Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nghiên cứu thực tế lớp TCLL Chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.89 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Tại Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI kết luận “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” đã khẳng định các yêu cầu cần
thực hiện nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong các yêu cầu
đó nhấn mạnh đến: Xây dựng Nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật, quản lý xã hội
theo pháp luật, giữ vững kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, bảo đảm an ninh quốc
phòng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Chính vì vậy mà công tác quản lý xã
hội theo pháp luật, giũ vững kỉ cương và trật tự được các cấp các ngành, các địa phương
đặc biệt quan tâm. Mặt khác, trên thực tế công tác thực hiện pháp luật ở từng địa bàn
từng cơ sở có tốt, có đảm bảo thì mới tạo điều kiện cho cá hoạt động khác như phát
triển kinh tế xã hội, ngược lại nếu địa phương nào mà chính quyền và nhân dân lơ là
tuyên truyền, lơ là thực hiện, các hiện tượng vi phạm pháp luật nhiều thì địa phương đó
không thể có nền tảng vững chắc để phát triển được.
Điện Biên là một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trình độ văn
hóa của người dân còn hạn chế, nhận thức về các văn bản pháp luật chưa được dân quan
tâm sâu sắc. Bên cạnh đó là đời sống khó khăn, dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo, kích
động. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật ở địa phương. Để
đánh giá đúng thực trạng vấn đề, tìm hiểu các biểu hiện vi phạm pháp luật, các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng việc thực hiện pháp luật của một số cơ sở, địa phương không
cao; từ đó đề ra giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện pháp luật ở các xã vùng
sâu sa, khó khăn này tôi đã chọn đề tài nghiên cứu thực tế: Thực trạng và giải pháp
cho vấn đè thực hiện pháp luật ở xã Mường Nhà và Phu Luông huyện Điện Biên.
Trong thời gian nghiên cứu 10 ngày theo chương trình trung cấp LLCT-HC, với địa
điểm tại 2 xã Phu Luông và Mường Nhà nhằm phát hiện, đối chiếu và so sánh thực
trạng của hai xã để tìm ra nguyên nhân và các bài học bổ ích cho các xã. Mong rằng bài
nghiên cứu sẽ giúp cho hai xã nâng cao hơn nữa việc công tác thực hiện pháp luật ở địa
phương mình.

1



Chương 1
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI XÃ
MƯỜNG NHÀ VÀ PHU LUÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN.
1. Đặc điểm tình hình
Mường Nhà và Phu Luông là hai xã biên giới ở phía Tây Nam của huyện Điện
Biên; nằm trên tuyến đường cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc- Na Son; đường đến xã rất
thuận lợi, tại trung tâm hai xã có đường hai chiều với cơ sở hạ tầng khá hiện đại. Địa
bàn của hai xã rộng, dân cư sống không tập trung; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ
đói nghèo cao, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm nương rẫy, kinh tế cửa
khẩu chưa có sự phát triển. An ninh trật tự còn nhiều khó khăn, tình hình vượt biên,
xuất cảnh trái phép, di dịch cư tự do, hoạt động tôn giáo trái phép, buôn bán, vận
chuyển, tang trữ, sử dụng trái phép chất ma túy diễn biến phức tạp.
Mường Nhà là trung tâm cụm xã, có 06 trường học, trong đó có Trường THPT.
Phía Đông giáp xã Phình Giàng- Điện Biên Đông, phía Nam giáp xã Phu Luông, phía
Bắc giáp xã Na Tông, phía Tây giáp cụm bản IV Mường Hợp, cụm bản V Nậm Luông,
huyện Phôn Thong, tỉnh Luông Pha Băng của Lào. Mường Nhà có diện tích tự nhiên là
15.901,5 ha; 14 thôn, bản; tổng số 701 hộ với 3.797 nhân khẩu; gồm 6 dân tộc cùng
sinh sống: Thái (36%), Lào (16,3%), Mông (41,7%), Khơ Mú, Tày, Kinh (6%); tỷ lệ hộ
nghèo trên 40%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã rộng, khang trang;
thương mại, dịch vụ trên địa bàn khá phát triển; phấn đấu đến năm 2020 xã đạt chuẩn
nông thôn mới.
Phu Luông là xã mới thành lập, được chia tách từ xã Mường Lói theo Nghị quyết
số 45/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ. Phía Đông giáp xã Mường
Lói, phía Tây và phía Nam giáp nước Lào, phía Bắc giáp xã Mường Nhà- Điện Biên, xã
Pú Hồng- Điện Biên Đông. Phu Luông có tự nhiên là 14.482,57 ha, nhưng chủ yếu là
núi cao, diện tích đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước ít. Phu Luông có 10
bản, 443 hộ với 2.228 nhân khẩu, 5 dân tộc cùng sinh sống (Mông, Thái, Kinh, Khơ
Mú, Lào). Do mới thành lập nên đội ngũ cán bộ, công chức đều rất trẻ, trụ sở làm việc
của xã còn nhiều khó khăn. So với Mường Nhà điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của
Phu Luông còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 63%

