Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam về lao động trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.73 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................1
1.1.Khái niệm............................................................................................................. 1
1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động trẻ em....................1
1.3.Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động trẻ em.........................2
1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em...............................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM..........................................5
2.1. Khái quát vấn đề..................................................................................................5
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam về lao
động trẻ em................................................................................................................5
2.2.1.Thực trạng lao động trẻ em từ 5-17 tuổi........................................................5
2.2.2. Thực trạng lao động trẻ em tham gia hoạt động kinh tế................................9
2.3. Nguyên nhân tình trạng lao động trẻ em...........................................................17
2.4. Đánh giá về lao động trẻ em..............................................................................17
2.4.1. Mặt tích cực................................................................................................17
2.4.2. Mặt tiêu cực................................................................................................18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM...............................19
3.1. Đối với nhà nước...............................................................................................19
3.2.Đối với chính quyền địa phương, cơ sở..............................................................20
3.3. Đối với doanh nghiệp........................................................................................21
3.4. Đối với gia đình.................................................................................................22
KẾT LUẬN.....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Dân số trẻ em theo tình trạng đi học và nhóm tuổi...........................................7
Bảng 2. Dân số trẻ em không đi học theo nguyên nhân và nhóm tuổi...........................8
Bảng 3: Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế chia theo khu vực kinh tế..........................9
Bảng 4: Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động theo ngành nghề............................................10
Bảng 5: Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế chia theo địa điểm làm việc.....................11
Bảng 6. Cơ cấu trẻ em tham gia hoạt động kinh tế theo số giờ làm việc trong tuần, %.....13


LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em là một phần quan trọng của xã hội, là tương lai tươi sáng của đất nước, là
tờ giấy trắng được xã hội dần dần vẽ lên trong quá trình xã hội hóa. Trẻ em cũng như
một số nhóm đối tượng khác dễ bị tổn thương bởi những quy kết, tác động từ bên
ngoài. Trẻ em cần được hưởng những gì tốt đẹp nhất, những nhu cầu về ăn mặc, ở, học
hành, và nhu cầu phát triển an toàn. Lao động trẻ em là một hiện tượng tồn tại từ lâu ở
tất cả các xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. Tuy
nhiên, phải đến đầu những năm 80 của thế kỉ thứ XX vấn đề lao động của trẻ em mới
được coi là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu và thu hút được sự quan tâm của cộng
đồng quốc tế. Ở nước ta hiện nay, vấn đề tự do hóa thị trường, sức lao động gồm cả lao
động trí óc và lao động chân tay, lao động chân tay đã mang lại lợi nhuân cho chủ sử
dụng lao động. Trong một nền kinh tế như Việt Nam hiện nay với tỷ lệ hành nghề tự
do đáng kể, sự phân chia về giới, tuổi người lao động có nghĩa mọi sức lao động sẵn
có đều được sử dụng. Chưa có một con số cụ thể thống kê đầy đủ tỷ lệ lao động trẻ em
trong cả nước, nhưng theo thống kê của cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam
1992-1993 và 1997-1998, trẻ em thường tham gia các hoạt động kinh tế từ nhỏ, trong
đó, nhóm từ 15-17 tuổi tham gia nhiều nhất với tỉ lệ 62,3% tổng số trẻ em tham gia
hoạt động kinh tế. Phần lớn trẻ em tham gia hoạt động kinh tế gia đình, nhưng tỷ lệ trẻ
em làm thuê kiếm sống ngày càng tăng lên. Đáng chú ý, có khoảng 15% trong số trẻ
em làm thuê phải làm các công việc nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ,
may mặc, vật liệu xây dựng. Hiện nay lao động trẻ em cần rất nhiều sự quan tâm của
nhà nước và xã hội. Với lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Thực trạng thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam về lao động trẻ em” làm đề tài tiểu luận của
mình.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Theo “Nhóm nghiên cứu Phát triển
kinh tế tư nhân” thuộc Ngân hàng Thế giới, theo đó “trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR: Corporate Social Responsibility) là cam kết của doanh nghiệp đóng góp
vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo
cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Trẻ em: Là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì. Định
nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một
người chưa tới tuổi trưởng thành.
-Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2016 thì "Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi"
Lao động trẻ em: Bất kỳ công việc nào được thực hiện bởi lao động trẻ em có
tuổi nhỏ hơn độ tuổi quy định trong định nghĩa trẻ em ngoại trừ các quy định trong
công ước quốc tế ILO.
- Lao động trẻ em là việc trẻ em bị bắt phải làm việc, bóc lột, bị lạm dụng, hay
phải làm việc trong những điều kiện chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại cho sự
phát triển bình thường về thể chất và nhân cách hoặc ngăn cản các em tới trường.
1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động trẻ em
- Sử dụng lao động trẻ em là chỉ người sử dụng lao động thuê lao động trẻ em
vào làm một công việc nào đó cho bản thân hay cho nhóm người nào đó.
- Lao động chưa thành niên là lao động của người dưới 18 tuổi (Bộ luật lao động
năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
Ở nước ta và nhất là trong địa bàn đô thị, lao động trẻ em thường được sử dụng
vào những loại công việc sau:

- Làm thuê trong các gia đình (giúp việc)
- Làm thuê trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ như: sản xuất hàng gia
công, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ sở dịch vụ (quán ăn, nhà hàng, cửa
hàng, chợ…)
- Tự kiếm sống như: bán báo, đánh giày,…

1


Hiến pháp nghiêm cấm việc tuyển dụng lao động trẻ em dưới độ tuổi tối thiểu.
Độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi. Người sử dụng lao động có thể thuê người dưới
15 tuổi (tối thiểu là 13 tuổi) để thực hiện các công việc nhẹ được quy định trong danh
mục ban hành bởi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Khi tuyển dụng lao động dưới
15 tuổi, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người đại diện pháp
luật trong thỏa thuận với người lao động chưa thành niên, bố trí giờ làm việc không
ảnh hưởng đến việc học tập ở trường của người lao động và đảm bảo điều kiện làm
việc, an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi của lao động chưa thành
niên. Hiến pháp bảo đảm miễn phí giáo dục phổ thông cơ sở bắt buộc. Chỉ có giáo dục
tiểu học là bắt buộc.
Sử dụng lao động chưa thành niên bị cấm trong các công việc sau: mang, vác các
vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất và sử dụng, vận
chuyển các hoá chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; phá dỡ
công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập, và hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt cá xa
bờ; và các công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người
chưa thành niên. Tuyển dụng lao động chưa thành niên bị cấm làm việc ở nơi sau đây:
dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; công trường xây dựng;
cơ sở giết mổ gia súc; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn,
nhà nghỉ, phòng tắm hơi và phòng xoa bóp; và nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức
khoẻ, sự an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.
Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên (dưới 15 tuổi) không

được vượt quá 04 giờ trong một ngày và 20 giờ trong một tuần. Không sử dụng lao
động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Không được sử dụng lao
động chưa thành niên để sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, các chất tác
động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác. Người sử dụng lao động phải tạo cơ
hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động và
được học tập văn hóa.
1.3.Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động trẻ em
Lao động trẻ em một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố
đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản suất. Sự phát triển kinh tế suy cho đến
cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.

