Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ THÔNG TẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.64 KB, 16 trang )

CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ THÔNG TẤN
Thể loại báo chí: Là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và tương đối ổn định của các
tác phẩm được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực. Sử dụng ngôn ngữ và các
công cụ khác để chuyển tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng, thẩm
mĩ và ý đồ nhất định của người thể hiện.
Câu 1: Nêu và phân tích đặc điểm ngôn ngữ của các thể loại báo chí thông tấn. Lấy
ví dụ minh họa?
1. Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí
Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội nên đặc điểm này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó
hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm
trọng không lường trước được.
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao
tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà
báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người
đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng
kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình.
Đoạn trích sau đây trong phóng sự "Hai giờ dưới lòng đất " của nhà báo Huỳnh Dũng
Nhân là một minh chứng:"...Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới. Xì, lò thế này mà ngán
gì. Đi như hầm địa đạo Củ Chi là cùng. Nhưng...sâu dần, đen dần. Rồi tất cả biến mất.
Tôi lọ mọ đi. Hai tay sờ soạng tứ tung. Cốp! Lùn tịt như tôi mà cũng còn va đàu vào đá.
Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom. Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi thôi sao? Tống, Lực đâu
rồi. Đã hết lom khom được. Phải nằm xuống, bò. Có tiếng nước róc rách. Đường lò ướt
nhẹp. Tôi vớ phải một sợi dây cáp ở đầu một cái dốc. " Bám vào - ngửa người ra, tụt


xuống! ". Một mênh lệnh vang lên. A! Tống, Lực đây rồi. Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi,
như có vẻ cố tình thử thách nhau một tý " cho nhà báo có thêm thực tế ". Thấy tôi thở phì
phò, thợ lò bảo: "Đây là lò ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông Dương đấy! Dễ nhất! Tôi suýt


la lên. Cả tiếng đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá. Dễ nhất mà thợ lò phải bò
như những con rắn mối trong hang".
Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả một loạt các hành
động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc đoạn phóng sự trên, độc giả thấy mình như
cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả dưới lòng đất. Và đây chính
là khởi nguồn của niềm cảm thông sâu sắc với nỗi cực nhọc trong côngviệc của những
người thợ lò.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối
tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo
chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người cũng
xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể ). Đây là cội nguồn của sự
thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ
dàng. Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc
không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như " một người nào đó ", " ở một nơi nào đó
", " vào khoảng ", " hình như ", v. v...
3. Tính đại chúng của ngôn ngữ báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ
thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối
tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày
tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả
và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa
là dễ dãi, thấp kém.
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào
đó, báo chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng


và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí
người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng
như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
4. Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh
hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn
thời gian vô ích cho cả hai bên: người viết sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin
nhanh chóng, kịp thời cho người đọc (người nghe), vì trong thời đại bùng nổ thông tin,
người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt.
Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về
sử dụng ngôn từ.
7. Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới
lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây
được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ: "Ở những "cua " cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời
giải ở trên, trò cắm cổ chép như chép chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là "
chuyện thường ngày ở huyện ". (Hà Nội mới cuối tuần, 18 / 4/1998);" Sông Tô mà không
lịch ". (Văn hoá, 17 / 5 /1999).
Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và đa dạng. Đó
có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn các hình ảnh, từ
ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn
dụ, v. v...hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự bình giá có tính chất cá nhân7.
Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, những thông tin khô khan mà nó chuyển
tải khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động vào
lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố
tác động mạnh mẽ tới tâm hồn của người nghe, người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng


thái tâm lý cảm xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn
chờ đợi.
8. Tính khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí
Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm "khuôn mẫu". Đó là những công thức ngôn từ có
sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hoá quy trình thông tin, làm cho nó trở nên
nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu

cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức năng
của ngôn ngữ. Chẳng hạn trong văn phong báo chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường
dùng các khuôn mẫu như:
-

Theo AFP,

ngày...tại...trong

cuộc

gặp

gỡ...Tổng



thư...đã

kêu

gọi...

