SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN SINH HỌC; CẤP THCS
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,0 điểm)
Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông nhưng khi chảy ra khỏi mạch sẽ bị đông?
Câu 2 (1,5 điểm)
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân
tử? Nêu ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong các cơ chế đó.
Câu 3 (1,0 điểm)
Thế nào là quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào?
Câu 4 (1,0 điểm)
Một tế bào sinh tinh, xét 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa; Bb; Dd. Hãy viết kí hiệu
về bộ nhiễm sắc thể của tế bào đó khi đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân; kì giữa của
giảm phân I; kì giữa của giảm phân II và kì cuối của giảm phân II. Biết rằng không xảy ra đột
biến và không xảy ra trao đổi chéo.
Câu 5 (1,5 điểm)
a) Người mang ba nhiễm sắc thể 21 bị mắc hội chứng nào? Giải thích cơ chế phát sinh hội
chứng đó?
b) Phân biệt thể tam bội với thể lưỡng bội.
Câu 6 (1,0 điểm)
a) Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi
chúng sống ngoài khoảng thuận lợi?
b) Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
sinh vật góp phần làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 7 (1,0 điểm).
Nêu quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Câu 8 (1,0 điểm)
Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế
hệ xuất phát (P) có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỉ lệ kiểu
gen, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ tiếp theo (F 1) trong trường hợp các cây tự thụ phấn bắt buộc và giao
phấn ngẫu nhiên.
Câu 9 (1,0 điểm)
Ở phổi người, phế nang có những đặc điểm gì thích nghi với chức năng trao đổi khí?
-------------- HẾT -------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh: …………………………………………..Số báo danh: ………………
/>
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
-------------Câu
1
(1,đ)
2
(1,5đ)
3
(1,0đ)
4
(1,0đ)
5
(1,5đ)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC THCS
Nội dung
- Máu chảy trong mạch không bị đông. Vì:
+ Mặt trong của thành mạch trơn, láng bóng → tiểu cầu không bị vỡ, không giải
phóng ra các chất gây đông máu để tạo thành sợi tơ máu ………………………...
+ Trong máu có chứa các chất chống đông máu ................……………………….
- Máu chảy ra khỏi mạch bị đông. Vì:
+ Khi bị thương, máu chảy ra khỏi mạch, tiểu cầu chạm vào bờ vết thương nên bị
vỡ giải phóng các chất gây đông máu ………………………………......................
+ Các chất gây đông máu này làm cho prôtêin (hoà tan trong huyết tương) cùng
với iôn canxi làm thành sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo
thành khối máu đông ……………………………………………………………...
- Trong cơ chế tự nhân đôi:
+ NTBS: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các
mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X ...................................
+ Ý nghĩa: nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử
ADN con giống nhau và giống ADN ban đầu -> đảm bảo cho tính đặc trưng của
các phân tử ADN duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào…………………………..
- Trong cơ chế tổng hợp ARN:
+ NTBS: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong mạch
khuôn (mạch gốc) của gen theo nguyên tắc bổ sung (A-T; U-A; G-X; X-G) ……
+ Ý nghĩa: sao chép chính xác thông tin di truyền trên mạch gốc của gen sang
phân tử ARN.............................................................................................................
- Trong cơ chế tổng hợp prôtêin:
+ NTBS: giữa các anticodon của tARN với codon của mARN (A-U, G-X) …….
+ Ý nghĩa: nhờ NTBS, mã di truyền trên mARN được dịch thành chuỗi pôlipeptit
đúng với thông tin di truyền trong gen cấu trúc ……............................……………
- Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác
nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, các sinh vật trong quần
xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất ………........................
- Đặc trưng cơ bản của một quần xã:
+ Đặc trưng về số lượng loài trong quần xã: Độ đa dạng, độ nhiều ………………
+ Đặc trưng về thành phần loài: Loài ưu thế, loài đặc trưng....……………………
+ Đặc trưng về sự phân bố các cá thể trong không gian của trong quần xã…....…..
Điểm
- Kì giữa nguyên phân: AAaaBBbbDDdd ...............................................................
