Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phân tích, đánh giá mô hình tổ chức của các tập đoàn kinh tế nhà nước và của khu vực tư nhân hiện nay. Thực trạng hoạt động của các TĐKT nhà nước và những nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả của các TĐKT nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.77 KB, 43 trang )

TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI
ĐẠI HỌC
HỌC KINH
KINH TẾ
TẾ TP.HỒ
TP.HỒ CHÍ
CHÍ MINH
MINH
VIỆN
VIỆN ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO SAU
SAU ĐẠI
ĐẠI HỌC
HỌC
----ooo0ooo-------ooo0ooo----

BỘ
BỘ MÔN:
MÔN: LUẬT
LUẬT KINH
KINH TẾ
TẾ
Bài
Bài tiểu
tiểu luận
luận :: Phân
Phân tích,
tích, đánh
đánh giá


giá mô


hình
hình tổ
tổ chức
chức của
của các
các tập
tập đoàn
đoàn kinh
kinh tế
tế
nhà
nhà nước
nước và
và của
của khu
khu vực
vực tư
tư nhận
nhận hiện
hiện
nay.
nay. Thực
Thực trạng
trạng hoạt
hoạt động
động của
của các

các TĐKT
TĐKT
nhà
nhà nước
nước và
và những
những nguyên
nguyên nhân
nhân dẫn
dẫn đến
đến
kết
kết quả
quả kinh
kinh doanh
doanh thua
thua lỗ,
lỗ, kém
kém hiệu
hiệu
quả
quả của
của các
các TĐKT
TĐKT nhà
nhà nước
nước

GVHD:
GVHD:PGS-TS.BÙI

PGS-TS.BÙIXUÂN
XUÂNHẢI
HẢI
NHT:
NHT:NHÓM
NHÓM7-ĐÊM
7-ĐÊM44K22
K22

Tp.Hồ
Tp.HồChí
ChíMinh,
Minh,tháng
tháng44năm
năm2013
2013

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 - LỚP ĐÊM 4 – K22

STT

Họ Tên

MSSV

1


Phan Trung Dũng (Nhóm trưởng)

7701220216

2

Phan Thị Kiều Diễm

7701220160

3

Hà Đinh Long Hải

7701220298

4

Trần Thị Diễm Hương

7701220496

7

Đàm Thị Phương Thảo

7701221054

8


Phạm Thanh Thủy

7701221176

10

Nguyễn Phạm Nhã Trúc

7701221273

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG I – LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1
CHƯƠNG II........................................................................................................2
I. Phân tích, đánh giá mô hình tổ chức của các tập đoàn kinh tế nhà nước ........2
1. Căn cứ pháp lý của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam..........2
2.Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ............................................................4
3. Phân tích mô hình của đoàn điện lực Việt Nam..........................................8
3.1 Mô hình tập đoàn điện lực Quốc gia Việt Nam.....................................8
3.2. Phân tích Mô hình tập đoàn điện lực Việt Nam...................................18
II. Phân tích, đánh giá mô hình tổ chức của các TĐKT khu vực tư nhân ........20
1.Căn cứ pháp lý của mô hình tập đoàn kinh tế khu vực tư nhân ở Việt Nam.20
2. Phân tích mô hình Công ty cổ phần tập đoàn Hoa sen ( Hoa Sen Group). 22
III.Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước.............................27
1. Sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay..................27
2.Đầu tư trái nghề chính...............................................................................29
3. Tình hình của một số tập đoàn kinh tế nhà nước .....................................31
IV. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ...................................34