1.2. Tình hình thực hiện pháp luật ở xã Mường Nhà, xã Phu Luông
2


1.2.1 Những kết quả đạt được
*Xã Mường Nhà
Xã Mường Nhà làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và tuyên truyền vận động
người dân tham gia xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Xây dựng
kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 10/01/2016 về tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ tết
nguyên đán. Xây dựng kế hoạch 11/KH-CA ngày 25/3/2016 về đảm bảo kế hoạch tấn
công trấn áp tội phạm bảo vệ các ngày lễ lớn, bảo về ngày Bầu cử. Tuyên truyền Luật
giao thông đường bộ 06 buổi 987 người tham gia. Việc chấp hành giao thông đã tốt hơn
và tai nại giao thông có xu hướng giảm.
Đảm bảo an ninh trật tự thôn bản, các vụ việc trộm cắp ít xảy ra và có xu hướng
giảm. Xã có nhiều đối tượng thuộc diện quản lý giáo dục như đối tượng tha tù, đối
tượng hình sự, đối tượng đang cải tạo, đối tượng hưởng án treo nhưng với sư cố gắng
của chính quyền xã về an ninh trật tự xã tương đối đảm bảo. Trộm cắp chủ yếu là các vụ
trộm nhỏ như gà lợn, số lượng không nhiều . Năm 2014, trộm cắp 03 vụ, đánh bạc 01
vụ, trộm cắp tài sản liên quan 02 vụ đã giải quyết ở cơ sở 01 vụ, 02 vụ chuyển cấp trên,
vi phạm hành cính 05 vụ. Năm 2016, có 05 vụ trong đó trộm cắp tài 04 vụ, gây rối trật
tự công cộng 01 vụ. Vụ gây rối đều được giải quyết nhanh, xử lý hành chính kịp thời và
không để sự việc tiến triển phức tạp.
Công tác hòa giải thực hiện có hiệu quả. Toàn xã có 14 tổ hòa giải tương ứng với
14 bản, mỗi tổ hòa giải từ 03 đến 04 người. Các hòa giải viên đều là người của địa
phương được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Tuy chưa được đào tạo trình độ chuyên
môn như Luật, Quản lý hành chính nhưng đều là người có kinh nghiệm, kỹ năng và
khéo léo nên việc hòa giải tiến hành suôn sẻ, có hiệu quả. Tỷ lệ các vụ tranh chấp hòa
giải thành ngày càng cao.
Công tác quản lý nhân khẩu được lập thành sổ khoa học, việc biến động về nhân
khẩu được ghi rõ danh tính, nguyên nhân. Đặc biệt là quản lý gắn liền với tình hình di

dịch dân tự do đi và đến. Nhìn chung việc di dịch dân chủ yếu do tự nhiên như chuyển
đi và đến theo anh em họ hàng hoặc để thuận lợi cho việc sản xuất như khai hoang, làm
công nhân cao su. Công tác quản lý tạm trú, tạm vắng và đăng ký tạm trú thực hiện sát
sao kịp thời. Chủ yếu là đang ký làm ăn theo thời vụ các các công trình tại địa bàn là 67
người, làm các công trình kè bê tông cửa khẩu Pom Lót- Huổi Puốc. Số lượng di dịch
không lớn, năm 2016 là 18 lượt người đến thăm thân và làm ăn.
3


Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ thực hiện tốt, có tổ chức, kế hoạch. Xây dựng
kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 25/02/2016 triển khia thực hiện kế hoạch toàn dân
giao nộp vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. UBND đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 11
đồng chí triển khia tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc, đã giao nộp 11 khẩu súng kíp
các loại. Với hình thức vận động từng nhà, từng hộ gia đình, từng người kết hợp với
phân tích răn đe đa số người dân đã chấp hành việc giao nộp lại vũ khí. Việc giao nộp
thực hiện đúng quy trình. Không có vụ án đáng tiếc nào xảy ra với các vũ khí chưa
được quản lý.
*Xã Phu Luông
Công tác chỉ đạo triển khai theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quan tâm
thực hiện. UBND xã ban hành Kế hoạch số 10b/KH-UBND ngày 10/3/2016 của Chủ
tịch UBND xã về theo dõi thi hành pháp luật. Trong đó chú trọng đến công tác tổ chức
tuyên truyền các Luật như: Luật cán bộ công chức 2008, Luật Xử lý vi phạm hành
chính, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015...với các hình thức như tổ chức hội
nghị, các buổi sinh hoạt chuyên đề, cuộc họp giao ban.
Xã đã có Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật hoạt động với các chương trình
tuyên truyền phổ biến pháp luật cụ thể. Theo dõi công tác thi hành pháp luật được thực
hiện bởi Công chức Tư pháp-Hộ tịch có trình độ Đại học Luật đảm bảo đúng tiêu chuẩn
chuyên môn nghiệp vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả hơn.
Một số lĩnh vực tập trung theo dõi thi hành đều là các lĩnh vực quan trọng: việc rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã được quant âm đã phát

hiện kịp thời, sửa đổi bổ sung một số văn bản khong còn phù hợp, năm 2016 đã rà soát
02 Nghị quyết quy phạm, 01 quyết định quy phạm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và
kịp thời; công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, bảo vệ
môi trường; công tác an ninh trật tự an toàn xã hội. Công tác theo dõi thi hành pháp luật
mang lại những tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng hiệu quả thi hành
pháp luật, góp phần nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật trên địa bàn.
Quản lý tốt hoạt động tôn giáo. Đây là vấn đề khó trong quản lý của các xã vùng
cao khi đó được coi là địa bàn lý tưởng cho hoạt động truyền đạo trái phép. Tuy nhiên
xã Phu Luông đã thực hiện vấn đề này rất tốt. Toàn xã có 10 bản không một bản nào có
hoạt động truyền đạo trái phép và các nghi thức giáo lý theo đạo trái phép tại xã. Trong
khi đó các xã giáp ranh như Mường Nhà có 119 hộ theo đạo. So với Mường Nhà thì vấn
đề kiểm soát việc truyền đạo, truyền giáo trái phép của xã Phu Luông thông các biện
4