- TTXVN, ngày...người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết...
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức cho
chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.
Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khuôn mẫu
báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Chẳng hạn, một
thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ?
Như thế nào? Tại sao? nhưng thứ tự trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác

nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Câu 2: Nêu quan điểm của anh/chị về hai yếu tố nhanh chóng và chính xác trong các
thể loại báo chí thông tấn. Trình bày phương pháp phối hợp hiệu quả hai yếu tố trên
trong quá trình tác nghiệp?
Báo chí là một loại hình truyền thông đại chúng hiện đại, có vị trí, tầm quan trọng trong
đời sống nhằm kết nối và biểu đạt các giá trị xã hội. Báo chí là “cầu nối” thông tin giữa
chủ thể lãnh đạo, quản lý và công chúng. Thông điệp được báo chí đưa tới công chúng
chính là hiện thực sôi động, diễn ra hàng ngày, từng giờ, ở tất cả các lĩnh vực khác nhau
trong đời sống xã hội. An ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội (viết gọn là an ninh trật


tự - ANTT) là một lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp đến pháp luật và là đối tượng phản
ánh sinh động của báo chí.
Hiện nay, báo chí gặp rất nhiều thách thức, trong đó nổi bật là mạng xã hội. Dù mạng xã
hội xuất hiện nhiều thông tin giả và thông tin không được kiểm chứng, nhưng do nhu cầu
thông tin của công chúng ngày càng cao nên họ rất cần những thông tin trực tiếp, nhanh
chóng. Chính vì vậy, yếu tố nhanh chóng là không thể thiếu trong các thể loại báo chí
thông tấn.
Hiện nay, cách thức làm báo đã thay đổi nhanh chóng. Nhà báo có thể làm việc mọi nơi,
mọi lúc với máy tính xách tay có kết nối Internet, máy ảnh số, máy quay video kỹ thuật
số… Còn bạn đọc thì cũng đọc báo mọi nơi, mọi lúc bằng điện thoại thông minh của
mình. Có thể nói, cách mạng công nghệ 4.0 đang điều chỉnh không gian sống của đông
đảo công chúng và người làm báo phải làm chủ công nghệ để truyền tải thông tin thật
nhanh chóng và chính xác. Báo chí 4.0 đem lại xu thế của tòa soạn hội tụ, xuất bản theo
yêu cầu và người dùng Internet cũng hoàn toàn có thể tự xuất bản thông tin của mình
thông qua blog cá nhân và mạng xã hội.
Thách thức của cuộc cách mạng 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức với những người
làm báo. Điều đó, đặt ra cho các cơ quan báo chí không còn độc quyền trong việc cung
cấp thông tin do sự xuất hiện các trang mạng xã hội và hàng triệu blog cá nhân. Bên cạnh
đó là sự thay đổi hành vi của công chúng - từ chỗ chỉ là người tiếp nhận thông tin một

cách bị động, nay họ đã trở thành người chủ động tham gia sản xuất, cung cấp và chia sẻ
thông tin.
Nền tảng của báo chí là sự thật. Nhà báo hay các cơ quan thông tấn, báo chí có nhiệm vụ
“gác cổng”, một mặt phản ánh đầy đủ, chính xác và chân thật những câu chuyện xảy ra
trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giải trí, thể thao… mặt khác cần phải
cân nhắc lựa chọn chủ đề thông tin.
Thời gian qua, trên diễn đàn báo chí thế giới và trong nước đã có khá nhiều bài báo,
chương trình truyền hình vi phạm nguyên tắc cơ bản của báo chí, đó là “dàn dựng” quá