CHƯƠNG III – KẾT LUẬN.............................................................................38

3


CHƯƠNG I -LỜI MỞ ĐẦU
Những năm trở lại đây, người dân đã quá quen thuộc với hai từ tập đoàn, cả của Nhà
nước lẫn tư nhân. Cùng với diễn tiến thời gian, sự ra đời các hình thái kinh tế cũng như mô
hình doanh nghiệp nhằm thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội là một quy luật tất yếu.
Cùng với xu thế mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển không ngừng của nền
kinh tế thị trường thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là rất lớn.
Về lý luận, việc hình thành các tập đoàn kinh tế là cần thiết trong điều kiện phát triển kinh tế
ở nước ta hiện nay. Thực tế trên cả nước đã có hàng trăm tập đoàn kinh tế ra đời như Hoàng
Anh Gia Lai; Đồng Tâm; Saigon Invest Group; Hòa Phát… Các tập đòan kinh tế này giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động trong những ngành kinh tế chiến lược, vì
vậy có vai trò tích cực đối với việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên những bất cập về
tổ chức hoạt động và quản lý mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam gần đây dẫn đến tình
trạng kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả cho thấy cần phải có cái nhìn phân tích, đánh giá
đúng mô hình tổ chức của các tập đoàn kinh tế từ đó xác định những nguyên nhân gây nên
thực trạng trên; cùng với việc rà soát lại những quy định pháp luật, các văn bản pháp luật để
tập đoàn kinh tế Việt Nam có hướng đi đúng hơn góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Đó là lý do nhóm thực hiện đề tài: “ Phân tích, đánh giá mô hình tổ chức của các tập đoàn
kinh tế của Nhà nước và của khu vực tư nhân hiện nay. Cho biết thực trạng hoạt động
của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thô lỗ,
kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước.”

4


CHƯƠNG II

I. Phân tích, đánh giá mô hình tổ chức của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
1. Căn cứ pháp lý của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp 2005 đề cập đến mô hình tập đoàn như là một hình thức của
nhóm công ty. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao
gồm: công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Một công ty được
coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc có quyền trực tiếp
hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ hoặc có quyền quyết
định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đó. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty
con và bản chất mối quan hệ mà công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với
công ty con với tư cách thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông. Các hợp đồng, giao dịch giữa
công ty mẹ và công ty con phải thực hiện bình đẳng như giao dịch giữa những chủ thể pháp
lý độc lập, ngoại trừ những chi phối mang tính chất thực hiện các quyền của công ty mẹ đối
với công ty con theo quy định. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 chưa quy định cụ thể về
loại hình tập đoàn.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 hướng dẫn chi tiết về tập đoàn kinh tế
nhà nước. Theo đó Tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm thành lập theo Nghị định này là
nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình
thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
5


Công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm quyền
chi phối theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Công ty con được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp
hoặc của pháp luật liên quan. Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập
đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình
thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và
Điều lệ công ty.

Tư cách pháp nhân: Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng
ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành
viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập
đoàn. Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế : Việc thành lập, tổ chức, hoạt
động, quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước áp dụng theo quy định của Nghị định 1012009-NĐ-CP , Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều
ước quốc tế.
Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện theo một hoặc một số phương
thức sau đây:
1. Quản lý, điều hành thông qua công ty mẹ;
2. Quản lý, điều hành thông qua các hình thức đầu tư, liên kết;
3. Quản lý, điều hành thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng dịch vụ chung trong toàn
tập đoàn; thực hiện các quy chế, tiêu chuẩn, định mức chung trong toàn tập đoàn không trái
với quy định pháp luật; sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau theo nguyên tắc thị trường;

6


4. Phương thức khác theo quy định của pháp luật và phù hợp với Điều lệ của các
doanh nghiệp thành viên.
Hình thức huy động vốn:
Công ty mẹ: Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín
phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính
khác; vay vốn của người lao động.
Công ty con: huy động vốn theo hình thức tổ chức doanh nghiệp phù hợp với quy

định của nhà nước
Trách nhiệm nợ: Công ty mẹ: chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của công ty mẹ trong phạm vi số tài sản của công ty, chịu trách nhiệm trên số vốn
góp với công ty con.
2.Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước :
Công ty mẹ

Công ty cấp 2

Công ty cấp 2

Công ty cấp 2

Công ty cấp 3

Công ty cấp 3

Công ty cấp 3

…………………………………………………………………………………………
Trong đó :
Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh
nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình

7



thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo
Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài.
Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo
Ngoài các công ty mẹ, công ty con như trên mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước còn
bao gồm thêm các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn : doanh nghiệp có vốn góp dưới mức
chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ
và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không
có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị
trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong
tập đoàn.
Mô hình của công ty mẹ:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN CHUYÊN MÔN 1

