Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN BẠT TỤY VỀ ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.89 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

TIỂU LUẬN
ÂM VỊ HỌC
Đề tài:

TRÌNH BÀY NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT NHẤT
TRONG QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN BẠT TỤY VỀ
ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT

CBHD: PSG.TS. LÊ KHẮC CƢỜNG
SVTH: TRƢƠNG THỊ LY LY
LỚP: NGÔN NGỮ K12
MSSV: 1256010093

TP. HCM, ngày 25 tháng 6 năm 2015
1


MỤC LỤC
PHẦN I: VỀ ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT ......................................................... 2
PHÂN II. NGUYỄN BẠT TỤY VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM NỔI BẬT CỦA
ÔNG TRONG ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT ...................................................... 3
1. Giới thiệu Nguyễn Bạt Tụy ......................................................................... 3
2. Quan điểm nổi bật của Nguyễn Bạt Tụy về âm vị học tiếng Việt ................ 4
2.1. Những nhận xét về âm thanh của Nguyễn Bạt Tụy................................ 4
2.2. Nguyễn Bạt Tụy đƣa ra những nguyên tắc mới về âm thanh:................. 4
2.3. Nguyễn Bạt Tụy bác bỏ thuyết tính kêu thay bằng thuyết độ chạm ..... 5
2.4. Âm chính ............................................................................................... 6


2.5. Âmcuối .................................................................................................. 8
2.6. Nguyên âm a trong -anh; -ach là e ngắn; i trong -inh, -ich là i ngắn. .. 9
2.7. Nguyên tắc mới về thanh .................................................................... 12
2.8. Về phƣơng ngữ và những biến đổi của phụ âm (âm cuối) trong ngữ 3
miền 12
PHẦN III. KẾTLUẬN ...................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18

1


PHẦN I: VỀ ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT
Ngành nghiên cứu âm thanh cho một ngôn ngữ đƣợc gọi là âm vị học.
Ngữ âm học là một ngành khoa học nghiên cứu các đặc điểm âm thanh của
tiếng nói con ngƣời. Ngữ âm học nghiên cứu các phổ quát âm thanh. Ví dụ: Nhờ
vào bộ máy cấu âm, con ngƣời có thể phát ra các chuỗi âm thanh khác nhau.
Ngữ âm học chia các loại âm thanh này thành các phạm trù ngữ âm khác nhau:
nguyên âm, phụ âm, tắc, xát… Còn âm vị học thì không nghiên cứu rộng nhƣ
vậy. Âm vị học nghiên cứu xem trong một ngôn ngữ có bao nhiêu đơn vị âm
thanh là có chức năng khu biệt nghĩa. Hoặc, trong ngôn ngữ, những nét ngữ âm
nào trở thành những nét khu biệt và có ý nghĩa. Chính vì vậy, ngữ âm học có số
đơn vị là vô hạn, quen gọi là các âm tố (sounds). Còn âm vị học, có số đơn vị
hữu hạn, đếm đƣợc. Đơn vị của âm vị học là âm vị (phonemes). Âm vị học là
ngành nghiên cứu âm thanh của một cộng đồng ngôn ngữ cụ thể, chính vì vậy,
nó có số lƣợng đơn vị hữu hạn, có cách thức riêng để cấu trúc các âm vị lại
thành một vỏ từ theo cách riêng của nó (Quy luật kết hợp âm vị). Cuối cùng, các
đặc điểm ngữ âm đã đƣợc biến thành các nét khu biệt nhằm phác hoạ và nhận
dạng theo một cách riêng đối với từng âm vị của một cộng đồng. Ngữ âm học
nghiên cứu cái chung, cái phổ quát (mang tính nhân loại) còn âm vị học nghiên
cứu cái riêng, cái đặc thù (mang tính dân tộc, cộng đồng).


2


PHÂN II. NGUYỄN BẠT TỤY VÀ NHỮNG QUAN
ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ÔNG TRONG
ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT
1. Giới thiệu Nguyễn Bạt Tụy
Nguyễn Bạt Tụy (1920 – 1995) là một nhà dân tộc học, nhà ngôn ngữ học
của Việt Nam, quê quán Hà Nội. Nguyễn Bạt Tụy lớn lên ở Hà Nội nhƣng từ
năm 1945 ông sống và làm việc tại Sài Gòn, Đà Lạt. Thuở nhỏ học Tiểu học ở
Hà Nội, đậu bằng Thành chung và Brivet Elémentaire năm 1938, qua năm sau
(1939) ông đậu Tú tài I Pháp. Sau khi tốt nghiệp Tú tài vài năm sau (1943) ông
vào Nam sống bằng nghề dạy tƣ tại Sài Gòn, thời gian sau làm phiên dịch cho
ngƣời Nhật bỏ việc, tiếp tục dạy học tƣ. Những năm 1960-1970 ông đƣợc Học
viện Viễn Đông bác cổ Paris và trƣờng Đại học Sorbonne trợ cấp hàng tháng
trong nhiều năm giúp ông có điều kiện khảo sát, nghiên cứu về ngôn ngữ học,
dân tộc học thuộc các sắc dân thiểu số trên dãy Trƣờng Sơn (từ Quảng Trị đến
Bình Long...). Năm 1973 ông dự định thành lập một trung tâm nghiên cứu Dân
tộc học và ngôn ngữ học có tên Trung ương Nguyễn Bạt Tụy nghiên cứu dân
ngữ (Nguyễn Bạt Tụy Centre for Ethnological cal anô linguistic Researohas) để
khai thác số tài liệu ông sƣu tầm đƣợc trong gần 30 năm. Đây là kho tƣ liệu tƣ
nhân đồ sộ, phong phú mà chƣa có kho tƣ liệu nào (cả tƣ lẫn công) có thể sánh
kịp.Ông là một nhà lập thuyết về ngôn ngữ học (nhất là ngữ âm học); chính ông
là ngƣởi phát kiến ra “thuyết độ chạm” (degré de Contact) trong ngữ âm nói
chung và ngữ âm tiếng Việt nói riêng. Phát hiện này của ông đƣợc nhiều nhà
ngôn ngữ học Pháp (Gustave Meillon, François Martini, Maurice Durant,
Martine Piat) đồng tình và tán thƣởng. Từ sau năm 1975, ông bị bệnh và không
có điều kiện, phƣơng tiện nhằm giới thiệu các công trình nghiên cứu về Dân tộc
học, Ngôn ngữ học và Sử học của mình.