đà, là thiếu thông tin công bằng, thậm chí sai sự thật. Ví dụ: phóng sự “Cây chổi quét
rau” phát sóng trên Chương trình “Cafe sáng với VTV3” gây ồn ào trong dư luận.
Trong thời đại công nghệ, nhiều người làm báo tiếp nhận thông tin nhanh từ mạng, không
rõ nguồn, chưa kiểm chứng, chưa rõ bản chất thực của sự vụ, sự việc... đã khai thác, tiếp
nhận và tạo nên tác phẩm mới của mình rồi lại tham gia thông tin. Cứ thế, cứ thế cái sai
được tiếp nối, chia sẻ, lan truyền theo cấp số nhân... Hậu quả, thiệt hại từ thông tin sai
gây ra trong kỷ nguyên số là vô cùng lớn và rất khó khăn, mất nhiều thời gian cho việc
sửa sai, đính chính.
Khi báo chí phản ánh thông tin sai sự thật sẽ làm xói mòn những giá trị cơ bản của báo
chí, mất niềm tin của công chúng. Bởi, báo chí là một ngành “kinh doanh đặc biệt” dựa
trên niềm tin. Nếu công chúng mất niềm tin vào tờ báo, chương trình truyền hình, họ sẽ
chuyển sang việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác. Vì thế nó ảnh hưởng đến việc
kinh doanh của tờ báo và nếu nhiều tờ báo cùng mắc sai lầm như vậy thì công chúng sẽ
mất niềm tin vào báo chí chính thống.
Để phối hợp hiệu quả 2 yếu tố trên, các cơ quan báo chí và người làm báo cần xây dựng
các loại hình truyền thông và cách tiếp cận thông tin mới một cách hiệu quả. Để đảm bảo
yếu tố nhanh chóng, người làm báo cần tiếp cận và áp dụng tính ưu việt của công nghệ
thông tin, của phương tiện tác nghiệp và thông tin như: laptop, ipad, điện thoại thông
minh khi kết nối với internet giúp bao việc từ tra cứu tài liệu; từ điển đến cất giữ, sao
chép, gửi thư từ, tin nhắn, bài vở về địa điểm trình duyệt; đến việc tiếp nhận thông tin của

các loại hình báo chí, báo hình, báo nói, báo viết đến báo ảnh và Facebook cá nhân.
Nhiều nơi còn kêu gọi công chúng gửi thông tin đến và họ sẽ làm công tác sàng lọc và
kiểm chứng, nhanh hơn rất nhiều so với việc cử phóng viên đi viết bài.
Đồng thời, để đảm bảo thông tin khách quan, chính xác, các phóng viên, biên tập viên
cũng như lãnh đạo tờ báo phải đảm bảo việc kiểm chứng nguồn tin như đối với các nguồn
tin thông thường. Thái độ nghiêm túc trong việc xác minh cẩn trọng thông tin chính là thể
hiện tính trung thực, tính định hướng và tính nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp. Bên


cạnh đó, người làm báo cần nâng cao kỹ năng, trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp.
Các tòa soạn và các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý, tổ chức cần tăng cường
công tác quản lý của mình.

Câu 3: Nêu và phân tích tính trội của nhóm các thể loại báo chí thông tấn. Lấy ví dụ
từ thực tiễn báo chí Việt Nam?

1. Nhóm các thể loại báo chí thông tấn: gồm tin, phỏng vấn, tường thuật...
Có thế mạnh để phản ánh, thông báo kịp thời, nhanh chóng các sự kiện, vấn đề vừa xảy
ra đang xảy ra hoặc sắp xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Các hiện tượng, quá trình, sự
kiện hay nhân vật được phản ánh trong các thể loại này thường đơn lẻ, độc lập hoặc
tập hp một số sự kiện tiêu biểu cho cái mới, cái thật, cập nhật của xã hội.
Trước

