Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tuyển tập những bài văn hay nhất lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.82 KB, 35 trang )

Cảm nhận của em trước cái chết bất ngờ của Lão Hạc ý nghĩa cái
chết của Lão Hạc.
Cái chết bất ngờ của Lão Hạc chính là hậu quả của một xã hội
phong kiến đã mục nát. Cái chết ấy thật dữ dội, kinh hoàng. Trên đời,
có bao cá chết nhẹ nhàng nhưng Lão Hạc lại chọn cái chết thật đau đớn
như một cái chết của con vật, như một lời tạ lỗi với cậu Vàng- kỉ vật
thiêng liêng của người con trai. Nhưng có lẽ cái chết tuy đau đớn về thể
xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn vì đã giữ được nhà cho
con trai, vì đã chết mà không làm phiền đến hàng xóm.

Ý nghĩa: cái chết đã tố cáo một xã hội phong kiến đương thời, một
xã hội bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của
bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đã đòn con người và bức chân đường
cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải cứu mình.
Qua cái chết của Lão Hạc, ta càng thêm tin yêu, kính trọng những phẩm
chất tốt đẹp, nhân cách cao quý của người nông dân: thật thà, chất


phác, hiền lành, thủy chung, sống có tình có nghĩa… để rồi ta phải khâm
phục, thương tiếc xót xa trước cảnh đời bi thảm.
Cái chết đã làm tăng sự ám ảnh, hấp dẫn trong câu chuyện làm người
đọc xúc động phải suy ngẫm.


Cảm nhận của em về nhan đề của đoạn trích tức nước vỡ bờ của Ngô Tất
Tố.

Tác phẩm ” tắt đèn” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Ngô
Tất Tố. Chương XVIII cuả tác phẩm được đặt với nhan đề” tức nước vỡ
bờ”. Nhan đề này là một câu thành ngữ trong dân gian phản ánh một quy
luật ở đời. Đó là ” tức nước vỡ bờ” có tức nước thì mới vỡ bờ, ở đâu có


áp bức thì ở đó có đấu tranh. Trong đoạn trích này, hình ảnh của chị Dậu
càng khẳng định tính đúng đắn của quy luật xã hội này. Chị bị dồn đến
chân tường uất ức cao độ bị đẩy mức đường cùng vì vậy chị phải vùng
dậy đứng lên đấu tranh và chị đã chiến thắng. Từ đó, nhan đề như muốn
khẳng định người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam vốn hiền
lành, tháo vát, nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng thì họ sẽ vùng lên
chống cự để đòi lại chân lý lẽ phải. Như vậy, chỉ bằng một nhan đề gồm
bốn chữ ” tức nước vỡ bờ” ngắn gọn nhưng đã góp phần vào lời khẳng
định rõ ràng về quy luật xã hội. Con đường sống của quần chúng nhân


dân bị áp bức bóc lột chỉ có thể là con đường đấu tranh để giải phóng,
họ không còn con đường nào khác để sống trong xã hội.


Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích tức nước vỡ bờ
của Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố là một nhà văn nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất
sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Ông có rất nhiều tác
phẩm đặc sắc, một trong số đó tiêu biểu là tiểu thuyết ” tắt đèn”. Dưới
ngòi bút hiện thực sinh động với khả năng tạo dựng tình huống truyện
giàu kịch tính đã khắc họa rõ nét nhân vật, đặc biệt là nhân vật chị Dậu.
Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, vừa giàu tình yêu thương
vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, chị đại diện cho cảnh ngộ khốn khổ
và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà nhà quê trước năm 1945.

Đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” được trích trong chương XVIII của
tác phẩm “Tắt đèn” . Đoạn trích đã vạch rõ bộ mặt xấu xa tàn ác của
bọn xã hội thực dân phong kiến đương thời – xã hội đã đẩy người nông
dân lương thiện vào cảnh vô cùng cực khổ bế tắc khiến họ phải liều

mạng cự lại, đồng thời đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, giàu tình thương yêu


chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Đoạn trích còn
phản ánh một quy luật sống ở đời. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
Trong truyện, chị Dậu là một người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền
dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Trong những ngày sưu thế ngột
ngạt, tai nạn luôn lảng vảng, rình rập xung quanh những gia đình nghèo
thiếu thuế. Trong lúc nước sôi lửa bỏng chị một mình cái thân xơ xác
đôn đáo chạy vạy ngược xuôi để lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợiem trai chồng, chị đành phải đứt ruột bán cái Tí, đứa con đầu lòng 7 tuổi
bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai mà cũng chưa đủ tiền
nộp sưu, chồng chị vẫn bị đánh trói. Anh Dậu được khiêng về nhà rũ
rượi như một cái xác chết. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội rồi đi rón rén
bưng cháo cho chồng, ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không? Qua
đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, dịu dàng,
chu đáo, tháo vát, chịu thương, chịu khó, tần tảo, tận tụy, là người phụ
nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.
Chị Dậu đã phải vùng lên, đánh nhau với người nhà lý trưởng và tên cai
lệ để bảo vệ mạng sống cho chồng của mình. Lúc đầu, khi tên cai lệ và
người nhà lý trưởng xồng xộc vào, chị đã cố van xin tha thiết, lễ phép,
nhã nhặn vì biết chúng là ” người của nhà nước”. còn chồng chị là kẻ
cùng định có tội. Chị run run xin khất rồi vẫn tha thiết van nài nhưng
chúng không nghe. Tên cai lệ đã đáp lại chị bằng một quả ” bịch” vào
ngực chị mấy bịch rồi sắn sổ tới trói anh Dậu. Chỉ khi đó chị mới liều


mạng cự lại, bạn đầu chị cự lại bằng lí ” chồng tôi đau ốm ông không
được phép hành hạ” , lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn
xưng cháu gọi ông mà lúc này là ông- tôi. Bằng sự thay đổi đó chị đã

đứng lên vị thế ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ để đấu thách
thức chúng. Khi tên cai lệ không còn trả lời mà con tát vào mặt chị Dậu
mộ cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã đứng dậy với
niềm căm giận ngùn ngụt ” chị Dậu nghiến hai hàm răng lại, mày chói
ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô đã thay đổi,
đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn
ngụt khinh bỉ cao độ. Đồng thời, thể hiện tư thế của người đứng trên đầu
kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu, đè bẹt đối phương đấu lực với chúng,
trong con người của chị Dậu như tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng
bị đẩy đến bước đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt, thể
hiện một thái độ bất khuất.
Mặc dù chị là người nông dân mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và
đức hi sinh cao cả, nhưng không hoàn toàn yếu đuối mà tiềm ẩn một sức
mạnh phản kháng, ẩn sâu trong con người chị, chị là một phụ nữ có tính
cách mạnh mẽ cứng cỏi với một tinh thần khỏe khoắn, dũng cảm một
sức sống mạnh mẽ tiềm tàng nên sẽ không thể bị khuất phục trước
những khó khăn cản trở nào.
Có thể nói chị Dậu là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông
dân trong xã hội cũ, dù sống trong hoàn cảnh tối tăm cực khổ nhưng


họ vẫn ánh lên được phẩm chất cao đẹp của người nông dân hiền
lành lương thiện giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng. Chị Dậu
mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho
tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa
thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng đảng.


So sánh cảm xúc qua 2 chi tiết bé Hồng khóc: ” tôi cười dài…” và ” tôi
òa lên… nức nở” của truyện: Trong lòng mẹ

Đề bài: Trong đoạn trích ” trong lòng mẹ” có nhiều chi tiết miêu tả bé
Hồng khóc, hãy so sánh sự khác nhau về cảm xúc được thể hiện qua 2
chi tiết:
-Tôi cười dài trên tiếng khóc.
-Tôi òa lên khóc và cứ thế nức nở.