Các tác phẩm chính:
- Chữ và vần Viêt Nam khoa học (1949)
- Ngôn ngữ học (1950)
- Phonologie Vietnamretnaenne (Học âm - lời Việt Nam) (1960) và rất nhiều
bản thảo.

3


2. Quan điểm nổi bật của Nguyễn Bạt Tụy về âm vị học tiếng Việt
2.1. Những nhận xét về âm thanh của Nguyễn Bạt Tụy
- Những âm chính nhƣ e, a, o, ê, ơ,ô, i, ư, u là âm tự nó phát ra thành tiếng
bao giờ cũng kêu.
- Những âm phụ nhƣ b, đ, g, p, t, k, m, n, ŋ, v.v… là những âm phát ra mau
phải dựa vào âm chính mới thành tiếng đƣợc, và khi thì kêu, khi thì mạt.
- Những âm bán nhƣ o, y trong oa, ay vừa có tính cách kêu của các âm
chính, vừa có tính cách mau của các âm phụ.
- Riêng về âm phụ, vì kiểu phát rất nhiều , ngƣời ta còn chia ra :
+ Những âm ép là âm do hai bộ phận sáp lại gần nhau cho hơi nói thoát ra nhƣ
“ép”. Loại này gồm có: một âm hô (hô= thở ra) là âm do hơi nói bị ép trong
cuống họng mà ra nhƣ một hơi thở: h; những âm rung là âm do đầu lƣỡi hay
cạnh lƣỡi bị khí trời làm rung lên mà thành: l, r; những âm phì là âm do hơi nói
cọsát mà phì ra:v, ph; những âm xì là âm do hơi nói xì ra mà thành d, x, ;những
âm suỵt là âm do lƣỡi uốn cong lên mà phát ra nhƣ khi ta nói “suỵt”: gi, c; một
âm khì là âm do hơi nói “khì”ra: kh.
+Những âm cản ép là âm do hai bộphận đóng hẳn lạ nhƣ “cản” rồi mở cho hơi
nói bật ra . Cách thoát của hơi nói này rất mạnh nhƣ “phá” nền còn gọi là âm
phá:b, p, đ, l, g, k, m, n, ng, v.v…
+Những âm cản-ép là âm vừa bị “cản” vừa bị “ ép”mà thoát ra: ch và tr ở vài
trƣờng hợp

2.2. Nguyễn Bạt Tụy đƣa ra những nguyên tắc mới về âm thanh:
- Một âm kêu hay mạt theo độ chạm của các cơ quan phát âm. Nếu lấy đ, t
làm thí dụ thì đ là âm kêu vì đầu lƣỡi “chạm lỏng” vào gan lợi, và t là âm mạt vì
đầu lƣỡi “chạm chặt” vào gan lợi: đ là một âm lỏng, t là một âm chặt. Nhân đó
chia các âm Việt ra:
+ 12 phụ âm lỏng (kêu): l, r, v, d, gi, b, d, g, m, b, ng, nh đầu.
+ 12 phụ âm chặt (mạt): ph, x, s, p, t, k, m chặt, n chặt, nh cuối, ch, tr ở vài ca.
+ 1 phụ âm yếu (mạt ): h
- Một âm chỉ phát đóng khi độ khuếch rất hẹp. Những âm chính không bao
giờ phát đóng vì có độ khuếch rất rộng, trừ ba âm hẹp l, ư, u là âm khi phát
4


đóng thì thành âm bán.Cũng vì vậy mà các âm ép chỉ phát đóng “dở” trong khi
các âm cản mới thực là phát đóng “hẳn”.
- Một âm mũi phát mở không bao giờ chặt. Nếu có thêm đƣờng rền qua
mũi, những âm chặt phát mở rất khó khăn và vì vậy tới nay ta không nhận thấy
ba âm chặt của m, n, ng. Ba âm bán cũng có những âm chặt khó phát mở vì lẽ
ấy.
- Một âm chính “thƣờng” hay “ngắn” theo độ chạm của âm phụ đứng sau.
Nếu lấy ap, ăp làm ví dụ thì a trong ap “thƣờng” vì p là một âm lỏng, nghĩa là
thật ra là b, còn a trong ăp “ngắn” vì p là một âm chặt, nghĩa là chính p. Nhân
đó m, n,ng trong ăm, ăn, ăng là những âm chặt khác m, n, ng lỏng nhƣ trong am,
an, ang và cần phải đƣợc chỉ bằng những chữ khác, cũng nhƣ nếu p trong ap là
b,t trong at là đ, c trong ac chính là g và c trong ăc phải là k.
- Khi hai âm chính đi với nhau thế nào cũng có một âm yếu, và âm yếu ấy
sẽ thành âm bán nếu là một âm hẹp. Là kết quả của nguyên tắc trên, nguyên tắc
này căn cứ trên 9 âm chính trong đó ba âm hẹp có i, u thành âm bán trong các
vần eu, êu, iu hay ai, ơi, ưi, và ba âm trung ê, ơ,ô vẫn là âm chính trong iê, ươ,
uô, tuy i, ư, u là âm mạnh. Nhân đó ia, ưa, ua cũng chỉ là iê, ươ, uô vì một âm

