Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI VÀ TỶ LỆ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.86 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
VÀ TỶ LỆ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TỪ
SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ
CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện : LẦY KHIỀN VĨNH
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************

LẦY KHIỀN VĨNH

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
VÀ TỶ LỆ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TỪ
SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ
CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI
Khoá luận được để trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: LẦY KHIỀN VĨNH
Tên luận văn “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái và tỷ lệ tiêu chảy
trên heo con từ sơ sinh đến cai sữa tại Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú
tỉnh Đồng Nai”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa, ngày …..……..

Giáo viên hướng dẫn


TS. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM TẠ
Suốt đời nhớ ơn Cha - Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó
khăn trong học tập để vững bước vươn lên trong cuộc sống.
Thành kính ghi ơn
Cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn từng bước, từng
chi tiết cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm tạ
Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi - Thú Y
và toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tạo mọi
điều kiện tốt cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn
Ban Lãnh Đạo Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú; toàn thể anh, chị kỹ
thuật công nhân trại trại đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Thành thật cảm ơn
Tất cả người thân, bạn bè và tập thể các bạn lớp Thú y 33 đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.
Lầy Khiền Vĩnh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Qua thời gian theo dõi từ ngày 06/02/2012 đến ngày 06/06/2012, khảo sát
trên 221 con heo nái tại Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai chúng
tôi thu được kết quả như sau:
Nhiệt độ trong chuồng nuôi qua 4 tháng khảo sát tương đối ổn định, cao nhất
là tháng 3 với 26,880C và thấp nhất là tháng 4 với 25,710C.
Lứa 1 có số heo con sơ sinh, heo con sơ sinh còn sống, heo con sơ sinh còn
sống hiệu chỉnh, heo con chọn nuôi, khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh, khối lượng
bình quân của heo con sơ sinh thấp nhất lần lượt là 10,24 con/ổ, 9,61 con/ổ, 10,81
con/ổ, 9,47 con/ổ, 12,99 kg/ổ, 1,35 kg/con, tỷ lệ tiêu chảy cao nhất là 37,38 %.
Lứa 2 có khối lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh thấp nhất (63,15
kg/ổ), tỷ lệ tiêu chảy tái phát cao nhất (50,00 %).
Lứa 3 có tỷ lệ chết do tiêu chảy cao nhất là 1,2 %. Lứa 4 có khối lượng bình
quân heo con cai sữa cao nhất (6,42 kg/con) và tỷ lệ ngày con tiêu chảy thấp nhất
(2,41 %).
Lứa 5 có số heo con sơ sinh, heo con sơ sinh còn sống, heo con chọn nuôi, có
khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh, khối lượng heo con cai sữa, khối lượng cai sữa
toàn ổ cao nhất (12,05 con/ổ, 11,32 con/ổ, 11,32 con/ổ, 17,26 kg/ổ, 10,14 con/ổ và
64,41 kg/ổ), tỷ lệ tiêu chảy tái phát thấp nhất (17,14 %).
Lứa 6 có khối lượng bình quân của heo con sơ sinh và tỷ lệ chữa khỏi tiêu
chảy cao nhất là 1,62 kg/con và 96,49 %. Lứa 7 có tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất
là 7,95 %.
Lứa 8 có khối lượng bình quân của heo con sơ sinh, số heo con cai sữa, khối
lượng bình quân heo con cai sữa thấp nhất (1,35 kg/con, 9,36 con/ổ, 5,94 kg/con).
Lứa 9 có khối lượng cai sữa toàn ổ, tỷ lệ chữa khỏi tiêu chảy và tỷ lệ tiêu chảy thấp
nhất là 56,26 kg/ổ, 83,33 % và 13,19 %.
Lứa 10 có heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh, khối lượng toàn ổ heo con
cai sữa hiệu chỉnh cao nhất lần lượt là với 11,68 con/ổ và 73,64 kg/ổ.

iv



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA..............................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ ..................3
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành ..............................................................................................3
2.1.3 Nhiệm vụ của hợp tác xã ....................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu nhân sự và cơ cấu tổ chức ......................................................................3
2.1.5 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................4
2.1.6 Công tác giống ...................................................................................................5
2.1.7 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc heo khảo sát ...............................................5
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................................10
2.2.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản ................................................................10
2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ............................................13
2.2.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN .....................................15

2.2.4 Tiêu chảy trên heo con .....................................................................................16

v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................26
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHÁO SÁT .........................................................26
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................26
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ....................................................................................26
3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .............................................................................26
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................26
3.4.2 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái và heo con theo mẹ ....................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................32
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI .............................................................................32
4.2 CÁC CHỈ TIÊU TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ .........................33
4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ .................................................................................33
4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống ............................................................................34
4.2.3 Số heo con còn sống hiệu chỉnh .......................................................................35
4.2.4 Số heo con sơ sinh chọn nuôi ...........................................................................36
4.2.5 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ...................................................37
4.2.6 Khối lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống .............................................38
4.2.7 Số heo con cai sữa trên ổ..................................................................................39
4.2.8 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa ...................................................................40
4.2.9 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh .................................................41
4.2.10 Khối lượng bình quân heo con cai sữa ...........................................................43
4.2.11 Tỷ lệ tiêu chảy ................................................................................................44
4.2.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................46
4.2.13 Tỷ lệ chữa khỏi tiêu chảy ...............................................................................48
4.2.14 Tỷ lệ tái phát...................................................................................................50
4.2.15 Tỷ lệ chết do tiêu chảy ...................................................................................52