BAN CHUYÊN MÔN 2

Đối với công ty mẹ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đặc biệt, cơ cấu tổ chức quản
lý của công ty mẹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ,
thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do công ty mẹ đầu
tư toàn bộ vốn điều lệ và của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty mẹ tại các doanh
nghiệp khác.
Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty mẹ để quyết định mọi vấn đề liên quan
đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty mẹ, trừ những

vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc phân cấp

8


cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện quy định tại Nghị định 1012009 NĐ-CP
Hội đồng quản trị công ty mẹ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ
và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty mẹ.
Hội đồng quản trị có từ 05 đến 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
quản lý ngành. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Thành viên Hội đồng
quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu thành viên Hội
đồng quản trị, số lượng thành viên chuyên trách hoặc không chuyên trách theo từng tập đoàn
kinh tế nhà nước. Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc công ty mẹ.
Ban kiểm soát công ty mẹ
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, có 03 đến 05 thành viên, trong đó
Trưởng Ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị phân công; các
thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được kiêm Trưởng Ban kiểm
soát.
Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 05 năm. Thành viên Ban kiểm soát có thể
được bổ nhiệm lại. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng hoặc phụ
cấp do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của Nghị định này và pháp luật về tiền
lương, tiền công.
Tổng giám đốc công ty mẹ
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, trừ trường hợp Thủ
tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng quản trị; điều hành hoạt
động hàng ngày của công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của
Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp
9


thuận bằng văn bản. Điều lệ công ty mẹ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện trở thành
Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng
quản trị quyết định việc bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng đối với Tổng giám đốc sau khi
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và tham gia của người lao động vào quản lý
điều hành công ty mẹ
Công ty mẹ có các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng, do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng
giám đốc.
Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành; thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn do Tổng giám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật
về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó tổng giám đốc được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ
nhiệm lại. Chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của Phó tổng giám đốc, Kế toán
trưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc và theo quy định tại
khoản 9 Điều 30 Nghị định này.
Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty mẹ
và tập đoàn kinh tế. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp
việc do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận.
Mô hình của công ty con.
Tùy theo loại hình thành lập của công ty con mà chúng sẽ có mô hình tổ chức của loại
hình doanh nghiệp ấy.
Đánh giá mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

Ưu điểm

10


Theo mô hình tập đoàn kinh tế thì khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của môt
doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự chú trọng trong hoạt động thì các doanh
nghiệp có xu hướng tách đơn vị này thành một thực thể pháp lý độc lập. Như vậy công ty
mẹ vẫn có thể kiểm soát hoạt động công ty con, mặt khác khi được tách thành công ty thì cơ
chế quản lý của nó được phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trong công ty mẹ.
Với mô hình công ty mẹ - công ty con của tập đoàn kinh tế thì công ty mẹ còn có thể
thực hiện chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở
kinh doanh ở nước ngoài.
Các đơn vị trong mô hình này còn có thể thực hiện liên kết với nhằm làm giảm sự
cạnh tranh, tăng độc quyền, cùng phối hợp chia sẻ các nguồn lực.
Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong
việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát
triển của doanh nghiệp bằng việc mua bán cổ phần của mình trong các công ty con.
Nhược điểm
Công ty mẹ là là những doanh nghiệp nhà nước, vẫn chưa thông thạo cách điều hành
theo mô hình này, có khi vẫn thực hiện chỉ huy theo mệnh lệnh dẫn đến hiệu quả điều hành
không cao.
Cách thành lập của tập đoàn kinh tế nhà nước không phải theo con đường tự nhiên
theo nhu cầu mà là từ các quyết định hành chính. Vì vậy sự liên kết phối hợp lợi ích giữa các
công ty trong mô hình không cao, có khi mâu thuẫn về lợi ích dẫn đến tan rã.

3. Phân tích mô hình của đoàn điện lực Việt Nam
3.1 . Mô hình tập đoàn điện lực Quốc gia Việt Nam:
Bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn, 32 đơn vị trực thuộc, 39 công ty con, 14 công ty
liên kết và 4 đơn vị sự nghiệp.


11


Trong đó công ty mẹ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế
là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh
doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt
Nam, một tổng công ty nhà nước do trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại
số 18 phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
3.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của EVN gồm:
a) Hội đồng thành viên.

