SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI
(Đề thi gồm 03 trang)
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề: 154
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
I. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
B. Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào năm 1487. Mười năm sau, Va-xcô đơ-Ga-ma
cũng đi qua đây để đến năm 1498, đã cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ; C. Cô-lôm-bô "tìm ra"
châu Mĩ năm 1492 và đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất hết
gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522.
(SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.6)
Câu 1. Những cuộc phát kiến địa lí đã mang lại ý nghĩa gì về kinh tế cho các nước châu Âu?
A. Thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa trên thế giới.
B. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.
C. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
D. Thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế.
Câu 2. Các cuộc phát kiến địa lí đã chứng minh Trái Đất hình gì?
A. Hình ô van.
B. Hình cầu.
C. Hình elíp.
D. Hình tròn.
Câu 3. Năm 1492, C. Cô-lôm-bô đã đi theo hướng nào để tìm ra châu Mĩ?
A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 4. Đoạn ngữ liệu trên đề cập đến lịch sử phong kiến Tây Âu thời kì nào?
A. Thời cận đại.
B. Sơ kì trung đại.
C. Trung kì trung đại. D. Hậu kì trung đại.
Câu 5. Bản chất các cuộc phát kiến địa lí là gì?
A. Là phong trào truyền bá văn hóa mới.
B. Là phong trào di dân đến những vùng đất mới.
C. Là cuộc cách mạng trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
D. Là phong trào tìm kiếm "những mảnh đất có vàng".
II. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 9:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 6. Câu tục ngữ trên diễn tả chuyển động nào của Trái Đất?
A. Chuyển động tự quay quanh trục.
B. Chuyển động biểu kiến.
C. Chuyển động quay quanh dải Ngân Hà.
D. Chuyển động quay quanh Mặt Trời.
Câu 7. Hiện tượng trên đúng ở bán cầu nào?
A. Bán cầu Đông.
B. Bán cầu Nam.
C. Bán cầu Bắc.
D. Bán cầu Tây.
Câu 8. Câu tục ngữ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. Nói quá.
D. So sánh.
Câu 9. Câu tục ngữ trên liên quan đến hệ quả gì của Trái Đất?
A. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
B. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
C. Ngày, đêm trên Trái Đất.
D. Các mùa trong năm.
III. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 10 đến câu 14:
Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua
chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Cam -puchia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa
sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.
(SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.21)
Câu 10. Vương quốc Lan Xang trước kia thuộc khu vực nào hiện nay?
/>
Trang 3/3 - Mã đề: 154
A. Đông Nam Á.
B. Tây Nam Á.
C. Đông Bắc Á.
D. Tây Á.
Câu 11. Đất nước đó gắn liền với con sông nào?
A. Sông Trường Giang. B. Sông Hồng.
C. Sông Mê Công.
D. Sông Ấn.
Câu 12.Miến Điện là tên gọi của quốc gia nào hiện nay?
A. Thái Lan.
B. Malaixia.
C. Xingapo.
D. Mi-an-ma.
Câu 13.Vương quốc Lan Xang là quốc gia nào hiện nay?
A. Thái Lan.
B. Lào.
C. Ấn Độ.
D. Trung Quốc.
Câu 14. Tên gọi Lan Xang có nghĩa là gì?
A. Sư tử.
B. Triệu Voi.
C. Rồng vàng.
D. Chim Ưng.
IV. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 15 đến câu 17:
Mặc dù có trữ lượng nước khá dồi dào, nhưng 63% tổng lượng nước bề mặt của Việt Nam lại bắt
nguồn từ các quốc gia khác. Chẳng hạn, ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai từ Trung Quốc
chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt. Còn ở lưu vực sông Cửu Long, 90% khối lượng nước bề mặt có
nguồn gốc ngoại lai, chủ yếu từ phần sông Mê Công nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta không thể
chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước ngoại lai. Nhất là vào những năm gần đây, sự khai
thác nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn ngày càng gia tăng. Trung Quốc đã và đang xây dựng
hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mê Công. Thái Lan xây 10 hồ chứa vừa và lớn. Campuchia có dự kiến giữ
mực nước Biển Hồ ở một cao trình nhất định để phát triển thủy lợi.Nguồn nước nội địa chỉ đạt mức trung
bình kém của thế giới - khoảng 3600m3/người/năm, thấp hơn mức bình quân toàn cầu là 4000
m3/người/năm khiến Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước.