yếu không thể là một âm rộng đƣợc.
- Một âm bán có tính cách của âm phụ nên cũng có lỏng, chặt và vì có
giọng âm mũi nên cũng khó phát mở khi là âm chặt. Những âm nhƣ i, u sau o, ê
trong oi, êu là những âm bán lỏng, còn y, u sau a, â trong ay, âu là những âm
bán chặt.
- Thanh là tính cách riêng của âm chính và bao giờ cũng thuộc vào âm
chính mạnh nhất trong tiếng. Thanh không bao giờ thuộc vào một âm phụ hay
một âm bán, và ngay trong một âm hai nhƣ iê, ươ, uô thanh vẫn thuộc vào âm
chính mạnh là i, ư, u.
2.3. Nguyễn Bạt Tụy bác bỏ thuyết tính kêu thay bằng thuyết độ chạm
Về âm vị học, Nguyễn Bạt Tụy cho rằng đó là học âm lời, đó là ngành
khảo cứu về âm của lời nói. Ngƣời Âu phân biệt phonétique là ngành học về âm
ấy xét nhƣ một hiện tƣợng vật lý và ngành học phonologie là ngành học về âm
ấy xét nhƣ một hiện tƣợng hội sống. Ông gọi cả là học âm lời phân biệt bốn
ngành: học âm lời miêu tả, học âm lời tác dụng, học âm lời quan hệ và học âm
lời đối chiếu.
2.3.1. Âm đầu
Về âm đầu, muốn phát âm chữ l, r, v, d, gi, b, đ, g, m, n, ng lƣỡi hay môi
chỉ chạm nhẹ vào các bộ phận khác: đó là cử động “lỏng” phát ra nhƣng âm
5


lỏng.Trái lại muốn phát âm các chữ ph, x, p, t, k, m lƣỡi hay mũi chỉ chạm mạnh
các bộ phận khác: đó là cử động “chặt” phát ra những âm chặt.Sự sai khác giữa
từng cặp âm đầu v- ph, b- p tỏ rằng những âm chặt có nhiều sức mạnh hơn
những âm lỏng, hay nói một cách khác sức mạnh của ph, p chứng tỏ rằng đó là
những âm chặt, cũng nhƣ sức yếu của v, b chứng tỏ rằng đó là những âm
lỏng.Riêng âm mũi m đầu không có âm chặt cũng nhƣ các âm mũi đầu khác, vì
ở đầu một tiếng, âm mũi chặt rất khó phát, mà dù có phát đƣợc thì cũng không
hợp với tính cách tự nhiên của ngôn ngữ. Suy ra các âm khác, ta có bảng âm

đầu xếp theo độ chạm sau đây:
Âm hô

Âm rung

Âm ép

Âm lỏng: h l,r

v, d, gi

Âm chặt:

ph, x, s, kh

2.4.

Âm cản

Âm cản ép

b, đ, g, m, n, ng, nh
p, t, k (c)

ch, tr ở vài ca

Âm chính
Âm chính Việt Nam chƣa đƣợc ngƣời Âu biết rõ cho lắm, nhất là

vềư.Theo điểm phát ta phân biệt đƣợc, môi đƣa lại phía sau, mép giành ra.Vì

cửđộng đặc biệt này của mép, ta còn gọi đƣợc e, ê, ilà những âm giành .
- Ba âm giữa: a, ơ ,ư, khi lƣỡi và môi vẫn ở chỗ thƣờng.
- Ba âm sau: o, ô, u khi lƣỡi phồng lên má rụt lại phía sau để cặp môi chúm
tròn mà đƣa về phía trƣớc. Vì cử động đặc biệt này của môi, ta còn gọi o, ô,u là
những âm chúm.
Theo độ khuếch ta phân biệt đƣợc:
- Ba âm rộng: e, a, ovì dù ở trƣớc, giữa hay sau, mặt lƣỡi cũng ở cách xa
cúa hơn hết mà để một lối rộng cho hơi nói thoát ra. Riêng e và o của ta rỗng
hơn của Pháp nên nhiều khi, ta lẫn hẳn e ,o trong exemple école thành ê,ô.
- Ba âm trung: ê, ơ ,ôvì dù ở trƣớc, giữa hay sau, mặt lƣỡi cũng ở trung độ,
không xa mà không gần cúa quá. Âm ơ này ứng với âm của anh mà các nhà âm
lời Mỹ đã gọi là “âm chính giữa trung” (mid-central vowel).
- Ba âm hẹp: i, ư, uvì dù ở trƣớc giữa hay sau,cuống lƣỡi cũng ở gần cúa
hơn hết mà để một lối rất hẹp cho hơi nói thoát ra. Riêng ư, mà chƣa một ai định
cho đƣợc một vị trí rõ ràng trong hệthống âm chính, đó là một âm ở sát cúa,
giữa i và u.

