong thực tiễn. Do đó thiết nghĩ cần có những
quy định đầy đủ và nghiêm khắc hơn đối với những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh ngày để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp và
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng người tiêu dùng.
1.2. PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn ch là một trong những dạng thức vi
phạm thuộc nhóm hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Do
vậy, một cách khái quát nhất, pháp luật điều ch nh hành vi này thuộc nhóm
pháp luật điều ch nh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Từ khái niệm về
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, khái niệm pháp luật kiểm soát
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn sẽ dần được làm sáng tỏ.
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh là "chế định bao gồm
các quy phạm pháp luật xác định những hành vi bị coi là cạnh tranh không lành
13
mạnh; trách nhiệm pháp luật của các chủ thể thực hiện những hành vi này; trình
tự, thủ tục khiếu kiện và giải quyết; các biện pháp chế tài được áp dụng…" [15].
Theo quy định tại Điều 10 Công ước Paris:
Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh
không trung thực, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của đạo đức
kinh doanh, được tiến hành trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm, nhằm hưởng lợi bất hợp pháp từ thành quả kinh doanh của
người khác hoặc gièm pha đối thủ cạnh tranh, qua đó, giành giật
khách hàng về phía mình [15].
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình được Công ước
Paris quy định gồm:
- Tất cả các hành vi có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về nơi
sản xuất, sản phẩm hàng hóa, tên thương mại hoặc xuất xứ hàng hóa;
- Hành vi lừa dối, tạo ra một ấn tượng giả về hàng hóa, dịch vụ của
đối tác cạnh tranh;
- Vi phạm bí mật thương mại;
- Lợi dụng không chính đáng thành quả trong kinh doanh của người khác;
- Quảng cáo không trung thực;
- Bán phá giá;
- Khuyến mãi quá đáng;
- Mua vét hàng hóa, gây khủng hoảng giả tạo làm rối loạn thị trường.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh
của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn
mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể
14
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng [21].
Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ
thể, đơn phương, vì mục đích cạnh tranh của chủ thể kinh doanh luôn thể hiện
tính không lành mạnh (chứ không ch là bất hợp pháp) mà mục đích của nó là
gây cho một hay các đối thủ cạnh tranh sự bất lợi hay thiệt hại trong hoạt
động kinh doanh. Ở đây, tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh lệ
thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trường như pháp luật, tập quán kinh
doanh, văn hóa kinh doanh, đạo đức và tâm lý,… Vì thế, "để xác định tính
không lành mạnh của các hành vi cụ thể, sẽ khó có thước đo thống nhất cho
mọi thị trường với mọi trình độ phát triển khác nhau". Trong những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh được xem là một trong những hành vi diễn ra phổ biến và được các
doanh nghiệp thực hiện nhiều nhất. Trong đó, hoạt động quảng cáo gây nhầm
lẫn đã và đang diễn ra với mức độ và quy mô ngày càng lớn, xâm hại đến lợi
ích của các doanh nghiệp khác trên thị trường cũng như quyền lợi người tiêu
dùng. Điều đó cho thấy nhu cầu điều ch nh của pháp luật để kiểm soát hành vi
này là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Một cách khái quát nhất, có thể định nghĩa, pháp luật kiểm soát hành
vi quảng cáo gây nhầm lẫn là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn;
trách nhiệm pháp lý của những chủ thể thực hiện hành vi này; trình tự thủ tục
xử lý vụ việc cũng như các biện pháp chế tài được áp dụng, với mục đích
chống lại các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thiết lập
và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
Các quy phạm pháp luật điều ch nh hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là
những quy tắc xử sự chung, được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận qua
việc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật, quy định trong các văn bản
15
quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của những chủ thể thực hiện đối
với các hành vi vi phạm đều cần được pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo
gây nhầm lẫn điều ch nh.
- Về chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là các
thương nhân, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Về hành vi: Quảng cáo gây nhầm lẫn (đưa ra các thông tin không rõ
ràng, không đầy đủ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ
hoặc hoạt động kinh doanh của thương nhân, của doanh nghiệp).
