BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HOÀNG NGỌC HƯNG
QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ, TÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành
: Luật dân sự
Mã số
: 60.38.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Nghị
HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những phân tích, đánh giá hoàn toàn dựa trên quan điểm
của cá nhân tôi. Những kết luận và kiến nghị trong luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Ngọc Hưng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN ĐỐI
VỚI HỌ, TÊN
1.1
Khái niệm quyền nhân thân
5
1.2.
Quyền đối với họ, tên
10
1.2.1.
Khái niệm họ, tên.
10
1.2.1.1.
Họ
10
1.2.1.2.
Tên
12
1.2.2.
Quyền đối với họ, tên
15
1.2.2.1.
Khái niệm quyền đối với họ, tên
15
1.2.2.2.
Đặc điểm quyền đối với họ, tên
17
1.3.
Quyền đối với họ, tên trong mối liên hệ với các quyền nhân
thânkhác.
20
1.3.1.
Mối liên hệ giữa quyền đối với họ, tên và quyền được khai sinh
20
1.3.2.
Mối liên hệ giữa quyền đối với họ, tên và quyền thay đổi họ, tên
21
1.3.3.
Mối liên hệ giữa quyền đối với họ, tên và quyền được bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín
1.3.4.
Mối liên hệ giữa quyền đối với họ, tên và quyền tác giả
1.4.
Lịch sử phát triển quyền nhân thân, quyền đối với họ tên
trong pháp luật Dân sự Việt Nam
1.5.
Quyền đối với họ, tên trong quy định của pháp luật một số
quốc gia trên thế giới
22
23
24
27
1.5.1.
Quyền đối với họ, tên theo quy định của Luật Dân sự Pháp
27
1.5.2.
Quyền đối với họ, tên theo quy định của Luật Dân sự Thái Lan
29
1.5.3.
Quyền đối với họ, tên theo quy định của Luật Dân sự Hoa Kỳ
CHƯƠNG 2
QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ, TÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA
30
33
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH, THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1.
Nội dung quyền đối với họ, tên
33
2.1.1.
Cá nhân có quyền có họ, tên
34
2.1.2.
Cá nhân có quyền sử dụng họ, tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình.
37
2.1.3.
Cá nhân được sử dụng bút danh, bí danh một cách hợp pháp
39
2.1.4.
Cá nhân được thay đổi họ, tên
40
2.2.
Các hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên
42
2.2.1.
Sử dụng họ, tên của người khác mà không có sự cho phép của
người đó
2.2.2.
Xâm phạm quyền đối với họ tên của người có trách nhiệm khai
sinh cho trẻ.
2.2.3.
Hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên cá nhân của cơ quan có
thẩm quyền
42
45
46
2.3.
Bảo vệ quyền đối với họ, tên
47
2.3.1.
Khái niệm và vai trò bảo vệ quyền đối với họ, tên
48
2.3.1.1.
Khái niệm
48
2.3.1.2.
Vai trò của bảo vệ quyền đối với họ, tên
49
2.3.2.
Các biện pháp bảo vệ quyền đối với họ, tên
50
2.3.2.1.
Biện pháp tự bảo vệ
51
2.3.2.2.
Yêu cầu người xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
52
quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính
công khai
2.3.2.3.
Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại
2.4.
Một số bất cập trong quy định của pháp luật về quyền đối với
họ, tên
2.5.
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền đối với
họ, tên
2.6.
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền
đối với họ, tên
2.6.1.
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền đối với họ, tên
2.6.2.
Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về quyền đối với họ,
tên
53
56
60
66
66
68
KẾT LUẬN
72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
74
PHỤ LỤC
78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
BLDS:
Bộ Luật Dân sự.
BLDS 2005:
Bộ Luật Dân sự năm 2005.
BLDS 1995:
Bộ Luật Dân sự năm 1995.
Nxb:
Nhà xuất bản.
TAND:
Tòa án nhân dân.
Tr:
Trang
UBND:
Ủy ban nhân dân.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Họ và tên là những giá trị tinh thần gắn liền với mỗi cá nhân, là một trong
những yếu tố nhân thân để phân biệt giữa các cá nhân với nhau. Quyền nhân
thân đối với họ, tên là một trong những quyền nhân thân cơ bản, cá biệt hóa cá
nhân, cần được pháp luật bảo vệ. Mặc dù quyền đối với họ, tên được coi là một
quyền nhân thân cơ bản của cá nhân và được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối
nhưng trên thực tế việc áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền đối với họ, tên của
cá nhân vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng
này là những quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ. Cụ thể pháp
luật dân sự chưa có một quy định hướng dẫn cụ thể định nghĩa như thế nào là
quyền đối với họ, tên; người có quyền đối với họ, tên của mình thì có những
quyền năng gì cụ thể. Những thiếu sót này của pháp luật đã gây khó cho cơ quan
có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời cũng chưa tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân được hiểu đúng, đầy đủ về quyền lợi của mình. Từ việc
nhận thức không đúng, không đầy đủ dẫn đến những cách áp dụng không thống
nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó pháp luật hiện hành cũng
thiếu sót một phần quan trọng chưa hề quy định đó là quy định để nhận biết các
hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên của cá nhân. Việc quy định các hành vi
xâm phạm quyền đối với họ, tên là công việc có tính cấp thiết trong bối cảnh bản
thân người có quyền và chính các cơ quan có thẩm quyền còn đang loay hoay
trong việc nhận biết được có sự xâm phạm hay không. Xuất phát từ những lý do
trên đây, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quyền đối với họ, tên – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành luật của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền nhân thân nói chung và một số quyền nhân thân cụ thể đã được
nghiên cứu, tìm hiểu qua khá nhiều các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, trong
2
khoa học pháp lý, chưa có công trình nào nghiên cứu quyền đối với họ, tên một
cách có hệ thống và quy mô, từ lý luận đến thực tiễn. Những công trình liên quan
chỉ đề cập tới quyền đối với họ, tên là một quyền trong hệ thống các quyền nhân
thân và trong những công trình nghiên cứu này, quyền đối với họ, tên chỉ được
đặt trong một phần nhỏ, với những nghiên cứu ở mức độ nhất định. Trong đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường do ThS. Lê Đình Nghị làm chủ nhiệm đề tài:
“Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền nhân thân trong pháp luật dân
sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008, tại bài viết chuyên đề: “Quyền
nhân thân liên quan đến cá biệt hóa cá nhân: quyền của cá nhân đối với họ, tên,
dân tộc, hình ảnh” của ThS. Nguyễn Minh Oanh cũng đã đề cập tới một số vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quyền đối với họ, tên với tư cách là một
quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân.