Bài làm.
Trong đoạn trích ” trong lòng mẹ” của Thanh Tịnh tác giả đã miêu tả
rất nhiều lần bé Hồng khóc như mưa khi nghe người cô nói xấu về mẹ
mình. Hồng đau đớn lòng thắt lại, hai khóe mắt cay cay lúc thì nước mắt
ròng rớt xuống, hai bên má chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ hay khi gặp
mẹ Hồng khóc nức nở. Thế nhưng hai chi tiết thể hiện rõ diễn biến tâm
trạng của bé Hồng là ” tôi cười dài trong tiếng khóc ” Tôi òa lên khóc
và cứ thế nức nở”. Ở chi tiết bé Hồng “cười dài trong tiếng khóc”


dường như thể hiện sự đau đớn tủi cực của chú, những tiếng khóc dường
như được kìm nén lại khi Hồng phải nghe những lời nhục mạ của người
cô. Đến khi Hồng thấy rõ mục đích mỉa mai trắng trợn của cô, những
cảm xúc tích tụ dâng chào, không kìm nén được đã bật thành tiếng khóc
của sự đau đớn tủi cực, nhưng đến chi tiết Hồng ” òa lên khóc và cứ thế
nức nở” khi được gặp mẹ, khác với tiếng khóc trước đó, đó là những
giọt nước mắt của niềm vui sướng mãn nguyện vừa mừng vừa tủi vừa
xúc động khi trong lòng mẹ được sống lại giây phút của tình mẫu tử êm
dịu ngọt ngào.
Như vậy, tác giả đã thể hiện rất rõ diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng,
thật sâu sắc và tinh tế.


Hãy phân tích chất thơ toát lên từ thiên truyện ” tôi đi học” của Thanh

Tịnh.
Trong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành
công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng
sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm
với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ
tình trong truyện.

Xem thêm:


EM HÃY KỂ TÓM TẮT CÂU TRUYỆN LÃO HẠC CỦA
NHÀ VĂN NAM CAO {VĂN LỚP 8}



PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA NGHỆ THUẬT SO
SÁNH TRONG ĐOẠN: ” Ý NGHĨ ẤY THOÁNG QUA…”
TRONG TRUYỆN ” TÔI ĐI HỌC”



HÃY PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA HÌNH ẢNH
SO SÁNH TRONG ĐOẠN VĂN” TÔI QUÊN THẾ NÀO
ĐƯỢC…” TRONG TRUYỆN ” TÔI ĐI

Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư
tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua
những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện
ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là
những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường



đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây
trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp
khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất
thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những
câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay
tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen,
lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự
thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng
nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ
như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ
cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua
thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên
không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân
cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười
của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng
trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của
mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu
văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các
cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy
tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình
tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm
để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được
thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.
Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ
được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha
thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ
còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi
người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ

khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.
Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một
tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn
lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào
đón trẻ thơ.



Hình ảnh người nông dân trong xã hội phong kiến xưa qua các tác phẩm
Trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão Hạc.
Đời sống người nông dân trong xã hội xưa rất cực khổ, họ phải chịu
nhiều nỗi đau bất hạnh. Viết về nỗi khổ ấy, có rất nhiều nhà văn với
những tác phẩm hiện thực tiêu biểu như ” Trong lòng mẹ” của Nguyên
Hồng, ” tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, ” Lão Hạc” của Nam Cao.

Các tác phẩm này đã phản ánh mạnh mẽ một xã hội đen bạc, xấu xa
đã đẩy nông dân vào đường cùng không lối thoát khiến họ phải tự tìm
đến lối thoát để thoát ly khỏi thực tại. Nỗi đau đớn, khổ cực của một đứa
trẻ trong xã hội bế tắc kia khác nào cuộc sống của chú bé Hồng trong
tác phẩm của Nguyên Hồng. Qua nhân vật bé Hồng, ta sẽ thấy cảm
động về tình cảm mẹ con, tình cảm của Hồng khi xa mẹ và niềm hạnh
phúc lớn lao của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. Qua đó, nhà văn
thể hiện thái độ cảm thông, trân trọng đối với phụ nữ và trẻ em và luôn
khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay cả trong
những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống. Chị Dậu trong tác phẩm


” tức nước vỡ bờ” tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người
phụ nữ nông dân Việt Nm, sắc sảo, đôn hậu, cần cù, tần tảo, giàu tình
yêu thương và dũng cảm chống lại cường hào áp bức. Nhân vật lão Hạc

trong truyện ngắn ” Lão Hạc”là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh
nhưng lão là người sống rất lương thiện, nhân hậu, thủy chung và có tình
yêu thương con mãnh liệt, khi bị dồn đến mức chân đường cùng, lão tự
tìm đến cái chết để giữ trọn đạo làm cha. Qua đó, dưới ngòi bút sinh
động của các nhà văn, tình vợ chồng, tình mẹ con, ti tình xóm nghĩa làng
giữa những con người cùng khổ, số phận của những phụ nữ, trẻ em được
nêu lên với bao xót thương làm nhức nhối trong lòng người đọc.
Như vậy, trong xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa kia chứa biết bao
mảnh đời bất hạnh, đáng thương, xong họ luôn toát lên những phẩm chất
cao đẹp.