- Về mức độ và giới hạn kiểm soát: Một trong những đặc trưng cơ bản
của nền kinh tế thị trường là mọi thương nhân và doanh nghiệp được quyền tự
do kinh doanh và tự do cạnh tranh, trong khuôn khổ của pháp luật. Quyền tự
do kinh doanh của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước công nhận và tôn trọng sự tồn tại
cũng như cạnh tranh của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
bối cảnh tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh đó, sự điều tiết và can thiệp của
Nhà nước vẫn là việc rất cần thực hiện. Thực tế cho thấy, nếu Nhà nước
buông lỏng quản lý vĩ mô hoặc có quản lý những không hiệu quả, không theo
sát với thực tiễn thì nền kinh tết khó có thể vận hành đúng hướng. Do vậy,
việc giám sát và kiểm soát hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như
kiểm soát hành vi quảng cáo trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng
là vấn đề cần làm. Mặc dù vậy, mức độ và giới hạn kiểm soát thế nào cho phù
hợp, để sự can thiệp của Nhà nước không làm kìm hãm, cản trở hoạt động của
các doanh nghiệp mà vẫn đạt được mục đích trong quản lý vĩ mô. Về vấn đề
này, theo ý kiến cá nhân của học viên thực hiện đề tài, mức độ can thiệp và
giới hạn kiểm soát ch nên dừng ở việc Nhà nước đặt ra những quy định pháp
luật mang tính nguyên tắc, định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp;
đồng thời việc đưa ra các hành vi vi phạm cụ thể mang tính liệt kê là không
cần thiết.
16
Về nguyên tắc của chế định pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo
gây nhầm lẫn, trước hết là nguyên tắc tự do lựa chọn và tiếp nhận thông tin.
Bên cạnh đó, chế định pháp luật này cũng đề cao nguyên tắc đảm bảo cạnh
tranh trong hoạt động quảng cáo. Đồng thời, nguyên tắc điều ch nh pháp luật
phù hợp với bản chất vận động của quy Luật Cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường cũng là những nguyên tắc quan trọng của chế định pháp luật này.
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn
Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là một trong các dạng của hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, do đó pháp luật về kiểm soát
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn cũng có những đặc điểm của pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn có các đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, dấu hiệu về hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành hành vi vi phạm. Việc thực hiện hành vi quảng cáo, trong đó ch cần
có yếu tố xác định những thông tin đưa ra trong quảng cáo đã gây nhầm tưởng
cho người tiêu dùng về bất kỳ yếu tố nào được nêu trong khoản 3 Điều 45
Luật Cạnh tranh cũng đủ để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo.
Dấu hiệu về hậu quả ch là tình tiết xác định mức độ thiệt hại với thị trường
và người tiêu dùng; được sử dụng làm căn cứ trong việc đưa ra quyết định xử
phạt đối với doanh nghiệp vi phạm. Chẳng hạn, doanh nghiệp A thực hiện
quảng cáo sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất; tuy nhiên nội dung
quảng cáo đã cung cấp những thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
công dụng của sản phẩm, và sự nhầm lẫn này đã được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền xác định, thì theo quy định của pháp luật cạnh tranh,
doanh nghiệp A đã thực hiện hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn (theo khoản 3
Điều 45 Luật Cạnh tranh). Việc xác định hậu quả gây thiệt hại trong trường
hợp này (do người tiêu dùng nhầm lẫn về công dụng sản phẩm) không phải là
17
tình tiết cấu thành để xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp A, mà ch
có ý nghĩa trong việc xem xét và quyết định hình thức xử phạt đối với doanh
nghiệp này.