Ngoài ra, một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã phân tích,
đánh giá trên một vài phương diện liên quan đến quyền đối với họ, tên của cá
nhân. Bài viết: “Quyền thay đổi họ, tên từ pháp luật đến thực tiễn” của tác giả
Hoàng Long đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư Pháp, số chuyên đề
3/2008, bài viết: “ Quy định về thay đổi họ, tên của một người cần được hướng
dẫn cụ thể” của tác giả Vương Tất Đức, Nguyễn Thanh Xuân, tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 4 năm 2010 đã đưa ra một số những bất cập trong
luật định và các trường hợp vướng mắc trong thực tế liên quan đến việc thay đổi
họ, tên của cá nhân. Bài viết: “Xác định họ đối với cá nhân” với tác giả Nguyễn
Đình Toàn đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, số tháng 7/2008,
bài viết: “Cần có hướng dẫn việc đăng ký họ, tên khi đăng ký khai sinh” của tác
giả Thảo Linh, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề 3/2008
đã đưa ra quan điểm trong việc xác định họ cho đứa trẻ khi đi khai sinh, quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng và những một số kiến nghị hoàn thiện
luật. Những công trình nghiên cứu đã nêu trên đây chỉ mới đề cập tới quyền đối
3
với họ, tên ở những khía cạnh, nội dung nhất định mà không nghiên cứu một
cách đầy đủ và có hệ thống trên tất cả mọi phương diện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
Nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ được quy định về quyền đối với họ,
tên trong BLDS 2005 và các văn bản pháp luật liên quan. Từ những quy định
của pháp luật, đề tài cần đạt được một mục đích thứ hai là liên hệ, đánh giá được
việc áp dụng pháp luật về quyền đối với họ, tên trên thực tế là như thế nào. Khi
đã có những kết quả nhất định về việc áp dụng trên thực tế đề tài nghiên cứu
hướng tới mục đích thứ ba là tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật,
chỉ ra những điểm chưa phù hợp với thực tế để từ đó đề xuất những giải pháp
hoàn thiện pháp luật. Đề tài nghiên cứu này sẽ là một nguồn tham khảo cho
những người nghiên cứu luật và các cơ quan áp dụng pháp luật.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định
như sau:
- Trình bày được lý luận chung về quyền nhân thân liên quan đến họ, tên
của cá nhân.
- Phân tích nội dung pháp luật liên quan đến quyền đối với họ, tên của cá
nhân.
- Đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về
quyền đối với họ, tên của cá nhân.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, học viên chỉ tập trung
nghiên cứu những nội dung cơ bản liên quan đến quyền đối với họ, tên của cá
nhân như khái niệm về quyền đối với họ tên, đặc điểm pháp lý của quyền đối với
họ, tên; nội dung quyền đối với họ, tên; các hành vi xâm phạm quyền và các
phương thức bảo vệ quyền nhân thân này. Bên cạnh những những phân tích
4
mang tính lý luận là những vụ việc thực tế liên quan trực tiếp đến họ, tên của cá
nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu đề tài được xác định như sau:
- Phương pháp so sánh luật: nghiên cứu các quy định pháp lý của Việt Nam
về quyền đối với họ, tên, các quy định pháp lý cơ bản của nước ngoài về quyền
đối với họ, tên, từ đó rút ra những điểm tương đồng, khác biệt.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đối với mỗi một quan điểm khoa học
đưa ra, học viên đã phân tích, tổng hợp để rút ra những điểm ưu, nhược và dẫn
đến cách nhìn nhận của bản thân
- Ngoài ra học viên còn sử dụng một số phương pháp khác như quy nạp,
diễn giải…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đem lại những điểm mới sau đây:
- Luận văn là một công trình nghiên cứu với cái nhìn tương đối cơ bản, toàn
diện mang tính pháp lý về quyền đối với họ, tên;
- Luận văn giúp đánh giá đúng những bất cập trong quy định pháp luật về
quyền đối với họ, tên cũng như thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này;
- Luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể mang tính hoàn thiện những
quy định pháp luật về quyền đối với họ, tên.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn thạc sỹ luật học với tên đề tài: “Quyền đối với họ, tên – một số
vấn đề lý luận và thực tiễn” có kết cấu gồm phần Mở đầu, các chương nội dung
chính, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. Nội dung chính của
luận văn gồm hai chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quyền đối với họ, tên.
Chương 2: Quyền đối với họ, tên theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành, thực trạng áp dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ, TÊN
1.1.
Khái niệm quyền nhân thân
Với mục đích đưa ra một khái niệm về quyền nhân thân, chúng tôi cho rằng
cần thiết phải xuất phát từ những khái niệm liên quan như quyền con người,
quyền dân sự.
