Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thực thi pháp luật về bảo hộ tên thương mại tại địa bàn tỉnh nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.18 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

KHA HẢI NAM

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
TÊN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 838 0107

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến

Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ...................................................................

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Trƣờng Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................................ 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................... 3
7. Tình hình nghiên cứu......................................................................................... 4
8. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÊN THƢƠNG MẠI VÀ
BẢO HỘ TÊN THƢƠNG MẠI.......................................................................... 4
1.1. Khái quát về tên thƣơng mại .......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm tên thƣơng mại .......................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của tên thƣơng mại ...................................................................... 5
1.1.3. Chức năng của tên thƣơng mại .................................................................... 6
1.1.3.1. Chức năng thông tin ................................................................................. 6
1.1.3.2. Chức năng phân biệt ................................................................................. 6
1.1.4. Phân biệt tên thƣơng mại với tên doanh nghiệp và một số đối tƣợng sở
hữu công nghiệp thuộc nhóm chỉ dẫn thƣơng mại ................................................ 6
1.1.4.1. Phân biệt tên thƣơng mại với tên doanh nghiệp ....................................... 6
1.1.4.2. Phân biệt tên thƣơng mại với một số đối tƣợng sở hữu công nghiệp
thuộc nhóm chỉ dẫn thƣơng mại ............................................................................ 7
1.2. Khái quát về bảo hộ tên thƣơng mại .............................................................. 9
1.2.1. Khái niệm bảo hộ tên thƣơng mại ............................................................... 9
1.2.2. Ý nghĩa của bảo hộ tên thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng và bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................ 9
1.2.3 Pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại trên thế giới ........................................ 9
1.2.3.1 Quy định về bảo hộ tên thƣơng mại trong một số điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam tham gia................................................................................................. 9
1.2.3.2. Pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của một số quốc gia trên thế giới . 10

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ TÊN THƢƠNG MẠI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN........................................................................................................... 11
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại tại Việt Nam ..................... 11
2.1.1. Quy định về điều kiện bảo hộ tên thƣơng mại .......................................... 11
2.1.2. Quy định về căn cứ xác lập quyền đối với tên thƣơng mại ....................... 11
2.1.3. Quy định về quyền của chủ sở hữu tên thƣơng mại .................................. 11
2.1.4. Quy định về xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại ............................. 12
2.1.5. Quy định giải quyết xung đột trong bảo hộ tên thƣơng mại và nhãn hiệu 12
2.1.6. Quy định về các biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thƣơng mại ....................13
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ
An ........................................................................................................................ 14


2.2.1. Thực tiễn xác lập quyền đối với tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ An
............................................................................................................................. 14
2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp và xử lý xâm phạm quyền đối với tên
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................ 14
2.2.3. Đánh giá về thực trạng bảo hộ tên thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
............................................................................................................................. 14
2.3. Những vƣớng mắc, hạn chế trong thực thi pháp luật về bảo hộ tên thƣơng
mại qua thực tiễn tại tỉnh Nghệ An ..................................................................... 15
2.3.1. Hạn chế về pháp luật ................................................................................. 15
2.3.2. Hạn chế từ phía các cơ quan quản lý và thực thi ...................................... 15
2.3.3. Hạn chế từ phía doanh nghiệp ................................................................... 16
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ
TÊN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NÓI RIÊNG VÀ
TRÊN TOÀN QUỐC NÓI CHUNG................................................................ 16
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại .......................... 16
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ............... 17

3.2.2. Các doanh nghiệp phải tự động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các
hành vi xâm phạm ............................................................................................... 17
3.3. Kiến nghị cụ thể ........................................................................................... 17
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 19



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá về
kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO) thì nhận thức về sở hữu trí tuệ nói chung và về tên thƣơng
mại nói riêng của các cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng ở
nƣớc ta ngày càng đƣợc nâng cao. Bên cạnh những vấn đề về việc bảo hộ tên
thƣơng mại thì vấn đề vi phạm tên thƣơng mại còn xảy ra nhiều trên đất nƣớc ta,
gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trên thị
trƣờng.
Tên thƣơng mại của doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành
công của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngày nay, trong
bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng, tên thƣơng mại thực chất đã trở thành một tài
sản quan trọng của doanh nghiệp, sự thành đạt của doanh nghiệp thƣờng gắn
liền với tên thƣơng mại mà doanh nghiệp đó đã tạo ra. Để xây dựng lên tên tuổi
của tên thƣơng mại đó, doanh nghiệp đã phải đầu tƣ rất nhiều thời gian và nguồn
lực về tài chính để tạo dựng, bởi vì không có doanh nghiệp nào có thể xây dựng
giá trị khi vừa mới thành lập mà phải đòi hỏi một quá trình dài sản xuất kinh
doanh, đƣa ra thị trƣờng những mặt hàng chất lƣợng, phù hợp với xu thế thị
trƣờng và đƣợc phần lớn ngƣời tiêu dùng công nhận. Nhận thức đƣợc vấn đề đó,
các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ tên
thƣơng mại cho doanh nghiệp của mình.
Có thể nói, hiện nay các qui định của pháp luật về tên thƣơng mại đã đƣợc