2


Vai trò của lao động trẻ em với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu
về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ người lao động và sự kết hợp
giữa lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung qua
mức tiền công của người lao động. Khi tiền công của lao động trẻ em tăng có nghĩa chi
phí sản suất tăng, phản ánh khả năng sản suất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền công
tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng
chi tiêu của người tiêu dùng tăng. ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người
lao động nói chung là thấp, do đó ở những nước này lao động chưa phải là động lực
mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của lao động trẻ em trong phát triển kinh
tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các
nguồn lực khác một cách đồng bộ.
1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em
Từ phía gia đình và bản thân trẻ em: Nguyên nhân chính là do đói nghèo, thu
nhập thấp. Gia đình không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho con em mình nên trẻ
em buộc phải lao động sớm phụ giúp gia đình. Tình trạng “đói thông tin”, nhận thức
kém của gia đình và bản thân trẻ em, cộng đồng về Luật lao động, Luật bảo vệ chăm

sóc giáo dục sức khỏe trẻ em, coi việc trẻ em lao động sớm để “nên người”, nâng cao
tính tự lập vươn lên. Một số cha mẹ trẻ em vì hám lợi trước mắt, vô lương tâm giao
con em cho những kẻ “chăn dắt” bắt con em lao động sớm kiếm thu nhập. Một bộ
phận trẻ em không còn nơi nương tựa như gia đình tan vỡ do ly hôn, mồ côi cha mẹ,
gia đình vô trách nhiệm mà phải lao động sớm. Mặt khác, một số trẻ em buộc phải di
cư theo gia đình ra các thành phố lớn kiếm việc làm làm tăng số lao động trẻ em.
Chúng thường ít được quan tâm chăm sóc từ cha mẹ. Một số trẻ em suy nghĩ nông nổi,
học kém bỏ học đi làm sớm kiếm tiền tiêu xài và muốn chứng tỏ bản thân.
Từ phía người sử dụng lao động: Chủ sử dụng lao động rất chuộng sử dụng lao động
trẻ em vì giá nhân công rẻ, dễ phục tùng.
Từ phía nhà nước: Chính sách pháp luật về lao đông trẻ em còn chưa đồng bộ,
sức răn đe chế tài của pháp luật đối với những sai phạm còn nhiều sơ hở. Việc thực
hiện quản lý lao động trẻ em còn gặp nhiều khó khăn như: kinh phí hạn hẹp, đội ngũ
cán bộ chuyên trách về chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương còn thiếu, không thể

3


quan tâm sâu sát đến từng cơ sở, các gia đình bao che không khai báo với chính quyền
địa phương,…

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
2.1. Khái quát vấn đề
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang trở
thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác là sự quan tâm của
thời đại. Ngày 31/1/1999 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Kofi Annan đã kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp bàn về một công ước quốc tế có sứ
mạng tập hợp các doanh nghiệp, các cơ quan công quyền, các tổ chức dân sự thông
qua những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội. Đặc
biệt, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động trẻ em là vấn đề ngày càng
được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Lao động trẻ em là vấn đề được nhà nước đặc
biệt quan tâm, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em; trẻ em là những công dân đặc biệt của xã hội
cần được nhà nước và xã hội dành sự ưu tiên và tạo môi trường lành mạnh để phát
triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nhưng trên thực tế tình trạng lạm dụng lao động
diễn ra phổ biến.
Ngày nay hàng vạn doanh nghiệp ở khắp các vùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam
cũng như các tổ chức quốc tế về lao động, xã hội dân sự đã có những đề án cụ thể hơn
để bảo vệ lao động trẻ emnhằm phát triển nền kinh tế của doanh nghiệp nói riêng cũng
như toàn quốc nói chung.
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam về
lao động trẻ em
2.2.1.Thực trạng lao động trẻ em từ 5-17 tuổi

5


Theo số liệu Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em được công bố tại Hà Nội ngày
14/3/2016:
Tổng số trẻ em trong nhóm 5-17 tuổi

18.349.629 trẻ em

Trẻ em trai

52,2%


Trẻ em gái

47,8%

Trong khu vực đô thị

18,4%

Khu vực nông thôn

21,8%

Tỷ lệ trẻ em từ 5-11 tuổi trong tổng số trẻ em 5-17 tuổi

52,8%

Tỷ lệ trẻ em từ 12-14 tuổi trong tổng số trẻ em 5-17 tuổi

22,5%

Tỷ lệ trẻ em từ 15-17 tuổi trong tổng số trẻ em 5-17 tuổi

24,7%

6


* Tham gia giáo dục của trẻ em:
-Trẻ em đi học: Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc bảo đảm

trẻ em được đi học thông qua áp dụng luật giáo dục và các chính sách, chương trình hỗ
trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ước tính từ cuộc điều tra cho thấy, năm 2016, có
90,5% trẻ em trong độ tuổi 5 - 17 tuổi đang đi học ở các trường mầm non, các cấp học
phổ thông và trường nghề. Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mầm non đạt 93,4%. Tỷ lệ trẻ em
6 - 17 tuổi đi học ở các cấp học phổ thông đạt 90,3%. Có thể thấy rằng tỷ lệ trẻ em gái
đi học cao hơn so với tỷ lệ đi học của trẻ em trai ở tất cả các cấp học phổ thông trên
phạm vi cả nước, các vùng địa lý, các nhóm tuổi. Theo vùng địa lý, mặc dù tỷ lệ trẻ 6 11 tuổi đi học ở các vùng đều ở mức cao, tuy nhiên giữa các vùng có khoảng cách về
tình trạng trẻ em đi học, theo đó vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ trẻ em đi học cao
nhất, trên 96%, Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 2 vùng có tỷ lệ trẻ em đi học thấp
nhất, chiếm 87% mỗi vùng.
Bảng 1. Dân số trẻ em theo tình trạng đi học và nhóm tuổi
Chung