6


Nếu ta kể thêm ba âm kéo dài,gọi là âm hai,của ba âm hẹp i,ư,uta có
bảng kê âm chính sau đây:

Điểm phát

Độ khuếch

Trƣớc

Giữa


Sau

Rộng :

E

A

O

Trung:

Ê

Ơ

Ô

Hẹp :

I

Ƣ

U

Kéo dài:

IÊ(ia)


ƢƠ(ƣa)

UÔ(ua)

- Hai âm ă,â chỉ là giọng ngắn của a, ơ và không thể kể là hai âm riêng biệt
đƣợc. Những nhà đặt ra chữ “quốc ngữ”, vì túng thế trƣớc sự phân biệt a, ơ
thƣờng trong an, ơn với a, ơ ngắn trong ăn , ânnên đã phải tạo ra hai chữ ă, â.
Riêng tôi, nhận thấy chữ â, tiện hơn ơtừ đây tôi sẽ dùng âđể chỉ âm giữa cho
đồng loại có dấu mũ với ê, ô.
- Những chữ thừa phải bỏ: ă, â, oo, ôô. Giọng dài, ngắn của âm chính trƣớc
do âm phụ sau định đoạt. Chữ âm phụ sau phải là một cái “dau” để chỉ rõ lƣợng
âm chính trƣớc, vậy đặt những chữ để chỉ lƣợng ấy rất thừa. Những chữ thừa
ấy, có dịp nói đến rất nhiều là: ă, â, oo, ôô, và nay bỏ đi sẽ đem số chữ âm chính
Việt từ 11 xuống 9, con số chính đánh mà vì túng thế trƣớc bài toán “thƣờng
ngắn”, các nhà đặt chữ đã tăng thêm một cách vô lý. Nhờ bỏ hai chữ ă, â, ta sẽ
thoát đƣợc cái nạn phải nghe những cách đánh vần trối tai:
tằm: “tê á em tăm huyền tằm” với một âm chính có thanh trắc trong một tiếng
bằng.
bắt : “bê á tê bắt sắc bắt” với một thanh trắc thêm vào một tiếng trong đó âm
chính đã có thanh trắc. Nhƣng một cái lợi nhất là nhờ đó các nhà “cải cách” đỡ
bàn ra tán vào về một cái gì chỉ có ở trong trí tƣởng tƣợng, và các nhà khảo cứu

7


từ nay chú ý đƣợc đến âm phụ cuối là động cơ chính trong những biến đổi về
lƣợng của âm chính.
2.5.


Âm cuối

Ngoài quan điểm nổi bật thuyết độ chạm của Nguyễn Bạt Tụy thì quan
điểm về âm cuối của ông cũng nổi bật không kém. Cùng điểm qua một số giải
pháp về âm cuối mà ông đã nêu:
- Âm cuối quyết định tính chất ngắn dài của âm chính. Trong các âm tiết
khác nhau có những phụ âm cuối khép mạnh, có phụ âm cuối khép yếu. Với
cách kết thúc âm tiết thứ nhất phụ âm xuất hiện vào lúc quá trình cấu âm của
nguyên âm chƣa đạt đến cao điểm trên đƣờng cong đi lên rồi đi xuống bình
thƣờng của nó. Nguyên âm do đó ngắn lại, còn trƣờng độ của phụ âm cuối lớn
hơn bình thƣờng. Điều này đã đƣợc những công trình thực nghiệm của M.V.
Gordina làm sáng tỏ. Cách tiếp nối giữa nguyên âm và phụ âm cuối nhƣ vậy
đƣợc gọi là tiếp hợp chặt. Ngƣợc lại với cách kết thúc âm tiết thứ hai quá trình
cấu âm nguyên âm đã kết thúc hoàn toàn trƣớc khi bắt đầu vào phụ âm, cách
tiếp nối giữa nguyên âmvà phụ âm cuối nhƣ vậy đƣợc gọi là tiếp hợp lỏng.
- Âm cuối tác động âm chính: trƣờng hợp khi âm chính kết hợp âm cuối
chặt sẽ tạo nên âm chính ngắn, ngƣợc lại kết hợp âm cuối lỏng sẽ tạo nên âm
chính dài. Muốn phát ra những âm vận áp, át, ác, am, an, ang, lƣỡi hay môi
cũng chạm nhẹ vào các bộphận khác mà để âm chính kéo dài đƣợc: đó cũng là
những cửđộng lỏngphát ra những âm lỏng, và nếu m, n, ng sau a tỏ ra đồng loại
với m, n, ng trƣớc a, ( ma, na,nga), p, t, k sau a chính ra cũng ứng với b, đ, g
trƣớc a (ba, đa, ga). Ta phải có:áb, áđ, ág mới đúng vì âm cuối trong các vần
này là những âm lỏng. Trái lại, muốn phát ra những âm vận ấp, ắt, ắc, ăm,ăn,
ăng, lƣỡi hay môi chạm mạnh vào các bộ phận khác khiến âm chính không kéo
dài đƣợc mà có lƣợng rất ngắn: đó là những cử động chặt phát ra những âm
chặt, và nếu p, t, c (k) sau a tỏ ra đồng loại với p, t, c (k) trƣớc a (pa, ta, ca), m,
n, ng sau a chính.Với các âm cuối còn quan hệ hơn vì ngoài sự tìm ra giọng
lỏng, chặt của mỗi âm nhờ sự so sánh sức mạnh phát âm, ta thấy thêm một mối
liên quan chặt chẽ giữa phụ âm cuối và âm chính đứng trƣớc.
- Nguyễn Bạt Tuỵ là ngƣời cùng đi theo hƣớng với A.G. Haudricourt và

M.V. Gordina, mặc dù con đƣờng của ông hoàn toàn độc lập. Tuy không làm
việc với máy móc nhƣ M. V. Gordina, nhƣng do mẫn cảm của ngƣời bản ngữ,
ông cũng thấy đƣợc mối liên quan lui tới về trƣờng độ giữa nguyên âm và phụ
âm cuối trong cùng một âm tiết. Ông đề ra việc phân loại 2 loại phụ âm cuối:
8


