TRƯỜNG THCS TAM ĐẢO
(Đề thi có 04 trang)
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KSCL HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 01 đến câu 04):
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám
đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập
ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải
rụt rè trong cảnh lạ.
(Trích Tôi đi học - Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, 2012, trang 6)
01. Tác phẩm Tôi đi học được sáng tác trong thời kì nào?
A. Cuối thế kỉ XIX. B. 1900 – 1930.
C. 1930 – 1945.
D. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
02. Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào?
A. Nhan đề của văn bản.
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản.
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản.
D. Cả ba yếu tố trên.
03. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh. C. Hoán dụ.
D. Điệp ngữ.
04. Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn trên?
A. Tính chất.
B. Hình dáng. C. Đặc điểm.
D. Cảm giác.
II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 05 đến câu 11):
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi
là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho
kì nát vụn mới thôi [...]. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của
một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã
gục giữa sa mạc.
(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, 2012, trang 16,17,18)
05. Đoạn trích trên nói về thời kì nào của xã hội Việt Nam?
A. Xã hội phong kiến. B. Tư bản chủ nghĩa. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Xã hội phong kiến thời thuộc Pháp.
06. Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến:
A. Phụ nữ được đề cao.
B. Phụ nữ được quyền ứng cử và bầu cử.
C. Phụ nữ có đủ mọi quyền hành.
D. Phụ nữ không được hưởng mọi quyền.
07. Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa. B. Tương phản.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
08. Nhận định nào đúng nhất với ý của câu văn: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá
hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
A. Nhà văn so sánh ngầm người cô với những cổ tục lạc hậu.
B. Thể hiện sự căm hờn dữ dội của bé Hồng đối với những cổ tục phong kiến đã đày đọa người mẹ của mình.
C. Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô về mẹ mình.
D. Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô về mẹ mình.
09. Những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi được nhà văn nhắc đến trong đoạn trích trên thuộc xã hội nào?
A. Tư bản chủ nghĩa. B. Xã hội chủ nghĩa. C. Phong kiến.
D. Thực dân nửa phong kiến.
10. Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào?
A. Hoạt động của miệng.
B. Hoạt động của răng.
C. Hoạt động của lưỡi. D. Hoạt động của môi.
11. Cô tôi trong đoạn trích trên là đại diện tiêu biểu cho giai cấp nào trong xã hội đương thời?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp phong kiến.
III. Đọc kĩ các câu văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 12 đến câu 19 ):
- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ...
- Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát...
- Cai lệ vẫn giọng hầm hè...
/>
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
(Trích Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, 2012, trang 29,30,31)
12. Ý nào sau đây nói không đúng tính cách của tên cai lệ được thể hiện trong những câu văn trên?
A. Hung hăng, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay.
B. Có tính cách hung bạo, dã thú.
C. Có những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng và phũ phàng đến rợn người.
D. Hung hăng, cử chỉ đểu cáng nhưng trắc ẩn lòng thương người.
13. Những câu văn trên gợi cho em liên tưởng đến những mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội thời bấy giờ?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp thống trị.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
14. Hành động của nhân vật cai lệ thể hiện gì?
A. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh. B. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
C. Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh.
D. Coi thường, miệt thị những người nghèo khó.
15. Biểu hiện hành động của nhân vật cai lệ vi phạm chuẩn mực đạo đức nào?
A. Tôn trọng lẽ phải B. Liêm khiết.
C. Tôn trọng người khác.
D. Giữ chữ tín.
16. Chế độ pháp luật mà nhân vật cai lệ thi hành với người thiếu sưu là chế độ pháp luật của nhà nước nào?
A. Nhà nước tư bản chủ nghĩa.
B. Nhà nước phong kiến.
C. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Nhà nước chiếm hữu nô lệ.
17. Đoạn trích trên miêu tả quang cảnh gì của xã hội nửa thực dân phong kiến đối với người nông dân?
A. Đàn áp và áp bức, bóc lột
B. Nộp sưu thuế
C. Nộp thuế ruộng đất
D. Đàn áp các phong trào đấu tranh
18. Dưới xã hội thuộc địa nửa phong kiến người nông dân có được giải quyết đầy đủ các quyền lợi về ruộng
đất không?