Con người với vị trí và tầm quan trọng trong lịch sử phát triển thế giới luôn
được coi là chủ thể cần được trân trọng và bảo vệ. Trong quá trình phát triển xã
hội, những quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng cùng với nhiều
mặt tiêu cực. Quyền con người và vấn đề bảo vệ quyền con người đã và đang
được nhiều quốc gia quan tâm như một vấn đề trọng yếu. Quyền con người được
hiểu là quyền đối với những lợi ích của con người – với tư cách là chủ thể tham
gia quan hệ xã hội, ví dụ như quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, xã
hội, văn hóa…Sự ra đời của các công ước về quyền con người được coi như là
một minh chứng cho tầm quan trọng và sự quan tâm, bảo vệ của mỗi quốc gia
đối với quyền con người, điển hình là Công ước quốc tế 1966 của Liên hiệp quốc
về quyền dân sự, quyền chính trị.
Quyền nhân thân theo quy định tại BLDS 2005 (BLDS 2005) là một loại
quyền dân sự. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có các
quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự này có thể do
các bên thỏa thuận, trong một số trường hợp, pháp luật quy định cụ thể về quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự mà các bên buộc phải thực hiện. Đảm bảo những lợi
ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật chính là đã bảo
đảm quyền con người. Hay nói một cách khác quyền dân sự được coi là một khái
niệm được bao hàm trong nội dung của quyền con người. Quyền dân sự với tư
cách là một quyền con người cũng đã được pháp luật quốc tế thừa nhận và bảo
vệ. Nhà nước Việt Nam, bằng pháp luật cũng đã thể hiện quan điểm rõ ràng
6
trong việc bảo vệ quyền dân sự. Qua các bản hiến pháp, cụ thể là Hiến pháp năm
1992 đã quy định rõ những quyền con người cơ bản nhất được thể hiện tại
Chương V. Quyền dân sự được định nghĩa là “khả năng xử sự được phép của
chủ thể có quyền năng được nhà nước quy định hoặc công nhận khi tham gia
vào quan hệ dân sự và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện” [20, tr.82].
Quyền dân sự ở một khía cạnh nhất định chính là những lợi ích mà các chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự mong muốn đạt được, đó có thể là những quyền lợi
liên quan đến vật chất hoặc những lợi ích về tinh thần. Dựa vào những tiêu chí
nhất định mà quyền dân sự được phân loại thành những loại quyền khác nhau.
Có thể nói sự phân loại phổ biến nhất trong các hệ thống pháp luật dân sự trên
thế giới là sự đối lập giữa quyền nhân thân và quyền tài sản.
Về khái niệm quyền nhân thân, trên thực tế có nhiều quan điểm khi đề cập
tới khái niệm quyền nhân thân và cũng chưa có một định nghĩa thống nhất. Luận
văn trên cơ sở phân tích những quan điểm nổi bật và đưa ra những nhận định của
cá nhân.
Theo công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của Toà án nhân dân Tối cao,
trong đề tài: “Vai trò của TAND trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công
dân theo quy định của BLDS” khái niệm quyền nhân thân được xây dựng trên
hai góc độ. Dưới góc độ chủ thể, quyền nhân thân về dân sự là quyền con
người về dân sự gắn liền với mỗi cá nhân được thụ hưởng với tư cách là
thành viên của cộng đồng kể từ thời điểm người đó được sinh ra và bằng các
quyền đó, mỗi cá nhân được khẳng định địa vị pháp lý của mình trong giao
lưu dân sự, do đó quyền này không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Dưới góc độ khách thể, quyền nhân
thân về dân sự của cá nhân được hiểu là chế định pháp luật bao gồm các quy
định của pháp luật về các quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân để bảo đảm địa
vị pháp lý cho mọi cá nhân, là cơ sở pháp lý để cá nhân thực hiện các quyền con
người về dân sự [30, tr. 19]. Theo đó, quyền nhân thân mà chúng ta đang tìm
7
hiểu được hiểu là quyền con người trong lĩnh vực dân sự, quyền nhân thân này
có từ khi mỗi cá nhân sinh ra, là quyền nhân thân để phân biệt các cá nhân với
nhau và không thể chuyển giao.
Từ điển luật học của viện nghiên cứu pháp lý, Bộ Tư pháp lại có cách định
nghĩa khác về quyền nhân thân:
“Quyền nhân thân: Quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Quyền nhân thân bao gồm: quyền có họ tên; quyền xác định dân
tộc; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn
về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh
dự, uy tín; quyền đối với bí mật đời tư; quyền kết hôn, quyền ly hôn,
quyền có quốc tịch; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi
lại, cư trú; quyền lao động; quyền tự do sáng tạo, quyền tác giả đối
với tác phẩm; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Khi quyền nhân thân của một người bị xâm phạm thì người đó có
quyền: yêu cầu người vi phạm hoặc toà án buộc người vi phạm chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; tự mình cải chính
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tự mình yêu cầu hoặc yêu
cầu toà án buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại vật chất hoặc tinh
thần. Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác.” [33, tr. 653].
Có thể thấy từ điển luật học này đã đưa ra khái niệm khá xúc tích, quyền
nhân thân được khẳng định là một loại quyền dân sự, gắn liền với mỗi cá nhân,
các cá nhân không thể chuyển giao quyền nhân thân của mình cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật quy định. Nội dung khái niệm về quyền nhân thân trong
cuốn từ điển này hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng của BLDS 2005. Điều 24
BLDS 2005 có quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là
8
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Bên cạnh những quan điểm trên còn một số quan điểm của các nhà nghiên
cứu luật học mà ngay sau đây xin được trích dẫn một số quan điểm tiêu biểu.