Một loại kết thúc âm tiết chặt,
Một loại kết thúc âm tiết lỏng.
Chính những phụ âm cuối này làm nguyên âm đứng trƣớc tuỳ từng trƣờng hợp
sẽ đƣợc thể hiện ngắn hoặc dài. Theo đó tiếng Việt có 16 phụ âm cuối, gồm 4
bán nguyên âm, 12 phụ âm, xếp thành từng cặp đồng vị:
m
>>>
m

n
n

ŋ
ŋ

b
>

p

d

g


w

y (Lỏng)

k

w

y (Chặt)

>
t

Tóm lại theo giải thuyết này, gánh nặng âm vị học đƣợc dồn cho âm cuối.
Không còn các nguyên âm đối lập nhau theo trƣờng độ ngắn/dài: a/ă,
/,…Các nguyên âm đều có hai biến thể (kết hợp): ngắn – dài, phụ thuộc âm
cuối (tiếp hợp chặt - lỏng). Ngoài ra, Nguyễn Bạt Tụy còn dùng dấu phát đóng
thông dụng trong học âm lời là > để đặt lên bốn chữ âm lỏng y, m, n, w để tạo
thành những âm chặt. Dấu ấy không cồng kềnh cho lắm vì chỉ là một dấu mũ để
đứng, và nếu ta dùng đƣợc dấu mũ trong ê, â, ô không có lẽ gì ta không dùng
đƣợc dấu ấy trên bốn chữ này.
2.6.

Nguyên âm a trong -anh; -ach là e ngắn; i trong -inh, -ich là i ngắn.

Quan điểm nổi bật thứ hai của Nguyễn Bạt Tụy là nhận thức đƣợc nguyên
âm a trong -anh, -ach là e ngắn và i trong -inh, -ich là i ngắn. Đó là một ý kiến
rất sáng suốt không bị ràng buộc bởi chữ quốc ngữ hoặc ngƣời đi trƣớc. Giải
pháp này có một ƣu điểm lớn là tất cả các nguyên âm đƣợc phân bố rộng ngang

nhau. Các nguyên âm trong mỗi loạt vần đều có cùng một loạt âm sắc. Mỗi
nguyên âm đều có hai biến thể dài, ngắn. Trong sự đối lập âm vị học của các
vấn đề đang xét, đặc trƣng về tr ƣờng độ bị gạt hoàn toàn ra khỏi các nguyên
âm. Về phát âm làa trong -anh, -ach chỉ là e vì theo cách phát âm, đầu lƣỡi áp
lên gan lợi mà phát ra một âm chính trƣớc cùng loại với ê, i trong ênh, êch, inh,
ich, và a, â trong ay, ây chỉ là e, ê vì cùng một cử động nhƣ thế trong khi a, â
trong au, âu lại là o, ô vì cuống lƣỡi đã nâng sát màng cúa mà phát âm.
Thứ hai là về cách viết các tiếng anh, ách, ênh, ếch, inh, ích. Từ trƣớc đến
nay ngƣời ta vẫn tin rằng ch, nh cuối; ch, nh trong đầu cha, nha nghĩa là những
âm đầu cúa, cũng nhƣ ngƣời ta tƣởng rằng trong anh, ách có âm a, nghĩa là âm
giữa rộng. Nguyễn Bạt Tụy đã chứng tỏ đƣợc rằng đây là một cách phát âm đặc
biệt có tới hai điểm phát : một điểm chính ở đuôi của âm cuối trong những tiếng
9


trên đây chính là một âm đuôi cúa (âm miệng với ách, ếch, ích, âm mũi với anh,
ênh, inh), và một điểm phụ ở đầu của cốt để giữ cho âm chính, vốn là những âm
ngắn, khỏi biến lƣợng: i ngắn trong inh, ích, ê ngắn trong ênh, ếch, e ngắn trong
anh ách.
Nếu ta dùng k sau những âm chính ngắn, g sau những âm chính thƣờng, và
nếu ta thay nh cuối bằng nk để phân biệt với nh đầu, ta sẽ có những vần ghép
đúng nhƣ sau đây:
Âm

Thƣờng/ngắn

Âm miệng cuối

Âm mũi cuối


Âm rộng E

Thƣờng

Ég (éc)

Eng

Ngắn

Ék (ách)

Enk (anh)

Thƣờng

ếg (ếc)

Êng

Ngắn

ếk (ếch)

Ênk (ênh)

Thƣờng

Íg (íc)


Ing

Ngắn

Ík (ích)

Ink (inh)

Âm trung Ê

Âm hẹp I

Nếu ta dùng k, nk sau những âm chính ngắn g, ngsau những âm chính
thƣờng nhƣ trên ta lại có:

Âm rộng O

Am trung Ô

Âm hẹpU

Thƣờng/ ngắn

Âm miệng cuối

Âm mũi cuối

Thƣờng

Óg (óoc)


Ong (oong)

Ngắn

Ók ( óc)

Onk ( ong)

Thƣờng

ốg ( ôôc)

Ông ( ôông)

Ngắn

ốk ( ốc)

Ônk ( ông)

Thƣờng

Úg (úuc)

Ung ( uung)

Ngắn

Úk (úc)


Unk ( ung)

10


Những tiếng có âm chính ngắn ở bảng trên và bảng dƣới này tỏ ra rằng
mọt điểm phát âm phụ chỉ cần đến khi nào muốn giữ nguyên lƣợng âm ngắn
cho âm chính trƣớc một âm màng cúa. Với các âm chính sau (o,ô,u), điểm phát
chính thấy rõ ngay nên ta không lầm: với các âm chính trƣớc( e,ê,i) điểm phát
chính bị che khuất hẳn nên ta đã lấy điểm phát phụ làm điểm phát chính: ch, nh
cuối không còn lý do nào tồn tại. Riêng đây ta thấy rằng những điểm phát phụ ở
đầu của (ch, nh) và môi (m, p) không phải để “phát” ra âm phụ cuối mà để
giảm nguyên lƣợng ngắn cho âm chính.: gọi đó là những điểm phát giả đối với
điểm phát thực ở màng cúa.
Với E, Ê,I ngắn:
Điểm phát giả