Theo nhóm tuổi, %

Tình trạng đi học
Toàn quốc
Đang đi học
Không đi học
Không xác định

Số trẻ em
18.349.629
16.610.257
1.716.767
22.605

%
100,0
90,5

9,4
0,1

5 tuổi
100,0
93,4
6,0
0,6

6-11 tuổi
100,0
98,3
1,6
0,1

12- 14 tuổi
100,0
92,6
7,3
0,1

15-17 tuổi
100,0
73,5
26,5
0,0

Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2016

-Trẻ em không đi học: Vào thời điểm điều tra ước tính có 1.716.767 trẻ em

nhóm tuổi 5 - 17 không đi học, chiếm 9,6% tổng số. Trừ nhóm 5 tuổi thuộc độ tuổi
mẫu giáo, thì tỷ lệ không đi học tăng lên theo độ tuổi: 1,6% ở nhóm 6 - 11 tuổi; 7,3% ở
nhóm 12 - 14 tuổi và 26,5% ở nhóm 15 - 17 tuổi. Hai vùng có tỷ lệ trẻ em hiện không
đi học cao nhất là Tây Nguyên (12,2%) và Đồng bằng sông Cửu Long (12,5%).

Bảng 2. Dân số trẻ em không đi học theo nguyên nhân và nhóm tuổi

7


Theo nhóm tuổi, %
Nguyên nhân

Số trẻ em

Đã học xong
Quá tuổi đi học
Khuyết tật/ốm đau
Không có trường/trường học xa
Không có tiền đi học
Gia đình không cho đi học
Không thích đi học
Đi học không hữu ích
Đi học không an toàn
Học nghề
Làm việc kiếm tiền/làm cho gia
đình
Giúp gia đình làm việc nhà
Khác
Không xác định

Chung

7.805
5.317
99.866
50.185
157.681
59.089
657.118
1.046
1.285
24.919
286.618
74.45
286.487
4.899
1.716.767

Tỷ lệ
5

6-11

tuổi

tuổi

0,5
0,3
5,8

2,9
9,2
3,4
38,3
0,1
0,1
1,5

0,0
0,0
4,6
18,6
7,1
26,9
9,6
0,0
0,5
0,0

16,7
4,3
16,7
0,3
100,0

0,0
0,0
32,5
0,2
100,0


%

1214

15-17
tuổi

0,0
0,9
27,5
4,6
12,1
9,2
32,7
0,0
0,1
0,0

tuổi
0,0
0,4
6,0
4,6
14,3
3,9
47,3
0,1
0,1
0,5


0,6
0,2
3,5
1,2
7,7
1,1
38,6
0,1
0,0
2,0

2,4
2,2
8,4
0,0
100,0

13,5
5,4
2,8
0,9
100,0

20,2
4,6
20,0
0,2
100,0


Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2016
*Tham gia làm việc nhà của trẻ em:
Ước tính từ cuộc điều tra cho thấy có 9.956 ngàn trẻ em trong nhóm 5 - 17 tuổi
(chiếm trên 50% dân số nhóm tuổi này) tham gia làm việc nhà. Trong các công việc
nhà, trẻ em tham gia nhiều nhất vào các công việc dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, nấu ăn
cho gia đình, giặt dũ quần áo và trông em, chăm sóc người ốm.
Phần lớn trẻ em làm việc nhà từ 5 - 20 giờ/tuần (63,8%); tuy nhiên cũng có
30,7% làm việc nhà dưới 5 giờ/tuần. Đặc biệt có tới 4,6% phải làm việc nhà từ 20 - 40
giờ/tuần và thậm chí có gần 1,7% trẻ em phải làm việc nhà với trên 40 giờ/tuần Trẻ em
ở nông thôn tham gia làm việc nhà nhiều hơn so với trẻ em thành thị; trẻ em gái tham
gia làm việc nhà nhiều hơn so với trẻ em trai; trẻ em ở nhóm tuổi lớn hơn tham gia vào
công việc nhà nhiều hơn so với trẻ em ở nhóm tuổi nhỏ.
2.2.2. Thực trạng lao động trẻ em tham gia hoạt động kinh tế
* Môi trường sống hiện tại của lao động trẻ em: Đa phần trẻ em lao động sống
trong những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện sống nghèo nàn,

8


không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Trong hộ gia đình có lao động
trẻ em, do kinh tế nghèo nàn nên nhiều bậc cha mẹ không thể lo được cho con cái các
điều kiện sinh sống tối thiếu, các em phải sinh sống trong các ngôi nhà ở tạm bợ,
không có các công trình vệ sinh, không có/thiếu nước sạch.
* Quy mô và phân bố trẻ em tham gia hoạt động kinh tế:
Bảng 3: Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế chia theo khu vực kinh tế

Theo nhóm tuổi ( %)
Theo giới tính
Khu vực kinh
Tỷ lệ

Số trẻ em
tế
%
5-11
12-14 15-17
Nam
Nữ
Toàn quốc
2832117 100.0
12.7
30.7
56.7
57.4
42.6
Nông nghiệp
2014018 71.1
12.8
33.7
53.4
59.3
40.7
Công nghiệp –
332218 11.7
8.5
16.0
75.5
55.5
44.5
Xây dựng
469112 16.6

14.1
28.1
57.8
50.9
49.1
Dịch vụ
Không xác
16770
0.6
34.4
20.0
45.6
49.9
50.1
định
Thành thị
399980 100.0
11.0
27.9
61.0
52.9
47.1
Nông nghiệp
133293 33.3
8.7
32.7
58.6
58.9
41.1
Công nghiệp – 97815

24.5
7.5
18.0
74.5
56.7
43.3
Xây dựng
165548
41.4
14.7
30.0
55.2
46.5
53.5
Dịch vụ
Không xác
3324
0.8
20.6
24.3
55.1
24.0
76.0
định
Nông thôn
2432137 100.0
12.9 31.1
55.9
58.2
41.8

Nông nghiệp 1880725 77.3
13.1
33.8
53.0
59.4
40.6
Công nghiệp – 234403
9.6
8.8
15.2
76.0
55.0
45.0
Xây dựng
303563
12.5
13.7
27.1
59.2
53.3
46.7
Dịch vụ
Không xác
13446
0.6
37.8
19.0
43.2
56.3
43.7