Trong bài viết “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân” – tạp chí Luật học số
7/2009, TS Bùi Đăng Hiếu đã thể hiển quan điểm không đồng thuận với quy
định tại Điều 24 BLDS 2005 ở hai điểm: thứ nhất, Điều 24 BLDS 2005 định
nghĩa rằng quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao trừ khi pháp luật có quy định là một khẳng định không thấu đáo, bởi
lẽ trên thực tế có một số quyền dân sự thỏa mãn các đặc điểm trên đây nhưng
không được xác định là quyền nhân thân. Tác giả bài viết đưa ra những dẫn
chứng cụ thể như trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Điều 50 Luật Hôn nhân và
Gia đình có quy định rằng: “nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và
con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ
và chồng theo quy định của luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế
bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”, tương ứng với
nghĩa vụ cấp dưỡng Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định quyền yêu cầu
cấp dưỡng gắn với những chủ thể nhất định. Theo tác giả, quyền dân sự về cấp
dưỡng chính là một loại quyền tài sản. Quyền tài sản này rõ ràng gắn với một cá
nhân cụ thể và không thể chuyển giao. Thứ hai, tác giả của bài viết này không
đồng ý với quy định cho rằng quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Trong
các văn bản mà tác giả dẫn chứng có liên quan đến yếu tố pháp lý của pháp nhân
– chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tại Điều 604 và Điều 611 BLDS
2005 có đề cập đến “danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác” hay tại Nghị
quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004 và Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, đều
nhắc đến thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân¸và pháp nhân được bồi
thường thiệt hại về tinh thần. Tác giả của bài viết cho rằng những quy định này
9
đã khẳng định quyền nhân thân của pháp nhân được pháp luật bảo vệ, đồng
nghĩa với việc cho rằng quyền nhân thân chỉ gắn với cá nhân như tại Điều 24
BLDS là không chính xác. Từ những phân tích đó, TS Bùi Đăng Hiếu cũng đã
đưa ra quan điểm cá nhân khi xây dựng định nghĩa về quyền nhân thân: “Quyền
nhân thân là quyền dân sự gắn với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không
định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác” [8, tr.40].
Một quan điểm khác khi xây dựng khái niệm về quyền nhân thân: quan
điểm của TS. Lê Đình Nghị trong Luận án Tiến sỹ - Quyền bí mật đời tư theo
quy định của pháp luật dân sự Việt Nam (năm 2008). Trong Luận án này, tác giả
đã xây dựng khái niệm về quyền nhân thân trên hai phương diện khách quan và
chủ quan. Nghĩa khách quan: “quyền nhân thân được hiểu hiểu là một phạm trù
pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong
đó có nội dung quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với
bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình”. Theo
nghĩa chủ quan, tác giả cho rằng “quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn
liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể
chuyển giao quyền này cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.” Có thể thấy tác giả đồng tình với quan điểm của nhà làm luật khi xây
dựng khái niệm về quyền nhân thân.
Phân tích một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể thấy rằng chưa
thể có một khái niệm thống nhất về quyền nhân thân. Quyền nhân thân là một
loại quyền dân sự đặc biệt, có thể nói là một loại quyền dân sự gắn với mỗi chủ
thể từ khi chủ thể đó hình thành cho đến khi chấm dứt, không còn tồn tại. Xã hội
phát triển làm cho các quan hệ xã hội trở nên phức tạp, đa dạng và biến hóa hơn,
đồng thời do nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, duy trì cuộc sống xã hội dần hình thành
nhiều các chủ thể với các hình thức tổ chức khác nhau. Cá nhân là chủ thể chủ
yếu, trung tâm trong mọi quan hệ xã hội, tuy nhiên xã hội cũng đã hình thành và
10
pháp luật đã công nhận nhiều loại chủ thể khác. Pháp luật dân sự quy định các
chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia
đình, Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quyền nhân thân là
một loại quyền con người, tuy nhiên quyền nhân thân không chỉ gắn với con
người với tư cách là cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự. Đối với pháp
nhân, Luật Dân sự đã có quy định liên quan đến nhân thân của pháp nhân, ví dụ
như quy định tại Điều 604 BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cũng đã nhắc đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân. Bằng
cách gián tiếp, BLDS đã công nhận quyền nhân thân cho các pháp nhân. Như
vậy có thể khẳng định quyền nhân thân không chỉ gắn với cá nhân mà có thể gắn
với chủ thể khác.
Như ở phần đầu luận văn chúng tôi đã đề cập tới sự phân loại quyền dân sự
thành quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tài sản được hiểu là những quyền
có khả năng định giá được bằng tiền và có thể chuyển giao một cách hoàn toàn
bình thường với tư cách là một loại tài sản. Quyền nhân thân thì không thể định
giá được bằng tiền, nó không mang những giá trị vật chất mặc dù trong một số
trường hợp nó có thể là tiền đề để người có quyền năng hưởng một khoản lợi ích
vật chất nhất định. Quyền nhân thân có thể xem là một loại quyền vô giá.
Từ những lập luận và phân tích trên, chúng tôi xin đưa khái niệm về quyền
nhân thân như sau: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi chủ thể,
không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.2. Quyền đối với họ, tên
1.2.1. Khái niệm họ, tên.
1.2.1.1. Họ
Mỗi cá nhân sinh ra, tồn tại và phát triển đều cần có họ và tên, đầu tiên đó
là dấu hiệu nhận biết, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, tiếp nữa mỗi cá
nhân trong xã hội phải có một cái tên kèm theo một họ nhất định để đảm bảo
11
hiệu quả trong quản lý xã hội của nhà nước. Họ và tên của cá nhân cũng mang
một ý nghĩa sâu sắc, thông qua họ tên đó chúng ta biết nguồn gốc, lai lịch, giới
tính của cá nhân...