Điểm phát thực

(Đầu cúa)

(Màng cúa)

 Điểm phát thực của âm phụ cuối ở màng cúa (màng cúa nâng lên khi là nk).
Điểm phát giảthì ở đầu cúa (ch, nh) và lẫn luôn với điểm phát của âm chính (e,
ê, i).
Với O,Ô, U ngắn:
Điểm phát giả


Điểm phát thực

(Môi)

(Màng cúa)

Điểm phát thực của âm phụ cuối cũng ở màng cúa nhƣ trên (màng của nâng
lên khi là k, hạ xuống khi là nk). Điểm phát giả thì ở môi (p,m) và lẫn luôn với
điểm phá thú của âm chính (o,ô,u) vốn là những âm không có điểm phát đơn
nhƣ e, ê, i, v.v.. mà có điểm phát tạp, nghĩalà một điểm chính ở cúa và một điểm
thứ ở môi, ngƣời ta còn gọi o,ô,u là âm sau chúm là vì thế.
Nhờ những nhận xét trong sự miêu tả âm thanh, ta biết chắc rằng âm chính
trong anh, ách không phải là a mà là e vì nó đồng loại âm trƣớc với ê, i, trong
ênh, inhcũng nhƣ trongo,ô,u đồng loại âm sau tròn ong, ông, ung.

11


2.7.

Nguyên tắc mới về thanh

Thanh là tính cách riêng của âm chính và thuộc vào âm chính mạnh nhất
trong tiếng. Thanh không bao giờthuộc vào một âm phụ hay một âm bán và
ngay trong một âm hai nhƣ iê, ươ, uô thanh vẫn thuộc một âm chính mạnh là i,
ư, u.Xét ra năm dấu thanh cũ có nhiều cái không đẹp: dấu thì ở trên, dấu thì ở
dƣới, nhiều dấu dễ lẫn với nhau nhƣ huyền với sắc, hỏi với ngã. Nhƣng ngƣời
dân với quản bút trong tay, thấy rằng năm dấu ấy rất tiện, rất dễ. Công việc sửa
dấu thanh chƣa phải là một công việc gấp rút vì chỉ thuộc riêng về hình thức,
khác hẳn sự sửa đổi chữ và âm có quan hệ đến tinh thần tiếng nói. Tuy nhiên,

Nguyễn Bạt Tụy cũng có một sai lầm khi ông coi “Thanh là tính cách riêng của
âm chính mạnh nhất”. Nếu xem nhƣ thế này thì không thấy đƣợc tính độc lập
của thành phần này trong âm tiết. Mặt khác, nếu coi thanh điệu là tiêu chí khu
biệt của nguyên âm thì số lƣợng nguyên âm sẽ tăng lên gấp bội cho nên hệ
thống nguyên âm sẽ rất cồng kềnh.
Về phƣơng ngữ và những biến đổi của phụ âm (âm cuối) trong ngữ 3
miền
- Miền Bắc: R ở miền Bắc bị lẫn với d. Từ Thái Bình trở vào ít bị lẫn lộn
nhƣ thế. Đó là vì ở miền Bắc, điểm phát của r gần với điểm phát của d nên khi
lƣỡi không rung, tự nhiên âm phát ra là một âm ép gan lợi. Sự lẫn l với n là một
điều thông thƣờng nhất là ở các vùng quê Bắc, vì chính ra l chỉ là một n rung. D
ở miền Bắc đọc rõ là âm z. Gi và s ở miền Bắc đọc thiếu uốn lƣỡi nên gần nhƣ d
và x, và tuy cũng là loại âm cúa, gi không giống hẳn âm của j của Pháp. Ch lẫn
lộn với tr. Ngữ Bắc thiên về giọng lỏng với i, u và giọng rộng.
- Miền Trung: D ở miền Trung có khi là y. Trong khi miền Trung trên tách
hẳn thành một khối ngữ miển riêng biệt. Nhƣ vậy, theo sự tiến hóa của những
miền, một thứ ngữ gốc có từ thế kỷ XI ở miền Bắc cho tới Nghệ An đã biến đổi
và bị pha trộn dần dần khi tiến vào phƣơng Nam mà hóa thành hai nhóm ngữ:
ngữ Bắc, ngữ Trung trên, ngữ Nam và Trung dƣới. Ngữ Trung vẫn ở giọng hẹp.
Nhiều nơi nói mách thành méc, lạch thành lẹc, bánh thành béng và sự biến đổi
này đã bị cố Léopold Cadiere giảng giải một cách lầm lạc coi nhƣ a thành e và
ch, nh thành c, ng. Thực ra với một cách ghi âm xác đáng là mék> még, lẹk >
lẹc, bénk > béng ta thấy rằng âm chính không thể biến loại mà chỉ có âm phụ
cuối đổi độ chạm từ chặt đến lỏng để kéo theo sự biến lƣợng của âm chính từ
ngắn đến thƣờng: nhân đó ta có một bằng cớ rõ ràng về mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai âm về độ chạm. Ta không còn lấy làm lạ trƣớc câu: “eng ơi eng, téc cái
đèn đi ngủ” ( anh ơi anh tắt cái đèn đi ngủ).
2.8.