định
Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2016
Có thể thấy trẻ em tham gia hoạt động kinh tế ở cả 3 nhóm ngành kinh tế
quốc dân nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm ngành nông nghiệp (trên 2 triệu em,
chiếm tỷ lệ 71,1%); Hai nhóm ngành còn lại không có sự chênh lệch lớn với 332
ngàn em (chiếm 11,7%) hoạt động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và
469 ngàn em (chiếm 16,6%) hoạt động trong nhóm ngành dịch vụ. Trong tổng
số 2.432 ngàn trẻ em nông thôn tham gia hoạt động kinh tế thì có tới 1.880 ngàn

9


(77,3%) làm việc trong nông nghiệp; ngay cả khu vực thành thị cũng có tới 133
ngàn em (chiếm 33,3% số trẻ em hoạt động kinh tế khu vực thành thị) làm việc
trong nông nghiệp. Nông nghiệp là khu vực mà phần lớn trẻ em đang làm việc.
Theo nhóm tuổi, trẻ em từ 14 tuổi trở xuống có xu hướng làm trong nông nghiệp
và giảm dần ở nhóm tuổi 15 - 17 tuổi khi các em đã có đủ điều kiện để chuyển
sang các khu vực kinh tế khác. Ở cả 2 khu vực nông thôn và thành thị, công
nghiệp và xây dựng thu hút khoảng 3/4 số trẻ em trong nhóm tuổi 15 - 17. Đây
là khu vực mà điều kiện lao động thường không an toàn, thời gian làm việc
thường kéo dài và mức thu nhập của trẻ em thường không cao
Bảng 4: Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động theo ngành nghề

Ngành nghề
Nông nghiệp
Xây dựng, Chế tạo
Dịch vụ

Tỷ lệ % trẻ em tham gia làm việc
67%

16%
17%
Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2016

Trong số lao động trẻ em được điều tra thì có 67% các em làm việc trong
ngành nông nghiệp; 16% làm việc trong ngành xây dựng, chế tạo; 17% làm việc
trong ngành dịch vụ. Điều đáng buồn hơn nữa khi tỷ lệ trẻ em bị thất học vẫn
còn rất cao. Cụ thể, trong số trẻ em được khảo sát, có tới 52% trẻ đã từng đi học;
45,2% đang đi học và 2,8% chưa bao giờ được cắp sách đến trường.

10


Bảng 5: Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế chia theo địa điểm làm việc

Địa điểm làm việc

Số trẻ em

Nhà mình
Nhà khách hàng
Văn phòng
Nhà máy/ Xưởng sản xuất
Trang trại/ Ruộng /vườn
Công trình xây dựng
Hầm mỏ/ Mỏ đá
Cửa hàng/ Quán/ Bar/Nhà
hàng/ ….
Lưu động khác
Cố định ở phố ,chợ

Sông/ Hồ/ Dầm
Khác
Không xác định
Chung

Tỷ lệ

Theo nhóm tuổi %

856613
65098
18777
109372
1042121
15719
191

%
30.25
2.3
0.66
3.86
36.8
0.56
0.01

5-11
48.42
0.22
0

1.06
28.84
0
0

12-14
36.08
1.06
0.16
1.32
39.39
0
0

15-17
23.03
3.43
1.08
5.86
37.17
0.98
0.01

41713
328507
69252
27568
254149
3036
2832117


1.47
11.6
2.45
0.97
8.97
0.11
100

0
17.1
0.83
0.19
3.34
0
100

0
15.21
1.51
1.1
4.17
0
100

2.6
8.41
3.31
1.08
12.83

0.19
100

Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2016
Địa điểm làm việc của trẻ em khá đa dạng, bao gồm làm việc tại nhà, trên
cánh đồng, địa điểm không cố định, đi giao hàng, trong doanh nghiệp, đường
phố, nhà hàng khách sạn, công trường xây dựng, văn phòng, mỏ đá… Có trên
1,042 triệu em làm việc tại cánh đồng/nông trại, chiếm gần 37% trẻ em tham gia
hoạt động kinh tế. Vị trí làm việc này cũng là địa điểm làm việc phổ biến nhất
của nhóm trẻ từ 11 tuổi trở lên. Đáng chú ý là có gần 1/3 nhóm trẻ em 5 - 11 tuổi
cũng làm việc ngoài trời dưới dạng phụ việc, giúp việc. Khoảng 0,856 triệu em
làm việc tại nhà mình, chiếm trên 30% trẻ em hoạt động kinh tế. Làm việc tại
nhà mình cũng là địa điểm phố biến nhất của trẻ em dưới 11 tuổi (gần 49% tổng
số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế trong lứa tuổi này). Tuy nhiên, khi tuổi tăng
lên, tỷ lệ trẻ làm việc trong nhà giảm. Các kết quả chính Đáng chú ý là còn
khoảng 933 ngàn trẻ em làm việc ở những nơi có nguy cơ bị bóc lột và bị xâm
hại, trong đó: 11,6% không có nơi làm việc cố định, gần 3,9% trẻ em làm việc

11


tại các nhà máy/xưởng sản xuất; trên 2,3% khác làm việc tại nhà khách hàng;
1,47% làm việc tại các cửa hàng, quán, bar, nhà hàng, khách sạn; khoảng 2,45%
trẻ em có chỗ làm việc cố định tại phố/chợ. Các địa điểm làm việc khó khăn như
mỏ đá, công trường xây dựng, xưởng sản xuất, hoặc môi trường nhạy cảm như
cửa hàng, quán, bar, nhà hàng, khách sạn… chủ yếu là trẻ em nhóm 15 - 17 tuổi.
* Thời gian làm việc trong tuần của trẻ em hoạt động kinh tế:
- Thời gian làm việc quá dài có thể đe dọa tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
em. Thời gian làm việc của trẻ em được đặc biệt chú ý và làm cơ sở để xác định các
mức độ lao động trẻ em.

