Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tác phẩm báo chí chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.14 KB, 20 trang )

Nhng vn chớnh ụn tp
Mụn: Cỏc th loi BC chớnh lun
Cõu 1: Th no l ký chớnh lun? Nờu c im ca ký chớnh lun? ly vớ d?
Cõu 2: Lm th no la chn c vn ch yu (ch ) hp dn cho bi
bỡnh lun? Nhng ch no c s dng trờn bỏo chớ trong thi gian va qua
m anh/ ch thy thuyt phc nht? Ly vớ d minh ha?
Cõu 3: Xõy dng lun im , lun c cho bi bỡnh lun cú ch v thi trang
hc ng ca sinh viờn hin nay. Yờu cu cú ớt nht 2 lun im, mi lun
im cú ớt nht 2 lun c.
Cõu 4: Vai trũ ca tỏc gi trong vic th hin tỏc phm ký chớnh lun? Ly vớ d
chng minh?
Cõu 5: Nờu v phõn tớch nhng c im ca xó lun? Ly vớ d minh ha?
Cõu 6: Xõy dng lun im, lun c cho bi bi bỡnh lun cú ch v thc
trng s dng in thoi di ng trong lp hc ca sinh viờn hin nay. Yờu cu
cú ớt nht 2 lun im, mi lun im cú ớt nht 2 lun c.
Caau7: Nhng yờu cu c bn khi vit bi xó lun?
Cõu 8: Cỏc dng bi xó lun?
Cõu 9: Khỏi nim v bỡnh lun?
Cõu 10: Cỏc dng bi bỡnh lun?
Cõu 11: Chuyờn lun?
12: Cỏch thc hin bi chuyờn lun?

1.2.1. Vị trí, vai trò, tác dụng của chính luận báo chí:
* Đối với chủ thể sáng tạo( Nhà báo):
- Tư duy chính luận ( logic, trừu tượng, khái quát) và nền tảng tư tưởng chính
luận (chính trị, triết học, lập trường giai cấp, dân tộc) là cơ sở cho hoạt động
sáng tạo các thể loại khác.
* Đối với cơ quan báo chí:


- Mỗi cơ quan báo chí ra đời, tồn tại phải trên cơ sở một tôn chỉ, mục đích hoạt


động nhất định. Sứ mệnh của mỗi tờ báo là nhằm hướng tới một vấn đề gì đó
đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
-> Báo chí phải tham gia định hướng tư tưởng, tình cảm cho bạn đọc, hình thành
thị hiếu cho độc giả.
=> Cơ quan Báo chí phải sử dụng nhiều thể loại khác nhau để thực hiện mục
đích, trong đó Chính luận báo chí chiếm một vị trí không thể thiếu.
* Đối với nền báo chí:
- Báo chí phải hấp dẫn công chúng, nhưng không được xa rời sứ mệnh định
hưóng tư tưởng tiến bộ, nhân bản, vì sự phát triển dân tộc, quốc gia.
=> Cả nhà quản lý báo chí và nhà báo cần nhận thấy vai trò của mình và chiến
đấu về Chân - Thiện - Mỹ.
3. Đặc trưng của tác phẩm chính luận báo chí
1.3.1. Chính luận báo chí là một dạng văn nghị luận
+ Nghị luận bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó => Văn nghị luận
dùng lý lẽ phân tích, giải quyết vấn đề.
- Trước hiện thực cuộc sống con người không những nhận thức hiện thực mà còn
có nhu cầu phản ánh, tái tạo lại hiện thực. Các tác phẩm báo chí rất đa dạng
nhưng cũng chỉ nằm trong một số phương thức phản ánh hiện thực nhất định.
- Theo văn học, có 5 phương thức sáng tác:
Trữ tình, Tự sự, Kịch, Ký, Chính luận Nghệ thuật;
- Trong đó, văn chính luận nghệ thuật là sự kết hợp của yếu tố tình cảm
và lý trí, đặc biệt là đi sâu vào trí tuệ công chúng, thuyết phục và hấp dẫn
họ bằng tính lo gíc của vấn đề.
Chính luận báo chí là một dạng của nghị luận:
Nếu như ở văn miêu tả ( tả lại sự vật, con người, phong cảnh,)
ở loại văn tự sự (kể lại sự việc trong bối cảnh hoạt động của nhân vật theo
diễn biến thời gian không gian nhất định)
Cả hai đều bao gồm những đặc điểm, tình tiết vốn có trong sự vật, sự
việc, của con người tồn tại trong đời sống khách quan. Và chúng được
sàng lọc nhào nặn quan chủ quan của tác giả.

- Còn ở nghị luận, các yếu tố để xây dựng nên nội dung là những mối quan
hệ, những vấn đề nảy sinh trong hoạt động trí tuệ người viết qua sự tác
động của hiện thực khách quan.
- Và, miêu tả, tự sự cần sử dụng bổ sung cho nghị luận để chứng minh ý
kiến, tư tưởng của tác giả. Và ngược lại, nghị luận nhằm phân tích, phê


bình để đạt tới sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng được thông báo, phản
ánh.
Vậy văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận là một loại văn trong đó tác giả đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng
về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người tiếp
nhận hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những
điều mà mình đề xuất.
Viết nghị luận phải xử lý, giải quyết vấn đề ở phạm vi rộng hơn.
Tư duy nghị luận là tư duy lô gic nên nội dung của nó là sản phẩm của tư
duy trừu tượng. Các thao tác là giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp.
Trong văn nghị luận không chỉ mô tả đời sống mà bằng các luận cứ, luận
chứng, luận điểm để nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy lô gíc.
Ngôn ngữ trong văn chính luận là ngôn ngữ lô gíc: Quan tâm đặc biệt đến
tính chính xác, chặt chẽ, hệ thống trong diễn đạt để hướng đến nhận thức
chân lý.
- Có hai dạng nghị luận:
+ Nghị luận xã hội: Bàn về chính trị, xã hội, đạo đức.
+ Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn học.
Và chính luận là một phần nằm trong nghị luận. Nhưng chính luận thì chỉ
thiên về tính chất xã hội, chính trị của phương thức này.
- Nghị luận hay chính luận xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Và chính luận ở lĩnh vực nào thì nó mang tên lĩnh vực đó.
Ví dụ: Chính luận chính trị, triết học, ngoại giao,