12


b) Tổng Giám đốc.
c) Các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng.
d) Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ.
* Hội đồng thành viên EVN
- Hội đồng thành viên EVN là cơ quan đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà
nước tại EVN; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của
EVN tại các công ty con, công ty liên kết.
-Hội đồng thành viên EVN có quyền nhân danh EVN để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của EVN, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc phân cấp
cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.
- Hội đồng thành viên EVN chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ và
trước pháp luật về mọi hoạt động của EVN.
- Hội đồng thành viên EVN có từ 05 đến 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề

nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên EVN
là 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên EVN có thể được bổ nhiệm lại.
* Tổng Giám đốc EVN
- Tổng Giám đốc EVN là người đại diện theo pháp luật của EVN; điều hành hoạt
động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội
đồng thành viên EVN; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên EVN và trước pháp luật
về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
-. Tổng Giám đốc EVN do Hội đồng thành viên EVN bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.
- Tổng Giám đốc EVN được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ 05 năm.

13


- Hội đồng thành viên EVN quyết định việc miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng
trước thời hạn với Tổng Giám đốc EVN sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong
các trường hợp sau:
+ Để EVN lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen
nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng
sản xuất, đổi mới công nghệ theo nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên EVN;
lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã
được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
+ EVN lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy
định của pháp luật về phá sản.
+ Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên EVN giao;
vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên EVN, quy
chế hoạt động của EVN.

+ Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để
thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của
EVN.
+ Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Tổng Giám đốc EVN được thay thế trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chuấn thuận bằng văn bản theo
đúng trình tự pháp luật.
+ Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc được bố trí công việc khác.
* Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc

14


- EVN có các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, do Hội đồng thành viên EVN
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng
Giám đốc EVN.
- Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc EVN trong việc điều hành; thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng Giám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và
trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Kế toán trưởng EVN có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của EVN; giúp
Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại EVN theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán;
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc
ủy quyền.
- Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng EVN được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là
05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của
Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên EVN quyết định theo đề nghị
của Tổng Giám đốc và theo quy định tại Điều 33 Điều lệ này.
- Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc EVN trong quản lý, điều hành

EVN và Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng Giám đốc quyết định
sau khi được Hội đồng thành viên EVN chấp thuận.
* Kiểm soát nội bộ
- EVN có Ban Kiểm soát nội bộ do Hội đồng thành viên quyết định thành lập, trực
thuộc Hội đồng thành viên.
- Ban Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên trong việc kiểm tra,
giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, điều hành trong EVN; kịp thời phát
hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh; điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh
của EVN và của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

15


- Hội đồng thành viên quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu
chuẩn, điều kiện, tiền lương, tiền thưởng, các vấn đề khác có liên quan và ban hành Quy chế
hoạt động của Ban Kiểm soát nội bộ.
3.1.2. Quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam .
EVN, các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết thực hiện quan hệ phối hợp
chung như sau:
- Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận của EVN và các doanh
nghiệp tham gia Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
- EVN căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực hiện
một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung quy định và các hoạt động
chung dưới đây giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam:
+ Phối hợp trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh.
+ Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp thành viên.
+ Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê.

+ Hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia
Việt Nam.
+ Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản.
+ Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
+ Công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
+ Công tác ứng dụng khoa học, công nghệ.
+ Đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; sử dụng tên gọi,
nhãn hiệu, thương hiệu của EVN.
+ Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tập đoàn Điện lực Quốc gia
Việt Nam.

16


+ Quản lý công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội.
+ Các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên.
a/ Quan hệ giữa EVN và các đơn vị trực thuộc EVN:
- Đơn vị trực thuộc EVN thực hiện chế độ phân cấp theo quy định tại Điều lệ hoặc
Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc; được tạo nguồn thu từ việc
thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị trong và ngoài EVN;
được hạch toán chi phí hoạt động vào chi phí của EVN.
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc EVN được quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng
mua, bán tài sản, hợp đồng thuê, cho thuê, hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác theo
Quy chế phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên EVN và các quy định của pháp
luật.
b/. Quan hệ giữa EVN với các công ty con :
* Quan hệ giữa EVN với các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Hội đồng thành viên EVN thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công
ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ các quy định dưới đây:
+ Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho
tổ chức, cá nhân khác sau khi được chủ sở hữu EVN chấp thuận.
+ Quyết định các hình thức đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng
khác có giá trị trên mức phân cấp được quy định tại Điều lệ của công ty.
+ Thông qua đề án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu các công
ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của công ty, các đơn vị trực thuộc công ty, các chi
nhánh, các văn phòng đại diện của công ty ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật. Thông qua phương án, đề án công ty góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác;
phương án, đề án thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con của công ty làm mất quyền chi
phối của công ty.
17


+ Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, hoạt động
tài chính của công ty.
+ Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ của công ty không trái với Điều
lệ này.
- Trong quan hệ với công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, Tổng Giám đốc
EVN có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty báo cáo EVN để trình Hội
đồng thành viên EVN xem xét, thông qua hoặc quyết định.
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên EVN đối với
công ty.
+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh
tại công ty.
- Công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ:
+ Được EVN giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh; cung cấp thông tin
và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam theo quy định của Điều lệ này, theo thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên Tập

đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan.
+ Có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận chung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
các cam kết hợp đồng với EVN và doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Điện lực Quốc gia
Việt Nam; triển khai thực hiện các quyết định hợp pháp thuộc thẩm quyền chủ sở hữu của
EVN đối với doanh nghiệp; có trách nhiệm tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh với EVN
và các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ
quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng mua, bán tài sản, hợp đồng thuê, cho thuê, hợp
đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác theo Quy chế phân cấp, ủy quyền của Hội đồng
thành viên EVN, Điều lệ của công ty và quy định của pháp luật.
* Quan hệ giữa EVN với các công ty con do EVN giữ quyền chi phối
18


- EVN có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn đối với các công ty
con do EVN giữ cổ phần, vốn góp chi phối (sau đây gọi là công ty bị chi phối) theo quy định
pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên EVN trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ
sau:
+ Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn thông qua người đại
diện tại công ty bị chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty bị chi phối.
+ Cử, thay đổi, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích của
người đại diện.
+ Yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh và các nội dung khác của công ty bị chi phối.
+ Chỉ đạo người đại diện sử dụng quyền chi phối hoặc phủ quyết trong việc quyết
định phê duyệt Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty bị chi phối; mục tiêu, định hướng,
chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh, các dự án đầu
tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên công ty bị chi phối; huy động thêm cổ phần, vốn
góp; phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hàng năm của

công ty bị chi phối.
+ Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở công ty bị chi phối.
+ Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào công ty bị chi phối.
+ Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào
công ty bị chi phối.
- Tổng Giám đốc EVN có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty bị chi phối báo cáo EVN để
trình Hội đồng thành viên EVN xem xét, thông qua hoặc quyết định.
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên EVN đối với
công ty bị chi phối.

19


+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh
tại công ty bị chi phối.
- Công ty bị chi phối có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và các
quy định sau:
+ Có quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với EVN và
các doanh nghiệp thành viên; được EVN giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh
với EVN; được EVN cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung
theo thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên và quy định pháp luật có liên quan.
+ Có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận chung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam,
các cam kết hợp đồng với EVN và doanh nghiệp thành viên; triển khai thực hiện các quyết
định hợp pháp của EVN với tư cách thực hiện quyền chi phối đối với công ty bị chi phối.
c/ Quan hệ giữa EVN với công ty liên kết
- Các công ty liên kết có thể là công ty có tư cách pháp nhân Việt Nam hoặc công ty
nước ngoài. EVN thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các công ty liên kết theo quy định
của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, theo Điều lệ công ty và các điều khoản liên
quan của Điều lệ này.

- EVN quản lý cổ phần, vốn góp thông qua người đại diện; thực hiện quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của cổ đông, bên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty
liên kết.
- EVN quan hệ với công ty liên kết thông qua hợp đồng hoặc thỏa thuận về: định
hướng và lựa chọn công nghệ; nghiên cứu và phát triển nguồn điện, hệ thống điện, hệ thống
truyền dẫn viễn thông công cộng; phát triển công nghệ sửa chữa và chế tạo thiết bị điện,
thiết bị viễn thông; phát triển ngân hàng, bảo hiểm; liên kết về nghiên cứu khoa học công
nghệ và phát triển nguồn nhân lực; sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu EVN trong kinh doanh
và các hoạt động khác.