- Có thể thấy rằng đối với trẻ em hoạt động kinh tế nhóm tuổi 5 - 11 và 12 - 14
thời gian làm việc trong tuần chủ yếu là dưới 24 giờ; trẻ em 15 - 17 tuổi chủ yếu làm
việc trong khoảng từ 5 đến 42 giờ. Tuy nhiên, cuộc điều tra cho thấy vẫn còn 569 ngàn
phải làm việc hơn 42 giờ trong tuần.
- Tỷ lệ trẻ em khu vực thành thị làm việc trên 42 giờ/tuần là 32,2%, cao hơn đáng
kể so với tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 18,1%. Lý do của hiện tượng này có thể là
do tỷ lệ tham gia khu vực dịch vụ của trẻ em thành thị cao hơn so với khu vực nông
thôn, mà khu vực này việc làm với thời gian dài để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là
dễ hiểu. Thời giờ làm việc của trẻ em tăng dần theo độ tuổi. Trẻ em hoạt động kinh tế
nhóm 5 - 11 tuổi chủ yếu có thời gian làm việc dưới 24 giờ/tuần (chiếm trên 90% số
trẻ em nhóm này); tuy nhiên, vẫn còn gần 10% trẻ em làm việc trên 24 giờ/tuần, đặc
biệt có 1,4% trẻ em 5 - 11 tuổi làm việc trên 42 giờ/tuần. Nhóm tuổi từ 12 - 14 trở lên
có thời giờ làm việc khá nhiều, trên 23% trẻ em làm việc từ 25 giờ trở lên, và khoảng
gần 6% trẻ em làm việc trên 42 giờ/tuần. Nhóm tuổi vị thành niên (15 - 17) nhìn chung
làm việc nhiều, thậm chí rất nhiều, với khoảng gần 32% trẻ em làm việc trên 42
giờ/tuần.
Bảng 6. Cơ cấu trẻ em tham gia hoạt động kinh tế theo số giờ làm việc
trong tuần, %
Số giờ làm việc
trong tuần
Toàn quốc
0-≤5

Theo giới tính

Theo nhóm tuổi

Nam
100,0
8,8


5-11 tuổi
100,0
29,7

Chung
100,0
9,9

Nữ
100,0
11,3

12-14 tuổi
100,0
13,0

15-17 tuổi
100,0
3,7

12


6 - ≤ 24
25 - ≤ 42
> 42
Không xác định
Thành thị
0-≤5

6 - ≤ 24
25 - ≤ 42
> 42
Không xác định
Nông thôn
0-≤5
6 - ≤ 24
25 - ≤ 42
> 42
Không xác định

47,7
22,0
20,1
0,3
100,0
9,6
40,1
18,0
32,2
0,1
100,0
9,9
49,0
22,7
18,1
0,3

46,1
49,9

61,0
63,0
35,9
23,3
20,3
7,9
16,7
28,1
21,5
18,2
1,4
5,9
31,9
0,3
0,4
0,0
0,5
0,3
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
7,6
11,8
34,8
13,0
3,4
36,6
43,9

51,1
57,5
30,1
20,6
15,1
5,6
18,1
20,2
35,1
29,0
8,4
11,3
46,0
0,1
0,2
0,0
0,0
0,2
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
9,0
11,2
29,0
13,0
3,7
47,5
51,0

62,4
64,9
37,0
23,7
21,3
8,2
16,5
29,5
19,5
16,2
0,4
5,1
29,4
0,3
0,4
0,0
0,5
0,3
Nguồn: Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2016

* Điều kiện làm việc: Đa số các em làm đủ những công việc nặng nhọc và môi
trường làm nguy hiểm như thợ cơ khí, thợ mỏ,…
* Thu nhập của lao động trẻ em:
Mức thu nhập của trẻ em tham gia hợp đồng kinh tế khá cao, với khoảng 38% hộ
có mức thu nhập bình quân trên 4,5 triệu đồng/tháng. Về nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trẻ em tham gia hợp đồng kinh tế, khoảng gần 1/3 trẻ em cho biết phải làm việc
và khoảng 1/4 lựa chọn làm việc và học nghề, ngoài ra thu nhập cao cũng là một động
lực, khi các em có mức tiền lương khá cao.Hộ gia đình có lao động trẻ em có mức thu
nhập phổ biến ở mức 2,5 - ≤ 4,5 triệu đồng/tháng; có 38,2% có thu nhập cao hơn mức
4,5 triệu đồng/tháng; tuy nhiên cũng có trên 24% số hộ có lao động trẻ em có mức thu

nhập dưới 2,5 triệu đồng/tháng (hộ có thu nhập dưới 2,5 triệu đồng/tháng thường là hộ
nghèo theo qui định hiện hành). Hộ có lao động trẻ em ở thành thị có mức thu nhập
bình quân cao hơn so với hộ có lao động trẻ em ở nông thôn, có gần 65% hộ có lao
động trẻ em ở thành thị có thu nhập trên 4,5 triệu đồng/tháng, trong khi đó tỷ lệ hộ có
lao động trẻ em nông thôn có mức thu nhập này chỉ ở mức dưới 34%. Trong tổng số
hộ có lao động trẻ em có mức thu nhập bình quân trên 4,5 triệu đồng/tháng, nhóm hộ
có lao động trẻ em ở nhóm 5 - 11 tuổi chỉ chiếm 15%, nhóm 12 - 14 tuổi chiếm 26,7%
và nhóm 15 - 17 tuổi chiếm 62,1%. Nếu so sánh với thu nhập của hộ có trẻ em tham
gia Hoạt động kinh tế, thì nhóm hộ có lao động trẻ em có thu nhập cao hơn; tuy nhiên

13


sự chênh lệch là không đáng kể. Vì vậy, hoàn toàn có thể vận động và thiết kế các
chương trình hỗ trợ để trẻ em có thể tham gia hoạt động kinh tế nhưng không biến
thành lao động trẻ em.
* Chính sách lao động trẻ em ở các doanh nghiệp Việt Nam:
- Bước 1: Khảo sát thu thập thông tin ban đầu về đối tượng hưởng lợi: bao gồm
xác định các thông tin về mức độ lao động trẻ em trên địa bàn khảo sát, điều kiện làm
việc của các em, thời gian làm việc, tình hình học tập, nguyên nhân các em phải lao
động, việc làm của cha mẹ và thu nhập và nguồn thu nhập của gia đình, nhu cầu hỗ trợ
của các em và của cha mẹ các em, vv.. Trước khi thực hiện khảo sát, tất cả các cán bộ
tham gia đều được tập huấn về khái niệm/định nghĩa về lao động trẻ em, lao động trẻ
em tồi tệ, và các kiến thức và kỹ năng liên quan đến khảo sát và nghiên cứu về lao
động trẻ em.
- Bước 2: Song song với việc thực hiện Khảo sát về đối tượng hưởng lợi, dự án
đã tổ chức các lớp tập huấn về “Hiểu biết về lao động trẻ em” và về “Thiết kế, Giám
sát và Đánh giá các Chương trình hoạt động về Phòng ngừa và Xóa bỏ lao động trẻ
em” cho tất cả các cán bộ của các cơ quan ban ngành liên quan, những người sẽ tham
gia vào Chương trình hoạt động. Các chương trình tập huấn nhằm giúp cho họ có các

kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến lao động trẻ em, giúp họ tham gia thực
hiện dự án một cách có hiệu quả.
- Bước 3: Tổ chức hội thảo xây dựng Chương trình hoạt động: Những kết quả
khảo sát về đối tượng hưởng lợi kể trên, được sử dụng làm căn cứ xây dựng Chương
trình hoạt động thông qua một hội thảo tham vấn, với sự tham gia của các cán bộ các
cấp ở địa phương, bao gồm Uỷ ban nhân dân, ngành lao động thương binh và xã hội,
ngành giáo dục và đào tạo, các cơ sở dạy nghề, ngành y tế, các doanh nghiệp, tổ chức
công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan truyền thông và một số đối tác khác
có liên quan. Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau chỉ ra các nhóm đối tượng cần hỗ trợ
của chương trình, bao gồm các lao động trẻ em và cha mẹ của các em; cùng thảo luận
xem sẽ làm gì để phòng ngừa, bảo vệ và đưa các em ra khỏi các công việc nặng nhọc
độc hại và nguy hiểm; làm như thế nào; những ai/cơ quan nào sẽ làm; các mục tiêu,
kết quả dự kiến sẽ đạt được, trao đổi về việc thực hiện và giám sát các hoạt động; đồng
thời xác định các hỗ trợ cần thiết cho các cơ quan cung cấp dịch vụ để giúp họ có đủ

14


năng lực cung cấp dịch vụ cho các nhóm đối tượng đích; thời gian dự kiến bắt đầu và
kết thúc của Chương trình.
- Bước 4: Sau hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hoạt động, với sự hỗ trợ
kỹ thuật của công ty, dự thảo chương trình được xây dựng trên cơ sở kết quả thảo luận
tại Bước 3, trong đó có hợp phần can thiệp được xây dựng hướng tới nhóm trẻ em lao
động và gia đình các em tại làng nghề truyền thống ở xã Hiền Giang, thông qua việc
áp dụng tổng hợp các chiến lược can thiệp phòng ngừa và bảo vệ để giúp trẻ em được
bảo vệ và phát triển trong môi trường phù hợp với quyền của các em.
- Bước 5: Một cuộc họp được tổ chức sau đó với thành phần tham gia tương tự
như các cuộc tham vấn trên, để chia sẻ các nội dung của dự thảo Chương trình hoạt
động. Mục tiêu chính của cuộc họp này là để tiếp nhận thêm các đóng góp và gợi ý từ
các đối tác, cũng như khẳng định lại cam kết tham gia thực hiện Chương trình hoạt

động tại địa phương.
- Bước 6: Hội thảo Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình hoạt
động được tổ chức, với sự tham gia của tất cả các cơ quan sẽ tham gia thực hiện và
phối hợp thực hiện các hợp phần và hoạt động của Chương trình hoạt động, từ cấp
thành phố, huyện và xã. Tại hội thảo này, các đại biểu tham gia làm việc theo nhóm để
xây dựng các hoạt động chi tiết do cơ quan/tổ chức của mình đảm nhận, cùng với
khung thời gian và kinh phí dự kiến tương ứng, hướng tới góp phần đạt được các mục
tiêu và kết quả dự kiến của Chương trình hoạt động.
- Bước 7: Lập hồ sơ chi tiết về nhóm lao động trẻ em, là đối tượng hưởng lợi
trực tiếp từ Chương trình hoạt động, và gia đình các em, được thực hiện bởi các cán bộ
lao động và các cộng tác viên của xã, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân xã và
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện. Trước khi lập hồ sơ, tất cả các cán bộ
và cộng tác viên liên quan đến công tác lập hồ sơ đều được tập huấn về khái niệm và
định nghĩa về lao động trẻ em, lao động trẻ em tồi tệ nhất, cơ sở luật pháp quốc tế và
quốc gia, quy trình lập hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn và sử dụng bảng hỏi, kỹ năng sử
dụng phần mềm của Hệ thống Báo cáo và Giám sát nhóm Hưởng lợi của Dự án để
nhập cơ sở thông tin/dữ liệu về nhóm đối tượng…, giúp cho công việc được thực hiện
hiệu quả và chính xác. Hệ thống Báo cáo và Giám sát nhóm Hưởng lợi được xây dựng
để giúp cho quản lý và giám sát các hỗ trợ của Chương trình hoạt động cho nhóm

15


hưởng lợi và sự thay đổi của nhóm trẻ mục tiêu và gia đình các em, cũng như những
hoạt động khác của Chương trình hoạt động
- Bước 8: Ngay sau khi lập xong hồ sơ của từng trẻ em là đối tượng đích của dự
án, Chương trình hoạt động đã tổ chức các buổi tham vấn với các nhóm đã được lập hồ
sơ và cha mẹ các em để thảo luận về nguyện vọng và mong muốn của các em và gia
đình, làm thế nào để giúp bảo vệ các em và đưa các em ra khỏi các công việc nặng
nhọc, độc hại, thông qua các hỗ trợ như giáo dục và đào tạo nghề, giúp hộ gia đình

phát triển sinh kế, cải thiện điều kiện làm việc và an toàn vệ sinh lao động; trao đổi các
khó khăn, thách thức; đồng thời yêu cầu gia đình và trẻ em cam kết sẽ hợp tác trong
thực hiện các hỗ trợ.
- Bước 9: Để kết nối những nhu cầu của các nhóm đối tượng tới các cơ quan
cung cấp dịch vụ - là các đối tác tham gia thực hiện Chương trình hoạt động tại địa
phương (đã được xác định tại Bước 6), những cuộc họp tiếp theo với sở Lao độngThương binh và Xã hội, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, Uỷ ban nhân
dân xã, ngành giáo dục và đào tạo, trường dạy nghề và với các tổ chức chính trị xã hội
liên quan cũng được thực hiện. Tại các cuộc họp này, những thông tin về nhóm trẻ em
hưởng lợi được cung cấp cho các đối tác để giúp họ có đầy đủ thông tin đề cùng thảo
luận về những nội dung và cách thức hỗ trợ cho các em; đồng thời, các cuộc họp này
cũng trao đổi về những mong muốn của các cơ quan này được chương trình hỗ trợ,
như nâng cao năng lực, hỗ trợ nghiên cứu khảo sát thêm,…để họ có đủ điều kiện thực
hiện các cam kết cung cấp các dịch vụ cho các nhóm hưởng lợi một cách tốt nhất.
- Bước 10: Tài liệu hóa các hoạt động và bài học kinh nghiệm của Chương trình
hoạt động tại doanh nghiệp.