Phổ biến nhất là :
- Chính luận văn học: Chính luận nghệ thuật;
- Chính luận báo chí;
* Chính luận báo chí: Phải thể hiện đầy đủ các đặc trưng của báo chí.
- Báo chí là phương tiện TTĐC , thông tin thời sự: Phải theo sát diễn biến thời sự
ở mọi lĩnh vực cuộc sống để phân tích, lý giải, thẩm định, đánh giá góp phần
định hướng tư tưởng cho quần chúng.
- Báo chí là sản phẩm định kỳ nên tác phẩm chính luận phải đuổi theo.
- Báo chí là chính xác về sự kiện được thông tin: Chính luận phải phân tích, bàn
luận trên cơ sở những sự kiện có thực.
Tóm lại: Chính luận báo chí là một loại tác phẩm báo chí nghị luận bàn về
những vấn đề chính trị xã hội có tính thời sự.
1.3. 2. Chính luận báo chí là thể hiện tập trung tính tư tưởng
* Chính luận báo chí có nội dung thông tin lý lẽ:


- Đặc trưng cơ bản và bao trùm của báo chí là thông tin thời sự, sự kiện.
Báo chí theo sát tình hình diễn biến của cuộc sống và phản ánh một cách nhanh
nhạy, kịp thời, phát hiện, dự báo cái mới nảy sinh.
Thông tin là phương thức hoạt động cơ quản của báo chí. Cho nên:
+ Thông tin là mối quan hệ Nhà báo Công chúng;
+ Thông tin là chất lượng của nội dung thông điệp.
=> Có 3 dạng chất lượng nội dung thông tin:
+ Thông tin sự kiện trực tiếp: Nhóm thông tấn;
+ Thông tin sự kiện bằng lý lẽ: Nhóm chính luận;
+ Thông tin về sự kiện một cách có nghệ thuật: CL NT;
=> Nội dung của thông tin lý lẽ ở tác phẩm chính luận không chỉ đơn thuần ở
việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện mà trên cơ sở đó
người viết phải trình bày được quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá thẩm định của
mình về sự kiện đó => Nó phải giải thích, phân tích mối quan hệ giữa các sự

kiện, rút ra được những kết luận có ý nghĩa định hướng kịp thời.
- Sự kiện là cái quan trọng đầu tiên, là nguyên vật liệu để tác giả viết nghị luận,
đưa lý lẽ bàn sâu những vấn đề nhân sinh thế sự.
- Khuynh hướng tư tưởng là sợi chỉ xuyên thấm các sự kiện. Cho nên, thông tin
ở chính luận báo chí là thông tin về một quan niệm, một quan điểm, một chiều
hướng giải quyết hiện thực chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức hiện thực. Nó
vừa giải quyết nhận thức về sự vật, hiện tượng vừa nhận thức về tư tưởng,
phương pháp tư tưởng của vấn đề đặt ra.
Kết luận: Bản thân mỗi tác phẩm báo chí đều mang tính tư tưởng, nhưng trong
chính luận báo chí cần thể hiện tư tưởng quan điểm trực tiếp và định hướng công
chúng. Vì vậy, thông tin lý lẽ là cần thiết và tất yếu phải có để luận bàn, giải
thích một cách thuyết phục.
* Chính luận báo chí bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng,
chính trị của tác giả và của cơ quan báo chí trước vấn đề thời sự thiết yếu.
- Mọi vấn đề thời sự nảy sinh trong cuộc sống đều có thể là đối tượng thông
tin của báo chí nói chung, chính luận nói riêng. Tuy nhiên, chỉ những
mảng thời sự quan trọng, thiết yếu thì mới dễ nảy sinh những vấn đề cần
phân tích, lý giải và chỉ ở đó mới cần sự có mặt của chính luận báo chí để
tiếp sức giúp công chúng nhận thức tốt hơn.
=> Do đó, để có bài chính luận báo chí, tác giả phải là người nắm bắt và hiểu
biết cuộc sống một cách sâu sắc, bản chất.
- Thái độ, chính kiến của tác giả phải bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng,
chính trị. Vì:+ Chức năng của chính luận báo chí là thông tin để tác động.
Tức là thông qua tác phẩm chính luận báo chí để giúp cho công chúng có


nhận thức đúng đắn hơn về hiện thực, vấn đề của cuộc sống và nhờ đó
giúp họ thay đổi hành vi tốt hơn.
- Lênin cho rằng: Báo chí không chỉ là người tuyên truyền tập thể, không
chỉ là người cổ động tập thể mà đồng thời còn phải là người tổ chức tập

thể nữa.
- Gordiep Nhà nghiên cứu của Xô Viết- nói: Chính luận có mục đích
tuyên truyền, tổ chức quần chúng đưa họ tới cuộc chiến đấu. Nhiệm vụ
của nó không phải chỉ là bày tỏ và giải thích những vấn đề chính trị quan
trọng mà còn là thuyết phục người nghe, làm cho họ trở thành những
người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội trước
mắt.
* Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung một cách rõ nhất,
nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư tưởng và
hành động theo mục đích của từng cơ quan báo chí.
- Đối tượng của chính luận báo chí rất rộng và phức tạp: Bên ngoài, bên
trong Tổ quốc, nhưng có kẻ thù trong nội bộ, trong nhân dân, kẻ thù tư
tưởng ngay trong bản thân mỗi con người. Mỗi bài chính luận báo chí
phải nhằm đối thoại với một loại đối tượng hay một phức hợp nhiều đối
tượng. Có khi tác phẩm chính luận đăng trên báo nhưng đối tượng chính
của nó không phải bạn đọc trong nứơc mà kẻ thù ngoại quốc.
Căn cứ vào đối tượng của mình mà tác phẩm chính luận báo chí tập trung
rõ nhất lập trường, thái độ của tác giả. Tất cả các luận cứ, luận chứng,
luận điểm phải để công chúng nhận ra được lý lẽ, cảm nhận được chân lý
rồi tự họ hành động hợp lý.
Tóm lại:
- Chính luận báo chí thể hiện những vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống
xã hội. Nó chứa đựng những quan điểm tư tưởng xã hội và sự đánh giá của tác
giả, thậm chí cả quan niệm về những con đường và khả năng để đạt được mục
đích nêu ra. Vừa tạo điều kiện cho sự hình thành những ý kiến, những cách nhìn,
những quan tâm và hoài bão của con người, vừa ảnh hưởng đến hoạt động của
chế độ xã hội, chính luận báo chí đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
về mặt chính trị, tư tưởng. Nó là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, là
phương tiện cổ động, tuyên truyền, giác ngộ, là hình thức tổ chức và chuyển tải
thông tin xã hội.

- Chính luận báo chí bộc lộ lập trường, quan điểm, tư tưởng xã hội và giai
cấp của nhà chính luận trong sự phản ánh và đánh giá những tình huống hiện đại
như là người đại biểu cho một lực lượng xã hội nhất định. Đồng thời cũng truyền
bá một lý tưởng chế độ xã hội và cả con đường thực hiện chúng.