đây, một số ý kiến

cho

rằng yếu tố thông

báo,


phản ánh là

chủ

yếu

nên việc phân tích, đánh giá, lý giải sâu sắc, tỉ mỉ vấn đề không cần đặt ra để bảo đảm
tính thời sự và khách quan của vấn đề (trả lời các câu hỏi ai? cái gì? ở đâu lúc nào là
chính); hoặc cái “tôi” của người viết không nên xuất hiện mà để sự kiện, vấn đề tự nói lên
cho khách quan. Tuy nhiên, những quan niệm trên đã thay đổi do sự sáng tạo của
người viết và nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thông tin. Tuỳ thuộc tình huống và
vấn đề cụ thể, người viết đã thể hiện chính kiến, quan điểm; thái độ của mình trước vấn
đề hay nhân vật đó ở mức độ nhất định.
Thí dụ, trong tin đã có yếu tố bình luận (tại sao, như thế nào?), hoặc phỏng vấn đã
xuất hiện vai trò cái “tôi” của nhà báo khá đậm nét bên cạnh vai trò của nhân vật hay
nhóm nhân vật được phỏng vấn, tiêu biểu cho ý này là phỏng vấn trên các báo Lao động,
An ninh thế giới, Nhà báo và công luận, Tuổi trẻ, Thanh niên... trong những năm gần đây.
Đó là sự sáng tạo khá độc đáo của các nhà báo, các báo và báo chí Việt Nam nói chung,


hoặc trong tường thuật thì không thể không thể hiện tình cảm, thái độ, chính kiến nhất
định của nhà báo về một phía nào đó cho dù có “khách quan” đến mấy (thí dụ tường thuật
trực tiếp bóng đá giữa đội này với đội khác trong nước; đội của nước này với nước khác
trên truyền hình, phát thanh chẳng hạn).

 Vì vậy, thông tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ là tính trội của nhóm các
thể loại báo chí thông tấn.

2. Nhóm các thể loại báo chí chính luận gồm xã luận, bình luận, chuyên luận, điều

tra, bài phê bình... với chất trí tuệ, tư duy, lý luân, lý lẽ, hùng biện trong tác phẩm.
Người viết các thể loại trong nhóm này phải huy động kinh nghiệm, trí tuệ, kiến
thức tổng hợp, kết hợp tư duy khoa học, và tư duy lôgic, các luận cứ, luận chứng chặt chẽ
trong mạch tư duy nhất quán để lý giải vấn đề.
Nhà báo lão thành Hoàng Tùng - cây bút viết chính luận tên tuổi của báo chí nước ta cho
rằng “luận là hướng dẫn tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ, phân tích tình hình, sự kiện trên
một dòng biến đổi, phát triển không ngừng. Người viết luận phải nắm được đường lối,
chính sách, lý luận, am hiểu sâu công việc. Mỗi ý kiến khái quát đều dựa trên vốn tri thức
được rút ra từ các hoạt động xã hội. Viết luận phải sáng tạo, không lặp lại. Phải truyền
sức sống vào những điều mà mình cho là nguyên lý” (Hà Minh Đức (chủ biên). Nhà báo
và nhân chứng – Hồi ký của các nhà báo, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997,
tr.153). Đó là những lý do cơ bản để lý giải vì sao các bài xã luận, bình luận lại quan
trọng, có tiếng vang và hiệu quả như vậy trong những thời điểm lịch sử nhất định của đất
nước.
Một yêu cầu nữa đối với các thể loại này là khi xem xét, đánh giá hay bình luận một sự
kiện, vấn đề nào đó, nhà báo không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra
nguyên nhân và bản chất bên trong của vấn đề. Thái độ, quan điểm, chính kiến của người
viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn đề mình đề cập. Với
những vấn đề xã hội phức tạp, người viết cần có những đề xuất, gợi mở, hướng dẫn để
giúp tháo gỡ vấn đề. Điều này thể hiện tính xây dựng, đạo đức, trách nhiệm xã hội


và nghĩa vụ công dân của nhà báo, góp phần xây dựng một nền “báo chí có giải pháp” để
đóng góp hữu hiệu cho xã hội.
Điều lưu ý nữa là, các thể loại trong nhóm này phải dựa trên cơ sở tư liệu, sự kiện, hiện
tượng, quá trình có hệ thống để đánh giá, phân tích, bình luận và lý giải vấn đề theo mục
đích và ý đồ nhất định của nhà báo hay cơ quan báo chí.

 Có thể nói, các thể loại này thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự
thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ hay nói cách khác tính trội của nhóm

các thể loại báo chí chính luận là thông tin lý lẽ.