A. Giải quyết đầy đủ ruộng đất.
B. Giải quyết được một phần ruộng đất .
C. Giải quyết được 2/3 ruộng đất.
D. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
19. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội phong kiến là gì?
A. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến.
B. Mâu thuẫn nông dân với địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn tư sản với vô sản.
D. Ý A và B là đúng.
IV. Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 20 đến câu 27).
“Châu Á có diện tích rộng lớn nhất thế giới, có vị trí địa lí quan trọng, địa hình đa dạng, đất đai màu
mỡ, khí hậu phong phú, nguồn nước tưới dồi dào, là châu lục giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động
vật, khoáng sản…, có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhân khi chế độ phong kiến ở
nhiều nước châu Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các
cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa”.
(Vũ Dương Ninh- Những mẩu chuyện lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục năm 2000)
Câu 20. Nếu tính cả các đảo phụ thuộc thì diện tích châu Á lên tới:
A. 44,4 triệu km2
B. 43,4 triệu km2
C. 42,4 triệu km2
D. 41,5 triệu km2
Câu 21. Vị trí địa lí của châu Á quan trọng, vì:
A. Có kênh đào Pa-na-ma đi ngang qua
B. Giáp với hai châu lục và ba đại dương lớn
C. Giáp với ba châu lục và hai đại dương lớn
D. Giáp với đại dương Đại Tây Dương
Câu 22. Ở vùng trung tâm châu Á chủ yếu là dạng địa hình gì?
A. Đồng bằng
B. Hồ băng hà
C. Núi cao
D. Trung du
Câu 23. Những khu vực nào ở châu Á có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa?
A. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
B. Đông Á và Bắc Á
C. Trung Á và Tây Nam Á
D. Nam Á và Đông Nam Á
Câu 24. Sông Ô-bi nằm trong khu vực nào ở châu Á?
A. Bắc Á
B. Nam Á
C. Đông Á
D. Tây Nam Á
Câu 25. Năm 2002, dân số châu Á đạt:
A. 3 766 tỉ người
B. 3 766 triệu người
C. 3 766 nghìn người
D. 3 766 người
Câu 26. Các đồng bằng rộng bậc nhất thế giới ở châu Á là:
/>
A. Đồng bằng sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin
B. Đồng bằng sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông A-ma-zôn
C. Đồng bằng sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Công, Ấn, Hằng
D. Đồng bằng sông A-ma-zôn, sông Trường Giang, sông Nin
Câu 27. Hiện nay, quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới là:
A. Thái Lan
B. Trung QuốcC. Ấn Độ
D. Việt Nam
V. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 28 đến câu 30)
Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp Tư sản xâm lấn khắp
toàn cầu. Nó xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ khắp nơi. Nó buộc tất
cả các dân tộc phải tiến hành phương thức sản xuất Tư bản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân
tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành Tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế
giới theo hình ảnh của nó.
(Mác – Ăng ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Lịch sử 8, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, năm 2011,
trang 27)
28. Em hãy cho biết đoạn trích trên nói về đặc điểm gì của các nước tư bản phương Tây?
A. Tiến hành xâm chiếm thuộc địa.
B. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Nơi tranh chấp giữa các nước tư bản.
D. Khai thác và bóc lột và buôn bán nô lệ.
29. Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là gì?
A. Hình thành giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Hình thành giai cấp chủ nô và quý tộc.
C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
D. Hình thành giai cấp tư sản và phong kiến.
30. Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên nói về vấn đề gì?
A. Nhu cầu về thị trường và đẩy mạnh xâm lược các nước Á-Phi.
B. Nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp.
C. Tiến hành chinh phục các nước phương Đông.
D. Phát triển kinh tế TBCN ở các nước thuộc địa.
-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………………..…………………… Số báo danh ……………..
TRƯỜNG THCS TAM ĐẢO
KỲ KSCL HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐÁP ÁN: KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
01. C
02. D
03. B
04. D
05. D
06. D
07. D
08. B
09. C
10. B
11. C
12. D
13. A
14. D
15. C
16. B
17. B
18. D
19. D
20. A
21. B
22. C
23. D
24. A
...................HẾT..................
/>
25. B
26. C
27. D
28. A
29. C
30. A
/>