Kể lại một kỷ niệm với thầy cô giáo cũ của em – Văn lớp 8
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ, trong
sáng, chứa chất biết bao niềm vui, nỗi buồn bên người thầy cô. Tôi
cũng vậy, tôi được lớn lên và trưởng thành trong sự ân cần, chăm sóc tận
tụy của rất nhiều thầy cô giáo nhưng ấn tượng nhất với tôi là hình ảnh
cô Tâm cùng với kỉ niệm khó quên, cô chính là người đã nắm tay tôi
nắn nót cho tôi từng nét chữ.

Xem thêm:


VIẾT MỘT BÀI VĂN NGẮN KỂ VỀ KỈ NIỆM TUỔI ẤU
THƠ CỦA EM- VĂN LỚP 8.



{VĂN TỰ SỰ} – GIỚI THIỆU VỀ MỘT NGƯỜI THÂN
TRONG GIA ĐÌNH EM.




{VĂN LỚP 8} VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ NGÀY ĐẦU
TIÊN MẸ EM ĐƯA EM ĐẾN TRƯỜNG.

Hồi ấy, cô Tâm là chủ nhiệm của lớp 1 E chúng tôi, ngày từ ngày khai
giảng đầu tiên, trong ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ thơ, tôi đã
thấy cô thật hiền hậu trong tà áo dài rực rỡ màu xanh có những bông hoa
lốm đốm nhiều màu sắc, cô có dáng người dong dỏng, khuôn mặt có trái
xoan với đôi mắt nâu ấm áp luôn nhìn chúng tôi với vẻ thân thương, trìu
mến, mái tóc dài mượt đen óng ánh làm nổi bật nước da trắng hồng của
cô, sống mũi cô cao với đôi môi trái tim lúc nào cũng đỏ hồng như được


xoa lên một lớp son mỏng. Ấn tượng nhất với tôi là nụ cười duyên dáng
với hàm răng trắng ngà đều tăm tắp cùng má lúm đồng tiền hiện rõ trên
má trái, cô ăn mặc giản dị không diện như các cô giáo khác trong trường
nhưng trong ánh mắt của học trò chúng tôi, cô lúc nào cũng xinh đẹp
nhất, tươi trẻ nhất.
Tôi quên thế nào được bàn tay búp măng thon nhỏ của cô Tâm, bàn tay
ấy đã mềm mại đưa những nét phấn trên bảng đen, đã thoăn thoắt xòe
que tính cho chúng tôi tập làm toán, bàn tay cô đã nắm lấy những bàn
tay bé nhỏ của chúng tôi diễu hành qua lễ đài trong buổi tựu trường đầu
tiên, đã nắn nót đưa từng nét bút trên những trang giấy trắng thơm tho,
đã rèn luyện cho tôi chữ viết và cách trình bày một bài văn hay một đoạn
văn, thơ. Ngày ấy, tôi là một học sinh cá biệt của lớp 1 E, vốn là con gái
nhưng chữ tôi rất cẩu thả, chữ viết thì xấu nhất lớp. Bởi vậy, một số bạn
trong lớp chê cười tôi, tôi buồn lắm, cứ mỗi lần đến giờ chính tả tôi đều
rất sợ hãi, lo lắng, tim tôi cứ đập thình thịch, nhưng mỗi lúc ấy, bên