Họ vốn để chỉ một tập hợp người cùng tổ tiên, cùng một dòng máu (ví dụ
như họ nội, họ ngoại). Họ là một phần trong tên gọi, để xác định cá nhân đó
thuộc dòng họ nào. Họ được đặt trước tên đệm và tên chính của một người, dùng
chung cho một tập hợp những người cùng một dòng máu (sau đây được gọi là
cùng một họ) để phân biệt với người thuộc họ khác. Họ có chức năng phân biệt
một tập hợp người cùng tổ tiên, dòng máu này với một tập hợp người có cùng tổ
tiên, dòng máu khác. Họ luôn đi đôi với tên chính và tên đệm (nếu có) nên góp
phần cá thể hóa cá nhân. Khi hai hay nhiều người có cùng tên đệm và tên chính
thì họ sẽ là một yếu tố quyết định đến chức năng cá thể hóa. Chẳng hạn để phân
biệt hai người có cùng tên Giang là Chu Lam Giang và Lê Lam Giang thì người
ta thường gọi là Giang Lê và Giang Chu để dễ phân biệt.
Về vị trí của họ trong tổ hợp họ - tên người, họ của người Việt Nam luôn
luôn đứng ở vị trí thứ nhất, đầu tiên trong cụm họ tên. Ví dụ như trong cụm họ tên Lê Thế Vỹ thì ở vị trí đầu tiên là họ của người đó (họ Lê). Nếu như cũng là
họ đó nhưng được đặt ở vị trí thứ hai thì lại được coi là tên đệm, ví dụ như
Hoàng Lê Thế Vỹ (họ là Hoàng, Lê chỉ là đệm). Về vị trí họ đặt trong cụm họ tên của người Việt có nét khác biệt hoàn toàn với vị trí họ trong cụm họ - tên của
người Châu Âu: ví dụ John Lennon thì John đứng đầu tiên lại là tên chính,
Lennon đứng sau lại là họ. Trong giao tiếp, người Việt luôn gọi tên để phân biệt,
xưng hô (gọi Vỹ), nhưng với người Châu Âu thì lại gọi họ để phân biệt (gọi
Lennon)
Về nguồn gốc của họ người ở Việt Nam rất đa dạng, do Việt Nam từ xa xưa
đã bị ảnh hưởng bởi sự xâm chiếm, di dân hay giao thoa văn hóa. Ví dụ như đa
số các họ của người Kinh có nguồn gốc từ Trung Quốc (họ Trần, Lê, Lý, Đỗ…)
do nước ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc sau đó là sự di dân của người
12
Trung Quốc. Các dân tộc thiểu số, một số dân tộc mang họ của người Kinh như
Nguyễn, Lê, Bùi, Lưu…Hay một số dân tộc trước kia không có họ nhưng sau
cách mạng năm 1945 các dân tộc này lấy họ Hồ làm họ chung cho tất cả mọi
thành viên. Họ của những dân tộc thiểu số lại được chia thành các nhóm như
nhóm tên thú, ví dụ như nhóm Rvai (hổ) gồm có Rvai Veng Ung, Rvai Xênh
Khương, Rvai TLắp…, nhóm tên chim, ví dụ như Thràng (phượng hoàng đất),
Rivi (én), Lang Tu (họa mi)…, nhóm tên cây ví dụ như Tvạ Tờrông Blai (guột),
Tvạ Ngăm (rau dớn)…Việc xác định họ cho người Việt còn được xác định theo
chế độ phụ hệ và mẫu hệ. Đa số các dân tộc ở Việt Nam theo chế độ phụ hệ như
Kinh, Hoa, Hà Nhì, Pà Thẻn…, con cái các dân tộc này khi sinh ra được lấy họ
theo người cha. Một số ít dân tộc theo chế độ mẫu hệ như Ê Đê, Gia rai, Chăm,
Mnông…con cái sinh ra lại lấy theo họ của mẹ. Ở nhiều vùng miền, họ còn lấy
chữ đầu tiên tên làng làm họ của mình: ví dụ như họ Dương (làng Dương
Hòa)…
Tóm lại, họ của mỗi cá nhân thể hiện dòng máu, gốc gác của bản thân. Họ
cũng là căn cứ, dấu hiệu phân biệt giữa các cá nhân với nhau. Về mặt văn hóa,
họ thể hiện lịch sử hình thành, phát triển của một tập hợp những người có cùng
dòng máu, huyết thống, về mặt pháp lý, họ có ý nghĩa trong công tác quản lý hộ
tịch, những quyền dân sự phát sinh liên quan đến họ, tên.
