Xác định thể loại báo chí
MỞ ĐẦU
Phân biệt thể loại báo chí là một vấn đề lớn, nhiều phức tạp và còn gây
nhiều tranh cãi. Trong lí luận và thực tiễn thì việc phân biệt và nắm rõ các
đặc điểm của thể loại báo chí là rất quan trọng, đặc biệt là trong chương
trình đào tạo sinh viên báo chí.
Khi nắm rõ cách phân biệt các thể loại báo chí thì người làm báo sẽ có
cách tiếp cận vấn đề và cách viết mang lại hiệu quả cao nhất, truyền tải
thông tin nhiều nhất và thu hút người đọc.
Có rất nhiều cách phân chia thể loại báo chí. Tuy nhiên, trong bài tiểu
luận này xin tiếp nhận cách phân nhóm các thể loại báo chí đó là: Nhóm các
thể loại báo chính chính luận; Nhóm các thể loại báo chí thông tấn; Nhóm
các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xác định thể loại báo chí
NỘI DUNG
I. Khái niệm về thể loại báo chí
1-Thể loại là gì:
Theo từ điển tiếng Việt giải thích thì: Thể loại là hình thức sang tác
văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận
dụng ngôn ngữ,…Văn học có nhiều thể loại: Tự sự, Trữ tình, Kịch,…
Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô Giải thích: “Thể loại là khái
quát hóa những đắc tính của một nhóm người lớn các tác phẩm cócùng thuộc
tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một
giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”
Hệ thống các thể loại ở mỗi loại hình nghệ thuật được hình thành
khác nhau do các đặc điểm và đặc tính khác nhau. Một số nhà nghiên cứu lại
xem thể loại như một kiểu tái hiện đời sống hiện thực, một cách tổ chức tác
phẩm vừa mang tính quy luật loại hình, vừa vận động phát triển.
2- Thể loại báo chí
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: những tác phẩm báo
chí có chung tính chất và các dấu hiệu đặc trưng về nội dung và hình thức
thể hiện cơ bản, được phân chia dựa trên phương thức phản ánh hiện thực,
sử dụng ngôn từ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung, mang tính
chính trị - tư tưởng nhất định. Ví dụ: thể loại tin tức, chính luận, phỏng vấn,
phóng sự, v.v…
Ở nước ta có nhiều quan niệm về thể loại báo chí. Lí do, báo chí Việt
Nam ra đời muộn hơn so với báo chí Châu Âu và phương Tây hơn hai thế kỷ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xác định thể loại báo chí
Sự hình thành và xác lập thể loại báo chí ở Việt Nam là do nhu cầu nội tại của
quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước.
Có rất nhiều quan niệm về thể loại nhưng để đưa ra một khái niệm
chung nhất cho thể loại báo chí chưa có mà chỉ đưa ra cách hiểu của mình về
từng thể loại.
Theo PGS Đinh Văn Hường, trong bài “ Một số vấn đề thể loại báo
chí” quan niệm: Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và
tương đối ổn định các các bài báo, được phận chia theo phương thức phản ánh
hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung
mang tính chính trị - tư tưởng nhất định”.
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Tác phẩm báo chí” cho rằng: “Thể
loại tác phẩm là một khái niệm chỉ tính quy luật loại hình của tác phẩm báo
chí. Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật lặp lại của các yếu tố trong một
loạt tác phẩm báo chí”.