(Nước ngọt sắp quý hơn vàng, dẫn theo trang www.nguoiduatin.vn, ngày 27/12/2012)
Câu 15. Nước là nguồn tài nguyên quý, nên mỗi công dân cần làm gì?
A. Khai thác nguồn nước bề mặt.
B. Khai thác tự do nguồn nước.
C. Sử dụng không hạn chế nguồn nước.
D. Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước.
Câu 16. Nghĩa của cụm từ nguồn nước ngoại lai trong đoạn trích trên được hiểu là gì?
A. Nguồn nước bị nhiễm mặn.
B. Nguồn nước đến từ quốc gia khác.
C. Nguồn nước để phát triển thủy lợi.
D. Nguồn nước đến từ thượng lưu các con sông.
Câu 17. Việc phụ thuộc vào nguồn nước ngoại lai có tác động tiêu cực như thế nào đến sản xuất lúa của
Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Giảm năng suất hoa màu.
B. Sản xuất lúa không ổn định.
C. Sâu bệnh trên cây lúa tăng lên.
D. Giống lúa bị thoái hóa.
V. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 18 đến câu 20:
Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không thể tước bỏ.
Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
(SGK Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,
tr.8)
Câu 18. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Biểu cảm.
Câu 19. Khẳng định trên gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
B. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
C. Cách mạng tháng Tám ở Inđônêxia.
D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 20. Thời gian bản tuyên ngôn trên được thông qua là năm nào?
A. 1776.
B. 1792.
C. 1945.
D. 1789.
VI. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 21 đến câu 24:
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy,
kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các
ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng
đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
/>
Trang 3/3 - Mã đề: 154
(Ca Huế trên sông Hương, SGK Ngữ văn 7, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 tr.101)
Câu 21. Đoạn văn trên miêu tả điều gì?
A. Tài nghệ các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.
B. Người chơi đàn tài hoa nghệ sĩ.
C. Tâm trạng lãng mạn, bay bổng của người nghe đàn.
D. Sự phong phú của loại nhạc cụ dân gian.
Câu 22. Hành vi nào sau đây không góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Tổ chức tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa.
B. Tuyên truyền cho mọi người về vai trò, ý nghĩa của những di sản.
C. Xây dựng nhà ở trên đất của các di tích.
D. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm.
Câu 23. Đâu là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Nghệ thuật diễn xướng dân gian.
B. Địa điểm có giá trị lịch sử.
C. Cổ vật quốc gia.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 24. Vì sao ca Huế mang đặc điểm vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi?
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.
B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
VII. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 25 đến câu 30:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó, SGK Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam 2013, tr.28)
Câu 25. Bác Hồ viết bài thơ này trong thời gian nào?
A. Trong thời gian Người hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
B. Trong thời gian Người lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong thời gian Người bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
D. Trong thời gian Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 26. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn bát cú.
C. Lục bát.
D. Tự do.
Câu 27. Giọng điệu chung của bài thơ là gì?
A. Nghiêm trang, chừng mực.
B. Thiết tha, trìu mến.
C. Buồn thương, phiền muộn.
D. Vui đùa, dí dỏm.
Câu 28. Địa danh Pác Bó thuộc địa phận của tỉnh nào?
A. Thái Nguyên.
B. Hà Giang.
C. Tuyên Quang.
D. Cao Bằng.
Câu 29. Tác phẩm nào trong số những tác phẩm sau cũng thể hiện niềm vui thú được sống với rừng, với
suối?
A. Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi).
B. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh).
C. Ông đồ (Vũ Đình Liên).
D. Quê hương (Tế Hanh).
Câu 30. Phương án nào sau đây khái quát chính xác và đầy đủ những phẩm chất của Bác Hồ được thể
hiện trong bài thơ?
A. Giản dị, liêm khiết, lạc quan.
B. Tự lập, dũng cảm, trung thực.
C. Giản dị, bao dung, khiêm tốn.
D. Bao dung, nhân hậu, trung thực.
-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………………..……… Số báo danh ……………………..
/>
Trang 3/3 - Mã đề: 154