cạnh tôi luôn có cô Tâm- người cô tôi yêu quý nắm lấy tay tôi đưa
từng nét chữ nắn nót trên giấy. Chao ôi! cái ấm áp của bàn tay cô
khiến con người ta phải xao xuyến nhớ mãi không quên, lúc đầu khi
được cô nắm tay, tay tôi run run nên nét chữ hơi nghệch ngoạc, nhưng
cô đã nhìn tôi cười với ánh mắt của tình yêu thương đã sưởi ấm trái tim
của một tâm hồn nhỏ bé. Cô vẫn cố gắng rèn chữ cho tôi, chỉ sau một vài
lần, chữ tôi đã tiến bộ hơn. Cô luôn quan tâm tới tôi, luôn để ý đến chữ
viết của tôi khiến cho mấy đứa trong lớp cũng phải phát ghen. Khi tôi
viết sai chính tả cô không mắng mà chỉ dịu dàng nhắc nhở, bàn tay búp
măng ấy đã uyển chuyển đưa những nét chữ đẹp đẽ đậm nhạt làm mẫu
cho tôi về nhà tập viết, cô luôn dặn dò khuyên nhủ tôi phải tích cực
luyện chữ viết để chữ viết tiến bộ hơn, mỗi lần nhìn lên bàn tay trắng
nõn nà nhỏ nhắn đang đưa nét phấn lên bảng đen của cô tôi lại thầm cảm
ơn cô – cảm ơn bàn tay ấm áp của cô. Cứ thế, tôi khôn lớn dần trong
vòng tay tràn đầy tình yêu thương mãnh liệt của cô. Tôi không còn
sợ hãi khi mỗi lần viết chính tả nữa, tôi không còn run rẩy mỗi khi cô
nắm tay nữa, cuối cùng tôi cũng đạt được điểm chín môn chính tả. Khi
nhìn thấy cô nở nụ cười rạng rỡ khen tôi có sự cố gắng trong học tập, tôi
thấy lòng mình vô cùng sung sướng và hạnh phúc, từ một học sinh có


chữ xấu nhất lớp tôi đã vươn lên đứng thứ mười một trên hai mươi tư
bạn trong lớp. Tôi cảm thấy tự hào và hãnh diện khi được học dưới sự
chỉ dẫn ân cần, tận tụy của cô Tâm.
Giờ đây, sóng gió cuộc đời xô đẩy tôi tới nhiều nơi, đưa tôi vượt qua bao
gian nan, thử thách trong cuộc sống khiến tôi đôi lúc lãng quên đi những
kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, nhưng hình ảnh cô Tâm luôn hiện lên trong
tâm trí tôi với một nụ cười thân thiện cùng đôi bàn tay nhỏ nhắn ấm
áp ấy. Cô chính là nguồn động lực luôn tiếp sức cho tôi trên con đường
học tập. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ ghi nhớ mãi lời cô Tâm dạy bảo,

mỗi lần nhìn những dòng chữ nắn nót trên trang giấy trắng, tôi xúc động
thầm nghĩ đến cô và thầm nhắc ” giờ cô đang ở đâu”


Nêu diễn biến tâm trạng của Lão Hạc trước và sau khi bán cậu Vàng.
Trước khi bán chó Lão Hạc đã phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều, lão
coi việc bán cậu Vàng là hết sức hệ trọng, bởi cậu Vàng là người bạn
thân thiết là kỉ vật thiêng liêng của cậu con trai mà ông hết mực yêu
thương.

Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được thể hiện qua chi
tiết: lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước, mặt như
mếu, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, đầu nghẹo
về một bên, miệng mếu mó như con nít, Lão hu hu khóc.
Qua đó thể hiện tình yêu thương loài vật, Lão Hạc có tấm lòng chân
thực, chất phát, đôn hậu, vị tha- một phẩm chất đáng quý.
Từ khóa tìm kiếm:
lão hạc là người như thế nào, lão hạc và con chó vàng, cảnh lão hạc bán
chó, tâm trạng lão hạc xung quanh việc bán chó


Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa diêm trong văn bản cô bé bán diêm
của An déc xen.