xây dựng và đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Các nỗ lực hoàn thiện pháp luật
liên quan đến tên thƣơng mại và bảo hộ tên thƣơng mại cũng đang đƣợc các nhà
lập pháp quan tâm. Không phải hàng hoá mà tên thƣơng mại lại có ý nghĩa lớn
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là một trong những đối tƣợng
cơ bản của quyền Sở hữu trí tuệ.
Một trong những nội dung của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của
nƣớc ta hiện nay là vấn đề bảo hộ công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thƣơng
mại nói riêng, đây là một vấn đề mới và đáng đƣợc quan tâm trong xu thế nền
kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay. Trong những năm qua, chúng ta đã từng bƣớc
xây dựng những văn bản pháp luật về vấn đề này nhƣng những gì đạt đƣợc mới
chỉ mang tính chất khai phá. Về bản chất, vấn đề bảo hộ tên thƣơng mại là nhằm
bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, chống
lại những hành vi gây nhầm lẫn và khai thác trái phép uy tín của doanh nghiệp,
thúc đẩy tính sáng tạo trong kinh doanh và góp phần xây dựng một môi trƣờng
kinh doanh trong sạch, lành mạnh cho nền kinh tế nƣớc nhà.
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề bảo hộ tên thƣơng mại đang là một vấn đề
mới, còn nhiều vấn đề mà pháp luật chƣa điều chỉnh, các văn bản của nhà nƣớc
về vấn đề này chƣa đồng bộ. Mặt khác nhận thức của xã hội ở Việt Nam về vấn


đề bảo hộ tên thƣơng mại còn yếu kém, chƣa đánh giá đúng vai trò của nó trong
thực tiễn.
Tỉnh Nghệ An hiện nay đang là một tỉnh phát triển kinh tế rất mạnh mẽ,
chính sách của tỉnh đang mở cửa thu hút các nhà đầu tƣ ở tỉnh ngoài cũng nhƣ
nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào các loại hình kinh doanh đa dạng. Tỉnh Nghệ
An có chính sách thực hiện các ƣu đãi hỗ trợ doanh nghiệp mới xây dựng
thƣơng hiệu, bên cạnh đó còn tổ chức những chƣơng trình đào tạo khởi nghiệp
nhắm vào đội ngũ doanh nhân trẻ. Vì thế nên số doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng rất nhanh qua từng năm, tính đến hiện
nay, có hơn 10.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn địa bàn tỉnh. Song

song với các mặt tích cực thì tình hình xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với tên thƣơng mại trên địa bàn tỉnh cũng có xu hƣớng tăng lên và đƣợc thực
hiện bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau gây nên khó khăn không nhỏ cho
các cơ quan thực thi pháp luật trên địa bàn, các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã
gây ra những tác động to lớn đối với cộng đồng, làm giảm uy tín và thiệt hại
kinh tế cho các doanh nghiệp là đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, việc
xử lý các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại còn
gặp nhiều khó khăn và bất cập, công tác đấu tranh phòng chống tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì xảy ra một gia tăng và phức tạp.
Vì những lý do nhƣ trên, em đã lựa chọn đề tài “Thực thi pháp luật về bảo
hộ tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn. Đề tài tập
trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và phân tích qui định của
pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ tên thƣơng mại. Phân tích pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp hiện nay từ đó để đƣa ra
những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của doanh
nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là: Góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về tên thƣơng mại, tìm hiểu hệ thống pháp luật về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại. Tìm ra những hạn chế
và bất cập của hệ thống pháp luật gây ảnh hƣởng đến thực tiễn thực thi pháp luật
về bảo hộ tên thƣơng mại. Trên cơ sở đó, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bảo hộ tên thƣơng mại ở Việt
Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong xu thế hội
nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn sẽ làm rõ những cơ sở lý luận về pháp luật tên thƣơng
mại và bảo hộ tên thƣơng mại của doanh nghiệp, phân biệt tên thƣơng mại với

một số đối tƣợng tƣơng tự với tên thƣơng mại nhằm chỉ ra những sự khác biệt
cơ bản và tầm quan trọng của tên thƣơng mại.
Thứ hai, luận văn sẽ đánh giá những thực trạng pháp luật về bảo hộ tên


thƣơng mại của doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ
An nói riêng cùng thực tiễn thi hành.
Thứ ba, từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành, luận văn sẽ đề xuất
những phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại
của doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là về việc bảo hộ tên thƣơng mại của
doanh nghiệp bằng pháp luật hiện hành. Do đó:
Về mặt lý luận: Luận văn sẽ làm rõ sâu sắc hơn về khái niệm của tên
thƣơng mại và những vấn đề pháp lý về bảo hộ tên thƣơng mại theo pháp luật
Việt Nam. Mặt khác, luận văn sẽ so sánh khái niệm tên thƣơng mại với những
khái niệm có mối quan hệ chung với tên thƣơng mại. Phân tích nhằm làm rõ
những nội dung về pháp luật bảo hộ tên thƣơng mại của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ làm rõ, phân tích, đánh giá pháp luật Việt
Nam về tên thƣơng mại và bảo hộ tên thƣơng mại của doanh nghiệp. Trong đó
sẽ bao gồm việc đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật nhằm
góp phần làm rõ những ƣu điểm, nhƣợc điểm của pháp luật, qua đó nhằm đƣa ra
những giải pháp hoàn thiện.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về lý luận, các khái niệm và thực tiễn thi
hành pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay.
Tên thƣơng mại là vấn đề thuộc phạm trù của sở hữu trí tuệ đã đƣợc công
ƣớc quốc tế cũng nhƣ pháp luật Việt Nam qui định. Vì thế, luận văn cũng nghiên
cứu về các công ƣớc quốc tế, cũng nhƣ pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của