1.3.3. Hình thức thể hiện bộc lộ rõ tư duy luận lý chặt chẽ
a, Những yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm chính luận:
* Các luận điểm, luận cứ, luận chứng:
+ Luận điểm:
- Là các ý trực tiếp cấu thành nên chủ đề;
- Có sức khái quát cao, chứa những quan niệm, tư tưởng sâu sắc;
- Các luận điểm độc lập tương đối, nhưng cùng làm rõ chủ đề.
+ Luận cứ:
- Là những cứ liệu, bằng chứng, chi tiết để xây dựng nên và chứng minh
cho những luận điểm;
- Có thể có nhiều luận cứ cho một luận điểm;
- Căn cứ của luận điểm;
+ Luận chứng:
- Chứng cứ thực tế dùng làm cơ sở cho lập luận;
- Sự tổ chức, sắp xếp các luận cứ, luận điểm.
* Kết cấu một tác phẩm chính luận báo chí:
- Đặt vấn đề: Nêu luận đề/ chủ đề:
- Giải quyết vấn đề:
* Luận điểm 1:
- Luận cứ 1
Làm sáng tỏ
- Luận cứ 2
- Luận cứ n
luận điểm 1

* Luận điểm 2:
- Luận cứ 1
- Luận cứ 2
Làm sáng tỏ
- Luận cứ n
* Luận điểm n:
- Luận cứ 1
luận điểm 2
- Luận cứ 2
- Luận cứ n
Làm sáng tỏ

- Kết luận:

luận điểm n

Hình thức thể hiện tác phẩm chính luận báo chí là sự sắp xếp, liên kết lô
gíc các luận điểm, luận cứ.
b, Các phương tiện diễn đạt:
b1. Từ ngữ:
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện -> Ngôn ngữ chính luận báo chí là
ngôn ngữ sự kiện + chính luận.
Ngôn ngữ chính luận báo chí biểu hiện từ ngữ:
+ Sắc thái chính trị: Thể hiện lập trường, quan điểm giai cấp, đảng phái;
+ Chính xác, rõ nghĩa;
+ Đơn nghĩa;


+ Có thể sử dụng cả khẩu ngữ: gây ấn tượng tình cảm mạnh, tăng biểu cảm.
b2. Cú pháp:

Có thể dùng mọi loại câu khác nhau.
c, Âm hưởng giọng điệu: Thể hiện cá tính tác giả, thái độ tác giả.
Một số vấn đề cơ bản về chính luận báo chí
I.
Khái niệm về tác phẩm chính luận
Khái niệm Chính luận báo chí là để chỉ các tác phẩm báo chí phản ánh
hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, giải quyết những vấn đề
nảy sinh trong cuốc sống xã hội bằng lý lẽ.
Tức là các tác phẩm này phản ánh hiện thực xã hội bằng phong cách
ngôn ngữ chính luận ( PCNNCL) làm chủ đạo.
- Yếu tố Luận là chính, được thể hiện trong mỗi tác phẩm ở tính chất luận
bàn, tranh luận, trao đổi về một số vấn đề nào đó, nhằm bộc lộ quan điển, chính
kiến cuỉa tác giả, toàn soạn về vấn đề đó.
- Chính luận báo chí là những tác phẩm mà nội dung của nó nói đến các
sự kiện, hiện tượng riêng lẻ nhưng đã được xem xét một cách có hệ thống và
trong sự liên kết hữu cơ với nhau trong xu hướng phát triển chung của đời sống
xã hội.
- Các tác phẩm chính luận báo chí phải luận bàn, phân tích, kết luận vấn
đề trên cơ sở các tiền đề lý luận khoa học và thực tiễn cuộc sống qua những tư
liệu, dữ liệu mang tính vừa cụ thể vừa khái quát.
- Chính luận báo chí thường bao gồm các thể loại: Xã luận, Bình luận,
Chuyên luận, Phê bình, Điều tra, Điểm báo

II. Sự hình thành và phát triển của chính luận báo chí:
2.1. Sự tồn tại của văn nghị luận, phong cách chính luận trên thế giới:
- Trước khi có chính luận báo chí, văn nghị luận đã tồn tại từ xa xưa và phát
triển cùng với tư tưởng, văn hoá và giáo dục của nhân loại.
- Sự tồn tại của văn nghị luận với biểu hiện của PCNNCL đã góp phần giúp
nhiều tên tuổi của các tác gia nổi tiếng sử dụng phong cách này như một lợi thế
thuyết phục công chúng tin cậy vào những điều được luân bàn, phân tích, các

luận điểm họ đã đưa ra trong tác phẩm.
Tiêu biểu cho đỉnh cao của văn nghị luận là các bài diễn văn của nhà hùng biện
cổ đại Hy Lạp Đê-Mô-Xten ( Demosthene,384- 322 TCN) người ta coi ông là
nhà hùng biện kiệt xuất nhất của Hy Lạp.


- Thực tế văn chính luận của mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân có mỗi
nhiệm vụ và tính chất cụ thể. Các bài hùng biện của Đê-Mô-Xten nhằm phục vụ
cuộc đấu trang giữ gìn chủ quyền độc lập, thống nhất cho Tổ quốc mình.
- Trong thời đại Cách mạng Tư sản ở châu âu, nhiều chính trị gia đã có những
bài văn hừng hực tinh thần và khí thế chiến đấu đã góp phần cho chiến thắng của
giai cấp tư sản trong cuộc chiến đấu với giai cấp phong kiến. VD: Mara,
Bơcnaxo, Xanh Giuyxt.
- Thời kỳ Cách mạng Vô sản, một số tác phẩm kinh điển của C. Mác, F. ănghen,
V.I. Lênin sử dụng chính luận như một vũ khí tư tưởng lợi hại.
* Tóm lại: Chính luận xuất hiện sớm trên thế giới và vẫn tồn tại đến nay trong
báo chí hiện đại.
2.2 Sự hình thành và phát triển chính luận ở Việt Nam
- Thời kỳ phong kiến Việt Nam: Tác phẩm viết dưới hình thức chính luận cổ
nhất còn tồn tại đến nay là Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn (viết trước kháng
chiến chống Nguyên-Mông 1285). Hịch là thể văn nghị luận cổ, giàu tính chất
hùng biện, thường do Vua, Chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng
để cổ động, thuyết phục nhân dân nhằm kêu gọi chiến đấu chống thù trong giặc
ngoài.
+ Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết sau khi chiến thắng giặc Minh 1428,
nhân danh Lê Thái Tổ tuyên cáo cho cả nước biết những chiến công hiển hách
cùng nền độc lập toàn vẹn của dân tộc. Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép về sự
thất bại của những thế lực tàn bạo và cũng là lời tuyên ngôn trang trọng sức
mạnh của một dân tộc hiểu được mình và biết tự vượt lên để chiến thắng. ->
Bình ngô Đại Cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử dân