1.2.1.2. Tên
* Tên đệm:
Tên đệm là yếu tố xen giữa họ và tên chính. Đây là thành tố phụ, có thể
xuất hiện hoặc vắng mặt: Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi. Phần lớn tên đệm là từ đơn
nhưng gần đây, tên đệm phức ngày càng xuất hiện nhiều, ví dụ như Trần Văn
Hiến Minh, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, …
Về chức năng, tên đệm có những chức năng như sau: Chức năng khu biệt
giới tính: từ trước đến nay, một từ có chức năng khu biệt giới tính nữ rõ ràng
nhất là Thị (Nguyễn Thị Hoa, Trần Thị Hạnh…) riêng các nhà quý phái ở Huế
13
trước đây thay vì dùng Thị thì dùng từ Diệu (Nguyễn Diệu Hương, Trần Diệu
Thúy…) một số dòng họ thì dùng Nữ để thay thế (ví dụ: Lê Nữ Lam, Trần Nữ
Như Châu…). Hiện nay từ đệm với chức năng khu biệt giới tính nữ mang tính đa
dạng, phong phú hơn nhiều, ví dụ: Ái, Cẩm, Diễm, Yến, Lệ, Mỹ…Với nam giới,
các tên đệm phong phú hơn, nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là đệm Văn. Các
dân tộc ít người cũng có những quy ước riêng, ví dụ dân tộc Si La dùng Chà
(nam), có hay cố (nữ), người Sán Dìu, con trai mang tên đệm A (Trần A Bảo),
con gái mang đệm Ô (Trần Ô Thu)…Tên đệm còn có chức năng khu biệt bộ
phận, cụ thể như trong dân tộc Kinh, một số từ đệm giữ chức năng khu biệt các
chi hay ngành trong một dòng họ lớn hơn, chẳng hạn, Ngô Thì, Ngô Vi ở Thanh
Oai (Hà Nội), Phan Huy, Phan Trọng ở Quốc Oai (Hà Nội)…Một chức năng nữa
của tên đệm là chức năng khu biệt thứ bậc trong gia đình, thế hệ, dòng họ, ví như
một số gia đình dùng từ đệm Bá (người lớn tuổi) để chỉ con cả dòng trưởng,
Mạnh (bắt đầu) để chỉ con cả dòng thứ, Gia (người lớn nhất trong nhà) chỉ con
trưởng, Trọng (thứ hai) chỉ người con thứ nhì, Thúc (trẻ tuổi) chỉ người con thứ
ba, quý (nhỏ) chỉ người con cuối cùng…Tên đệm còn chỉ mối quan hệ giữa các
thế hệ trong gia đình: dân tộc Kinh, nhiều gia đình luôn lấy tên đệm của cha đặt
cho con trai, ví dụ Phan Huy Ích – Phan Huy Chú, Ngô Thì Sĩ – Ngô Thì Nhậm.
Ngoài ra tên đệm còn có chức năng thẩm mỹ, với chức năng này tên đệm có thể
dùng được cả cho giới nam và giới nữ, ví như những tên đệm: Bạch, Bích, Hồng,
Kim, Ngọc, Thanh, Xuân. Tóm lại, tên đệm có ba loại: loại chỉ có chức năng khu
biệt giới: Thị, Diệu, Nữ…(nữ), Mạnh, Bá…(nam); loại chỉ có chức năng thẩm
mỹ và loại vừa có chức năng khu biệt giới vừa có chức năng thẩm mỹ
* Tên chính:
Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với những cá nhân khác.
Tên chính thường ở vị trí cuối cùng trong cụm họ - tên. Người Việt Nam chúng
ta khi đặt tên chính cho con cháu thường có lý do nhất định, người Việt quan
niệm rằng tên chính là một bộ phận gắn chặt với người mang nó. Tục ngữ có
14
câu: “coi mặt, đặt tên”. Khi đặt tên người ta thường lựa chọn rất kỹ và thường
căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh, dòng họ, quê hương, xã hội, ước vọng của cha
mẹ… chứ không chọn một cách tùy tiện. Tính lựa chọn trong cách đặt tên chính
được thể hiện ngay trong xã hội dân gian xưa kia, đối với những nhân vật chính
diện, sang trọng thường có cái tên rất hay, đẹp như Lục Vân Tiên, Vương Tử
Trực; những nhân vật bình dân trong xã hội có cái tên xấu như chính số phận của
họ: chị Dậu (trong tác phẩm Tắt đèn), Chí phèo, Thị Nở (tác phẩm Chí Phèo).
Tên chính được đặt cho người Việt Nam chủ yếu là từ Hán, sở dĩ có hiện tượng
này là do tâm lý người Việt vẫn cho rằng tên bằng từ Hán Việt hay hơn, văn hóa
hơn những tên bằng từ thuần việt tương ứng. Giả dụ như thay vì đặt tên con là
Ngay Thẳng, các bậc phụ huynh sẽ lựa chọn tên tiếng Hán có nghĩa tương đồng
như Trung Trực, hay Thanh Liêm thay vì đặt là Trong Sạch, cá biệt vẫn có số ít
đặt tên con theo nghĩa thuần Việt như Giàu, Có, Được, Lành…So với tên đệm và
họ, tên chính của người Việt có số lượng lớn hơn rất nhiều và độ phong phú, đa
dạng cũng hơn hẳn, về nguyên tắc, từ nào trong Tiếng Việt cũng có thể được sử
dụng làm tên chính cho người tuy nhiên người Việt kiêng kỵ đặt những tên xấu
như bệnh hiểm nghèo: cùi, ung thư,… tên mang ý nghĩa bất hạnh như tù,
ngục…, tên chính cũng không được trùng với tên các bậc trưởng thượng. Phong
tục này được hình thành từ rất lâu trước đây, theo đó tên người không được trùng
với tên thần thánh, vua chúa, những người thuộc thế hệ trước của gia đình, gia
tộc, không những không được đặt tên trùng mà khi gọi hay nói từ đồng âm với
tên húy ấy còn cần nói chệch đi, ví như cụ cố tên Hành, thì trong giao tiếp thay
vì nói “hành” phải nói thành “hiềng”…Tuy nhiên người Mạ lại không có tục lệ
ấy, họ lấy luôn tên một trong những người bề trên đã chết để đặt tên cho đứa trẻ.