3. Nhóm các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật gồm phóng sự báo chí, ký báo
chí, tiểu phẩm báo chí, câu chuyện báo chí, ghi nhanh…
Là những thể loại kết hợp yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân vật
có thật) chất lý luận, hùng biện...) với các yếu tố của văn học - nghệ thuật (ngôn ngữ,
hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát, so sánh và các thủ pháp khác để thể hiện tác phẩm
sinh động, sâu sắc, mềm mại và hấp dẫn đối với công chúng. Có thể nói đây là một trong
những nhóm thể loại có sự giao thoa đậm nét nhất “chất văn” trong báo chí (trừ tính hư
cấu của văn học). Chính điều này đã tạo điều kiện cho ngưòi viết ngoài nội dung thông
tin có thật, còn thể hiện được tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của mình, hay chiều sâu
của vấn đề một cách nhẹ nhàng, lay động lòng người.

 Vì vậy, thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này.
Ba nhóm với các thể loại cơ bản trên đã hợp thành hệ thống thể loại báo chí tương đối
hoàn chỉnh. Việc phân chia các nhóm và các thể loại nói trên chủ yếu dựa vào đặc điểm
và tính trội của từng thể loại và cụng chỉ tương đối mà thôi. Và đây cũng là một trong
nhiều cách phân chia nhóm và thể loại báo chí hiện nay.

Câu 4: Nêu và phân tích các cấu trúc viết tin cơ bản hiện nay. Theo anh/chị, cấu
trúc nào phổ biến nhất đối với báo chí Việt Nam hiện nay? Vì sao?


a. Khái niệm
Tin là thông điệp (message) về con người, sự kiện được phản ánh trong tác phẩm báo chí.
Là một thể loại báo chí độc lập, gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo chí.
Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo phản
ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác, và nhanh chóng nhất về sự kiện,
vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định.


 Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn song đến nay
vẫn

chưa



một

quan

niệm

chung

nhất

về

thể

loại

này.

Một cuốn sách dạy về nghề báo ở phương Tây còn cho rằng: ‘Khi con chó cắn
người, đó không phải là tin. Đó chỉ là sự việc. Khi người cắn chó, đó là tin’.

b. Các cấu trúc viết tin cơ bản hiện nay:
Người ta có thể viết một bài báo theo mô hình và đây là một điểm rất khác biệt của tác

phẩm báo so với tác phẩm văn học. Khi viết một tác phẩm báo chí, có thể áp dụng một số
mô hình sau đây:

- Cấu trúc hình tháp thường
- Cấu trúc hình tháp ngược
- Cấu trúc hình chữ nhật
c. Phân tích cụ thể các cấu trúc
• Cấu trúc tháp thường (tháp xuôi):


Đây là một trong những mô hình rất phổ biến trong những thập kỷ trước. Về căn bản,
cấu trúc của nó cho thấy một cách sắp xếp các chi tiết theo trình tự: mở đầu là những
chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn tăng dần lên và có
sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một ấn tượng mạnh.
Hình tháp thường từ lâu đã là cấu trúc viết tin quen thuộc và phổ biến của báo chí Việt
Nam. Tuy nhiên, độc giả trong xã hội hiện đại không có nhiều thời gian cho việc tiếp
nhận thông tin, mặt khác họ có quá nhiều cái để lựa chọn. Do vậy cách viết theo kiểu
cấu trúc này nếu không được đầu tư công sức và nhiều người viết không chắc tay thì
tin trở nên nhàm chán, không hấp dẫn và dễ bị bạn đọc bỏ qua.
Ví dụ : “ Trong cuộc thi ngày 3 tháng 10 năm 1992 tại Mỹ, một nông dân đã đoạt
giải thưởng 75.000 đô la vì trồng được quả bí ngô lớn nhất thế giới. Đó là anh
Giôn Hâu len ở bang Ca-li-pho-ni-a. Anh cho biết quả bí ngô này là kết quả của
công trình trồng trọt trong 5 tháng của anh mà từng ngày người trồng nó phải hiểu
nó cần gì. Anh cũng cho biết nhờ lòng say mê anh đã trồng được quả bí ngô nặng
370 kilôgam này. Quả bí của anh cùng với quả bí của hai anh em Ét và Bốp Ganca ở bang Niu- Giơ- Si đã được ghi vào sổ Ghi-nét về những điều kỳ lạ của thế
giới.”