tộc Việt Nam.
- Đầu thế kỷ XX: Những người yêu nước Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng
sử dụng chữ Quốc Ngữ như một phương tiện và dùng phong cách chính luận làm
vũ khí tư tưởng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Hình thức phổ biến đầu tiên là văn vần. Nhiều bài diễn ca cho quần chúng dễ
thuộc, dễ nhớ, dễ phổ biến, phù hợp với truyền văn hóa của người Việt. Tiêu
biểu: Phan Châu Trinh (9.9.1872 24.3.1926), Phan Bội Châu (26.12.1867
29.10.1940)
+ Phan Bội Châu có Hải Ngoại huyết thư: Sử dụng truyền thống diễn ca nhưng
mang yếu tố chính luận để thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân.
+ Đầu thế kỷ XX, là lúc xã hội có nhiều biến đổi (Pháp đặt nền móng thống trị
và bước vào giai đoạn khai thác, phong trào yêu nước và Cách mạng ngày càng
lên cao). Đó là môi trường thuận lợi cho chính luận phát triển.


Tiêu biểu: Ngô Đức Kế( 1878-1929) vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà báo có đóng
góp quan trọng cho bước phát triển mới của phong cách chính luận. Là người có
tư tưởng dân chủ, ông phê phán vua, quan nhà Nguyễn bán nước, đục khoét
nhân dân. Ông dũng cảm và sắc sảo chống văn hóa nô dịch của Thực dân Pháp.
Tác phẩm nổi tiếng của ông là: Luận về chánh học cùng tà thuyết( 1924) là
một mẫu mực, cột mốc trong lịch sử chính luận Việt Nam.
- Sau này, vào những năm 20 của thế kỷ 20, những người Cách mạng cũng sớm
nắm lấy báo chí để tuyên truyền Cách mạng.
+ Tiêu biểu: Báo Thanh Niên do Nguyễn ái Quốc sáng lập (1925). Cuốn Đường
Kách Mệnh của Nguyễn ái Quốc là tập hợp những bài giảng của Nguyễn ái
Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Việt Nam Thanh Niên
Cách mạng Đồng chí hội tại Quảng Châu-Trung Quốc (1925-1928). Là văn kiện
lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đng lối của Cách mạng
Việt Nam. Đồng thời đánh dấu mốc cho sự phát triển phong cách chính luận
hiện đại Việt Nam.

- Giai đoạn 1936-1939: Chính luận báo chí phát triển mạnh với đỉnh cao là cuộc
đấu tranh giữa hai quan điểm sáng tác nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị
nhân sinh.
+ Tiêu biểu: Hải Triều( Nguyễn Khoa Văn-1908-1954) là nhà báo, nhà lý luận
phê bình văn nghệ Macxit từng tham gia viết bài cho báo Cờ Đỏ, cơ quan của
Trung ương Đảng khi đó. Ông có nhiều tác phẩm mang phong cách chính luận
có nội dung tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác hoặc luận giải các vấn đề văn nghệ
như: Duy tâm hay duy vật(1935), Văn sĩ và xã hội(1937), Chủ nghĩa Mac
phổ thông( 1946)
- Thời kỳ những năm 1940 là giai đoạn tiền khởi nghĩa, không khí xã hội sôi
động và báo chí cũng sôi động. Hàng loạt các bài xã luận, bàn luận trên các tờ
báo cách mạng giúp nhân dân hiểu đúng đắn tình thế Cách mạng và thời cơ dành
thắng lợi đang đến gần.
+ Tiêu biểu: Trường Chinh-Tổng Bí thư Đảng có bài Phát xít Đức đã tắt thở
trên báo Cờ Giải Phóng ngày 16.6.1945, tác phẩm vạch rõ sự thất bại thảm hại
có tính chất tất yếu của Đức Quốc xã. Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Thu,
bút danh Sóng Hồng, quê Xuân Trường-Nam Định. Ông đã có nhiều tác phẩm
nổi tiếng như: Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta(T3.1946),
Cách mạng tháng Tám(1946), Kháng chiến nhất định thắng lợi(1947), Bàn
về Cách mạng Việt Nam(1951), Đề cương văn hóa Việt Nam(1948)
- Đặc biệt: Tuyên ngôn độc lập (2.9.1945) là văn bản chính luận hiện đại mẫu
mực.


Tóm lại: Cho đến nay, chính luận đã trở thành công cụ sắc bén giúp con người
nhận thực đúng đắn hiện tượng đa dạng của đời sống xã hội hiện đại, hướng dẫn
thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người.
Bình luận
I. Khái niệm và đặc điểm
1. Khái niệm:

- Bình luận hiểu đơn giản là sự thể hiện thái độ khen, chê của con người trước
một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống
Đó là sự đối chiếu, so sánh giữa các s vật, hiện tượng để có nhận thức về sự
khác nhau giữa chúng, và qua đó nói lên sự đánh giá.
- Sự đánh giá là dấu hiệu đầu tiên của hoạt động tư duy bình luận.
-> Có thể coi bình luận là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, hiện tượng,
một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và
những điều do vấn đề đó gợi ra
- Cho nên, bình luận là bài nghị luận mang tính chất tổng hợp, trong đó bao gồm
các yếu tố giải thích, phân tích và đôi khi có cả chứng minh.
Tóm lại: Bình luận là một trong các thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí. Nó
thể hiện thái độ, chính kiến, quan điểm của tác giả, cơ quan báo chí trước một sự
kiện, hiện tượng, vấn đề nào đó trong cuộc sống nhằm giúp định hướng đúng
đắn nhận thức cho công chúng theo một khuynh hướng tư tưởng chính trị-xã hội
nhất định.
2. Đặc điểm của thể loại bình luận
* Bình luận thuộc nhóm chính luận báo chí nên trước hết nó phải mang đầy đủ
những c điểm của nhóm chính luận.
* Bên cạnh đó, nó có một số đặc điểm riêng để khu biệt với các thể loại khác
cùng nhóm.
+ Bình luận sử dụng tổng hợp sự kiện, hiện tượng, vấn đề:
Tác giả không chi sử dụng một hoặc vài sự kiện riêng lẻ nào đó mà là toàn bộ
các sự kiện, hiện tượng quá trình của một lĩnh vực nào đó của đờ sống xã hội để
so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể nào đó mà tác giả đang nghiên
cứu
VD: Giáo dục, Y tế, Kinh tế nông nghiệp, Ngoại giao
+ Xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng, vấn đề một cách có hệ thống:
Bình luận không xem xét và đánh giá các sự kiện, hiện tượng riêng lẻ một cách
độc lập mà xem xét các sự kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc
lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung.