doanh nghiệp ở Việt Nam.
5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về bảo hộ tên thƣơng mại. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về tên thƣơng mại và góp phần bảo hộ một cách có hiệu
quả quyền và lợi ích của pháp luật.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu này, luận văn bƣớc đầu tìm hiểu
những khái niệm về tên thƣơng mại, phân tích qui phạm pháp luật về bảo hộ tên
thƣơng mại, nguyên tắc xác lập quyền, nội dung bảo hộ, thực tế áp dụng pháp
luật với đối tƣợng này. Qua đó, đƣa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về
tên thƣơng mại và bảo hộ tên thƣơng mại
6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để góp phần hoàn thiện luận văn, em sử dụng phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, hệ thống lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật của chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Việc phân tích các khía cạnh pháp lý của tên thƣơng mại đang là một vấn
đề mới, khá phức tạp, chính vì thế luận văn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ


thống, phân tích, tổng hợp.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp so sánh pháp luật của Việt
Nam với các nƣớc khác để nhằm tìm ra những ƣu điểm và nhƣợc điểm.
7. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu liên
quan đến đề tài bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ tên thƣơng
mại theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Để nghiên cứu đề tài “Thực thi pháp luật về
bảo hộ tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ An” tác giả đã tham khảo các đề tài
nghiên cứu khác nhau về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các luận văn
Tiến sỹ, Thạc sỹ Luật học, các công trình khoa học và các bài viết, các nghiên
cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề bảo hộ tên thƣơng mại. Nghiên cứu vấn

đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đã có các công
trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên tạp chí
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu. Luận văn đƣợc kết cấu
thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về tên thƣơng mại và bảo hộ tên thƣơng
mại.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hộ
tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ tên thƣơng mại
trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÊN THƢƠNG MẠI
VÀ BẢO HỘ TÊN THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về tên thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm tên thƣơng mại
Theo pháp luật hiện nay ở Việt Nam, tên thƣơng mại đƣợc điều chỉnh
đồng thời bởi pháp luật thƣơng mại và pháp luật sở hữu trí tuệ. Khoản 1 Điều 6
Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Thƣơng nhân bao gồm tổ chức kinh tế đƣợc
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng
xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Trong Luật doanh nghiệp 2014, tên thƣơng
mại không đƣợc quy định cụ thể nhƣng lại có mối quan hệ chặt chẽ giữa “tên
thƣơng mại” và “tên doanh nghiệp”. Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định
tên doanh nghiệp là một trong những nội dung bắt buộc trong đăng ký kinh


doanh, đồng thời các Điều 38,39,40 quy định về “Tên doanh nghiệp” cũng nhƣ
những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc rằng, tên
doanh nghiệp là một thành tố quan trọng cấu thành doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau
đây:
Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp đƣợc viết là “công
ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn; đƣợc viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ
phần; đƣợc viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp
danh; đƣợc viết là “doanh nghiệp tƣ nhân” hoặc “DNTN” hoặc “doanh nghiệp
TN” đối với doanh nghiệp tƣ nhân;
Tên riêng đƣợc viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các
chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu”
Nhìn chung cả hai Luật này đều không định nghĩa thế nào là tên thƣơng
mại. Trong khi đó, Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đƣa ra khái niệm khá đầy đủ về
tên thƣơng mại nhƣ sau:
Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Tên thƣơng mại là
tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thế kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh”.
Nhƣ vậy, tên thƣơng mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh dùng nhận biết chính nó đối với các chủ thể kinh doanh khác,
và đƣợc bảo hộ khi nó có khả năng phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau
trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm của tên thƣơng mại
Thứ nhất, tên thƣơng mại là tên trong hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục của
chủ thể kinh doanh, nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận. Tên thƣơng mại là tên
dùng trong giao dịch, tên xƣng danh doanh nghiệp và nó không phải là dấu hiệu
nhận biết sản phẩm, dịch vụ nhƣ nhãn hiệu mà là dấu hiệu phân biệt chủ thể
kinh doanh.
Thứ hai, tên thƣơng mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với

chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khác với
nhãn hiệu, dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác
nhau, tên thƣơng mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Thứ ba, về mặt đối tƣợng, một mặt tên thƣơng mại của doanh nghiệp
đƣợc xác định giống hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đó sở hữu,


mặt khác tên thƣơng mại lại là tên gọi của doanh nghiệp thực hiện chức năng
phân biệt với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.
Thứ tƣ, về mặt thời gian, tên thƣơng mại của doanh nghiệp không bị hạn
chế về thời gian, điều đó có nghĩa là sau khi doanh nghiệp sử dụng tên thƣơng
mại để xƣng danh trong hoạt động thì doanh nghiệp có thể sử dụng nó mà không
bị bất cứ hạn chế nào về mặt thời gian chừng nào doanh nghiệp còn tồn tại và
đang sử dụng thì các chủ thể khác không đƣợc xâm phạm.
1.1.3. Chức năng của tên thƣơng mại
1.1.3.1. Chức năng thông tin
Chức năng thông tin của tên thƣơng mại thể hiện ở chỗ cấu tạo của tên
thƣơng mại thƣờng bao gồm hai phần là phần mô tả và phần phân biệt. Phần mô
tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh
vực kinh doanh. Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm đƣợc, có thể có
nghĩa hoặc không có nghĩa.
1.1.3.2. Chức năng phân biệt
Chức năng phân biệt của tên thƣơng mại là chức năng chính của tên
thƣơng mại. Thể hiện ở chỗ một tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ hợp pháp khi
chúng có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
1.1.4. Phân biệt tên thƣơng mại với tên doanh nghiệp và một số đối tƣợng sở
hữu công nghiệp thuộc nhóm chỉ dẫn thƣơng mại
1.1.4.1. Phân biệt tên thƣơng mại với tên doanh nghiệp

