Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề HSG KHTN(Lý) huyện lập thạch 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.79 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH

ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CẤP THCS NĂM HỌC 2015- 2016

I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1. Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ vì
A. đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. đệm mút dày hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng
lên thân người.
D. lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
A. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
B. Do mặt trời tác dụng lực vào trái đất.
C. Do quá trình hô hấp của các sinh vật.
D. Do trái đất tự quay.
Câu 3. Hai thỏi nhôm giống hệt nhau được treo thăng bằng về hai phía của một đòn cân
ở ngoài không khí. Đồng thời nhúng ngập một thỏi vào dầu, một thỏi vào nước. Hiện
tượng gì sẽ xảy ra?
A. Cân nghiêng về phía thỏi nhôm nhúng trong dầu.
B. Cân nghiêng về phía thỏi nhôm nhúng trong nước.
C. Cân vẫn nằm thăng bằng.
D. Kim cân dao động xung quanh vị trí cân bằng.
Câu 4. Một miếng gỗ có thể tích 3 dm3 nằm cân bằng trên mặt nước. Thể tích phần
chìm của miếng gỗ là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ là 600 kg/m 3, khối lượng
riêng của nước là 1000 kg/m3.
A. 0,5 dm3.
B. 0,18 dm3.
C. 1,8 dm3.


D. 0,5 m3
Câu 5. Hiện tượng trong câu “Nước chảy đá mòn” có vai trò của lực nào?
A. Lực ma sát.
B. Lực đẩy Acsimet.
C. Trọng lực.
D. Do có phản ứng của nước với đá.
Câu 6. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị
bẹp lại là vì
A. việc hút hết sữa đã làm bẹp hộp.
B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Câu 7. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. km/s.
B. s/m.
C. m/h.
D. m/s.
Câu 8. Trong trò chơi bập bênh của trẻ em, bạn An nặng 18 kg ngồi cách điểm tựa
0,5m, thì bạn Bình nặng 15 kg phải ngồi cách điểm tựa bao nhiêu để nó thăng bằng?
A. 0,6m.
B. 0,72m.
C. 0,5m.
D. 0,8m

/>

Câu 9. Có hai khối kim loại đặc, đồng chất A và B. Tỉ số khối lượng riêng của A và B


2

. Khối lượng của B gấp 2 lần khối lượng của A. Vậy thể tích của A so với thể tích
5

của B là
A. 0,8 lần.
B. 0,2 lần.
C. 1,25 lần.
D. 5 lần
Câu 10. Hầm Thủ Thiêm là hầm quy mô nhất Đông Nam Á. Công trình này vượt qua
sông Sài Gòn sẽ kết nối quận 1 và 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Một lần bạn Khoa được
bố cho đi ô tô qua hầm này. Khi sắp đến cửa hầm, Khoa nhìn thấy một hệ thống biển
báo giao thông gồm: một biển tròn nền trắng, viền đỏ, có ghi số 60; một biển tròn nền
xanh có ghi số 30 và một biển chữ nhật, ghi 1490m. Nếu lái xe thực hiện đúng luật an
toàn giao thông thì xe ô tô chở bạn Khoa có thể đi qua hầm trong thời gian ngắn nhất là
A.179,5s
B. 116,2s.
C. 12367s.
D. 13567s.
II. Tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1 Một chiếc đồng hồ treo tường có đầu mút kim phút khi quay tạo thì tạo thành
một vòng tròn có chu vi 60 (mm). Giả sử đồng hồ chạy chính xác, hỏi:
a) Tròn một tuần, đầu mút kim giây đi được quãng đường bao nhiêu Km.
b) Tròn một năm 2008, đầu mút kim giây đi được quãng đường bao nhiêu Km.
Câu 2.
Máu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Máu có màu đỏ là do
hồng cầu có chất Hemoglobin. Trung bình, mỗi giây trái tim của người bình thường
thực hiện một công khoảng 0,12J để bơm khoảng 90 cm3 máu nuôi cơ thể.
1. Nguyên tố hóa học nào là thành phần chính của chất hemoglobin? Nêu vai trò
của chất Hemoglobin trong máu.
2. Trung bình trong một ngày, trái tim của người bình thường thực hiện được