Vì vậy, khi lựa chon tư liệu cho một bài bình luận, tác giả phải cố gắng khám
phá mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng, nhấn mạnh ý nghĩa của các
mối liên hệ đó, những hiện tượng cụ thể của đời sống và tính hệ thống của nó
-> Trong bài bình luận, sự kiện được thể hiện như một trong những yếu tố của
tính quy luật. Và, trọng tâm của bài bình luận là những sự kiện, những ấn tượng
tươi rói.
+ Sự kiện là yếu tố cơ bản đầu tiên của bình luận. Tác giả căn cứ vào sự kiện có
thực của cuộc sống để phân tích, đánh giá trực tiếp vào chúng
Và, các chi tiết đắt của sự kiện được chọn lọc theo ý đồ tác giả để bình luận vấn
đề.
Các sự kiện, chi tiết giúp tác giả tái hiện bức tranh hiện thực của đời sống xã hội
với một tư tưởng rõ ràng
+ Cái tôi của tác giả bộc lộ cụ thể: Đó là tài năng, bản lĩnh tác giả. Cái tôi hướng
đến cái ta
II. Các dạng bài bình luận:
1. Bình luận chung:
- Là loại bài bao quát tất cả các sự kiện tiêu biểu trong một thời gian dài trong
phạm vi của một nước hay quốc tế.
- Mức độ của bài bình luận còn phụ thuộc vào tính chất và nhiệm vụ của tờ báo
- Bình luận chung có thể xuất hiện thường xuyên( tháng, tuần) hoặc không
thường xuyên.
- Chủ yếu xuất hiện trong các ngày lễ lớn -> Mục đích để đánh giá một giai
đoạn đã qua và thảo luận công việc cho giai đoạn tới
VD: 30.4, 2.9, 20.11, 19.8
2. Bình luận theo chủ đề:
- Là loại bài chỉ xem xét kỹ ở một lĩnh vực nhất định nào đó.
VD: Kinh tế, Chính trị, Văn hoá-Xã hội
- Cách xử lý tư liệu trong loại văn bản này tạo nên những loại văn bản như: Bình

luận kinh tế, Bình luận thể thao
- Nó tập trung sự chú ý vào một mặt nào đó của đời sống xã hội, bình luận có
thể tái hiện bức tranh khá chi tiết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa
học của đất nước
- Sự xuất hiện không thường xuyên nhưng nó có tác dụng so sánh, đánh giá về
các hiện tượng, trào lưu mới trong từng lĩnh vực để đưa ra dự báo về triển vọng
và khuyh hướng phát triển của chúng, đồng thời cũng cảnh báo công chúng về
những trào lưu không lành mạnh mới xuất hiện.
=> Nó phải rút ra những kết luận thực tiễn để chỉ ra phương hướng phát triển
tiếp theo của các hiện tượng và sự kiện.


3. Bình luận Quốc tế:
- Nó bình luận những vấn đề của thế giới hoặc của một vùng quốc gia nào đó
giúp công chúng nhận thức đúng đắn -> Nó định hướng nhận thức của công
chúng ở nhũng vấn đề quốc tế.
- Có thể xây dựng bài này theo bình luận chung hay bình luận theo chủ đề.
-> Yêu cầu: Các sự kiện hiện tượng, quá trình diễn ra trên thế giới vào thời gian,
địa điểm cụ thể, chính xác.
-> VD: Chuyên mục: Thế giới tuần qua, Bình luận quốc tế, Nhìn ra nước ngoài.
III. Một số vấn đề cần chú ý khi sáng tạo tán phẩm bình luận:
1. Lựa chọn vấn đề chủ yếu Chủ đề tác phẩm:
- Mọi sự kiện, hiện tượng, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đều có thể là đối
tượng của bình luận
Tuy nhiên, do tính chất báo chí cách mạng chi phối nên vấn đề được chọn viết
bình luận trên báo chí phải đảm bảo một số yêu cầu cần thiết của báo chia nói
chung, của thể loại bình luận nói riêng.
Tiêu biểu là:
+ Tính thời sự nóng hổi: Vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có ảnh hưởng đến
nhiều người. Được đông đảo quần chúng quan tâm và ở dư luận có nhiều quan

điểm đánh giá, nhìn nhận khác nhau, chưa thống nhất => Cần bình luận để nói
lên bản chất của vấn đề -> Giúp công chúng nhận thức đúng đắn theo một
khuynh hướng tư tưởng nhất định
+ Căn cứ vào nhiệm vụ cách mạng của cơ quan báo chí: Điều này phụ thuộc vào
nhận thức cách mạng của tác giả, cơ quan báo chí đối với hiện thưc xã hội hoặc
theo dự chỉ đạo của cấp trên mà viết bài bình luận về một vấn đề nào đó nhằm
tạo dư luân xã hội và định hương dư luận về nó.
2. Chọn chi tiết, sự kiện để làm sáng tỏ vấn đề
- Sự kiện:
+ Phải tiêu biểu, điển hình, có ý nghĩa chính trị-xã hội nhất định
+ Các sự kiện được chọn phải trong mối tương quan lẫn nhau, cùng liên quan
vấn đề đề cập trong tác phẩm
- Chi tiết:
+ Chi tiết phải tiêu biểu, phải đắt cho quá trình phân tích, luận bàn làm nổi
bật sự kiện, làm sáng tỏ vấn đề.
3. Liên kết, sắp xếp các chi tiết, sự kiện trong một hệ thống với mối quan hệ
biện chứng
- Thành công hay thất bại của tác phẩm bình luận phụ thuộc nhiều vào sự sắp
xếp, xâu chuỗi các sự kiện một cách khéo léo trong một thể thống nhất giúp quá
trình phân tích, giải thích, chứng minh, bình giá được lô gic, rõ ràng, thuyết


phục. Tất cả nhằm làm nổi bật vấn đề chính, bộc lộ tư tưởng, ý đồ tác giả thông
qua sự sắp xếp các chi tiết của sự kiện.
4. Lựa chọn hình thức, phương pháp thể hiện thông tin. Có thể là:
+ Quy nạp: Thông báo rồi giải thích và đi đến kết luận của vấn đề
+ Diễn dịch: Khái quát vấn đề, sau đó chứng minh cụ thể( Tức là: Đi từ cái
chung đến cái riêng. Sau đó đưa ra kết luận cuối cùng khái quát hơn)
5. Sử dung ngôn ngữ:
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, đơn nghĩa để lập luận chính xác

- Sắc thái biểu cảm, bộc lộ quan điểm trực tiếp, cụ thể qua các phán đoán, kết
luận.
- Sử dụng từ ngữ súc tích.
xã luận
I.