Giống nhau:
Có chức năng phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần
phân biệt trong tên thƣơng mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử
dụng cho tất cả hàng hoá, dịch vụ của chủ thể kinh doanh, đƣợc pháp luật bảo hộ
đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh. Trong nhiều trƣờng
hợp hai loại tên này đƣợc sử dụng nhƣ nhau.
Khác nhau:
Về chức năng:
Tên thƣơng mại đƣợc sử dụng nhằm mục đích thƣơng mại, dùng để xƣng
danh trong các hoạt động kinh doanh.
Tên doanh nghiệp có chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tên doanh
nghiệp là để phân biệt chính xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong
hoạt động kinh doanh.
Về thành phần cấu tạo:


Tên thƣơng mại là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm
đƣợc, bao gồm hai thành phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt.
Đối với tên doanh nghiệp, quy định tại Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2014
thì tên doanh nghiệp phải đƣợc viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và
ký hiệu, phải phát âm đƣợc và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp
và tên riêng.
Về căn cứ xác lập và quản lý:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì
quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử
dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó.
Tên doanh nghiệp đƣợc xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Về phạm vi bảo hộ:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thƣơng mại

không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại mà ngƣời
khác đã sử dụng trƣớc trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Phạm vi bảo hộ của doanh nghiệp là trên cả nƣớc.
1.1.4.2. Phân biệt tên thƣơng mại với một số đối tƣợng sở hữu công nghiệp
thuộc nhóm chỉ dẫn thƣơng mại
Phân biệt tên thƣơng mại với nhãn hiệu.
Nếu tên thƣơng mại đƣợc dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh có tên
thƣơng mại đƣợc bảo hộ với chủ thể kinh doanh khác thì Nhãn hiệu đƣợc dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Về thành phần cấu tạo:
Cấu tạo tên thƣơng mại là tập hợp các chữ cái có thể kèm theo chữ số phát
âm đƣợc, có thể chứa một hoặc hai thành phần, đó là thành phần mô tả và thành
phần phân biệt
Nhãn hiệu hàng hoá có thể gồm những từ ngữ, hình ảnh, chữ cái (có thể là
chữ số), hình vẽ, hoặc sự kết hợp tất cả các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng một hai
nhiều màu sắc khác nhau
Về điều kiện bảo hộ:
Tại Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với
tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nếu “có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên thƣơng mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh”.
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện
chung đối với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: “Là dấu
hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba


chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.
Về căn cứ xác lập quyền:

Sự khác biệt về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp là bản thân tên
thƣơng mại có thể tự động đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các tiêu chí đã đƣợc quy
định mà không cần làm thủ tục đăng ký. Còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua
thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trƣờng hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định.
Về phạm vi và thời hạn bảo hộ:
Phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại là trong một địa bàn, cùng một lĩnh
vực. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là trên toàn quốc.
Thời hạn bảo hộ của tên thƣơng mại: Không hạn chế, đến khi nào doanh
nghiệp còn sử dụng tên thƣơng mại ấy. Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu: 10 năm
(có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm).
Phân biệt tên thƣơng mại với chỉ dẫn địa lý.
Về khái niệm:
Khác với tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm
có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (theo
khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Về điều kiện bảo hộ:
Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ là đối tƣợng sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng
đƣợc những điều kiện theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Chỉ rõ nguồn gốc địa lý của sản phẩm: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu (có thể
là tên gọi, biểu tƣợng hoặc hình ảnh) nhƣng dấu hiệu đó phải thoả mãn các yêu
cầu nhƣ: Phải gắn liền với một khu vực, địa phƣơng cụ thể hay nói cách khác là
tên gọi, biểu tƣợng hình ảnh đó phải có thực và chỉ thuộc về khu vực địa phƣơng
đó mà thôi. Phải đƣợc dùng với mục đích duy nhất để chỉ rõ sản phẩm hàng hoá
có nguồn gốc đƣợc sản xuất từ khu vực địa phƣơng đó chứ không phải đƣợc gắn
trên hàng hoá hay bao bì của hàng hoá nhằm mục đích trang trí cho đẹp hau bất
kỳ mục đích nào khác.
Về căn cứ xác lấp quyền:
Căn cứ xác lập quyền đối với tên thƣơng mại là do hoạt động thực tế sử
dụng tên thƣơng mại đó trong hoạt động kinh doanh. Còn đối với chỉ dẫn địa lý
thì phải đăng ký.

Về phạm vi và thời hạn bảo hộ:
Nếu tên thƣơng mại chỉ bảo hộ ở phạm vi địa phƣơng (lĩnh vực và khu
vực kinh doanh) thì phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý đƣợc xác định tại quyết
định đăng bạ, đƣợc bảo hộ trên phạm vi cả nƣớc.