- Kì giữa giảm phân I:
AAaa
AAaa
AAaa
AAaa
BBbb
Hoặc
bbBB
Hoặc
BBbb
Hoặc bbBB
DDdd
DDdd
ddDD
ddDD
- Kì giữa của giảm phân II: AABBDD và aabbdd hoặc AAbbDD và aaBBdd hoặc
AABBdd và aabbDD hoặc aaBBDD và AAbbdd....................................................
- Kì cuối của giảm phân II: ABD và abd hoặc AbD và aBd hoặc ABd và abD hoặc
aBD và Abd.............................................................................................................
a.
- Người mang 3 NST 21 bị mắc hội chứng Đao ………………………………......
- Cơ chế phát sinh hội chứng Đao:
+ Trong quá trình giảm phân ở bố hoặc mẹ (chủ yếu là mẹ) cặp NST 21 không
phân li tạo giao tử đột biến mang 3 NST 21 (n+1) ……………………………….
+ Trong thụ tinh giao tử mang 3 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường mang 1
0,25
/>
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
NST 21 tạo hợp tử mang 3 NST 21 phát triển thành người mắc hội chứng Đao …
b. Phân biệt thể lưỡng bội và thể tam bội
Thể lưỡng bội
Thể tam bội
- Có bộ NST là 2n ………………….. - Có bộ NST là 3n ………………….
- Có tế bào và cơ quan sinh dưỡng - Có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn,
bình thường, sinh trưởng phát, triển sinh trưởng, phát triển mạnh.
bình thường.
..............................................................
- Phổ biến ở cả động vật và thực vật, - Phổ biến ở thực vật, hiếm gặp ở động
sinh sản bình thường ………………
vật, thường không có khả năng sinh
sản hữu tính ........................................
a.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố
sinh thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi……….
- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: cơ thể sinh trưởng và
phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi
trường.......................................................................................................................
- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: các hoạt động sinh lí của cơ thể bị
ức chế và chết…………………. .............................................................................
b.
Trong thực tiễn sản xuất cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng
các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết,
cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi............................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
Quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
7
(1,0đ)
8
(1,0đ)
9
(1,0đ)
- Tách mô phân sinh của lá non, đỉnh sinh trưởng đem nuôi cấy trên môi trường
đặc biệt trong ống nghiệm, bổ sung hoocmôn để tạo mô sẹo....................................
- Chuyển mô sẹo sang môi trường dinh dưỡng đặc có hoocmôn thích hợp để tạo
cây con ……………………………………..………………………………………
- Cây con được chuyển sang trồng trong bầu ở vườn ươm có mái che ……...……..
- Cây con từ vườn ươm được chuyển ra trồng ngoài đồng ruộng ............................
- Trường hợp tự thụ phấn bắt buộc:
+ Tỉ lệ kiểu gen ở F1: 1/3AA + 2/3(1/4AA + 2/4Aa + 1/4 aa) 3/6AA + 2/6Aa +
1/6aa …………………………………..…................................................................
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F1: 5 đỏ : 1 trắng..........................................................................
- Trường hợp giao phấn ngẫu nhiên:
+ Tỉ lệ kiểu gen ở F1:
P: 1/9 (AA x AA) => 1/9 AA
P: 2.2/9 (AA x Aa) =>2/9 AA + 2/9 Aa
P: 4/9 (Aa x Aa) => 4/36AA + 8/36Aa + 4/36 aa
= 4/9AA + 4/9Aa + 1/9aa ………………………………………………………….
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F1: 8 đỏ : 1 trắng.........................................................................
(Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
Đặc điểm của phế nang thích nghi với chức năng trao đổi khí:
- Có số lượng lớn tăng diện tích bề mặt trao đổi khí …………………………
- Có thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào thuận lợi cho sự trao đổi khí.............
- Thành phế nang có nhiều mao mạch máu tạo nên sự chênh lệch phân áp khí,
thúc đẩy quá trình khuếch tán khí............................................................................
- Thành phế nang ẩm ướt thuận lợi cho sự hòa tan khí…………………...........
--- Hết ---
/>
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25