Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỀ THI HSG LẬP THẠCH 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.3 KB, 3 trang )

PHÒNG GD & ĐT LẬP THẠCH

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 (VÒNG II)
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)

Câu 1.
a) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN.
b) Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có
vật chất di truyền là ARN?
c) Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?
Câu 2.
Nếu 2 gen có cùng số liên kết Hidro là 1300, gen 1 có tỉ lệ: A +T/ G +X = 1; gen
2 có tỉ lệ: A +T/ G +X = 2/3. Cho biết gen nào có số lượng Nu nhiều hơn và nhiều hơn
bao nhiêu?
Câu 3. Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 8. Có bốn tế bào mầm (2n) nguyên
phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào
đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con.
Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính
X có tổng số 1024 NST đơn.
a) Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
b) Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% tinh trùng mang NST X tham
gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái?
Biết mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng để tạo một hợp tử, sự phát triển của hợp
tử bình thường, tỷ lệ nở là 100%.
Câu 4.
a) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò ý nghĩa của
đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?
b) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST, thì số NST có trong tế bào của
những trường hợp sau là bao nhiêu?


a. Thể không nhiễm
b. Thể một nhiễm
c. Thể ba nhiễm
d. Thể ba nhiễm kép
e. Tứ bội
g.Thể một nhiễm kép
Câu 5.
Cho một đoạn phân tử ADN dưới đây:
Mạch 1
5’ ...G T T A G A T A X G ... G X X X A T G T A ... 3’
Mạch 2
3’ ...X A A T X T A T G X ... X G G G T A X A T ... 5’
a) Viết thứ tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2.
b) Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen. Mạch khuôn là mạch 1, hãy giải thích để xác
định chiều mạch khuôn, giới hạn của gen và viết thứ tự các ribônuclêôtit tương ứng của
phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên.
Câu 6. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m liên kết với giới tính quy định. Một
phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông và kết hôn với một người đàn ông
bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người
con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh. Biết rằng quá trình tạo giao tử
ở cặp vợ chồng này diễn ra bình thường.
Câu 7.
Những loại biến dị nào không làm thay đổi số lượng và cấu trúc vật chất di
truyền? Phân biệt chúng?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ......................


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HSG 9(VÒNG II) - MÔN: SINH
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

Câu
Hướng dẫn chấm
1.
a) * Giống nhau:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp.
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric.
* Khác nhau:
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
- Cả hai mạch đơn của ADN dùng - Chỉ một mạch trong hai mạch của
làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN ADN (một đoạn ADN) làm khuôn
mới.
tổng hợp ARN.
- Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn - A mạch khuôn liên kết với U môi
liên kết với T môi trường.
trường.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong - Không có nguyên tắc bán bảo toàn.
mỗi phân tử ADN con có một mạch Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn
ADN mẹ còn mạch mới được tổng toàn.
hợp.
ADN
mARN
Protein
b) - Sơ đồ: ARN
- Giải thích:
+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.
+ Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.
+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein
Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối:
- Cấu trúc ADN ổn định nhờ:

+ Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền
vững.
+ Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số
lượng rất lớn.
c) - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:
+ Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết
hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao
mã.
+ ADN có khả năng đột biến (đột biến gen).
+ ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo
thông tin di truyền mới.
2.
- Gen 1: A +T/ G +X = 1
A=G
2A + 3G = 1300 (liên kết)
A =T = G =X = 260 (Nu)
N1 = 1040 ( Nu)
- Gen 2: A + T/ G +X = 2/3
A = 2/3 G
2A + 3G = 1300 (liên kết)
A= T= 200 (Nu); G = X= 300 (Nu)
N2 = 1000 (Nu)
Do đó gen 1 có số lượng Nu nhiều hơn gen 2 và nhiều hơn 40 (Nu)
3.
a) Số lần nguyên phân của tế bào mầm: 4 x 2k x 4 x 4 = 1024 x 2 → k = 5
b) Số tinh trùng mang NST Y = Số tinh trùng mang NST X = 1024/4=256

Điểm
2,5đ
0,25


0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,5


0,25
0,25
0,25
0,25
1,5đ
0,5
0,5


Hợp tử có XY = 6,25% x 256 = 16 → 16 con đực
Hợp tử có XX = 3,125% x 256 = 8 → 8 con cái
4.
Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
- Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên
và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình
a)

tổng hợp prôtêin.
- Chúng có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột
biến gen có lợi cho con người.
a. Thể không nhiễm: 2n -2
b. Thể một nhiễm: 2n -1
d. Thể ba nhiễm kép: 2n +1 +1
b) c. Thể ba nhiễm: 2n +1
e. Tứ bội: 4n
g. Thể một nhiễm kép: 2n -1 -1
5.
a) - Thứ tự các đơn phân của ARN:
... G U U A G A U A X G ... G X X X A U G U A ...
b) - Giải thích: mARN có mã mở đầu là 5’ AUG 3’ và mã kết thúc là 5’UAA 3’
do đó mạch khuôn của gen phải được đọc theo chiều 3’... 5’ và bắt đầu
bằng 3’ TA X 5’ , chấm dứt bằng 3’ ATT 5’.
- mARN là:

5’... A U G G G X ... X G U A U X U A A ... 3’

6.
- Bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định.
Quy ước gen:
M: bình thường;
m: bệnh máu khó đông
- Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên
người phụ nữ này phải nhận 1 giao tử Xm từ người cha, do đó:
Kiểu gen của người vợ là:
X MX m
Kiểu gen của người chồng (bình thường) là: XMY
- Sơ đồ lai:

P: Chồng bình thường x Vợ bình thường
XMY
XM X m
G:
XM , Y
XM , Xm
F1:
XMXM : XMXm : XMY : XmY
- Vậy xác suất:
+ 2 con trai bình thường XMY:
1/4 x 1/4 = 1/16
m
+ 2 con trai bị bệnh X Y:
1/4 x 1/4 = 1/16
7.
- Các loại biến dị không làm thay đổi số lượng và cấu trúc vật chất di truyền là:
Biến dị tổ hợp và thường biến
- Phân biệt:
Biến dị tổ hợp
Thường biến
Là sự tổ hợp lại các tính trạng, do có Là những biến đổi trong kiểu hình
sự tổ hợp lại các gen ở P
của cùng một kiểu gen dưới ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường sống
Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ, không Biểu hiện đồng loạt, có hướng xác
có hướng xác định
định
Xuất hiện qua sinh sản hữu tính, di
Phát sinh trong đời cá thể, không di
truyền được

truyền được
Là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và Giúp cơ thể thích ứng được với môi
chọn giống
trường sống
************************ Hết ***************************

0,25
0,25
1,25đ
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
1,25đ
0,25
0,5

0,5
1,25đ

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
1,25đ
0,25


0,25

0,25
0,25
0,25



×