Đề bài:
Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa diêm trong việc xây dựng nhân
vật và thể hiện chủ đề tác phẩm trong văn bản ” cô bé bán diêm”
của An-dec-xen.
Bài làm:
An-déc-xen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch. Bạn đọc khắp

năm châu đều biết đến ông bởi những tác phẩm của ông rất đặc sắc,
huyền ảo mà mơ mộng gần gũi với trẻ thơ.
Khi đọc truyện ” cô bé bán diêm” của nhà văn, ta thấy thật ấn tượng với
ngọn lửa diêm, phải chăng hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh trong
truyện đã đem đến những giấc mơ kì diệu của em bé bán diêm, đó là
ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc,
được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu
thương của bố mẹ, của bà và mọi người. Chính ngọn lửa diêm ấy đã
đưa em đến với bà thương yêu- người đã bao bọc che chở cho em, yêu
thương em hết mực để rồi hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng
Đế. Hình tượng ngọn lửa diêm sáng ngời lên vẻ đẹp nhân văn thể hiện
cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh


về ước mơ và những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của trẻ thơnhững thân phận nghèo khổ trên đời giữa cảnh đời nghiệt ngã. Thông
qua hình tượng ngọn lửa diêm, ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo, lòng nhân
ái của tác giả đối với các em thiếu nhi, đồng thời nhà văn còn muốn gửi
tới người đọc một thông điệp: đó là hãy biết san sẻ tình yêu thương,
đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em
nhỏ.
Với lối viết nhẹ nhàng bay bổng An-déc-xen đã trở thành nhà văn của
mọi thời, mọi người và mọi nhà. Hình tượng ngọn lửa diêm sẽ mãi ám
ảnh trong lòng độc giả về những khát vọng bình dị, giản đơn mà vô cùng
đẹp đẽ của những đứa trẻ bất hạnh khơi dậy trong lòng ta về lòng yêu
thương con người để xã hội càng trở nên tươi đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh
phúc.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả chính xác bản chất ác thú của… lúc bấy
giờ”, viết một đoạn văn chứng minh điều đó.
Đềbài:

Cho câu chủ đề sau: “ nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả thật chính xác
bản chất ác thú không còn tính người của những tên tay sai, mạc hạ
trong cái guồng máy tàn bạo của bọn qua lại lúc bấy giờ”. Hãy triển khai
thành một đoạn văn diễn dịch hoặc quy lạp khoảng 10 đến 12 câu.
Xem thêm:


CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU QUA
ĐOẠN TRÍCH ” TỨC NƯỚC VỠ BỜ” CỦA NGÔ TẤT
TỐ.



TÓM TẮT ĐOẠN TRÍCH ” TỨC NƯỚC VỠ BỜ” CỦA
NGÔ TẤT TỐ- VĂN LỚP 8




{VĂN LỚP 8} VIẾT ĐOẠN VĂN THEO LỐI DIỄN DỊCH
ĐỂ NÓI LÊN SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT CHỊ
DẬU.

Bài làm:
Nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả thật chính xác bản chất ác thú không
còn tính người của những tên tay sai, mạc hạ trong cái guồng máy tàn
bạo của bọn lại lúc bấy giờ. Tên cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện
bất ngờ đột ngột trong tình cảnh bối rối của gia đình chị Dậu. Anh Dậu
vừa tỉnh dậy run rẩy bưng bát cháo kề vào miệng định cố ăn như cố níu
kéo chút hơi tàn của cuộc sống thì cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập

tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, chúng giống hệt
những con quỷ dữ từ âm phủ hiện về. Bọn chúng thật độc ác, vừa vào tới
nhà chúng đã quát tháo, chửi bới, đe dọa chị Dậu, lời lẽ cách xưng hô
thật thô tục. Hắn quát lớn, đe dọa dỡ nhà, đòi trói cổ anh Dậu. Hành
động của tên cai lệ còn tàn bạo hơn, hắn giật phách lấy cái thừng trong
tay người nhà lý trưởng sầm sập tiến đến chỗ anh Dậu trắng trợn tàn bạo
hơn nữa, tên ác quỷ đó đã đánh chị Dậu, hắn bịch mấy bịch vào ngực chị


Dậu, rồi tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp. Hắn hung hăng chẳng
khác nào một con thú dữ, một con quái vật, hắn không còn lắng nghe
thấu hiểu lời nói tha thiết van xin lễ phép của chị Dậu, một người phụ nữ
đáng thương, yêu thương chồng con hết mực, hiền lành nhẫn nhục.
Thảm hại thay cho kết cục kẻ cậy quyền cậy thế mượn danh lũ thống trị
để áp bức, bóc lột dân lành. Song chúng chỉ là một lũ đê hèn, yếu ớt. Bởi
vậy, tên cai lệ đã bị chị Dậu túm lấy cổ ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã
chỏng quèo trên mặt đất, nhưng miệng vẫn nham nhảm thét trói vô
chồng kẻ thiếu sưu. Còn tên người nhà lý trưởng bị chị túm tóc lắng cho
một cái ngã nhào ra thềm. Như vậy, tên cai lệ và người nhà lý trưởng
những tên sai mạc hạ là bọn đầu trâu mặt ngựa là công cụ bỉ ổi của xã
hội tàn bạo lúc bấy giờ.