pháp như tuyền truyền, nêu gương, ngăn chặn là một sự cố gắng lớn đáng nêu gương.
Người dân sống hòa hợp, chăm chỉ làm ăn, đoàn kết. Không có tình trạng chia rẽ dân
tộc, tôn giáo.
Công tác hòa giải thực hiện có hiệu quả. Toàn xã có 10 tổ hòa giải tương ứng với
10 bản, mỗi tổ hòa giải từ 03 đến 04 người. Các hòa giải viên đều là người của địa
phương được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Tỷ lệ các vụ tranh chấp hòa giải thành
cao. Nên năm 2016 không có tranh chấp khiếu kiện của người dân, các vụ tranh chấp
nhỏ như đánh cãi chửi nhau, trộm vặt, xích mích dân sự đều hòa giải thành.
Công tác quản lý nhân khẩu được lập thành sổ khoa học, việc biến động về nhân
khẩu được ghi rõ danh tính, nguyên nhân. Đặc biệt là quản lý gắn liền với tình hình di
dịch dân tự do đi và đến. Nhìn chung việc di dịch dân chủ yếu do tự nhiên như chuyển
đi và đến theo anh em họ hàng hoặc để thuận lợi cho việc sản xuất như khai hoang, làm
công nhân cao su. Số lượng di dịch không lớn, năm 2016 là 03 hộ với 16 khẩu nghi di
cư sang Lào, có 2 hộ với 11 khẩu đã quay trở lại nơi cũ; di cư đến trong năm có 02 hộ
với 12 khẩu đã vận động quay trở về nơi cũ. Điều đó cho thấy công tác vận động, tuyên

truyền thuyết phục của xã đối với các đối tượng di dịch cư rất hiệu quả; đồng thời với
đó là sự đoàn kết phối hợp và giám sát trong nhân nhân là kênh truyền thông tốt.
Trên địa bàn không có những vụ án lớn xảy ra, không tồn tại các điểm nóng an
ninh trật tự. Năm 2016 toàn xã không để xảy ra một vụ án hình sự nào, không có tụ tập
vì mục đích chính trị, không gây bất ổn chính trị. Không có đơn thử khiếu nại tố cáo mà
chỉ có các đơn đề nghị giải quyết hoặc đề nghị hòa giải. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng
ủy, HĐND-UBND các tổ chức đoàn thể và nhân dân xã Phu Luông.
2.6.2. Hạn chế
*Xã Mường Nhà
Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng diễn biến phức tạp, quản lý chưa sâu sắc chưa
có biện pháp xử lý hiệu quả. Số hộ theo đạo tăng đáng kể: Có 119 hộ tương ứng với
714 nhân khẩu theo đạo thuộc 02 hệ phái: Liên hữu cơ đốc Miền Nam và Tin lành
Miền Bắc sinh hoạt thành 04 điểm nhóm: Nhóm tại bản Hồi Hương, bản Khon Kén, bản
Pha Thanh, bản Huổi Sa Lăng. SO với năm 2014 có 98 hộ với 604 nhân khẩu. Sự tăng
giảm này là không do nguyên nhân tự nhiên như tách hộ mà xuất phát chính từ hoạt
động tuyên truyền đạo trái phép, có sự lây lan và có bổn đạo mới.
Tình hình di dịch cư tự do diễn biến phức tạp, vận động không hiệu quả. Di dịch
cư khỏi địa bàn vẫn tiếp diễn phức tạp có một số hộ đã bị kẻ xấu kích động lôi kéo hoạt
5


động tôn giáo trái phép nên di cư tự do, vượt biên xuất cảnh trái phép vẫn thường xuyên
xảy ra. Năm 2014 có 5 hộ với 28 nhân khẩu, năm 2016 có 03 hộ với 16 nhân khẩu.
Trong các trường hợp trên có 01 trường hợp là đảng viên, nhân viên bảo vệ trường Tiểu
học Pu Lau. Các biện pháp giải quyết vận động, thậm chí cưỡng chế của xã tỏ ra không
hiệu quả.
Các vụ án hình sự về ma túy diễn biến phức tạp tại xã, xã không có kế hoạch
kiểm soát hiệu quả. Năm 2016 có tổng cộng 06 vụ với 06 đối tượng phạm tội tàng trữ,
vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy. Các vụ xảy ra liên tiếp và gia tăng về mức
độ nguy hiểm và số lượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển ngày càng trẻ hóa, các vụ