12



- Miền Nam: Vùng Bạc Liêu, Trà Vinh ngƣời ta lẫn r với g. Ví dụ: xong
rồi, cái gỗ thành xong gồi, cái gỗ. V ở trong Nam nói nhƣ y, có khi nói nhƣ by,
d có khi nói nhƣ zy. Đ, t hay n, n chặt ở cuối tiếng, ngƣời Nam phát âm thành g,
k hay ng, nh cuối. C, ch hay ng, nh cuối, ngƣời Nam hay phát âm thành đ, t hay
n, n chặt. Tr lẫn lộn với ch. Ngữ Nam thiên về giọng chặt với hai âm hẹp i, u và
về giọng lỏng với âm rộng e. Ngữ Nam thiên về giọng trung.
- Những mối quan hệ giữa âm phụ không phải chỉ có về điểm phát, về kiểu
phát và về độ chạm mà các thí dụ đủ loại không thiếu gì. Cái màng của vốn
nâng lên hạ xuống rất dễ, ta còn có mối quan hệ rất lý thú về đƣờng rền. Sự lập
thành những tiếng có lặp tóm tắt đƣợc tất cả những biến đổi về mặt ấy của các
loại âm cuối nhƣ sau đây:
- Trong một âm ghép nhƣ đêm –đẹp tôi gọi đẹp là tiếng gốc, đêm là vần
lặp, và cả tiếng ghép là tiếng có lặp, vậy trừ khi nào tiếng gốc tận cùng bằng
một âm chính nhƣ lạ thành là lạ, một âm bán nhƣ láo thành lao láo, một âm
mũi nhƣ láng thành lang láng, bất cứ tiếng gốc nào có một âm cản miệng cũng
phải đổi âm ấy thành một âm mũi, đồng điểm phát và đồng độ chạm; đó là luật
thuận âm bên cạnh một luật khác là luật thuận thanh.
- Nếu âm phụ cuối tiếng gốc là một âm môi miệng, nó sẽ thành một âm
môi mũi đồng độ chạm ở vần lặp:
Âm lỏng : b > m
mób (móp)
mom móp
bẹb (bẹp)
Âm chặt: p > m*

bèm bẹp

thấp


thâm* thấp

mập

mầm* mập

Nếu âm phụ cuối tiếng gốc là một âm màng của miệng nó sẽ thành
một âm màng của mũi đồng độ chạm ở vần lặp:
Âm lỏng: g > ng

ég (éc)

eng éc

kạg (cạc)
Âm chặt: k > nk

kàng kạg

ék (ách)

enk ék (anh

ách)
ạk(ặc)

ănk ạk (ằng ặc)

- Những biến đổi rất điều hòa trên đây thật không ai ngờ tới: đó là theo luật

hóa dị về âm cuối kéo thêm cả sự hóa dị về thanh. Ngƣời ta có thể nói: éc- éc,
cạc cạc! khi bắt chƣớc tiếng heo, tiếng vịt mà coi đó là những tiếng tƣợng âm;
nhƣng khi hai tiếng nầy nó đã thành tiếng trạng thì âm cuối trong éc, cạc phải
13


đổi từ miệng thành mũi và thanh phải biến từ trắc thành bằng mà giữ nguyên
bậc bổng hay trầm. Nhƣng không phải chỉ có thế. Muốn tả một ý không đều, lúc
thế nầy, lúc thế khác, ngƣời ta cong áp dụng luật hóa dị vào âm đầu mà để
nguyên âm cuối cùng.
Biến đổi tiêu biểu nhất cho ta:
Trung
(i)
Mi
Ni

Nam
(ê)
mey (mầy)
nèy (nầy)

Bắc
(e)
mèy (mày)
nèy (này)

- Những biến đổi về điểm phát. – Những biến đổi về điểm phát bao giời
cũng đi từ âm gan lợi đến âm màng cúa hay ngƣợc lại, mà độ chạm (chặt hay
lỏng) lẫn đƣờng thoát (miệng hay mũi) vẫn không thay đổi.
Âm gan lợi: đ, t,n, n: Âm gan lợi miệng hay mũi thành âm màng cửa mà

vẫn giữ nguyên giọng lỏng hay chặt, vì đáng lẽ đầu lƣỡi phải áp vào gan lợi thì
ngƣời Nam đã để cuống lƣỡi đánh lên màng cúa.

Bắc
MIỆNG

Nam

Lỏng: d > g

héd

(hét)

: hég (héc)

Sau : e, a, â, ô

mád (mát)

: mág (mác)

bấd

(bớt)

: bấg (bớc)

dốd


(đốt)

: dốg (đôốc)

Chặt: t > k

mát

(mắt)

: mák (mắc)

Sau: a, â, ƣ, u

kất

(cất)

:kấk (cấc)

xứt

(sứt)

: xứk (sức)

hút

14


: húk (húc)


MŨI

Lỏng: n >ɳ

hèn

: hèŋ (hèng)

Sau: e, a, o, â, ô,
iê,

khwiên (khuyên)

: khwiêŋ (khuyê
ng)

bạn
hân

(hơn)

ngon

: bạŋ

(bạng)


: hâŋ

(hơng)

: ngoŋ (ngoong)

bùôn

: bùôŋ (buồng)
Chặt: n > ŋ

bán (bắn)

: báŋ (bắng)

Sau: a, â, ƣ, u

lần

: lầŋ (lầng)

xừn (sừn sựt)

: xừŋ (sừng sực)

lùn

: lùŋ (lùng)

Âm màng cúa:k, ŋ : Âm màng cúa lỏng không biến mà chỉ có âm chặt

biến thành âm gan lợi sau riêng e,ê,i mà vẫn giữ nguyên giọng miệng hay mũi,
vì đáng lẽ cuống lƣỡi phải đánh lên màng cúa thì đầu lƣỡi lại áp vào gan lợi,
theo sự hấp dẫn của điểm phát của âm chính trƣớc:

Miệng

Mũi

Bắc

Nam

Chặt: k > t

kék (cách)

: kát (cắƖ )