20


3.2. Phân tích Mô hình tập đoàn điện lực Việt Nam :
Thực tiễn hoạt động tập đoàn điện lực Việt Nam cũng mang lại hiệu quả nhưng thật
sự kết quả sản xuất, kinh doanh chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước, hiệu quả hoạt
động chưa cao, năng suất lao động còn thấp. Bên cạnh đó mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam còn quá mới mẻ, vì vậy Tập đoàn điện lực cũng bộc lộ một số vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thiện, đó là:
- Được thành lập, liên kết bằng quyết định hành chính, là biến thể của mô hình
Tổng công ty cũ, chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh.
- Tổ chức và hoạt động chưa có đổi mới nhiều so với Tổng công ty nhà nước
trước đây, chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ cho mô hình Tập đoàn kinh tế.
- Chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng của
Chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn điện lực; cơ chế quản lý Tập đoàn còn nhiều bất cập.
Chi phối theo tỷ lệ vốn là phương thức chi phối chủ yếu trong các tập đoàn kinh tế. Tuy
nhiên, việc này cũng đặt ra một thực tế là nếu chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đối vốn thì
Công ty mẹ (nắm giữ 51% vốn điều lệ) gặp khó khăn để chi phối được các công ty con trong
những quyết định quan trọng, nhất là những công ty con hoạt động ở những lĩnh vực then
chốt của tập đoàn.

- Việc thực hiện huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào
sản xuất kinh doanh thông qua cổ phần hoá, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các
thành phần kinh tế khác thành lập các công ty cổ phần mới tạo ra cơ cấu đa sở hữu triển khai
còn chậm; dẫn tới hạn chế về thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành và sự giám
sát của xã hội đối với hoạt động.
- Tỷ lệ nợ trên vốn còn quá cao, dẫn đến độ rủi ro lớn, khả năng thanh toán nợ
thấp. Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được
khắc phục. Tập đoàn vẫn còn duy trì biện pháp quản lý hành chính đối với các công ty con.
- Công tác dự báo, giám sát, đánh giá đối với hoạt động của Tập đoàn kinh tế
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của mô hình này.

21


Về cơ bản trong tập đoàn điện lực mới dựa trên cơ sở hình thức liên kết “cứng” về
vốn theo mô hình công ty mẹ-công ty con, mà chưa triển khai được các hình thức liên kết
“mềm” thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu đổi
mới, ứng dụng khoa học công nghệ chung trong tập đoàn theo nguyên tắc thị trường để giảm
bớt việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn nhà nước theo nhiều tầng nấc.
Mặt khác, một số tập đoàn kinh tế có hiện tượng công ty con đầu tư ngược trở lại
công ty mẹ. Công ty mẹ góp vốn vào cả công ty con và công ty cháu làm cho quan hệ đầu tư,
góp vốn và cơ cấu của tập đoàn trở nên phức tạp, chồng chéo. Có những trường hợp công ty
con phải gánh chịu cho Công ty mẹ, công ty cháu gánh chịu cho công ty con những khoản
đầu tư không hiệu quả dẫn đến nguy cơ thua lỗ.

22


II. Phân tích, đánh giá mô hình tổ chức của các TĐKT khu vực tư nhân
1.Căn cứ pháp lý của mô hình tập đoàn kinh tế khu vực tư nhân ở Việt Nam.

Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay có thể vận dụng các quy định
có liên quan của Nghị định số 101/2009/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về tập đoàn kinh tế nhà
nước ( phần I), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, luật Doanh nghiệp 2005 mô hình về nhóm
công ty để tổ chức và hoạt động.
Theo điều 38 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn bổ sung về tập đoàn kinh tế
qui định: Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân
độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập,
mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh
tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ
hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Đối với tập đoàn kinh tế tư nhân, đó là sự liên kết tự nguyện của các thế mạnh về vốn,
thương hiệu, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, đối tác quốc tế, trình độ quản lý... giữa các
doanh nghiệp độc lập. Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi
phối tại các công ty con.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các
quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh
nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.
Từ thực tiễn Việt Nam, đối chiếu thực tiễn Pháp lý đầu tư, các tập đoàn kinh tế tư
nhân được hình thành chủ yếu thông qua 2 cách:
Theo hướng liên kết chặt chẽ góp vốn, mua cổ phần, thành lập Công ty con theo mô
hình tập đoàn.Ví dụ: Tập đoàn FPT, Tập đoàn Hoà Phát;
Hoặc tổ chức Công ty cổ phần mang tên Tập đoàn. Ví dụ: Tập đoàn Phú Thái, Việt á,
Mai Linh, Kim Đỉnh, Vinamilk...