Cần lưu ý rằng, tính không lành mạnh của hành vi gây nhầm lẫn và
mức độ thiệt hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trường. Tuy
nhiên, ch xác định là quảng cáo không lành mạnh khi hành vi của một chủ
thể xâm phạm quyền lợi của chủ thể khác đang cùng tồn tại trong một thị
trường hàng hóa, dịch vụ hay thị trường liên quan; những hành vi này được
tiến hành vì mục đích cạnh tranh và có biểu hiện không lành mạnh thông qua
việc cung cấp các thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Về nguyên tắc,
các chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm có quyền kiện các chủ thể đã thực hiện
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
được giải quyết. Biện pháp chế tài được áp dụng trong các trường hợp này là
buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại. Như vậy, pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như pháp luật về
kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng được áp dụng như một
chế định đặc biệt bao hàm cả tính mệnh lệnh của chế tài hành chính (buộc
chấm dứt hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại trình trạng hợp pháp ban đầu
trước khi bị hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại); đồng thời lại như
một hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng. Tuy
nhiên, mục đích của pháp luật trong trường hợp này không ch đơn thuần buộc
các chủ thể vi phạm phải thực hiện trách nhiệm pháp lý theo chức năng bù đắp
thiệt hại, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân cũng như về tài sản
cho người sản xuất, kinh doanh khác và người tiêu dùng, mà cao hơn là nhằm
răn đe, nghiêm cấm mọi hành vi quảng cáo không lành mạnh khác có nguy cơ
xâm hại và làm vẩn đục môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.
Thứ hai, hoạt động xử lý các vụ việc quảng cáo gây nhầm lẫn được
tiến hành theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. Trên cơ sở tiến hành điều tra tiền tố
18
tụng và tố tụng, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước về cạnh tranh sẽ
đưa ra chế tại xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Chế tài áp dụng đối với hành
vi quảng cáo gây nhầm lẫn là những biện pháp xử phạt hành chính.
Việc quy định và xử lý các hành vi gây nhầm lẫn theo pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo hộ các nhãn
hiệu hàng hóa nổi tiếng, tên thương mại nhằm chống lại các hành vi sử dụng
trái phép nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại nhằm chống lại các hành vi sử
dụng trái phép nhãn hiệu nổi tiếng của những hàng hóa, dịch vụ, cũng như
hành vi sử dụng trái phép các ch dẫn thương mại của các cơ sở kinh doanh.
Tương tự như vậy, thông qua việc thực hiện các quy định về kiểm soát hành
vi quảng cáo gây nhầm lẫn, các quy định ngăn cấm của pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh cũng phát huy tác dụng trong hoạt động xử lý việc sử
dụng kiểu dáng sản phẩm gây nhầm lẫn hoặc tạo sự lừa dối người tiêu dùng
về nguồn gốc thương mại của sản phẩm hàng hóa.
Thứ ba, pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn có tính
tổng hợp, điều đó được thể hiện ở những quy định trong những văn bản pháp
luật khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Luật Quảng cáo; Luật
Thương mại; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Cạnh tranh.
Trong đó Luật Cạnh tranh có vị trí, vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn (như đã trình bày ở phần trên).
1.3. KINH NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH NÓI CHUNG VÀ HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN NÓI
RIÊNG TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
Mặc dù pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đã có từ lâu
đời nhưng tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một khái niệm nhất quán
cho tất cả các quốc gia về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, quy
định của từng quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau liên quan đến hành vi
19
cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như hành vi quảng cáo gây nhầm
lẫn nói riêng. Do đó, việc tìm hiểu cũng như học tập kinh nghiệm xây dựng và
thi hành pháp luật của các nước trên thế giới trong lĩnh vực này là việc làm
cần thiết để hướng tới mục tiêu củng cố và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, học viên xin được trình bày một
số vấn đề về pháp luật kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói
chung và hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng trong hệ thống pháp luật
cạnh tranh của Nhật Bản, Đức và Đài Loan.