tại đìa bàn có nhiều thanh niên dưới 30 tuổi. Vận chuyển với khối lượng không nhỏ, có
trang bị cả vũ khí, tính nguy hiểm cao, tâm lý liều chết lớn.Tồn tại các điểm bán lẻ ma
túy: theo dõi có 06 điểm bán lẻ. Xóa 02 còn tồn tại 04 điểm.
Chưa kiểm soát được vấn đề nghiện ma túy.
Đối tượng nghiện ma túy tăng: năm 2014 có 45 người nghiện ma túy, năm 2015
có 66 người, năm 2016 có 59 người (giảm 7 do bị bắt và chết vì AIDS). Các đối tượng
đều được theo dõi và quản lý trong sổ sách tuy nhiên chưa áp dụng các biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn và cải tạo
*Xã Phu Luông
Chính những công chức trực tiếp đôn đốc bảo đảm việc thực hiện pháp luật lại vi
phạm pháp luật gây mất niềm tin ở nhân dân. Hiện nay trong cơ cấu thành viên UBND
đang khuyết hai chức danh Chỉ huy trưởng quan sự và Trưởng Công an xã bởi hai viên
chức này đang trong thời gian xem xét lại vì lý do bản thân nghiện ma túy và có những
biểu hiện của mắc bệnh xã hội. Bên cạnh đó, năm 2016 cơ quan cảnh sát điều tra Công
an tỉnh phát hiện 06 cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng
nhưng chưa đến mức xử lý hình sự với số tiền là 46 triệu đồng.
Công tác đảm bảo an ninh trật tự thôn bản còn phức tạp, các vụ việc trộm cắp
vẫn xảy ra. Xã có nhiều đối tượng thuộc diện quản lý giáo dục như đối tượng tha tù, đối
tượng hình sự, đối tượng đang cải tạo, đối tượng hưởng án treo nên về an ninh trật tự xã
chưa thực sự đảm bảo. Trộm cắp chủ yếu là các vụ trộm nhỏ như gà lợn, số lượng
không nhiều nhưng thường xuyên khiến nhân dân không yên tâm sản xuất, trộm cắp tài
sản lớn có 04 vụ trong đó có 3 vụ chưa rõ đối tượng. Gây rối trật tự trị an cả năm 2016
xảy ra 1 vụ với 05 đối tượng.
Chưa kiểm soát được vấn đề nghiện ma túy và các vụ án ma túy. Các vụ án ma
túy năm 2015, 2016 không có. Trong khi đó trên địa bàn theo báo cáo của công an xã
6


vẫn còn có hiện tượng buôn bán chất ma túy với số lượng nhỏ và lớn khác nhau nhưng
chưa triệt phá được vụ án nào trong 2 năm qua. Hơn nữa, xã là địa bàn được Công an

và Bộ đội Biên phòng coi là điểm phức tạp về ma túy, là nơi trung chuyển và mua bán
ma túy qua biên giới từ CHDC nhân dân Lào vào Việt Nam nhưng lực lượng quân sự
công an của xã chưa phá được bất kỳ một vụ án nào năm 2015 và 2016. Điều đó cho
thấy, Xã chưa thực sự chủ động và tích cực phối hợp giải quyết vấn đề này. Đối tượng
nghiện ma túy tăng, tuy nhiên việc vận động đi cai hoặc dùng Methanon chỉ chiếm một
phần nhỏ. Trong 57 đối tượng nghiện năm 2016 có đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc 01,
đưa vào cơ sở cai nghiệm bắt buộc 03, chết 02 đối tượng vì hậu quả của ma túy.
1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên.
*Xã Mường Nhà
- Nguyên nhân
Do ý thức của người dân không cao, một số cán bộ chưa thật sự nhiệt tình có
trách nhiệm, vẫn còn tâm lý người nhà, người than.
Công an xã phối hợp với công chức chuyên môn thực hiện tuyên truyền, phổ biến
pháp luật nhưng mới chỉ là hình thức, chưa thực sự có tổ đội hoặc kết hợp với tổ hòa
giải phân tích các thủ đoạn, âm mưu hoạt động của đối tượng truyền giáo trái phép và di
cư trái phép. Các đợt tuyên truyền nhiều nhất mới chỉ dừng lại việc tuyên truyền Luật
Giao thông đường bộ do Phòng cảnh sát giao thông huyện chủ trì.
Vận động đi cai nghiện ma túy còn hạn chế, không chủ động và chưa có kế
hoạch. Số người nghiện mới tăng một phần do ý thức người dân nhưng phần lớn do xã
chưa có kế hoạch vận động và kiểm soát hữu hiệu.
Có tư tưởng trông chờ và cấp trên, và các cơ quan khác khi giải quyết vấn đề ma
túy. Xã mới chỉ dừng lại ở theo dõi báo cáo, chưa chủ động có kế hoạch giải quyết hiệu
quả.
*Xã Phu Luông
- Nguyên nhân
Cán bộ công chức xã nói chung và công chức phụ trách lĩnh vực an ninh trật tự
còn yếu về năng lực, hạn chế về phẩm chất còn mắc các tệ nạn gay mất niềm tin của
nhân dân, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