23


Tư cách pháp nhân: Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng
ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn
do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.

Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế tư nhân:
Hiện tại chưa có mô hình tổ chức cụ thể đối với khu vực kinh tế tư nhân nhưng nhìn
chung các TĐKTTN Ở Việt Nam hoạt đông theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
Trong đó :
Công ty mẹ ( gọi tắt là doanh nghiệp cấp 1) được tổ chức dưới hình thức công ty cổ
phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban
kiểm soát và bộ máy giúp việc.
Công ty con ( gọi tắt là doanh nghiệp cấp 2) được tổ chức dưới các hình thức: công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công
ty cổ phần, công ty liên doanh trong và ngoài nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp
hoặc của pháp luật liên quan. Các công ty con này thực hiện theo sự chỉ đạo và điều hành
của công ty mẹ. Công ty con tham mưu giúp công ty mẹ thực hiện chức năng quản trị điều
hành ngành, lĩnh vực trong phạm vi trách nhiệm và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự ủy quyền của công ty mẹ đúng theo quy định của pháp luật;
Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo.
Hiện tại, các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục hình thành và
phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu được hình thành thông qua quá trình sáp
nhập hoặc mở rộng ra thành cấu trúc tập đoàn..
Việc phát triển DN từ nhỏ đến lớn và phát triển lên tập đoàn là nhu cầu khách quan.
Các DN để lớn lên trước hết là lớn bằng tự đầu tư, bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở
rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp, thứ hai là tập trung tích tụ. Trong quá
trình phát triển, các DN phải sáp nhập, tập trung, huy động vốn từ bên ngoài.Sự phát triển
của tập đoàn kinh tế tư nhân không phải nhờ vào một văn bản, một nghị định mà là sự đồng
thuận trong môi trường kinh doanh, môi trường chính sách đối với hoạt động đầu tư-kinh
doanh.Vì vậy, việc thành lập các mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân sẽ góp phần nhanh chóng
24


xây dựng thương hiệu mạnh của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh thành công trong hội
nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, chưa có khung Pháp lý rõ ràng về các yêu cầu và tiêu chí cụ thể qui định
qui mô, phương pháp tổ chức, các hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ, số vốn pháp định, các
chỉ tiêu kinh tế tối thiểu, tính liên kết các sản phẩm và ngành nghề… đối với việc thành lập
các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Điều này đã gây 1 số khó khăn cho 1 số Doanh
Nghiệp trên con đường hình thành tập đoàn kinh tế.
Theo Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ về Tổ chức,
Quản lý Tổng Công ty Nhà nước và chuyển đổi tổng Công ty Nhà nước, Công ty Nhà nước
độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đối với cả khu vực nhà nước và tư nhân,
các tập đoàn hiện nay thực chất mới chỉ là cái tên, còn hoạt động theo mô hình cụ thể nào thì
vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. nhất là chưa được pháp luật thừa nhận một cách đầy đủ.
Các tập đoàn vẫn phải mang một cái tên không "chính danh" như "Công ty cổ phần tập
đoàn" hoặc "Công ty TNHH tập đoàn. các tập đoàn đều phải được hình thành từ quá trình và
phương thức vận động phát triển của thị trường chứ không phải từ các quyết định hành
chính.
2. Phân tích mô hình Công ty cổ phần tập đoàn Hoa sen ( Hoa Sen Group).
Giới thiệu
- Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
- Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Vốn điều lệ của công ty là: 1.007.907.900.000
- CTCP Tập đoàn Hoa Sen có vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh Tôn - Thép ở Việt
Nam, chiếm trên 40% thị phần cả nước (theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam tháng
6/2012)
Mô hình tổ chức Công ty cổ phần tập đoàn Hoa sen:
Cơ cấu tổ chức:
25


×