Khái niệm và đặc điểm:
1.1 Khái niệm: Có nhiều quan điểm khác nhau:
+ Trường Chinh(1949): Xã luận là một bài báo quan trọng nhất trong một số
báo, nêu lập trường, quan điểm của một tờ báo( tức là của chính Đảng hay Đoàn
thể mà tờ báo đó là cơ quan ngôn luận) về một vấn đề quan trọng nào đó
Xã luận thường là một bài bàn luận có tính chất tổng quát, đồng thời đề ra
những nhiệm vị cần kíp phải làm ngay
Riêng đối với báo hằng ngày, xã luận có khi kà một bài tóm tắt nhưng việc lớn
trong 24h hoặc trong một tuần và có bình luận
Cho rằng xã luận thường ở trang nhất, ở những cột đầu, trình bày theo lối riêng
+ Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương 1978: Xã
luận là một hình thức bình luận tập thể của bộ biên tập báo, đài về một số vấn đề
quan trọng nào đó. Đó thường là bài báo quan trọng nhất trong một số báo. Tính
chất quan trọng đó thể hiện ở chỗ: Xã luạn thường là bài quán triệt tư tưởng
trung tâm của một số báo, là bài nêu ra những nhiệm vụ cần kíp phải làm ngay.
Bởi vậy, xã luận của báo có thể coi là ngọn cờ chỉ đạo, là pháp lệnh chínhtrị
hàng ngày
+ Và nhiều quan điểm khác cũng quan niệm: Xã luận là bài báo quan trọng
nhất của một số báo, thể hiện quan điểm của toàn soạn về những vấn đề quan
trọng trước mắt, có tác dụng định hướng nhận thức cho công chúng. Xã luận
thường là một bài luận có tính tổng quát, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cần
kíp phải làm ngay.
+ Kết luận:
Xã luận là một trong các thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí. Nó nhân danh

cơ quan báo chí để thể hiện thái độ, chính kiến của mình khi luận bàn về những


vấn đề thời sự, chính trị-xã hội quan trọng mang tính tổng quát nhằm định
hướng nhận thức cho công chúng và đề ra những nhiệm vụ cần phải làm ngay.
1.2 Đặc điểm của xã luận:
- Xã luận là một trong các thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí, nên nó phải
đầy đủ những đặc điểm của nhóm chính luận báo chí:
+ Trên cơ sở các tư liệu, sự kiện, hiện tượng các quá trình có hệ thống để phân
tích, đánh giá, bàn luận về một vấn đề nào đó.
+ Không chỉ nêu hiện tượng bề ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và bản
chất bên trong của vấn đề đó. Đồng thời có những kiến nghị, giải pháp để khắc
phục hậu quả vấn đề đó. Điều này thể hiện trách nhiệm xã hội và trách nhiệm
công dân của nhà báo. Tức là chuyển từ báo chí minh họa sang báo chí có giải
pháp.
+ Thái độ, chính kiến, quan điểm của người viết phải được thể hiện rõ ràng,
công khai trên nguyên tắc phục vụ lợi ích giai cấp, chế độ, nhân dân.
+ Tác giả phải huy động tổng lực trí tuệ, kinh nghiệm tổng lực.
Tóm lại: Chính luận báo chí thuyết phục công chúng, giúp họ hiểu sự thật bằng
luận cứ, luận chứng, lý lẽ => Thông tin lý lẽ.
Xã luận là một thể loại độc lập nên nó có một số đặc điểm riêng:
+ Xã luận luận bàn về những vấn đề thời sự chính trị-xã hội quan trọng mang
tính tổng quát.
+ Thái độ, chính kiến của bản báo thể hiện cụ thể, trực tiếp và đó là thể hiện
đường lối chính trị của bản báo.
+ Xã luận định hướng nhận thức và hành động của công chúng về một vấn đề
nào đó trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết.
+ Tác phẩm xã luận là sản phẩm có thể của cá nhân nhưng nó phải nhân danh
tập thể-bản báo.
+ Chỉ được dùng trực tiếp ở báo in, internet, còn báo phát thanh và truyền hình

chủ yếu dùng lại.
II. Các dạng xã luận:
2.1 Xã luận chính trị chung:
- Xuất hiện trong những ngày trọng đại, những sự kiện nổi bật của đời sống xã
hội trong và ngoài nước.
VD: Đại hội Đảng toàn quốc / Bầu cử Quốc hội
- Loại xã luận này có tác dụng định hướng tư tưởng, giúp cho công chúng nhận
thức đúng đắn những sự kiện nóng hổi. Người viết vừa có sự chuẩn bị trước vừa
phải nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế để có những giải pháp tư tưởng đúng
đắn.
- Những vấn đề thời sự quốc tế để thể hiện rõ đường lối đối ngoại của Đảng,
Nhà nước.


- VD: Hội nghị APEC, ASEAN, WTO
2.2 Xã luận nhân kỷ niệm những mốc son lịch sử quan trọng:
- Nó ra đời nhằm nhìn nhận, đánh giá lại quá khứ, nhắc lại ý nghĩa lịch sử cơ
bản của sự kiện hoặc nhìn nhận nó dưới ánh sáng mới trong tình hình mới.
VD: Tết, ngày thành lập Đảng cộng sản 3.2.1930, 8.3, 20.11, 2.9
- Với những mốc son lịch sử thế giới, xã luận chỉ đề cập đến những vấn đề có
liên quan, ý nghĩa thiết thực đến đời sống dân tộc ta.
VD: Cách mạng tháng Mười Nga, chiến thắng Phát xít Đức
=> Tác giả đối chiếu sự kiện quá khứ với chủ trương đường lối hiện tại để đưa ra
những nhận định vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thực tiễn.
2.3 Xã luận chỉ đạo:
- Xuất hiện khi cần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề mới phát sinh trong
cuộc sống.
Nó đề cập đến những nhiệm vụ quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại như kinh tế,
chính trị, an ninh
Nó ra đời nhằm đưa ra sự chỉ đạo, giải quyết vấn đề.