7



Xã chưa thực sự quan tâm đến tuyên truyền giáo dục pháp luật trên địa bàn xã,
chưa dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho hoạt động này do vậy hoạt động không thực sự
hiệu quả.
Công an xã phối hợp với công chức chuyên môn thực hiện tuyên truyền, phổ biến
pháp luật nhưng mới chỉ là hình thức, chưa thực sự có tổ đội hoặc kết hợp với tổ hòa
giải phân tích. Các đợt tuyên truyền chủ yếu tập trung ở cán bộ, công chức tại hội nghị
tập huấn, giao ban. Với người dân nhiều nhất mới chỉ dừng lại việc tuyên truyền Luật
Giao thông đường bộ do Phòng cảnh sát giao thông huyện chủ trì.
Vận động đi cai nghiện ma túy còn hạn chế, không chủ động và chưa có kế
hoạch. Số người nghiện mới tăng một phần do ý thức người dân nhưng phần lớn do xã
chưa có kế hoạch vận động và kiểm soát hữu hiệu.
Chương II
ĐỀ XUẤT MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHU LUÔNG VÀ MƯỜNG NHÀ
2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại xã Phu Luông
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả, với các hình
thức hấp dẫn, dễ đi vào dân như: tổ chức giao lưu tìm hiểu, cuộc thi tìm hiểu giữa các
bản, tuyên truyền bằng phim tài liệu...
Cần tập trung tuyên truyền pháp luật về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em,
Luật hình sự, Luật xử phạt vi phạp hành chính. Phối hợp với Công an huyện làm rõ âm
mưu thủ đoạn của tội phạm ma túy
Tích cực vận động đối tượng nghiện đi cai nghiện. Cần có biện pháp hiệu quả ,
kiên quyết hơn trong xử lý truyền đạo trái phép và di cư tự do.
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của xã Mường Nhà.
Quan tâm kiện toàn công tác cán bộ, chú trọng lựa chọn người đủ tiêu chuẩn về
đức và tài là giải pháp hàng đầu, phải thực hiện ngay.
Chú trọng thực hiện tốt nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm
tài sản công, xây dựng cơ bản, tài chính, quản lý sử dụng các khoản hỗ trợ, quản lý đất

đai và tài sản công. Xây dựng và thực hiện tổ quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế Văn hóa
nơi công sở, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. Đồng thời xử lý nghiêm minh các vi
phạm.
8