Do đặc điểm của báo chí trong việc phản ánh hiện thực xã hội phong
phú và rất đa dạng, cho nên trong nghiên cứ báo chí nói chung và nghiên
cứu thể loại báo chí nói riêng, cũng rất đa dạng. Đó là vấn đề lớn và phức
tạp trong lý luận và hoạt động thực tiễn, chiếm phần quan trọng trong
chương trình đào tạo ở các trường Đại học có ngành báo chí. Trong lĩnh vực
thể loại báo chí, có thể nêu ba giáo trình đã xuất bản gần đây ở khoa báo chí,
trường ĐHKHXH& NV Hà Nội:
1. Dương Xuân Sơn. Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
2. Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. NXB Chính Trị Quốc
gai Hà Nội, 2000
3. Đinh Hường. Các thể loại báo chí thông tấn, NXb Đại học Quốc gia
Hà Nội
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xác định thể loại báo chí
Ba giáo trình có những quan niệm về thể loại không giống nhau. Theo
tác giả Trần Quang thì : “Thể loại là khái quát hoá những vấn đề những đặc
điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình
thức, cách biẻu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc
hay một nền nghệ thuật thế giới” ( Từ điển bách khoa Toàn thư Liên Xô, M,
1985, tr 431).
Từ điển Tiếng Việt(1992) coi “Thể loại là khuôn khổ, lối viết và hình
thức viết”.
Phần giải thích từ ngữ của nghị định 51/2002/NĐCP ngày 26/4/2002
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật báo chí, Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của luật báo chí nói “ Tác phẩm báo chí là tên gọi chung cho tất
cả các thể loại tin, bài, ảnh, ....đã được đăng phát trên báo chí”.
Cũng có định nghĩa nói thể loại là hình thức biểu hiện cơ bản, thống
nhất và tương đối ổn định của các tác phẩm, được phân chia theo phương
thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển
tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng, thảm mỹ và ý đồ
nhất định của người thể hiện...
Tổng hợp những ý kiến trên có thể hiểu thể loại báo chí là xã luận,
bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự điều tra... được
sử dụng phổ biến rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay.
Qua những ví dụ trên chúng ta thấy quan niệm về thể loại báo chí còn
rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động
báo chí. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và tổng kết để đưa ra được một
định nghĩa đích thực, chính xác về thể loại báo chí giúp cho người sáng tạo
tác phẩm báo chí có cách thể hiện hiệu quả nhất.
Từ những điều trên, có thể đưa ra cách hiểu về thể loại báo chí như
sau: Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xác định thể loại báo chí
các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện phương pháp và hình thức
trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với tình huống
sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày.
Thể loại báo chí được hình thành từ hoạt động thực tiễn cùng với cuộc
đấu tranh giai cấp và sự phát triển xã hội, theo một quan điểm chính trị, tư
tưởng nhất định, theo quy luật chức năng, mục đích và đối tượng phục vụ của
báo chí.
Trong hoạt động thực tiễn cho thấy các sự kiện, sự việc, tình huống,
quá trình xảy ra có mức độ và giá trị khác nhau. Tùy thuộc tình hình cụ thể,
nhà báo có thể lựa chọn thể loại thích hợp để chuyển tải nội dung sự kiện, sự
việc có hiệu quả. Vì thế, đối với người làm báo việc xác định đúng thể loại
báo chí để thể hiện nội dung và vấn đề hết sức quan trọng. Nó là yếu tố quan
trọng làm tăng hiệu quả thông tin của báo chí. Mặt khác, việc xác định đúng
thể loại còn giúp ban biên tập báo chí tổ chức tốt các trang báo, số báo, các
chương trình phát thanh, truyền hình một cách hợp lí, thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của mình.
3-Tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí
Các thể loại có những dấu hiệu riêng để phân biệt, đó gọi là tiêu chí để
nhận diện thể loại. Đây cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Có thể nêu ra
một số tiêu chí sau đây:
Thứ nhất: là khả năng nắm bắt hiện thực đời sống xã hội( chọn sự
kiện, vấn đề, nhân vật nào .... để phản ánh, hay nói cách khác là phản ánh cái
gì trong thời điểm đó).
Thứ hai: là mức độ phản ánh, phân tích, lý giải vấn đề của người viết
(độ nông sâu; trước mắt - lâu dài....; chẳng hạn mức độ thể hiện thể loại tin
sẽ khác với bình luận, xã luận, phóng sự,...).
Website: Email : Tel : 0918.775.368