Về thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa
lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
1.2. Khái quát về bảo hộ tên thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm bảo hộ tên thƣơng mại
Có thể hiểu bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tên thƣơng mại nhƣ sau: Bảo hộ
tên thƣơng mại là việc Nhà nƣớc ban hành các quy định của pháp luật về tên
thƣơng mại, trên cơ sở đó xác lập quyền đối với tên thƣơng mại cho chủ sở hữu
trong thời gian Doanh nghiệp vẫn còn hoạt động. Bảo hộ tên thƣơng mại bao
gồm ba nội dung chính:
• Việc xác lập quyền đối với tên thƣơng mại.
• Khai thác, sử dụng quyền đối với tên thƣơng mại.
•Bảo vệ quyền sở hữu đối với tên thƣơng mại.
1.2.2. Ý nghĩa của bảo hộ tên thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng và bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc bảo hộ tên
thƣơng mại có ý nghĩa quan trọng nhƣ sau:
Đối với ngƣời tiêu dùng: Việc ghi nhận và bảo hộ tên thƣơng mại của
doanh nghiệp giúp cho các chủ thể xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản
phẩm, từ đó tạo ra niềm tin cho khách hàng, tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng
giảm thiểu những chi phí tìm kiếm sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp: Các quyền đƣợc hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ
tạo ra cho phép chủ sở hữu có đƣợc sự độc quyền đối với tên thƣơng mại trong
phạm vi khu vực và lĩnh vực kinh doanh của mình.
Đối với quốc gia: Tên thƣơng mại của doanh nghiệp đƣợc xây dựng và

khẳng định là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
doanh nghiệp thành đạt, nổi tiếng là biểu tƣợng của quốc gia.
Đối với xã hội: Đối với toàn bộ nền kinh tế, bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thƣơng mại là điều kiện và nền tảng để tạo một môi trƣờng
cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ sở cho Việt Nam tham gia vào thị trƣờng quốc tế,
thu hút đầu tƣ và công nghệ từ nƣớc ngoài để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.2.3 Pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại trên thế giới
1.2.3.1 Quy định về bảo hộ tên thƣơng mại trong một số điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam tham gia
Công ƣớc thành lập tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
Tên thƣơng mại là đối tƣợng đƣợc nhắc đến trong Điều 2 của Công ƣớc
này.
......


• Nhãn hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, tên thƣơng mại và tên gọi;
.......
Công ƣớc Paris 1883
Bảo hộ tên thƣơng mại đƣợc quy định tại Điều 8 Công ƣớc này: “Tên
thƣơng mại đƣợc bảo hộ ở tất cả các nƣớc thành viên của Liên hợp quốc mà
không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thƣơng mại đó có hay
không là một phần của nhãn hiệu hàng hoá”.
Hiệp định TRIPS
Theo khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPS ghi nhận “đối với các phần II;III
và IV của hiệp định này, các thành viên phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến
Điều 12 và Điều 19 của Công ƣớc Paris”. Nhƣ vậy có thể cho rằng toàn bộ các
quy định về bảo hộ tên thƣơng mại trong Công ƣớc Paris đƣợc thừa nhận nhƣ là
các quy định đầy đủ về tên thƣơng mại trong Hiệp định TRIPS.
1.2.3.2. Pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của một số quốc gia trên thế giới
(Nguồn trích dẫn từ Luận án tiến sĩ “Pháp luật về tên thƣơng mại của

doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Thuý Liễu)
Trong mục này, tác giả đã nghiên cứu và đã tìm hiểu đƣợc một số nội
dung pháp luật về tên thƣơng mại của một số nƣớc sau:
• Pháp luật Hoa Kỳ
• Pháp luật Nhật Bản.
• Pháp luật Pháp.
• Pháp luật Trung Quốc.
• Pháp luật của Philippines.


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ TÊN THƢƠNG MẠI
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại tại Việt Nam
2.1.1. Quy định về điều kiện bảo hộ tên thƣơng mại
Tên gọi của các chủ thể kinh doanh chỉ đƣợc coi là tên thƣơng mại và các
chủ thể này đƣợc các yêu cầu và tạo điều kiện bảo hộ cụ thể. Tên thƣơng mại
muốn đƣợc bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện đƣợc quy định tại Điều 76;77;78
Luật Sở hữu trí tuệ
Qua những phân tích trong luận văn cho thấy, tên thƣơng mại đƣợc bảo
hộ trên cơ sở sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Quy định về căn cứ xác lập quyền đối với tên thƣơng mại
Theo quy tại điểm b khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ thì “Quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thƣơng
mại đó”. Và tại Mục 1.6 Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của
Bộ Khoa học công nghệ ban hành thì “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó mà
không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền

và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thƣơng mại, chủ thể có tên thƣơng
mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian,
lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thƣơng mại đó đã đƣợc chủ thể đó sử dụng”.
2.1.3. Quy định về quyền của chủ sở hữu tên thƣơng mại
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thƣơng mại có các quyền
cơ bản nhƣ:
- Quyền sử dụng tên thƣơng mại: Tại Điều 123,124,125 Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về quyền của chủ sở hữu đối
tƣợng sở hữu công nghiệp nhƣ sau:
• Sử dụng, cho phép ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp
theo quy định tại Điều 124 và Chƣơng X của Luật này;
• Ngăn cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp theo quy
định tại Điều 125 của Luật này;
• Định đoạt đối tƣợng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chƣơng X
của Luật này.
- Quyền định đoạt : Chủ sở hữu đối với tên thƣơng mại có quyền định
đoạt về tên thƣơng mại theo các cách thức nhƣ sau:
Định đoạt về mặt pháp lý là chủ sở hữu tên thƣơng mại có quyền chuyển
nhƣợng quyền sở hữu của mình cho ngƣời khác. Quyền chuyển nhƣợng cho
ngƣời khác toàn bộ quyền đối với tên thƣơng mại đƣợc thực hiện dƣới hình thức