• Cấu trúc tháp ngược:



Về phương diện lý thuyết, mô hình này là sự đảo ngược của mô hình thứ nhất
(được biểu hiện dưới dạng một hình tháp quay ngược đầu xuống). Các chi tiết, dữ
kiện được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan trọng. Khi biên tập,
người ta cắt bỏ từ cuối lên mà không sợ đã bỏ đi những chi tiết, dữ kiện quan
trọng.
(Thực tế cho thấy mô hình này rất thích hợp với thể loại Tin. Tuy nhiên, mô hình
này còn có thể đem áp dụng để viết những bài phản ánh thông thường hoặc những
tác phẩm thuộc các thể loại báo chí khác như Bài thông tấn, Phỏng vấn...).

• Cấu trúc hình chữ nhật:


Theo mô hình này, các chi tiết quan trọng được bố trí từ đầu đến cuối, tạo ra sự
hấp dẫn chung cho toàn bài. Điều đó có thể tạo ra ưu thế do sự chắc chắn và tính
cân đối nhưng cũng có thể gây ra sự nhàm chán do sự dàn trải. Người ta thường áp
dụng mô hình này để viết một số thể loại như: Tin tổng hợp, Bài, Tin tường thuật.

Ví dụ: “Ngày 8-11-1992 tới, Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị quốc tế lần thứ hai về
SIDA ở châu Á- Thái Bình Dương. Đại biểu từ hơn 40 nước tham dự hội nghị sẽ
thảo luận các biện pháp ngăn sự tràn lan của vi-rút HIV và xóa bỏ sự phân biệt đối
xử với bệnh nhân nhiễm SIDA. Các chuyên gia y tế cho rằng cuộc thảo luận kéo
dài 5 ngày ở Niu- đê-li có ý nghĩa quan trọng đối với các nước chậm phát triển
trong việc kiểm soát căn bệnh thế kỷ này. Hiện nay châu Á- Thái Bình Dương có
khoảng một triệu người mất khả năng miễn dịch và cứ 24 giờ lại có thêm 2000
bệnh nhân nhiễm vi-rút HIV. Theo ước tính con số này sẽ lên đến 10 triệu người
vào năm 2000.”

• Mô hình Viên kim cương:
Đây là mô hình được biểu hiện theo hình dạng của một viên kim cương. Điểm
khác biệt của nó với mô hình Hình tháp ngược là ở chỗ: Tác phẩm mở đầu bằng

một chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tiếp tục tăng dần mức độ quan
trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường được đặt ở gần đầu tác phẩm.


(Ở nước ta, đây là mô hình rất phổ biến - đặc biệt là đối với thể loại Tin. Có thể
nói hầu hết tin tức trên các đài phát thanh và truyền hình hiện nay đều được viết
theo mô hình này. Khi biên tập những tác phẩm viết theo mô hình này, người
ta cũng cắt từ cuối bài để đảm bảo là đã không bỏ mất những chi tiết quan trọng
nhất).

• Mô hình Đồng hồ cát:
Mô hình này cho thấy những chi tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và phần cuối
tác phẩm. Các chi tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng
từ trên xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết thúc bằng
một chi tiết quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao. Như vậy, nó có thể kết hợp
được ưu thế của cả hai mô hình Hình tháp xuôi và Hình tháp ngược.
Đây là mô hình rất phổ biến trong thực tế đời sống báo chí. Nó thường được áp
dụng cho các bài viết có dung lượng tương đối lớn như Phóng sự, Điều tra, Bài
thông tấn... Những thể loại có dung lượng nhỏ như Tin ít khi áp dụng mô hình
này).