Tên chính có thể là tên đơn được cấu thành bằng từ có một âm tiết cũng có thể là
tên phức được tạo ra từ nhiều âm tiết, ngày nay tên đầy đủ của người Việt mang
bốn âm tiết ngày càng trở nên phổ biến. Về nguyên tắc, tên chính không có chức
năng phân biệt nam nữ giống như tên đệm. Tuy nhiên căn cứ vào tên đệm: Văn
15
(nam giới) và Thị (ở nữ giới) ta có thể dự đoán được người mang tên đó là nam
hay nữ. Trong lịch sử họ tên luôn là một yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến
nhân thân của mỗi cá thể trong xã hội. Có thể vì những lý do khác nhau mà họ
phải thay tên, đổi họ, thực tế quyền lợi của họ cũng bị ảnh hưởng, pháp luật thời
bấy giờ chưa đủ hoàn chỉnh để dự liệu hậu quả của tất cả các trường hợp ấy, và
thực tế vệc thay đổi họ tên vào thời trước kia diễn ra khá đơn giản. Dân có thể
đổi tên, thay họ với lý do phạm húy, được vua đổi tên, tên xấu, tên dở, để hoạt
động cách mạng hay theo phong tục gọi theo tên chồng của người phụ nữ đã có
gia đình.
Tóm lại, họ tên là yếu tố nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Cá nhân khi
sinh ra được đặt tên, cái tên sẽ theo suốt cuộc đời, sự nghiệp, sinh mạng chính
trị. Quyền nhân thân của mỗi cá nhân liên quan đến họ tên là quyền mang tính
tiên quyết, cơ sở để hình thành những quyền nhân thân khác của cá nhân. Pháp
luật điều chỉnh những quyền nhân thân liên quan đến họ tên cũng cần được hoàn
thiện để bảo đảm quyền lợi của cá nhân.
1.2.2. Quyền đối với họ, tên
1.2.2.1. Khái niệm quyền đối với họ, tên
Họ và tên là hai giá trị nhân thân liên quan đến việc cá thể hóa cá nhân, là
dấu hiệu phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Bên cạnh những dấu hiệu về
hình ảnh, giới tính, điệu bộ, cử chỉ …thì tên gọi của một cá nhân cũng là một yếu
tố quan trọng để cá biệt hóa cá nhân đó. Họ và tên của cá nhân cũng là cơ sở
pháp lý để cá nhân được hưởng những quyền và gánh chịu nghĩa vụ nhất định,
bên cạnh đó việc quy định quyền đối với họ, tên của cá nhân cũng đảm bảo cho
công tác quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực.
Quyền đối với họ, tên là chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt
Nam. Quyền đối với họ, tên là một quyền nhân thân cơ bản, mang tính chất cơ
sở, nền tảng để từ đó chủ thể mang quyền là cá nhân thực hiện các quyền và
nghĩa vụ dân sự khác do pháp luật quy định. Trong các quan hệ pháp luật nói
16
chung và các giao dịch dân sự nói riêng, họ và tên của một cá nhân luôn là yếu tố
không thể thiếu để xác định tư cách pháp lý của chủ thể đó.
Điều 28, BLDS 1995 quy định về quyền đối với họ tên, tiếp đó Điều 26
BLDS 2005 kế thừa quy định này. Theo Điều 26, BLDS 2005 thì:
“Quyền đối với họ, tên:
1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định
theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của
mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác.”
Trên thực tế chưa có một văn bản pháp luật cũng như chưa có một công
trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào đưa ra một khái niệm cụ thể về quyền đối
với họ, tên. Điều 26 BLDS 2005 cũng không đưa ra một nội hàm khái niệm
quyền đối với họ, tên mà chỉ nêu ra một cách chung chung: cá nhân có quyền có
họ tên. Phải chăng điều luật coi rằng quyền đối với họ, tên chỉ thể hiện ở khía
cạnh có hay không có họ, tên còn việc sử dụng và khai thác họ, tên của người có
quyền năng lại không nằm trong nội dung quyền nhân thân đó. Một cá nhân sinh
ra, tồn tại và phát triển là cả một quá trình hàng chục năm, chỉ công nhận cho cá
nhân sinh ra có họ, tên mà không quy định cho họ được sử dụng, khai thác họ,
tên của mình liệu có hợp lý. Thực tế, mỗi cá nhân khi muốn thỏa mãn nhu cầu
bản thân thì cần phải tham gia vào rất nhiều các quan hệ xã hội, việc sử dụng họ
tên để giao dịch, sử dụng chữ ký trong các văn bản giao dịch, các văn bản pháp
lý là việc làm mang tính thường xuyên và không thể thiếu. Trong quá trình đó
không tránh khỏi những vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến việc sử dụng họ,
tên; việc khai thác họ, tên; thay đổi họ, tên của cá nhân.
Bởi những lý do trên, với quan điểm của cá nhân, chúng tôi xây dựng khái
niệm về quyền đối với họ, tên như sau: Quyền đối với họ, tên của cá nhân là
17
quyền nhân thân pháp luật quy định cho cá nhân quyền có, sử dụng, khai thác
và thay đổi họ, tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
1.2.2.2. Đặc điểm quyền đối với họ, tên
Pháp luật luôn bảo vệ quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân một cách tuyệt
đối. Quyền đối với họ, tên là một quyền nhân thân pháp luật công nhận cho mọi
cá nhân có quyền được hưởng một cách bình đẳng. Với tư cách là một quyền dân
sự về nhân thân, quyền đối với họ, tên mang đầy đủ đặc điểm nói chung của
quyền nhân thân. Bên cạnh đó, quyền đối với họ, tên của cá nhân còn mang
những đặc điểm riêng biệt, đặc thù giúp phân biệt với các quyền nhân thân khác.