2.4. Xã luận chuyên ngành( Xã luận nghiệp vụ):
- Đề cập vấn đề quan trọng, cấp bách của từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Đối tượng của nó trước hết là dành cho những người đang tham gia hoạt động
trong những ngành, lĩnh vực mà nó đề cập.
VD: Ngân hàng, Nông nghiệp
- Nó xuất hiện dựa vào những tình huống cụ thể, tác động trực tiếp đến độc giả
rộng lớn với những chương trình và mục tiêu rõ ràng
Kết luận: Cả bốn loại bài xã luận tiêu biểu này đều có mối quan hệ tác động bổ
trợ nhau cùng chiến đấu vì mục tiêu chung. Trong mỗi loại bài đều có hình
bóng, yếu tố của loại bài khác. Bởi chúng cùng luận bàn sự kiện, hiện tượng, vấn
đề trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và cùng thực hiện
mục đích chung là góp phần tác động làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
III. Sáng tạo tác phẩm xã luận
3.1. Mục đích, yêu cầu:
a. Mục đích:
- Do đặc thù của thể loại này với tính chiến đấu cao, trực tiếp bộc lộ quan điểm,
lập trường, tư tưởng chính trị của tác giả, cơ quan báo chí, nên xã luận trước hết
ra đời nhằm mục đích:
+ Thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân bộc lộ chính kiến trước những vấn đề
trọng đại, cấp bách ở tầm vĩ mô
+ Thể hiện nhận thức, chỉ đạo phương hướng hành động cho quần chúng trước
những vấn đề cấp bách đang đặt ra.


+ Cổ vũ, tác động quần chúng cùng nhau tham gia thực hiện một công việc
chung quan trọng theo một hướng cụ thể
b. Yêu cầu:
- Xã luận chỉ xuất hiện khi có sự chỉ đạo. yêu cầu của lãnh đạo cấp trên, của ban
Biên tập cơ quan báo chí một cách trực tiếp.
- Tác giả của xã luận phải là các Phóng viên, Biên tập viêncán bộ tờ báo có

kinh nghiệm, có tầm khái quát, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước.
- Tác giả phải huy động Kiến thức tổng quát, vận dụng nhanh nhạy, linh hoạt
diễn biến thời sự đời sống với những nguyên tắc trong quan điểm, lập trường,
tôn chỉ, mục đích tờ báo.
- Tác phẩm phải cô đọng, súc tích, và phải đảm bảo kết cấu đủ.
3.2. Một số yếu tố cơ bản khi sáng tạo tác phẩm xã luận:
a. Bố cục:
1. Nêu vấn đề
2. Giải quyết vấn đề: Phân tích điều kiện chủ quan và khách quan, đồng thời
kiểm điểm tình hình
3. Phương hướng nhận thức và hành động
b. Nội dung bố cục:
b1. Nêu vấn đề: - Đưa ra vấn đề sẽ luận bàn trong tác phẩm
- Vấn đề phải đúng thời điểm, trúng vấn đề
- Có ý nghĩa cấp bách về chính trị, xã hội, kinh tế
b2. Phân tích điều kiện chủ quan và khách quan, đồng thời kiểm điểm tình
hình thực tiễn:
* Điều kiện chủ quan:
+ Những yếu tố nội tại của ngành, lĩnh vực, quốc gia, tỉnhảnh hưởng đến điều
kiện sống, lao động sản xuất của nhân dân trong phạm vi không gian mà tác
phẩm sẽ đề cập.
+ Những yếu tố chủ quan thể hiện tác động tích cực hay tiêu cực đến xã hội mà
nó làm nảy sinh vấn đề cần đề cập, luận bàn trong xã luận.
* Điều kiện khách quan: Những yếu tố bên ngoài ngành, lĩnh vực, quốc gia
nó ảnh hưởng, chi phối đến điều kiện chủ quan. Sự ảnh hưởng có thể tích cực
hoặc tiêu cực -> Tác phẩm phải thể hiện rõ qua sự phân tích bằng các luận điểm,
luận cứ thực tế
* Tình hình thực tiễn: Trên cơ sở các điều kiện chủ quan và khách quan để
nhận định, xét xem thực tế phạm vi mình nghiên cứu như thế nào.

b3. Phương hướng nhận thức và hành động:


- Là lúc tác giả xã luận phải khẳng định được những chiều hướng vận động của
vấn đề như một xu hướng tất yếu sẽ diễn ra. Từ đó đưa ra được gợi ý, chỉ đạo
cho thực tiễn hành động để giành thắng lợi.
- Kết luận phải thuyết phục, cụ thể, rõ ràng.
c. Quá trình sáng tạo:
- Xác định vấn đề để luận bàn
- Giới hạn phạm vi, đối tượng luận bàn
- Chuẩn bị tư liệu
- Vạch đề cương
- Hoàn thành bài viết
chuyên luận
I. Khái niệm và đặc điểm:
1. Khái niệm:
- Là tác phẩm chuyên bàn về một vấn đề chuyên môn, học thuật nào đó. Bởi vì:
Báo chí mặc dù đảm bảo chức năng chung là thông tin thời sự chính trị- xã
hội Tuy nhiên, có những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng mới chỉ thông tin
bề nổi hoặc có phân tích, đánh giá, bình luận thì vẫn chưa có khả năng bàn sâu,
nhận xét, đánh giá kỹ về nó dựa trên những căn cứ khoa học nhất định. Mà điều
này là chưa thoả mãn được nhu cầu thông tin trao đổi, bàn bạc sâu của rất nhiều
các nhà khoa học, các công chúng có trình độ chuyên môn sâu về một lĩnh vực
nào đó. Cho nên báo và tạp chí( đặc biệt là tạp chí chuyên ngành) sẽ là diễn đàn
để họ có cơ hội chia sẻ thông tin, tranh luận mang tính khoa học cao để cùng
nhau hướng đến, tìm ra những quy luật những chân lý của cuộc sống. Chính vì
thế, sự ra đời của chuyên luận trên báo chí để đảm bảo, đáp ứng yêu cầu này
Vậy, chuyên luận là gì ?
Chuyên luận là một trong các thể loại của nhóm chính luận báo chí. Nó bàn
luận, thẩm định, phân tích, đánh giá về một vấn đè thời sự - chính tri xã hội,

khoa học mới nảy sinh trong cuộc sống trên cơ sở những lý luận và thực tiễn
khoa học vừa cao vừa sâu trong những thời điểm lịch sử xã hội nhất định.
2. Đặc điểm của chuyên lun
- Do chuyên luận là một thể loại của nhóm chính luận báo chí nên nó có đầy đủ
các đặc trưng, đặc điểm của nhóm chính luận báo chí
- Tuy nhiên, nó có một số đặc điểm riêng để phân biệt nó với các thể loại khác
cùng nhóm:
+ Chuyên luận bàn luận sâu về những vấn đề thời sự chính trị- xã hội khoa
học.