một công khoảng bao nhiêu Jun? Bơm được khoảng bao nhiêu lít máu nuôi cơ thể? Nếu
dùng công thực hiện được ở trên để nâng một chiếc xe ôtô nặng 1,5 tấn thì có thể nâng
ôtô lên độ cao là bao nhiêu?
Câu 3. Nam là một học sinh ham thích khám phá khoa học. Một hôm ở nhà giúp mẹ
phơi thóc, em nghĩ đến việc đo khối lượng trung bình của một hạt thóc, mà nhà lại
không có cân. Em liền dùng một chiếc cốc loại nửa lít có độ chia nhỏ nhất là 0,25 lít,
một chậu nước, một chén nhỏ để múc nước và một chiếc bút chì. Theo em bạn Nam sẽ
làm thế nào để đo khối lượng của một hạt thóc.

----------------HẾT----------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................

/>

PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH

HƯỚNG DẪN CHẤM
THI HSG CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CẤP THCS NĂM HỌC 2015- 2016

I. Trắc nghiệm khách quan:
Tổng 2,0 điểm cho 10 câu đúng, mỗi câu đúng được 0,2 điểm. Các câu trắc nghiệm
HS chọn từ 2 phương án trả lời trở lên trong đó vẫn có đáp án đúng thì không cho điểm câu
đó.
Câu
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
Đáp án C
A
A
C
A
C
B
A
C
B
II. Tự luận: ( 8 điểm )
Câu
Đáp án
- Đầu mút kim giây chuyển động tròn đều trên đường tròn chu vi
60mm
- Khi kim giây quay được một vòng thì mất thời gian t=60s,
khi đó kim giây đi được quãng đường là s= 60mm nên vận tốc của
kim giây là:
1
s 60
= 1mm / s
v= =
( 2,5 điểm)
t


2) Trung bình trong một ngày, trái tim của người bình thường thực
hiện được một công khoảng:
A = 0,12.60.60.24 = 10368 (J)
Thể tích máu bơm được đi nuôi cơ thể khoảng:
V = 0,12.60.60.24 = 7776000 ml = 7776 (lít)
Lực nâng tối thiểu F = P. Nếu dùng công thực hiện được ở trên để
nâng một chiếc xe ôtô nặng 1,5 tấn thì có thể nâng ôtô lên được
độ cao là:

h=
3
(2,5
điểm)

0,5
0,5

60

a) Quãng đường kim giây đi được trong t1 = 1 tuần là:
S1 = v.t1 = 1(7.24.60.60) = 604800 (mm) = 0,6048 km
b)Năm 2008 là năm nhuận nên có 366 ngày, vậy quãng đường
của kim giây đi được trong năm 2008 là:
S2 = v.t2 = 1(366.24.60.60) = 31622400 mm = 31,6224 (km)
1)
- Sắt là thành phần chính của Hemoglobin.
- Vai trò của Hemoglobin (Hb): có khả năng kết hợp lỏng lẻo với
O2 và CO2 giúp hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển khí.

2

(3 điểm)

Điểm

A
10368
=
= 0, 6912 (m)
P 1,5.103.10

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

Đầu tiên rót nước vào cốc chia độ sao cho nước chiếm nửa thể
tích của cốc. Tính được khối lượng nước trong cốc: m=Dn.V (với
0,5
V=0,25 lít)
Rồi thả cốc vào chậu nước, dùng bút chì đánh dấu vị trí mực nước 0,5
mặt ngoài cốc.
-Tiếp theo đổ nước ra khỏi cốc, thả cốc không vào chậu nước rồi


/>

từ từ đổ thóc vào cốc sao cho cốc ngập đến vạch cũ.
-Vậy khối lượng thóc trong cốc cũng bằng khối lượng nước trong
cốc (m)
Tiếp tục đổ thóc ra khổi cốc, đếm được số hạt thóc là k (hạt)
Tìm được khối lượng một hạt thóc là :
m1 =m/k

0,5
0,5
0,5

Chú ý:
- Học sinh làm cách khác mà đúng bản chất thì vẫn cho điểm
- HS ghi thiếu hoặc sai đơn vị thì cứ 2 lần như vậy bị trừ 0,25 điểm (toàn bài).
- Điểm toàn bài là tổng số điểm thành phần không làm tròn.

/>


×