1.3.1. Nhật Bản
Luật Cạnh tranh Nhật gồm Luật chống độc quyền (Luật chống độc
quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng) và hai luật bổ trợ là Luật
chống các điều khoản thu lợi bất chính và các trình bày gây nhầm lẫn, và Luật
hợp đồng phụ. Luật hợp đồng phụ là bộ luật đặc thù của Nhật và không có
mối liên hệ với các quy định hiện hành của Việt Nam về chống cạnh tranh
không lành mạnh. Bên cạnh các quy định về chống độc quyền tư nhân,
Chương V Luật chống độc quyền Nhật Bản còn quy định các hành vi được
xác định là các hành vi thương mại không lành mạnh (unfair trade practices).
Tuy nhiên, định nghĩa "hành vi thương mại không lành mạnh" ở đây không
hoàn toàn trùng với định nghĩa về "hành vi cạnh tranh không lành mạnh"
được quy định trong Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Các "hành vi thương mại
không lành mạnh" trong Luật chống độc quyền Nhật gồm 16 hành vi, trong
đó có 6 hành vi tương tự với các hành vi được quy định từ Điều 39 đến Điều
48 Luật Cạnh tranh Việt Nam, bao gồm các hành vi:
1) Các hành vi từ chối giao dịch khác (Other refusal to deal): sử dụng
các biện pháp không chính đáng khiến doanh nghiệp khác từ chối giao dịch
với một doanh nghiệp nhất định, hoặc hạn chế về số lượng/ tính chất của hàng
hóa/ dịch vụ trong giao dịch thương mại với một doanh nghiệp nhất định;
20
2) Sự xem xét phân biệt đối xử (Discriminatory consideration): cung
cấp hoặc chấp nhận hàng hóa hoặc dịch vụ tại một mức giá phân biệt đối xử
nhằm gây bất lợi hoặc tạo lợi ích cho một/ các doanh nghiệp/ người tiêu dùng
nhất định, hoặc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp/ người tiêu dùng khác
nhau trong một khu vực địa lý nhất định;
3) Lôi kéo khách hàng một cách gian dối: dẫn dụ khách hàng của các
đối thủ cạnh tranh giao dịch với mình bằng cách khiến họ nhầm lẫn về tính
chất của hàng hóa hoặc dịch vụ của mình, hoặc nhầm lẫn về các điều khoản
thương mại, hoặc nhầm lẫn về các vấn đề khác có liên quan đến giao dịch này
là tốt hơn nhiều hoặc ưu đãi hơn nhiều so với giao dịch trên thực tế hoặc so
với các đối thủ cạnh tranh.
4) Lôi kéo khách hàng bằng các khoản lợi nhuận không chính đáng
(customer inducement by unjust benefits): lôi kéo các khách hàng của đối thủ
cạnh tranh chuyển sang giao dịch với mình bằng cách đưa ra các lợi ích
không chính đáng căn cứ trên các hành vi kinh doanh thông thường;
5) Ép buộc trong kinh doanh (Tie - in sales): khiến một bên khác mua
hàng hóa hoặc dịch vụ từ mình hoặc từ một doanh nghiệp được ch định bởi
chính mình bằng cách ép buộc bên đó giao dịch với mình hoặc với một doanh
nghiệp đã ch định.
6) Gây rối hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh (Interference
with a competitor’s transactions): gây rối không chính đáng một giao dịch của
một doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh nội địa của chính mình hoặc với tập
đoàn mà mình là một cổ đông hoặc là một nhân viên, bằng cách ngăn cản việc
thực thi kết quả của hợp đồng, hoặc bằng cách tạo ra sự vi phạm hợp đồng,
hoặc bằng bất kì biện pháp nào khác.
Ngoài ra, Điều 8 của Luật chống độc quyền quy định cấm các Hiệp
hội thương mại thực hiện một số hành vi, trong đó các hành vi sau tương tự
21
với các quy định về Phân biệt đối xử hiệp hội (Điều 47 Luật Cạnh tranh Việt
Nam). Cụ thể, các Hiệp hội thương mại tại Nhật bị cấm không được thực hiện
các hành vi:
1) Hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong bất kì một lĩnh vực
thương mại nào;
2) Hạn chế số lượng doanh nghiệp hiện tại hoặc tương lai trong bất kì
một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào;
3) Cản trở một cách không chính đáng các chức năng hoặc hoạt động
của các doanh nghiệp thành viên.
