Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trắc nghiệm miễn dịch học phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.41 KB, 5 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2012
1.Trong viêm, hệ thống bổ thể có những vai trò dưới đây ngoại trừ:
A. tham gia diệt khuẩn
B. làm tăng cường phản ứng viêm
C. ngăn cản sự phát tán của vi khuẩn
D. gây hóa hướng động bạch cầu
E. hình thành các sản phẩm phụ C3a, C5a
2. Trong viêm, hệ thống đông máu có những vai trò dưới đây ngoại trừ:
A. ngăn cản sự phát tán của vi khuẩn
B. giữ vi khuẩn tại nơi có hoạt động thực bào mạnh nhất
C. giúp sửa chữa vết thương
D. tạo bộ khung để làm lành vết thương
E. làm tăng cường phản ứng viêm
3. Hệ thống kinin đảm nhận các vai trò trong quá trình viêm, ngoại trừ:
A. gây giãn mạch
B. giúp sửa chữa và làm lành vết thương
C. làm tăng tính thấm thành mạch
D. gây hóa hướng động bạch cầu
E. cùng với prostaglandin gây đau
4. Các chất sau đây có tác dụng thu hút bạch cầu, ngoại trừ:
A. Prostaglandin, leukotrien
B. Fibrinopeptid
C.yếu tố hoạt hóa plasminogen, kallikrein
D. Lactoferin


E. sản phẩm của vi khuẩn N-formil-Oligopeptid
5. Tế bào nào sau đây có vai trò kiềm chế phản ứng viêm:
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu ái kiềm
C. Bạch cầu lympho


D. Bạch cầu mono
E. Bạch cầu ái toan
6. Nhiễm nóng là tình trạng:
A. tăng thân nhiệt do tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao và ẩm độ
thấp
B. tăng thân nhiệt do tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao và ẩm độ
cao
C. rối loạn trung tâm điều nhiệt do chất gây sốt nội sinh
D. rối loạn trung tâm điều nhiệt do nhiễm khuẩn
E. rối loạn cân bằng quá trình sản nhiệt và thải nhiệt
7. Những biểu hiện sau là hậu quả của nhiễm nóng, ngoại trừ:
A. shock do mất nước và điện giải
B. xuất huyết khu trú một số cơ quan, tổ chức
C. thoái hóa chủ mô
D. hôn mê, co giật
E. nhiễm base chuyển hóa
8. Chất gây sốt nội sinh có tác dụng mạnh nhất là:
A. Interleukin 1
B. Interleukin 6
C. Lymphotoxin


D. Interferon
E. Interleukin 8
9.Chất gây sốt nội sinh có tác dụng, ngoại trừ:
A. tăng cường tổng hợp bổ thể
B. tăng cường tổng hợp kháng thể
C. tăng lượng sắt và kẽm trong huyết tương
D.tăng huy động acid amin từ cơ
E. tăng tổng hợp haptoglobin, C reactive protein

10.Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ sốt còn tăng:
A. Tăng quá trình thông khí
B. Thoát mồ hôi
C. Đi tiểu nhiều
D. Tăng quá trình chuyển hóa
E. Hiện tượng giãn mạch

11.Vị trí để kết hợp với kháng nguyên trên kháng thể là:
A. Isotyp.
B. Idiotyp.
C. Halotyp
D. Paratop
E. Epitop
12. Vị trí để kết hợp với kháng thể trên kháng nguyên là:
A. Isotyp.
B. Idiotyp.


C. Halotyp
D. Paratop
E. Epitop
13. Chức năng vùng thay đổi của kháng thể là:
A. Gắn lên các tế bào có mang thụ thể của nó.
B. Tạo khả năng liên kết với bổ thể.
C. Liên kết với kháng nguyên đặc hiệu.
D. Thu hút các đại thực bào đến ổ viêm.
E. Gắn với nhau để tạo nên các kháng thể có dạng polymer (như IgA,
IgM).
14. Tính sinh miễn dịch của kháng nguyên phụ thuộc vào:
A. Tính lạ của kháng nguyên.

B. Cấu trúc hóa học của kháng nguyên.
C. Cách gây miễn dịch.
D. Liều kháng nguyên.
E. Tất cả các tính chất trên.
15. Hapten (bán kháng nguyên) là thuật ngữ để chỉ:
A. Một phân tử có tính sinh miễn dịch nhưng không có tính đặc hiệu.
B. Một phân tử không có tính sinh miễn dịch nhưng có tính đặc hiệu.
C. Một phân tử không có tính sinh miễn dịch và không có tính đặc hiệu.
D. Một phân tử được sản xuất để làm kháng nguyên trong phòng thí
nghiệm và không thể đưa vào cơ thể.
E. Một phân tử được sản xuất để làm kháng nguyên đưa vào cơ thể
nhưng không tạo ra được sự sản xuất kháng thể
16. Kháng nguyên được đưa đến hạch bạch huyết chủ yếu bằng đường:
A. Vận chuyển của tế bào lymphô.


B. Tĩnh mạch.
C. Động mạch.
D. Bạch mạch.
E. Tất cả các con đường trên.
ĐÁP ÁN
1

2

3

4

5


6

7

8

C

E

B

D

E

B

E

A

9

10

11

12


13

14

15

16

C

D

D

E

C

E

B

D



×