* Quyền đối với họ, tên là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân;
Trong phần trước, khi xây dựng khái niệm về quyền nhân thân, chúng tôi
cũng đã thể hiện ý kiến đồng tình với quan điểm cho rằng quyền nhân thân
không chỉ thuộc về cá nhân mà các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự
cũng có quyền đối với nhân thân mà pháp luật bảo vệ (quyền nhân thân của pháp
nhân). Tuy nhiên không phải tất cả các chủ thể này đều có mọi quyền nhân thân
được quy định trong BLDS 2005. Quyền đối với họ, tên là một loại quyền nhân
thân liên quan tới hai yếu tố họ và yếu tố tên. Yếu tố tên có thể là một giá trị
nhân thân gắn liền với cả các chủ thể khác. Pháp nhân cũng có tên gọi và BLDS
2005 cũng có những quy định để bảo vệ tên của pháp nhân, cụ thể tại Điều
87 theo đó pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ
chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh
vực hoạt động, tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Yếu
tố thứ hai, yếu tố họ trong quyền đối với họ, tên ; h ọ được hiểu là một phần
trong tên gọi đầy đủ của một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ
nào. Như vậy họ là yếu tố luôn gắn với cá nhân con người. Nếu tên với chức
năng phân biệt tương đối cá nhân này với cá nhân khác, thì họ ngoài chức năng
dấu hiệu nhận biết đó còn cho biết nguồn gốc họ hàng, dòng tộc của cá nhân. Hai
yếu tố họ và tên là hai dấu hiệu giúp nhận biết cá nhân, do vậy quyền đối với họ,
18
tên khi xác lập liên quan đến hai yếu tố này là một loại quyền nhân thân gắn với
mỗi cá nhân.
* Quyền đối với họ, tên là quyền nhân thân không gắn với tài sản;
Giá trị nhân thân của chủ thể được pháp luật công nhận và bảo vệ thành
quyền nhân thân. Có nhiều tiêu chí để phân loại quyền nhân thân. Nếu dựa trên
căn cứ phát sinh, quyền nhân thân được chia làm hai loại là quyền nhân thân gắn
với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Quyền nhân thân gắn với
tài sản là những quyền nhân thân luôn gắn với những giá trị tinh thần của con
người, không thể chuyển giao cho các chủ thể khác. BLDS 2005 quy định các
quyền nhân thân không gắn với tài sản tại các điều từ Điều 26 đến Điều 51, ví dụ
như quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ,tên; quyền xác định dân tộc, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bí mật đời tư… Một loại quyền nhân thân
thứ hai nếu dựa trên tiêu chí phân loại theo căn cứ phát sinh là quyền nhân thân
gắn với tài sản. Quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền nhân thân mà khi xác
lập quyền nhân thân kéo theo một loại tài sản được hình thành và có thể chuyển
giao, ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng. Tóm lại, quyền nhân thân gắn với tài sản là những quyền nhân thân liên
quan đến những giá trị nhân thân, mà việc xác lập quyền đó là tiền đề hình thành
một khoản lợi ích vật chất (ví dụ: quyền công bố tác phẩm, quyền sao chép tác
phẩm,... khi được xác lập sẽ mang lại cho chủ thể những lợi ích về tài sản như
tiền nhuận bút, tiền thù lao, tiền do người sử dụng tác phẩm trả). Quyền nhân
thân không gắn với tài sản là quyền nhân thân gắn với những giá trị tinh thần mà
khi xác lập quyền đó thì chủ thể có quyền năng không có thêm được một khoản
lợi ích vật chất nào cả (ví dụ:việc thay đổi lại họ, tên, xác định lại dân tộc,...
không làm phát sinh lợi ích về tài sản cho chủ sở hữu).
Quyền đối với họ tên là quyền nhân thân liên quan đến hai giá trị nhân thân
là họ và tên. Đây là những giá trị nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân từ khi cá
nhân đó sinh ra cho đến lúc chết đi. Quyền nhân thân này mang tính chất ổn
19
định, là quyền tuyệt đối và bất kể cá nhân nào cũng có quyền được hưởng. Khi
xác lập quyền đối với họ, tên hay trong quá trình sử dụng, thay đổi họ, tên không
đem đến cho chủ thể có quyền năng một lợi ích vật chất nào. Trên thực tế, quyền
đối với họ tên là quyền nhân thân pháp luật không cho phép chuyển giao giữa cá
nhân này với cá nhân khác. Do đó, có thể nhận định rằng quyền đối với họ, tên là
một loại quyền nhân thân không gắn với tài sản.
* Quyền đối với họ, tên là quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân;
Nếu dựa vào tiêu chí căn cứ phát sinh quyền nhân thân, chúng ta đã được
biết quyền nhân thân được chia ra thành quyền nhân thân gắn với tài sản và
quyền nhân thân không gắn với tài sản. Một tiêu chí giúp ta phân loại quyền
nhân thân nữa là dựa trên đối tượng của quyền. Dựa vào tiêu chí này sẽ có các
nhóm quyền nhân thân như nhóm các quyền cá biệt hoá cá nhân, ví dụ như:
quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền đối
với hình ảnh; quyền đối với quốc tịch…; nhóm các quyền liên quan đến thân thể
của cá nhân, ví dụ như quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ,
thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người…; nhóm
các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể: quyền được bảo vệ danh
dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại,… nhóm các quyền liên
quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình
đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia
đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; … nhóm các quyền
đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền đặt tên cho tác phẩm;
quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự
toàn vẹn của tác phẩm…
Sở dĩ chúng tôi cho rằng quyền đối với họ, tên là một quyền cá biệt hóa cá
nhân bởi mỗi cá nhân luôn có những đặc điểm nhận dạng riêng giúp phân biệt
người này với người khác. Cá nhân thể hiện cái riêng của bản thân thông qua các