ký kết hợp đồng bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng
dân sự, kinh tế.
2.1.4. Quy định về xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại
Theo khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Mọi hành vi
sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự với tên thƣơng mại của ngƣời
khác đã đƣợc sử dụng trƣớc cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản
phẩm, dịch vụ tƣơng tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh,
hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối

với tên thƣơng mại”.
- Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại:
Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy
định yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại
- Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại.
Để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại của chủ thể
kinh doanh dựa trên các cơ sở chứng cứ về việc sử dụng hợp pháp tên thƣơng
mại nhƣ: Khu vực kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, thời điểm bắt đầu
sử dụng và quá trình sử dụng. Tại các Điều 5 và Điều 13 Nghị định
105/2006/NĐ-CP sửa đổi và hƣớng dẫn đã quy định về căn cứ để xem xét yếu tố
xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại.
2.1.5. Quy định giải quyết xung đột trong bảo hộ tên thƣơng mại và nhãn hiệu
Nguyên nhân xung đột giữa tên thƣơng mại và nhãn hiệu.
Nguyên nhân trực tiếp để xảy ra xung đột giữa tên thƣơng mại và nhãn
hiệu rất đa dạng. Khi các đối tƣợng này cùng thực hiện một chức năng và cần
tiếp cận đến cùng một mục tiêu đó chính là chỉ dẫn thƣơng mại cho ngƣời tiêu
dùng, sự khác biệt về lợi ích và mục tiêu đã góp phần làm nảy sinh các xung đột.
Quy định giải quyết xung đột trong bảo hộ tên thƣơng mại và nhãn hiệu:
Pháp luật Sở hữu trí tuệ của nƣớc ta đã có những quy định nhằm ngăn
ngừa và giải quyết hiện tƣợng xung đột quyền trong bảo hộ tên thƣơng mại và
nhãn hiệu. Cụ thể Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trƣờng hợp nhãn hiệu
không đƣợc bảo hộ nếu chứa: “Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc
có tính chất lừa dối ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công
dung, chất lƣợng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ”. Liên
quan đến tên thƣơng mại, theo quy định trên nếu nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự
với tên thƣơng mại của ngƣời khác đến mức gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng
về nguồn gốc của sản phẩm thì sẽ không đƣợc pháp luật bảo hộ. Theo điểm k
khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định một trong những trƣờng hợp
để nhãn hiệu có khả năng phân biệt đó là dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với tên
thƣơng mại đang đƣợc sử dụng của ngƣời khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có

thể gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
Bên canh quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ, pháp luật về Doanh
nghiệp cũng có những quy định cụ thể nhằm ngăn ngừa hiện tƣợng việc đặt tên
cho doanh nghiệp xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác.
Điều 17 nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định doanh nghiệp
không đƣợc sử dụng tên thƣơng mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá


nhân đã đƣợc bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trƣờng hợp
đƣợc sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thƣơng mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 cũng khuyến khích doanh nghiệp
trƣớc khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp nên tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý đã đăng ký và đƣợc lƣu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa
lý của Cục Sở hữu trí tuệ.
2.1.6. Quy định về các biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thƣơng mại
Các biện pháp bảo vệ tên thƣơng mại bao gồm:
• Biện pháp tự bảo vệ:
Biện pháp tự bảo vệ tên thƣơng mại là việc ngƣời có quyền đối với tên
thƣơng mại tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
• Biện pháp dân sự:
Biện pháp dân sự đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của
chủ thể có quyền đối với tên thƣơng mại hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
do hành vi tranh chấp gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng các
biện pháp hành chính hoặc hình sự.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì biện pháp dân sự
mà Toà án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thƣờng thiệt hại.
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đƣa vào sử dụng không nhằm mục
đích thƣơng mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phƣơng tiện đƣợc sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
với điều kiện không làm ảnh hƣởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ.
• Biện pháp hình sự:
Khi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức là
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật
Hình sự thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 quy định khá chi tiết các hành vi
xâm phạm đối với quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên chỉ hành vi xâm phạm
đối với quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý mới
phải chịu trách nhiệm hình sự, còn với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thƣơng mại lại không đƣợc quy định trong bộ luật này
• Biện pháp hành chính:
Biện pháp hành chính đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu
cầu của chủ sở hữu tên thƣơng mại, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm


phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có
thẩm quyền chủ động phát hiện.
Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung rất phong phú. Cụ thể bao gồm các biện
pháp xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Mỗi hành vi vi
phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc
phạt tiền. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất mức độ xâm phạm của hành vi thì cá nhân
tổ chức có hành vi xâm phạm còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử
phạt bổ sung theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày

21/9/2010.
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh
Nghệ An
2.2.1. Thực tiễn xác lập quyền đối với tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ
An
Theo số liệu thống kê tại Sở Kế hoặch đầu tƣ tỉnh Nghệ An, tính đến
tháng 4 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có 10.100 doanh nghiệp hoạt
động. Trong 4 tháng đầu năm 2017, Nghệ An có hơn 500 doanh nghiệp đƣợc
đăng ký thành lập mới. Số liệu trên cho thấy, hiện nay ở Nghệ An có một số
lƣợng lớn tên thƣơng mại đang đƣợc sử dụng.
Trƣớc ngày 1/1/2011 (do chƣa có cơ sở thống nhất để tra cứu tên thƣơng
mại), vì không tra cứu đƣợc tên thƣơng mại đã đƣợc sử dụng trƣớc trong hệ
thống dữ liệu của các cơ quan quản lý, nên thực tế từ việc đặt tên đã có sự trùng
lặp, gây nhầm lẫn, ảnh hƣởng đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng trùng lặp tên doanh nghiệp trên địa bàn, hiện nay
Sở Kế hoặch đầu tƣ tỉnh Nghệ An đã cập nhật hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
của Sở từ đầu năm 2012. Hệ thống này đang hoạt động rất hiệu quả, hệ thống có
chức năng xử thống kê số liệu, xử lý và hạn chế tình trạng trùng lặp tên doanh
nghiệp khi doanh nghiệp đăng ký mới.
2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp và xử lý xâm phạm quyền đối với tên
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Để có cái nhìn cụ thể hơn về thực tiễn giải quyết tranh chấp và áp dụng
các quy định của pháp luật để giải quyết các xung đột về tên thƣơng mại trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, tác giả đã đƣa ra một số vụ tranh chấp đã đƣợc xử lý tại Sở
Khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An, qua đó đánh giá về diễn biến tranh chấp và
phân tích các quy định của pháp luật và đánh giá kết quả xử lý của các cơ quan
chức năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2.3. Đánh giá về thực trạng bảo hộ tên thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Nghệ
An



Qua những thực trạng nêu trên, luận văn đã tìm ra đƣợc nguyên nhân của
tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại bao gồm
một số những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, do trình độ phát triển kinh tế ở nƣớc ta còn thấp. Việt Nam vẫn
còn nằm trong số nƣớc đang phát triển thì tất yếu trình độ dân trí nói chung, ý
thức tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật sở hữu công nghiệp nói riêng
chƣa cao.
Thứ hai, Tập hợp tất cả các quy định của pháp luật về tên thƣơng mại
hiện hành chƣa có tính thống nhất.
Thứ ba, Vấn đề thực thi pháp luật về bảo hô quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thƣơng mại từ phía cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế.
Thứ tƣ, không có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tên thƣơng mại đang đƣợc bảo
hộ cho mục đích tra cứu trƣớc khi xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chú trọng hơn
trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình bằng hình thức đăng ký
bảo hộ tên thƣơng mại dƣới hình thức nhãn hiệu để đảm bảo quyền sở hữu
không bị xâm phạm.
2.3. Những vƣớng mắc, hạn chế trong thực thi pháp luật về bảo hộ tên
thƣơng mại qua thực tiễn tại tỉnh Nghệ An
2.3.1. Hạn chế về pháp luật
Bất cập về quy định buộc doanh nghiệp phải đổi tên khi vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ đối với tên thƣơng mại
Phân tích quy định tại Điều 17 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010
của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Một số quy định về pháp luật Sở hữu trí
tuệ. Nhìn chung thì những quy định này đều không có quy định hình thức buộc
chủ thể vi phạm phải tiến hành đổi tên doanh nghiệp.
Luật quy định khái niệm chƣa rõ ràng:
Luật chƣa định nghĩa đƣợc rõ “khu vực kinh doanh” là gì. Trong Luật Sở
hữu trí tuệ thì khu vực kinh doanh đƣợc định nghĩa là “khu vực địa lý nơi chủ

thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”, nhƣng định nghĩa
thì khái niệm trên chƣa đƣợc giải thích rõ ràng. Liệu theo định nghĩa này thì”khu
vực kinh doanh” có thể đƣợc hiểu là bất kỳ khu vực địa lý nào mà doanh nghiệp
phân phối sản phẩm đến? Hay “khu vực kinh doanh” là nơi doanh nghiệp đó đặt
trụ sở chính, chi nhánh hay là nơi doanh nghiệp đặt văn phòng giao dịch?
2.3.2. Hạn chế từ phía các cơ quan quản lý và thực thi
Việc thực thi pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại có vai trò rất quan trọng
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể quyền, lợi ích của ngƣời tiêu dùng
và xã hội, góp phần lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh và thu hút các nguồn
đầu tƣ vào các hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, thời gian qua, sự phối hợp giữa


các cơ quan thực thi pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại còn nhiều hạn chế, trình
tự, thủ tục giải quyết xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ còn rƣờm rà, vƣớng mắc.
Thực tế, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi còn ở mức độ đơn lẻ, theo
vụ việc và không mang tính hệ thống, thƣờng xuyên với những cách thức, biện
pháp và mục tiêu đã đƣợc xác định trƣớc cho toàn bộ hệ thống. Do đó, còn phát
sinh các vẫn đề chồng lấn giữa hệ thống hành pháp và tƣ pháp, đồng thời khó
khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền trong việc xử lý các
hành vi xâm phạm.
2.3.3. Hạn chế từ phía doanh nghiệp
Thực tế hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn tồn tại những hạn
chế trong việc nhận thức vai trò của pháp luật Sở hữu trí tuệ, gây ra những khó
khăn trong việc thực thi pháp luật về quyền Sở hữu trí tuệ. Luận văn đã đƣa ra
đƣợc một số hạn chế của doanh nghiệp hiện nay.

CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ
TÊN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NÓI RIÊNG VÀ
TRÊN TOÀN QUỐC NÓI CHUNG

3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại
Trên cơ sở những định hƣớng trên, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật hiện hành nhƣ sau:
Thứ nhất, về việc đặt tên doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp hiện ít có
sự chọn lựa trong việc đặt tên theo Luật Doanh nghiệp, vì vậy, cần thiết phải mở
rộng qui định về đặt tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp để đáp ứng nhu
cầu của thực tiễn
Thứ hai, cần bổ sung các đối tƣợng của quyền Sở hữu trí tuệ vào luật để
áp dụng biện pháp bảo vệ hình sự.
Theo bộ luật Hình sự 2015, Điều 226 quy đinh về tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp, theo đó, trong Điều 226 về tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp chỉ mới liệt kê hai đối tƣợng đƣợc bảo vệ là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý,
còn những đối tƣợng khác chƣa đƣợc ghi nhận, qua đó sẽ gây khó khăn cho các
cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng, do vậy, cần bổ sung các đối tƣợng
còn lại của quyền sở hữu công nghiệp trong đó có tên thƣơng mại.
3.2. Các giải pháp chung nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực thi pháp
luật bảo hộ tên thƣơng mại


3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi
hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ
trƣơng, chính sách của Đang, pháp luật của Nhà nƣớc đến với mọi ngƣời dân.
Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc đã đề cập đến công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật. Qua đó có thể nhận thấy tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là vấn đề cấp thiết đối với Nhà nƣớc
ta hiện nay.
Quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật ở mọi ngành, mọi giới, mọi tầng lớp xã hội nhằm nâng cao trình độ

dân trí, xây dựng ý thức tự giác thi hành pháp luật nói chung và pháp luật về sở
hữu công nghiệp nói riêng nhằm xây dựng một môi trƣờng kinh doanh công
bằng, trong sạch cho doanh nghiệp.
3.2.2. Các doanh nghiệp phải tự động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với
các hành vi xâm phạm
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề phức tạp hiện nay ở nƣớc ta
khi tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến, trong khi đó
công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế. Để giải quyết
thực trạng này, yêu cầu chung là các doanh nghiệp phải chủ động trong nhận
thức, chủ động trong việc phòng ngừa và đấu tranh với các hành vi xâm phạm,
góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội
nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.3. Kiến nghị cụ thể
Một là, về khái niệm và phạm vi bảo hộ
Những quy định mang tính chất khung của pháp luật sở hữu công nghiệp
đối với tên thƣơng mại xuất phát từ thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, các nhà làm luật, các doanh nghiệp cũng không lƣờng trƣớc đƣợc các
tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đánh giá, kết luận đúng các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu đối với tên thƣơng mại, chúng ta cũng cần phải có những
điều chỉnh về quy định của pháp luật về điều kiện xác định lĩnh vực kinh doanh
cũng nhƣ khu vực kinh doanh của tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ. Theo quan điểm
cá nhân của tác giả, nên loại bỏ hoặc sửa đổi để làm rõ hơn cụm từ “Khu vực
kinh doanh” trong quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Hai là, cần có quy định về việc bắt buộc tra cứu dữ liệu quốc gia về
tên thƣơng mại khi đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Để giảm thiểu tình trạng xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại, cần
phải có cơ chế ngăn ngừa xung đột này xảy ra trong giai đoạn xác lập quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong quá trình đăng ký bảo hộ.
Ba là, cần tăng cƣờng hiệu quả thực thi pháp luật.



Nhà nƣớc cần áp dụng các biện pháp thích hợp để tăng cƣờng sự phối hợp
giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảo công
tác thi hành pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đạt
hiệu quả tốt nhất.


KẾT LUẬN
Tên thƣơng mại là tài sản vô hình có khả năng mang lại lợi ích vật chất to
lớn cho chủ sở hữu. Bảo hộ tên thƣơng mại là bảo hộ uy tín của doanh nghiệp,
chống lại hành vi gây nhầm lẫn và khai thác trái phép các uy tín của doanh
nghiệp, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của các chủ thể
kinh doanh, của ngƣời tiêu dùng, thúc đẩy sáng tạo khoa học, công nghệ, đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thƣơng mại đƣợc xác lập không trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ mà chỉ cần
thoả mãn các điều kiện do pháp luật qui định. Khi phát hiện hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại, chủ sở hữu tên thƣơng mại có
quyền yêu cầu cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý nhƣng phải chứng minh
điều kiện xác lập, phạm vi quyền của mình và các chứng cứ về hành vi vi phạm.
Trong thực tê, để thực hiện đƣợc điều này là rất khó khăn. Vì vậy, để làm tốt
công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại, đảm bảo
quyền lợi cho chủ sở hữu công nghiệp, chúng ta phải hoàn thiện pháp luật về
bảo hộ tên thƣơng mại và phải có cơ chế phù hợp trong quá trình thực thi pháp
luật.
Luận văn về đề tài “ Thực thi pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại tại địa
bàn tỉnh Nghệ An” tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về tên thƣơng mại,
thực trạng pháp luật và đánh giá tính hiệu quả của thực tiễn thực thi pháp luật về
tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ ra những nguyên nhân của một số
hạn chế còn gặp phải trong thực tiễn. Từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện

pháp luật tên thƣơng mại và các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực thi
pháp luật về tên thƣơng mại ở nƣớc ta trong giai đoạn tiếp theo.



×