Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 môn ngữ văn 9 tỉnh hưng yên năm học 2017 2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.5 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2017 – 2018
BÀI THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 30/3/2018
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I. (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Buy-phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. “Chính vì sợ hãi - ông nói - mà chúng thường hay
tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhau, và
đã sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn, vì chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm. Thậm chí dường
như chúng không cảm thấy tình huống bất tiện của chúng; chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay
dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi. Chúng cứ đứng lì ra, muốn bắt chúng di chuyển nơi khác và bước đi,
cần phải có một con đầu đàn người ta bảo nó đi trước, và thế là tất cả bắt chước nhất nhất làm theo. Ngay
con đầu đàn ấy cũng cứ ì ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi”. Mọi
chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu
mẹ chạy tới khi nghe thấy tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên
trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong. La
Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế…
(Theo SGK Ngữ văn 9 tập hai – NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm)
2. Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn sau: Chính vì sợ hãi - ông nói - mà
chúng thường hay tụ tập thành bầy. (0.5 điểm)
3. Hãy nhận xét về cách nhìn của Buy-phông và La Phông-ten đối với con cừu. (1.0 điểm)
4. Tìm những từ ngữ được tác giả sử dụng theo biện pháp nhân hóa trong câu văn sau và nêu tác
dụng của biện pháp ấy:
Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe thấy tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con


trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng
phía trước, cho đến khi con đã bú xong. (1.0 điểm)
5. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ
dùng để nối) với câu chủ đề: (2.0 điểm)
Trước mỗi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện.
Câu II. (5.0 điểm)
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Trích Nói với con – Y Phương,
SGK Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, em hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ về cách ứng xử cần thiết của
con người đối với gia đình và quê hương.
--------- HẾT --------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………..………; Số báo danh: ………………….; Phòng thi số: ………
Họ tên, chữ ký của giám thị: ……………………………………….…………………..…………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS

NĂM HỌC 2017 – 2018
Bài thi: NGỮ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn
đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu
Câu I

Nội dung
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5

Điểm
5.0

1

- Đoạn trích nằm trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La
Phông-ten.
- Tác giả: H.Ten (hoặc Ten, Hi-pô-lit Ten).
Thành phần biệt lập phụ chú: ông nói.

0,25


- Cách nhìn của Buy-phông và La Phông-ten có sự khác nhau:
+ Buy-phông xuất phát từ cách nhìn khách quan của một nhà khoa học, ông
nêu lên các đặc tính giống loài của cừu.
+ La Phông-ten xuất phát từ cách nhìn mang tính nhân văn của một nhà thơ,
ông không chỉ nhìn thấy đặc tính giống loài mà còn nêu lên những điều đáng
trân trọng, đáng cảm thông của con cừu.
- Những từ ngữ được tác giả sử dụng theo biện pháp nhân hóa: vẻ nhẫn nhục,
mắt nhìn lơ đãng.
- Tác dụng của biện pháp nhân hóa: làm nổi bật những phẩm chất của cừu mẹ
giống như con người: yêu thương, hi sinh hết mình vì con; làm cho câu văn
sinh động, hấp dẫn hơn…
a) Về hình thức:
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch.
- Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu.
- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
- Gạch chân từ ngữ được sử dụng trong phép nối. (0,25 điểm)
b) Về nội dung:
Thí sinh triển khai được đoạn văn theo câu chủ đề: Trước mỗi sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện. Bài làm có thể có
nhiều hướng khác nhau, miễn là hợp lí, đúng đắn. Có thể theo hướng sau:
- Cái nhìn toàn diện là sự xem xét, nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ từ các
phương diện: khách quan - chủ quan, bên trong - bên ngoài…
- Cái nhìn toàn diện giúp ta có nhận thức đúng đắn về đối tượng, từ đó có cách
đánh giá và ứng xử phù hợp.
- Nếu nhìn vấn đề một cách phiến diện thì sẽ có nhận thức sai lệch về đối tượng
và dẫn đến hậu quả khó lường.

0,5
0,25


2
3

4

5

-1-

0,25
0,5

0,25

0,5
0,5

1,0

1,0


Câu II Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Nói với con. Từ đó, trình bày ngắn
gọn suy nghĩ về cách ứng xử cần thiết của con người đối với gia đình và
quê hương.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Từ đó, trình bày suy nghĩ
về cách ứng xử cần thiết của con người đối với gia đình và quê hương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể có nhiều hướng đi khác nhau, miễn là hợp lí. Giám khảo có
thể tham khảo gợi ý sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Phân tích đoạn thơ:
- Nội dung: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người:
+ Con sinh ra trong không gian gia đình đầm ấm, đầy ắp niềm vui, tiếng nói,
tiếng cười.
+ Con lớn lên trong cuộc sống lao động của cộng đồng - những con người cần
cù, tài hoa, lạc quan, lãng mạn.
+ Con trưởng thành giữa nghĩa tình sâu nặng của quê hương: “rừng cho hoa”,
“con đường cho những tấm lòng”.
+ Con ra đời trong hạnh phúc lứa đôi ngập tràn của cha mẹ: “Cha mẹ mãi nhớ
về ngày cưới - Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
=> Nói với con những điều đó, cha muốn con khắc cốt ghi tâm về cội nguồn
đã sinh thành, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn mình. Cha muốn con phải sống
xứng đáng với gia đình, quê hương.
- Nghệ thuật: Trong quá trình phân tích, cảm nhận đoạn thơ, thí sinh cần khai
thác được hiệu quả của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc như: hoán dụ, điệp từ,
điệp cấu trúc, đối xứng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa; thể thơ tự do;
ngôn từ giàu hình ảnh, mang đậm hơi thở núi rừng…để làm rõ những nội
dung trên.
*Từ đoạn thơ, trình bày ngắn gọn suy nghĩ về cách ứng xử cần thiết của con
người đối với gia đình và quê hương:

- Đối với gia đình: Yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ và người thân;
nâng niu, trân trọng tổ ấm của mình.

- Đối với quê hương: Yêu quê hương xứ sở, có ý thức đóng góp để dựng xây,
bảo vệ quê hương đất nước.
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm

-2-

5,0

0,25

0,25

3,75

0,25
1,5

1,0

1,0

0,5

0,25




×