2.3. Nguyên nhân tình trạng lao động trẻ em
Kinh tế: Chi phí phải chi trả cho lao động trẻ em rất thấp.
Chính trị: Do hệ thống pháp luật về quy định, chế tài xử phạt còn chưa thắt chặt,
có nhiều yếu kém.
Xã hội:
-Trong xã hội nhiều người vẫn còn chấp nhận việc sử dụng lao động trẻ em, họ

16


cho rằng đơn giản là mưu sinh.
-Chưa có phản ứng gay gắt trong việc lên án hành động sử dụng lao động trẻ em
-Chưa có cái nhìn đúng đắn về quyền lợi của trẻ và những vi phạm pháp luật liên
quan đến sử dụng lao động trẻ em.

-Lao động trẻ em dễ phục tùng.
Từ phía gia đình:
-Hạn chế về nhận thức cũng là tác nhân.
-Kinh tế eo hẹp.

2.4. Đánh giá về lao động trẻ em
2.4.1. Mặt tích cực
- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận, giá sản phẩm cạnh tranh.
- Kinh tế doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề
xã hội( hoặc không) như góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua những chương trình
tư thiện.
2.4.2. Mặt tiêu cực
Đối với bản thân các em: Các em phải bỏ học, thất học nên không có cơ hội phát
triển, thu nhập thấp. Các em còn có thể chịu nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy
dinh dưỡng, bị khủng hoảng về tinh thần, mất niềm tin, dễ bị tha hoá về đạo đức lối
sống, hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trộm cắp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản
thân gia đình các em. Trong thực tế nhiều trường hợp các em ra thành phố kiếm sống,

17


không có chút kỹ năng và hiểu biết gì nên đã dễ dàng bị lôi kéo gây ra những hậu quả
đáng tiếc cho bản thân các em.
Đối với gia đình: “Trẻ em lao động sớm” chịu nhiều những thiệt thòi và hậu quả
nghiêm trọng. Khi trong gia đình có một em lao động sớm mắc phải một số vấn đề về
sức khoẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế gia đình, nhất là trong việc chữa trị sức
khoẻ cho các em
Đối với xã hội: “Trẻ em lao động sớm” gây tình trạng đói nghèo, kém phát
triển, làm cho các giá trị đạo đức và tinh thần chung bị phai nhạt. Lực lượng lao động
què quặt không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Khi trẻ tham

gia lao động sẽ làm cho lao động người lớn thất nghiệp gia tăng, bởi lẽ lao động trẻ em
có thể làm những công việc của người lớn nhưng chỉ phải trả đồng lương thấp hơn.
Điều này có hại cho các em, gia đình, và toàn xã hội nhưng lại có lợi cho một số người
sử dụng lao động. Nếu như tình trạng sử dụng lao động trẻ em diễn ra ở mức độ lớn,
phạm vi rộng thì một số mặt hàng được sản xuất bằng sức lao động trẻ em phải đối
mặt với sự tẩy chay trên thị trường Quốc tế, nhất là khi gia nhập WTO.

18


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
3.1. Đối với nhà nước
Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em một cách hiệu quả cần phải
kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó trướchết phải kể đến việc hoàn
thiện các quy định pháp luật về lao động trẻ em, cụ thể như sau:
- Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Điều 164 Luật Lao động năm 2012 về sử
dụng lao động trẻ em, theo đó nội dung các quy định trong điều luật này không chỉ
nhằm bảo vệ nhóm người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà còn bảo bảo vệ
cả nhóm người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi. Như vậy mới đảm bảo sự phù
hợp với các quy định về độ tuổi được coi là trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu bổ sung thêm vào khoản 2 Điều
164 Bộ luật Lao động năm 2012 về điều kiện, quy trình tuyển dụng lao động trẻ em.
Theo đó, cơ sở sử dụng lao động trẻ em phải làm đơn gửi cơ quan chức năng xin phép
được tuyển dụng trẻ em vào làm việc, phải được xác nhận là công việc phù hợp với trẻ
em và đảm bảo phải có sự đồng ý của cha mẹ trẻ em hoặc người giám hộ và cơ quan
nhà nước thì mới được phép sử dụng lao động trẻ em.
- Ngoài ra cần có những biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn nữa đối với những
trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật; bổ sung các quy định cụ thể về
trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có lỗi trong việc để xảy ra tình trạng vi

phạm pháp luật lao động về sử dụng lao động trẻ em trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành. Đồng thời cần có bộ quy trình quản lý, đánh giá về lao động trẻ em để
hướng dẫn thực hiện tại các địa phương…
- Thanh tra ngành lao động thương binh xã hội cần lập kế hoạch thanh tra, kiểm
tra hàng năm tại các doanh nghiệp, đặc biệt tập trung rà xoát các cơ sở có khả năng sử
dụng lao động trẻ em. Cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể địa phương nơi
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đống trụ sở.
- Cần sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan pháp
luật đưa vấn nạn bóc lột trẻ em vào trong luật, có chế tài xử lý mạnh tay nghiêm minh.
- Khuyến khích các hoạt động đấu tranh, phát hiện, tố giác về các trường hợp sử
dụng lao động trẻ em trái quy định pháp luật cũng như tuyên dương, khen thưởng các