So với các thể loại báo chí khác, mức độ bàn luận của chuyên luận sâu hơn, rộng
hơn. Đó là sự lý giải cặn kẽ nguyên nhân, thực trạng, giải pháp của vấn đề và
những kết luận chính xác, khoa học.
+ Chuyên luận thể hiện rõ tính khoa học chuyên ngành: Mỗi vấn đề, sự kiện,
hiện tượng được bàn luận trong tác phẩm chuyên luận đều gắn với một ngành,
một lĩnh vực cụ thể của cuộc sống.
Các tác phẩm chuyên luận đề cập đến một nấc thang, một khám phá, phát hiện
của khoa học về một lĩnh vực nào đó. Từ đó có những luận bàn để giải thích sâu
sắc, chính xác, cụ thể của vấn đề giúp tìm ra cái đúng, sai, cái bản chất của sự
vật, hiện tượng giúp công chúng nắm bắt, hiểu nó và có thể ứng dụng nó trong
cuộc sống( đối với những thành tựu khoa học công nghệ) hoặc phòng tránh nó(
đối với những tác hại của nó đối với con người). Tính khoa học chuyên ngành
bộc lộ rõ đó là nghiên cưíu của các nhà khoa học, của nhà báo đã tìm hiểu,
nghiên cứu mà có kết quả hoặc đánh giá kết quả của người khác => Đó cũng là
một công trình khoa học.
+ Chuyên luận có đối tượng tiếp nhận được chọn lọc để phục vụ: Do đặc thù củ
những thông tin là khoa học chuyên biệt nên đối tượng tiếp nhận cũng chủ yếu
là các thành viên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về ngành, lĩnh vực mà tác
phẩm chuyên luận đề cập. Đó có thể là chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo

+ Thường xuất hiện trên các tạp chí chuyên môn.
* Bởi vì tính chất khoa học chuyên biệt chi phối nên nó không phải nhằm vào
các sự kiện thời sự tức thời mà chủ yếu bàn bạc về những vấn đề mang tính quá
trình. Nó cần có sự theo dõi, so sánh, đối chiếu, cần sự nghiên cứu chín muồi.
* Bởi vì tạp chí có chức năng truyền bá kiến thức khoa học lý luận nên cần thiết
cho các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý các ngành, cấp, giới
II. Phân loại chuyên luận:
1. Chuyên luận về các vấn đề thời sự Chính trị Xã hội
- Nó xuất hiện nhiều trên các báo Chính trị- Xã hội và bám sát các diễn biến của
chính sự thế giới cũng như trong nước.
- Nó thường ngắn gọn hơn ở tạp chí.
- Nó có tính thời sự cao hơn.
- Những vấn đề được nó đề cập không chỉ ở việc thông báo sự kiện, phân tích
bình luận mà còn rút ra những kết luận mang tính lý luận, định hướng nhận thức
và hành động.
Chẳng hạn:
- Lý luận về sự phát triển của đường lối Cách mạng Xã hội chủ nghĩa;
- Chuyên luận về Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước;
- Kinh tế thị trường;


- Chính luận về hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Chính luận về cải cách giáo dục;
- Chính luận về giáo dục giới tính;
- Chính luận về chính sách An ninh quốc phòng;
2. Chuyên luận thông tin khoa học chuyên ngành:
- Xuất hiện chủ yếu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
- Thường có dung lượng lớn, có thể là sự công bố một công trình khoa học và có
bàn luận về nó.
- Không trực tiếp bám sát thời sự thường nhật mà theo dõi sự vận động, biến đổi,

phát triển của chuyên ngành, lĩnh vực.
- Tác phẩm đề cập gắn liền với các phát hiện, khám phá, kết quả nghiên cứu của
nhà khoa học, của nhà báo về một ngành cụ thể nào đó:
VD: Giáo dục, Văn học, Điện ảnh, Giao thông, Cơ khí, Quản lý đất đai, Du lịch,
Tài chính
Nhận xét: Việc phân chia loại chuyên luận và vị trí xuất hiện của chúng trên
báo, tạp chí chỉ mang tính tương đối.

Kí CHNH LUN
.1 Khỏi nim v c im.
- Ký chớnh lun l mt th loi thuc ký bỏo chớ cú kh nng thụng tin
lý l v thụng tin ngh thut v nhng vn , s kin, s vic, hin tng cú
tht tiu biu mi xy ra trong i sng xó hi, qua ú thm nh v a ra
nhng chớnh kin, quan im nht nh rỳt ra nhng kt lun cn thit
nhm iu chnh hnh vi ca cụng chỳng.
c im: Ký chớnh lun l mt th ký bỏo chớ nờn nú mang y c
im ca ký BC, s xut hin cỏi tụi tỏc gi, bỳt phỏp sinh ng, rt gn vi
vn hc.
Ký chớnh lun cú kh nng thụng tin lý l mt cỏch sinh ng, a dng.
Cú th coi õy l c im quan trng nht ca th loi ny.
Ký chớnh lun nờu lờn nhng s vic, tỡnh hung hon cnh cú tht, tiờu
biu mi xy ra trong i sng xó hi. S vic mi ny sinh trong cuc sng,


đồng thời thẩm định những sự thật đó theo một quan điểm thông qua lăng
kính trực tiếp của khán giả. Cái tiêu biểu là có nhiều ý kiến trái chiều hoặc
đối lập.
Ký chính luận ngoài thông tin sự thật còn phải thẩm định sự thật để rút
ra những vấn đề, những kết luận có ý nghĩa với công chúng. Đây là yêu cầu
xuất phát từ đặc điểm cơ bản của thể loại này.

Kết luận: Ký CL là một thể ký báo chí có đặc điểm thiên về thông tin lý
lẽ, có một phạm vi đề tài rộng lớn, đa dạng, đề cập đến vấn đề nảy sinh hàng
ngày trong cuộc sống.
Đặc điểm thông tin lý lẽ tạo ra sự khác biệt giữa ký chính luận và các
thể loại báo chí khác.
Sự so sánh với các thể loại báo chí thì ký chính luận được nhận diện bởi
thông tin lý lẽ một cách sinh động, hấp dẫn với sự xuất hiện của các tôi cùng
kết cấu, bút pháp sinh động, linh hoạt.
Với nhiệm vụ thông tin sự thật đồng thời thẩm định sự thật, ký chính
luận rút ra những vấn đề, những kết luận có ý nghĩa để định hướng dư luận
theo một quan điểm nhất định.
Trong những năm qua thể loại này đã góp phần tạo ra một đời sống báo
chí đa dạng hơn, dân chủ hơn. Hiện nay, ký chính luận càng có thêm những
điều kiện trở thành một trong những thể loại xung kính của báo chí.



×