Những que diêm bé nhỏ kia đã trở thành những que diêm hi vọng của
tâm hồn trẻ thơ” trong “cô bé bán diêm”, em có đồng ý không?
Đề bài:
Có ý kiến cho rằng: ” Những que diêm bé nhỏ kia đã trở thành những
que diêm hi vọng của tâm hồn trẻ thơ”. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?

Bài làm:



An-dec-xen là một nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX.
Ông là nhà văn của mọi thời, mọi người và mọi nhà. Phải chăng, những
loại truyện ông viết gần gũi, quen thuộc với trẻ em như truyện ” bầy
chim thiên nga”, ” Nàng tiên cá”. Đặc biệt là truyện ” cô bé bán diêm”,
truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đọc tác phẩm
lên, có nhà phê bình văn học cho rằng ” Những que diêm bé nhỏ kia đã
trở thành những que diêm hi vọng của tâm hồn trẻ thơ”. Ý kiến ấy thật
xác thực, trong tăm tối đau khổ những que diêm nhỏ bé ấy đã trở thành
những que diêm hi vọng, của khát khao trong tâm hồn bé bỏng trẻ thơ.
Chính ánh sáng của ngọn diêm- ngọn lửa xanh lam ấy đã xua tan đi cái
lạnh lẽo tăm tối để em bé quên đi nỗi bất hạnh, cay đắng, tủi cực của
mình, quên đi cái rét thấu xương, quên đi cái đói để em sống trong niềm
vui với niềm hi vọng với những ước mơ đẹp đẽ và cao cả. Em đã bốn lần
quẹt một que diêm, lần thứ năm em quẹt nốt các que diêm còn lại trong
bao. Em quẹt diêm để sưởi ấm nhưng thật bất ngờ, mỗi lần que diêm rực
sáng những mộng tưởng của niềm mơ ước lần lượt hiện ra, trước đôi mắt
long lanh đang nhìn vào ngọn lửa, cái lò sưởi bằng sắt, bàn ăn thịnh
soạn, có con ngỗng quay, cây thông nô en hiện ra, em nhìn thấy bà nội
và hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng đế. Những mộng tưởng
ấy đã nói lên khát khao mong muốn của em bé rất giản dị, đơn sơ.
Nhưng mỗi lần diêm tắt, ngọn lửa không còn, hiện thực phũ phàng cay
dại lại hiện ra và có lẽ ước mơ cũng chỉ là ước mơ mà thôi và mạng sống
của em cũng khó có thể giữ được dưới cảnh đời đầy cay đắng nghiệt
ngã.Dưới ngòi bút sinh động của An-dec-xen ngọn lửa diêm còn có ý
nghĩa xóa mờ hiện thực, thắp sáng giúp em vươn tới một thế giới
tưởng tưởng không còn cô đơn, không còn đau khổ, đói rét.
Như vậy, trong truyện ngọn lửa diêm trở lên giàu í nghĩa sâu sắc nó
đã thắp sáng lên những mong ước bình dị của những đứa trẻ bất

hạnh đáng thương.

Phân tích bài thơ Ông Đồ Vũ Đình Liên bài văn đạt điểm 9


Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phòng trào thơ
mới. Tác phẩm của vũ đình liên không nhiều nhưng đều là những tác
phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc. trong những tác
phẩm còn để lại cho đến ngày nay của ông, Ông đồ là tác phẩm nổi bật
nhất. Bài thơ ông đồ là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền
thống xưa đang dần bị mai một.

Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay
chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi
người ta vứt bút lông đi dắt bút chì
Hai khổ thơ đầu, vũ đình liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua


×