Luật chống các khoản thu lợi bất chính và ch dẫn gây nhầm lẫn là luật
bổ trợ cho Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng với nội
dung chính quy định cấm các khoản thu lợi bất chính (unjustifiable premiums),
các ch dẫn gây nhầm lẫn về thành phần của hàng hóa, gây nhầm lẫn về điều
khoản mua bán hàng hóa, và bất kì ch dẫn về hàng hóa nào do Hội đồng
thương mại bình đẳng (JFTC) kết luật là gây nhầm lẫn dựa trên tiêu chí dẫn
dụ khách hàng mua hàng một cách không chính đáng và cản trở cạnh tranh
công bằng. Bên cạnh đó, Luật còn quy định chi tiết về các nội dung quảng cáo
không chứng minh được (restrictions on uproven advertisement) cũng là các
nội dung quảng cáo bị cấm: trong trường hợp JFTC muốn đánh giá liệu một
nội dung quảng cáo có gây nhầm lẫn hay không, JFTC có thể ch định một
khoảng thời gian hợp lý cho doanh nghiệp cung cấp các bằng chứng xác thực
chứng minh cho các nội dung quảng cáo đó; Nếu doanh nghiệp không cung
cấp được các bằng chứng này trong khoảng thời gian hợp lý trên, nội dung
quảng cáo đó có thể bị xác định là gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Hành vi bán hàng đa cấp bất chính được quy định chi tiết tại hai bộ
luật của Nhật là Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán
hàng đa cấp dạng hình tháp. Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt bắt
22
buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo các hình thức
bán hàng tận cửa (door to door sales), bán hàng qua thư điện tử, bán hàng qua
điện thoại, bán hàng đa cấp… phải tuân theo quy tắc đã được quy định trong
Luật. Các quy định bắt buộc trong Luật này gồm:
1) Phải thông tin trước và rõ ràng tới đối tác về tên, mục đích và
chủng loại hàng hóa dịch vụ;
2) (Đối với hoạt động quảng cáo bán hàng đa cấp) cấm tạo ra các ch
dẫn gây nhầm lẫn về chất lượng của hàng hóa hay nội dung của quyền sử
dụng các điều kiện thuận lợi;
3) Phải cung cấp đầy đủ tài liệu về sơ lược hoạt động bán hàng đa cấp
của công ty cho người tham gia trước khi kí kết hợp đồng;
4) Cấm các hành vi:
i) Cố tình che giấu sự thật hoặc các thông tin nhầm lẫn về chủng loại,
mẫu mã, hoặc chất lượng của hàng hóa, che đậy các vấn đề liên quan đến các
ràng buộc trách nhiệm đã được quy định, các vấn đề liên quan đến sự hủy bỏ,
liên quan đến lợi nhuận đã được quy định…;
ii) Đe dọa hoặc gây rối một người nhằm khiến anh ta/ cô ta miễn
cưỡng kí hợp đồng hoặc nhằm cản trở người đó hủy bỏ hợp đồng đã ký với
công ty bán hàng đa cấp;
iii) Dụ dỗ một người ký hợp đồng bán hàng đa cấp tại một địa điểm
không phải địa điểm công cộng hoặc trụ sở kinh doanh của Công ty.
Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp là luật cấm hoàn toàn các
dạng bán hàng đa cấp nào thực hiện theo phương thức hình tháp. Đây là một
hệ thống tập hợp và phân phối tiền dựa trên sự gia tăng không giới hạn số
người tham gia vào mạng lưới đa cấp, bằng cách người tham gia trước có thể
nhận được lợi nhuận dựa vào tiền tham gia mạng lưới của những người gia
nhập sau.