Tìm hướng phát triển kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, xử
lý nghiêm các vụ trộm cắp vặt. Tích cực vận động đối tượng nghiện đi cai nghiện.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả, với các hình
thức hấp dẫn, dễ đi vào dân như: tổ chức giao lưu tìm hiểu, cuộc thi tìm hiểu giữa các
bản, tuyên truyền bằng phim tài liệu...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. 1. Kết luận
Trong quá trình đi nghiên cứu thực tế bản thân luôn nhận được quan tâm chỉ đạo
sát sao của Ban Giám hiệu, sự phối hợp, tạo điều kiện của các phòng chức năng trong
nhà trường.
Tại cơ sở nơi đến nghiên cứu, đoàn nghiên cứu được đón tiếp nhiệt tình, Đảng ủy,
HĐND, UBND xã Mường Nhà, xã Phu Luông luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho đoàn đến làm việc; tổ chức Hội nghị làm việc trang trọng với đoàn nghiên cứu.
Giao cán bộ, công chức trực tiếp trao đổi, làm việc với đoàn. Ngoài ra, đoàn nghiên cứu
còn nhận được quan tâm, giúp đỡ của một số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn như các
Trường học, đồn biên phòng, đội Hải quan.
Quy trình nghiên cứu thực tế được tiến hành chặt chẽ, khoa học đảm bảo thủ tục,
đúng tiến độ thời gian theo Kế hoạch.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại xã Mường Nhà, xã Phu Luông bản thân đã
thu thập được những tài liệu, số liệu rất hữu ích để phục vụ hiệu quả cho học tập và
công tác giảng dạy của bản thân. Đồng thời, giảng viên đã trau dồi thêm kiến thức thực
tế, hiểu rõ hơn về thực trạng công tác quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở. Thông qua
hoạt động nghiên cứu thực tế học viên được trau dồi thêm các kỹ năng giao tiếp phân
tích, tổng hợp số liệu, sự kiện, viết báo cáo; nắm được phong tục tập quán, điều kiện

phát triển kinh tế tại vùng biên giới, cửa khẩu Huổi Puốc.
2. Kiến nghị
* Đối với Ban Giám hiệu
Với Trường Chính trị: Tiếp tục duy trì và phát triển phần học thực thế qua việc tổ
chức tham quan nghiên cứu các tỉnh bạn đặc biệt là các tỉnh phát triển. Đồng thời nên
có điểm dừng chuyên sâu về công tác cải cách hành chính, mô hình làm kinh tế giỏi bởi
đây đang là điểm yếu kém hiện nay ở tỉnh ta.
9


* Đề xuất với xã
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND xã. Tạo điều kiện ,
đào tạo, bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho cán
bộ, công chức, hướng đến đạt chuẩn. Đối với xã Phu Luông cần quan tâm kiện toàn
UBND đủ số lượng theo quy định.
- Nghiêm túc triển khai thực các Quy chế làm việc, các Quyết định, Thông báo
phân công nhiệm vụ, các Quy chế khác đã được ban hành. Xây dựng chương trình, kế
hoạch làm việc của UBND xã đối với những công việc mang tính thường xuyên, ổn
định. Tăng cường phối hợp trong giải quyết công việc giữa cán bộ, công chức trong xã,
xác định rõ trách nhiệm chủ trì và phối hợp trong quản lý hành chính nhà nước. Tăng
cường công tác kiểm tra hành chính trong thực thi công vụ gắn với trách nhiệm cụ thể
của từng vị trí công tác. Tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật
tổ chức chính quyền địa phương, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động
của HĐND, UBND xã.
- Tích cực chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp
luật; mỗi năm nên có kế hoạch và chủ động kinh phí cho từ 2-3 buổi tuyên truyền lưu
động với các hình thức sinh động như diễn kịch, cuộc thi tìm hiểu pháp luật giữa các
bản. Nội dung các buổi tuyên truyền đi sâu vào pháp luật phòng chống buôn bán phụ nứ
và trẻ em, luật hôn nhân gia đinh, Luật Hình sự, Nghị định về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội.

- Quản lý chặt chẽ các đối tượng nghiện ma túy, vận động cai nghiện, phối hợp
với gia đình cùng quản lý. Tập trung giải quyết dứt điểm các điểm bán lẻ ma túy trên
địa bàn.
- Quan tâm bố trí nơi làm việc cho bộ phân tiếp nhận và trả kết quả, nơi tiếp công
dân theo quy định. Thực hiện niêm yết lịch tiếp công dân, thủ tục hành chính liên quan
trực tiếp đến người dân.

10



×