19


cơ sở,doanh nghiệp chấp hànhnghiêm minh quy định pháp luật.
- Gắn liền với xóa đói giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm bền vững để
các bậc cha mẹ có thu nhập ổn định, từ dó không bắt trẻ em lao động sớm Tăng cường
truyền thông cả bề rộng lẫn bề sâu pháp luật tới mỗi gia đình, chủ sử dụng lao động
phù hợp với điều kiện, đặc thù từng vùng miền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi.
3.2.Đối với chính quyền địa phương, cơ sở
- Tại các địa phương cần đặt tiêu chí giảm nghèo là một trong những mục tiêu
hàng đầu trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Chính quyền cơ sở
cần có chính sách tốt nhất để các gia đình nghèo có việc làm và thu nhập ổn định, liên
hệ chặt chẽ với doanh nghiệp ở địa phương để giải quyết việc làm cho những gia đình
đã được đào tạo nghề, phát triển kinh tế bền vững, gắn liền với các chương trình dạy
nghề 1956, bảo đảm các quyền cơ bản cho trẻ em.
- Củng cố và tổ chức quản lý tốt vai trò của đoàn thanh niên tại thôn/ bản… để
tuyên truyền và giáo dục nhận thức cho trẻ em và cộng đồng, tổ chức theo hướng lồng

ghép với các trường phổ thông, tổ chức đoàn, hội… để giảm bớt lao động trẻ em.
- Đối với các cấp chính quyền ở địa phương và cơ sở, trước hết, cần có một nhận
thức đúng đắn về lao động trẻ em, đặc biệt cần thiết phải phân biệt một cách rõ ràng sự
khác biệt giữa lao động trẻ em và trẻ em làm việc. Chúng ta cần tiến tới xoá bỏ lao
động trẻ em. Nhưng, đối với trẻ em làm việc thì nhiệm vụ đi học là chính, nên thậm
chí cần khuyến khích các em tham gia vào công việc phù hợp giúp các em có sự phát
triển toàn diện cả về trí tuệ, ý thức và thể lực.
- Chính quyền địa phương và cơ sở lập danh sách lao động trẻ em, lao động trẻ
em có nguy cơ bị lạm dụng, quản lý các gia đình có lao động trẻ em, cơ sở sử dụng lao
động trẻ em từ dó tìm ra các biện pháp khắc phục cụ thể, phù hợp với từng đối tượng,
đặc biệt là nhóm đối tượng như trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh cực kỳ khoá khăn,
con nhà nghèo…
- Cần tập trung xây dựng hệ thống các dịch vụ an sinh xã hội cho trẻ em lao
động sớm và gia đình các em. Phát triển các dịch vụ công tác xã hội và chăm sóc xã
hội tại địa phương (xã/phường, quận/huyện) để trẻ em và gia đình có thể tiếp cận sử
dụng dịch vụ hỗ trợ khắc phục tổn thương tâm lý, tinh thần, hòa nhập xã hội; chuyển

20


gửi đến các nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nâng cao nhận thức, có kiến thức, kỹ năng thực
hiện trách nhiệm chăm sóc con em trong gia đình. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ em có
thông tin, kiến thức và tăng cường nhận thức về quyền của các em cũng như kỹ năng
phòng, chống xâm hại, ngược đãi các em.
3.3. Đối với doanh nghiệp
Nâng cao nhận thức và năng lực của các cấp chính quyền, chủ sử dụng lao động
và người lao động, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan truyền thông đại chúng, cộng
đồng, trẻ em lao động hoặc có nguy cơ lao động, và gia đình các em;
Hỗ trợ trực tiếp cho nhóm lao động trẻ em và gia đình các em nhằm phòng ngừa,
bảo vệ và đưa các em ra khỏi các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm;

Cải thiện điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động, và môi trường làng
nghề hướng tới phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Chiến lược được thực hiện qua ba nhóm các hoạt động chính, bao gồm:
-Các hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực: nhằm giúp cho các cơ quan ban
ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội liên quan, chính quyền địa phương, các tổ chức của
người lao động và người sử dụng lao động, các cơ quan truyền thông, cũng như trẻ em
và gia đình các em và cộng đồng hiểu biết và nhận thức đúng hơn thế nào là lao động trẻ
em, nguyên nhân, hậu quả và tác hại của nó, các quy định của luật pháp quốc tế và quốc
gia liên quan đến lao động trẻ em, để đi đến cam kết tham gia vào các hoạt động phòng
ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, tùy theo chức năng và khả năng của mình; đồng thời
nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gia thực hiện các hoạt động để giúp họ có thêm
kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt các công việc mà mình cam kết đảm nhận.
-Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp, nhằm ngăn ngừa, bảo vệ hoặc đưa các lao động
trẻ em ra khỏi các công việc nặng nhọc và độc hại, thông qua các hỗ trợ trực tiếp như
khám sức khỏe cho nhóm lao động trẻ em, tổ chức dạy nghề để giúp những người
chưa thành niên, đã nghỉ học văn hóa và có đủ điều kiện tham gia học nghề, có được
tay nghề tốt để làm việc, duy trì truyền thống sản xuất của làng nghề theo nguyện vọng
của họ và cha ông họ; đồng thời hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại nhà phát triển và cải thiện
thiết kế mẫu mã và tìm thị trường cho sản phẩm để nâng cao kinh tế cho hộ gia đình,
đóng góp vào xóa bỏ lao động trẻ em.
-Các hoạt động cải thiện điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động, nhằm

21


giúp nâng cao kiến thức, hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động; đồng thời phổ biến về
các luật pháp và quy định liên quan đến lao động trẻ em và an toàn vệ sinh lao động,
giúp cho các chủ cơ sở sản xuất tuân thủ các luật pháp và quy định của quốc gia, và
không tuyển dụng lao động là trẻ em.
-Các nhóm hoạt động này được xây dựng và thực hiện liên kết, đồng bộ và hỗ trợ

cho nhau, tận dụng và huy động các nguồn lực của quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu
và kết quả đề ra của chiến lược hoạt động.
3.4. Đối với gia đình
Gia đình cần có trách nhiệm với các em. Điều có tính quyết định nhất là, người
làm cha, làm mẹ hơn ai hết phải ý thức được nghĩa vụ của mình với con cái; mỗi tính
toán, mỗi sự định đoạt của cha mẹ là một định hướng cuộc đời tương lai của các con,
vì thế không vì nghèo túng, không vì bức xúc bởi đồng tiền, bát gạo mà bắt con cái
phải bỏ học, sớm dấn thân vào những công việc quá nặng nhọc, lam lũ, đánh mất tuổi
thơ trong trắng.
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể
tách rời những yếu tố khác là nhà trường và cộng đồng xã hội; không chỉ quan tâm tới
những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt
động của các em tại trường học, tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn
chặn những tiêu cực có thể xảy ra.Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật
chất và tinh thần. Gia đình, với khả năng cao nhất của mình, cung cấp cho trẻ em
những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia
đình về cơ bản đã được nâng lên, với mức ổn định khá, nên các bậc cha mẹ cần dành
cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ
em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập, phát triển theo khả năng
của mình.

22


×