d. Cấu trúc phổ biến nhất?
Cấu trúc hình tháp ngược hiện đang là cấu trúc được báo chí Việt Nam sử dụng
một cách phổ biến bởi tính hiệu quả và tính hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, thực trạng
sử dụng cấu trúc này ở các báo lại không hoàn toàn giống nhau.
Cấu trúc này là người đọc nhanh chóng tiếp nhận được thông tin quan trọng;
người viết chủ động trong việc kiểm soát của tin; thích hợp với đối tượng độc giả
ít có thời gian đọc báo.
Cấu trúc hình tháp lộn ngược giúp công chúng lĩnh hội được bản chất sự kiện ngay
ở đầu tin. Hơn thế người biên tập có thể dùng làm “tít” của tin hay làm tin vắn, tin

rút gọn trong chương trình thời sự.


Cấu trúc này còn có ưu điểm là trật tự các diễn biến của sự kiện được trình bày lôgic, rõ ràng.
Trong thực tế cấu trúc tháp lộn ngược còn giúp người biên tập cắt ngắn tin mà
không ảnh hưởng đến bản chất sự kiện.
Câu mở đầu của tin tức là quan trọng nhất trong một tin. Trong sự cạnh tranh
quyết liệt giữa các loại hình báo chí; Sự cạnh tranh giữa các đài phát thanh, các
kênh truyền hình, các tờ báo in và báo điện tử trong và ngoài nước thì bạn luôn
phải lôi cuốn, hấp dẫn công chúng từ câu đầu tiên.
Những người làm báo luôn dành nhiều thời gian để viết được một câu mở đầu hấp
dẫn, một câu mở đầu sắc sảo và có sức nặng.
Lượng thông tin chủ đạo phải được cô đọng trong câu mở đầu. Câu mở đầu
thường phải gây sự chú ý của công chúng muốn theo dõi diễn biến và nguyên nhân
của sự kiện.
Nhiều hãng thông tấn, các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình thế giới đã có quy
định cụ thể và nghiêm ngặt cho phóng viên khi viết tin phải tuân thủ các yêu cầu :
-Viết ngay điều quan trọng và hấp dẫn nhất, "Thông tin ở mũi tàu chứ không phải
nơi buồng lái"
Tuy nhiên cấu trúc này cũng gây ra một số hạn chế: có thể độc giả sẽ không đọc
hết tin nên nhiều khi công sức và thời gian của người viết, biên tập viên bị lãng
phí. Ngoài ra, việc lạm dụng nó cũng phần nào tạo cảm giác nhàm chán khi công
chúng tiếp cận sản phẩm báo chí và trong một chừng mực nào đó khiến họ trở nên
"lười biếng và thiếu kiên nhẫn".
Ví dụ: “ 6 giờ 29 phút ngày 14-11-1992, chiếc máy bay IAK 40 từ Tân Sơn
Nhất đi Nha Trang chở 24 hành khách và 6 người trong tổ lái dã mất liên lạc
sau 48 phút bay…”
Câu mở đầu trong phát thanh tối đa không quá 20 từ. Những chi tiết chưa cần thiết
nên để lại những câu tiếp theo.



Ví dụ: “ Một cơn bão mạnh với sức gió 185km/ giờ và lúc cơn giật lên tới
235km/giờ đã đổ bộ vào Guyam. 135.000 dân ở đảo này đã phải sơ tán”
Câu mở đầu nên bắt đầu bằng địa danh, nhưng nên để nơi xảy ra sự kiện sau cùng.
Ví dụ: “ Công an kinh tế và thuế vụ vừa phát hiện một dường dây buôn lậu xe ô tô
Nhật, bắt giữ 25 xe tại chợ biên giới Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”
Nên sửa thành: “ Công an kinh tế và thuế vụ tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện và
bắt giữ tại chợ biên giới Móng Cái 25 xe ô tô Nhật của một đường dây buôn lậu”.
Câu mở đầu tin tức có dùng trích dẫn, nhất thiết phải đưa nguồn lên trước đoạn
trích.



×