Sau: e, ê, i

ếk

:ất

Chặt: ŋ > (ŋ )

(ếch)

cík (trích)


: cứt (trứƖ)

eŋ (anh)

: a(ŋ ) (ăn)

bêŋ (bênh)

: bâ(ŋ )

dịŋ (định)

: dự(ŋ ) (đựn)

Sự đổi điểm phát của âm phụ chặt cuối (k > t, ŋ > n) cũng kéo theo sự đổi
điểm phát của âm chính trƣớc (e > a, ê > â, i > ư). Nhƣng nếu rộng e đã thành
15


hẳn âm rộng a, âm trung ê và âm hẹp i chỉ thành những âm lơ lớ giữa ê và â, i
và ư.
Những biến đổi về độ chạm: Âm phụ cuối không động chạm gì đến điểm
phát, mà tùy theo từng loại âm chính trƣớc. Ngƣời ta nhận thấy ngữ Nam thiên
về giọng chặt với hai âm hẹp i, u và về giọng lỏng với âm rộng e, trong khi ngữ
Bắc thiên về giọng lỏng i, u.
Âm môi: b, p, m, m: Âm mội miệng hay mũi thành lỏng ở Bắc thì vẫn chặt ở
Nam.
Bắc
Nam
MIỆNG Lỏng

:
b {
húb (húp) :
Chặt
:
p {
: húp
MŨI
Lỏng
:
m {
ùm (cùm) :
Chặt
:
m {
: kùm
Âm gan lợi: d, t, n, n: Âm gan lợi miệng hay mũi sau ithành lỏng ở Bắc
thì vẫn chặt ở Nam:
MIỆNG Lỏng
Chặt
MŨI
Lỏng
Chặt

:
:
:
:

d

t
n
n

Bắc
{
míd (mít)
{
{
tin
{

Nam
:
:
:
:

mít
tin

Âm màng cúa: g, k, ŋ, ŋÂm màng cúa miệng hay mũi chặt sau e thành
lỏng ở nam nếu chính âm ấy không đổi điểm phát để thành một âm gan lợi
chặt.
Bắc

Nam

MIỆNG


{Chặt

: k>g

{mék

(mách) : még (méc)

MŨI

{Chặt

: ŋ>ŋ

{sa-teŋ (tanh) : sa-teŋ (teng)

Nhƣ vậy, những biến âm Bắc Nam hoàn toàn dựa theo những luật nhất
định , nhiều chỗ đối nhau một một, nhất là giữa âm miệng và âm mũi. Nhờ luật
ấy, ngữ một miền này đối với ngữ một miền kia không còn có gì là lạ nữa, mà
cái cảm tƣởng rằng ngƣời trong đất Việt, đâu đâu cũng cùng một tiếng nói, cùng
một nòi giống, càng tăng phần thấm thía.

16


PHẦN III. KẾT LUẬN
Nói tóm lại, Nguyễn Bạt Tụy là một nhà ngôn ngữ học đã dùng tất cả nhiệt
huyết, làm việc nghiêm túc và tấm lòng yêu ngôn ngữ nƣớc nhà của mình để
bày tỏ những quan điểm trên con đƣờng nghiên cứu ngữ học nói chung và âm vị
học nói riêng. Có thể nói, Nguyễn Bạt Tụy đã chọn một con đƣờng đi không

giống bất kì một nhà ngữ học nào để tạo nên sự khác biệt và đóng góp không
nhỏ vào nền âm vị học tiếng Việt nƣớc ta. Tuy nhiên, so sánh với nhà ngôn ngữ
học Cao Xuân Hạo thì Nguyễn Bạt Tụy có quan điểm giống với Cao Xuân Hạo
là sử dụng tiếp hợp chặt và lỏng trong việc phân tích âm vị học. Các quan điểm
nổi bật của Nguyễn Bạt Tụy đã đƣợc phân tích ở trên nhƣng chúng tôi thấy có
một vài khuyết điểm đáng kể là không thống nhất tiếp hợp chặt lỏng. Nghĩa là
ông cho rằng tiếp hợp chặt lỏng là quan trọng, ngƣợc lại tiếp hợp chặt lỏng âm
cuối sử dụng tính chất vô thanh, hữu thanh để phân biệt p/ b; t/ d, k/ g. Quan sát
để thấy rõ hơn:

m
>>>
m

n
n

ŋ
ŋ

b
>

p

d

g

w


y (Lỏng)

k

w

y (Chặt)

>
t

Ngoài ra, đảm bảo tính chất tiết kiệm của âm vị học ở âm chính nhƣng lại
không tiết kiệm với âm cuối. Tuy số lƣợng âm chính giảm nhƣng số lƣợng âm
cuối lại tăng lên đáng kể. Ông chỉ chú ý đến trƣờng độ của âm cuối trong khi có
nhiều đặc trƣng để nhận diện hơn nhƣ môi hóa, ngạc hóa lại bị loại bỏ. Nhƣng
chúng ta cũng không thể không nhắc đến ƣu điểm trong quan điểm của ông là
dồn gánh nặng âm vị học cho âm cuối, không còn đối lập dài ngắn và chứng
minh đƣợc a trong (anh, ach) là e ngắn, i trong inh, ich là i ngắn. Cho nên,
Nguyễn Bạt Tụy đã góp một phần không nhỏ vào nền phát triển của ngôn ngữ
nƣớc ta.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, giáo trình:
1. Nguyễn Bạt Tụy (1959), Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Ngôn Ngữ,
Sài Gòn.
2. Nguyễn Bạt Tụy (1949), Chữ và vần việt khoa học, NXB Hoạt Hóa,

Sài Gòn.
3. Đoàn Thiện Thuật (1976), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
Internet:
1. />nvatlichsu_id=1260

18



×