Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề HSG KHXH(Văn) huyện lập thạch 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.48 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT LẬP THẠCH

KÌ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016.
ĐỀ THI: NGỮ VĂN – GIÁO DỤC CÔNG DÂN.
( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề )
----------------------------------------------------------------

TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm )
Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ( Từ câu 1 đến câu 5 ):
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành
Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện
chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn
đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi.
Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý
riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng
yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ
phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể
không dời đổi.
( Ngữ văn 8, Tập 2 – NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Hịch tướng sĩ.
C. Nước Đại Việt ta.
B. Chiếu dời đô.
D. Bàn luận về phép học.
Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai?
A. Lí Công Uẩn.
C. Trần Quốc Tuấn.
B. Lí Thường Kiệt.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 3: Từ nào có thể thay thế từ “mưu toan” trong cụm từ “mưu toan nghiệp lớn”?


A. Mưu sinh.
C. Mưu tính.
B. Âm mưu.
D. Mưu hại.
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu: “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể
không dời đổi ”?
A. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô.
B. Phủ định sự cần thiết phải dời đô.
C. Nhà vua rất đau xót vì phải dời đô.
D. Dời kinh đô là việc ngoài ý muốn của nhà vua.
Câu 5: Câu “Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?”
Dùng để làm gì
A. Bộc lộ cảm xúc.
C. Hỏi.
B. Cầu khiến.
D. Phủ định.
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tình bạn?
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Thấy người hoạn nạn thì thương.
B. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
D. Một lần bất tín vạn lần bất tin.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?
/>1


A. Học sinh học lực trung bình không có khả năng sáng tạo.
B. Mọi học sinh đến trường đều có khả năng sáng tạo.
C. Học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.
D. Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo.
Câu 8: Câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khuyên chúng ta điều gì?
A. Giữ chữ tín.
B. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
C. Tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật.
D. Tôn trọng người khác.
TỰ LUẬN: ( 8 điểm )
Câu 1: ( 1,5 điểm )
a. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
b. Theo em Việt Nam chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên
thế giới? Và cần phải học tập như thế nào?
Câu 2: ( 1,5 điểm )
“ Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông – Bộ công an, trong 9 ngày nghỉ tết
Nguyên đán Bính Thân năm 2016, toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông, làm chết
300 người, bị thương 308 người.”
( Báo Dân trí – Ngày 16/2/2016 )
Em có suy nghĩ gì về vấn đề được đề cập trong đoạn trích trên?
Câu 3: ( 5 điểm )
Nếu giới thiệu với một người bạn nước ngoài về đất nước Việt Nam, em sẽ giới
thiệu những gì?

/>2


PHÒNG GD-ĐT LẬP THẠCH

KÌ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016.
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN – GDCD
--------------------------------------------------------------


TRẮC NGHỆM. ( 2 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
C
A
D
A
B
D
TỰ LUẬN ( 8 ĐIỂM )
Câu
Nội dung trình bày
1
a. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
b. Theo em Việt Nam chúng ta nên học tập, tiếp thu những
gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Và cần phải học tập như
thế nào?
a. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi

ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những
điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc;
đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
b. Việt Nam nên học tập các dân tộc khác: thành tựu khoa học kĩ
thuật ( chế tạo máy….); trình độ quản lí; văn học nghệ thuật; những
truyền thống tốt đẹp …
- Chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh và truyền thống dân tộc ta….
2
“ Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông – Bộ công an,
trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, toàn
quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông, làm chết 300 người, bị
thương 308 người.”
( Báo Dân trí – Ngày 16/2/2016 )
Em có suy nghĩ gì về vấn đề được đề cập trong đoạn trích trên?
- Đoạn trích đề cập đến vấn đề tai nạn giao thông – một thực trạng
đáng báo động ở nước ta hiện nay.
- Học sinh nêu ngắn gọn nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc
phục tình trạng trên ( Nguyên nhân: do ý thức người tham gia giao
thông ( không chấp hành đúng luật lệ giao thông: đánh võng, lạng
lách; uống rượu bia khi tham gia giao thông…); pháp luật chưa
nghiêm…;chất lượng hệ thống đường giao thông chưa tốt…; Hậu
quả: thiệt hại cả người và của; gây tổn hại cả vật chất lẫn tinh
thần….; Giải pháp: cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức
của người tham gia giao thông; có những hình thức xử phạt thích
đáng đối với những người vi phạm; nâng cấp hệ thống giao
thông…)
/>3

Điểm

1,5

0,5

1

1,5

0,5
1


3

Nếu giới thiệu với một người bạn nước ngoài về đất nước Việt
Nam, em sẽ giới thiệu những gì?

5

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, không gò bó
4
về nội dung, hình thức. Bài viết cần đảm bảo:
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh
- Nội dung: giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam
+ Vị trí địa lí: Nằm trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía đông
bán đảo Đông Dương….
+ Truyền thống văn hóa: Với số dân 88,5 triệu người thuộc 54
dân tộc khác nhau, Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phong
phú, giàu bản sắc đã trải qua những thay đổi lớn lao trong thế kỷ
qua….

+ Lịch sử: 4000 năm dựng nước và giữ nước với những chiến
công lịch sử hào hùng…..
+ Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ long; Cố đô Huế; Phố cổ Hội
An….
+ Con người Việt Nam: hiền lành, thân thiện, văn minh, mến
khách…
……………………………………………………………………..
- Thể hiện lòng tự hào, lời mời bạn đến thăm.
1
* Lưu ý chung: Trên đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng, giám khảo cần linh
hoạt, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

/>4



×