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................54
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................54
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55
PHỤ LỤC ..................................................................................................................59

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AD

Aujeszky Disease (bệnh giả dại)

FMD

Foot and Mouth Disease (bệnh lở mồm long móng)

HTX

Hợp tác xã

IM

Intramuscular (tiêm bắp)

M.M.A

Metritis (viêm tử cung), Mastitis (viêm vú),
Agalactia (mất sữa)


NSIF

National Swine Improvement Federation
(liên đoàn cải tiến heo của Mỹ)

Parvo

Parvovirus

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
(hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo)

SD

Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

X

Trung bình

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo ............................................................................................4
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine của trại heo .................................................7
Bảng 2.3 Định lượng thức ăn cho heo nái chửa .........................................................8
Bảng 2.4 Lịch trình tiêm thuốc khi heo sinh ..............................................................8
Bảng 2.5 Định lượng thức ăn cho heo nái đẻ và nuôi con..........................................9
Bảng 2.6 Hệ số di truyền của một số tính trạng .......................................................14
Bảng 2.7 Một số mầm bệnh có thể gây tiêu chảy ở heo con ....................................20
Bàng 3.1 Hệ số cộng thêm để hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa ..........27
Bảng 3.2 Hệ số hiệu chỉnh khối lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo
ngày cân.....................................................................................................................29
Bảng 3.3 Hệ số hiệu chỉnh khối lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo số
con giao nuôi .............................................................................................................29
Bảng 3.4 Hệ số hiệu chỉnh khối lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày theo lứa..30
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ................................................................................32
Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh trên ổ ..........................................................................33
Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống .....................................................................35
Bảng 4.4 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa......................................36
Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh chọn nuôi ....................................................................37
Bảng 4.6 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh............................................................38
Bảng 4.7 Khối lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ......................................39
Bảng 4.8 Số heo con cai sữa trên ổ ...........................................................................40
Bảng 4.9 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa ............................................................41
Bảng 4.10 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh theo lứa ..........................42
Bảng 4.11 Khối lượng bình quân heo con cai sữa ....................................................43
Bảng 4.12 Tỷ lệ tiêu chảy theo lứa ...........................................................................44
Bảng 4.13 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa ...........................................................46
Bảng 4.14 Tỷ lệ chữa khỏi tiêu chảy theo lứa ..........................................................48
Bảng 4.15 Tỷ lệ tái phát theo lứa ..............................................................................50
Bảng 4.16 Tỷ lệ chết do tiêu chảy theo lứa ..............................................................52


viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ tiêu chảy theo tháng .....................................................................45 
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo tháng .....................................................47 
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chữa khỏi tiêu chảy theo tháng ....................................................49 
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ tái phát theo tháng ........................................................................51 
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ chết do tiêu chảy theo tháng ........................................................53 

 
 
 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú ........................4
Sơ đồ 2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột .........................................................................19
Sơ đồ 2.3 Diễn biến tiêu chảy ...................................................................................22

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, ngành chăn nuôi heo
không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, mà còn tham gia xuất khẩu.
Các trại chăn nuôi heo không những phải xây dựng cho mình một thương hiệu cạnh
tranh một cách lành mạnh giữa các trại trong nước, mà còn phải cố gắng vươn lên

để có cơ hội hội nhập với các công ty chăn nuôi heo nước ngoài.
Để đạt được mục tiêu này, ngành chăn nuôi heo phải áp dụng nhiều biện
pháp kỹ thuật, trong đó công tác giống đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc áp dụng
các phương pháp chọn lọc nhân giống thuần, lai giữa các giống heo ngoại có năng
suất cao để cải tiến giống, … thì việc thường xuyên khảo sát, đánh giá thành tích
của đàn heo đang nuôi là vấn đề hết sức quan trọng. Qua đó, có thể thấy được có
hay không tiến bộ di truyền đã được thông qua công tác chọn lọc, ghép phối đàn
heo của các trại chăn nuôi heo.
Heo là loài gia súc có thể thích nghi ở mọi vùng, mọi miền đất nước và còn
là loài ăn tạp nên có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn cho chúng. Nếu được quan
tâm đúng mức thì chất lượng quầy thịt sẽ tăng, số lượng đầu heo tăng cao, giá thành
hạ. Để đạt được kết quả như vậy, các trại phải đánh giá được khả năng sinh sản của
nái tại trại để chủ động trong việc cải thiện con giống của mình.
Xuất phát từ những mục đích trên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của
TS. Nguyễn Thị Kim Loan, được sự đồng ý của Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân
Phú, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái

1


và tỷ lệ tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh đến cai sữa tại Hợp Tác Xã chăn nuôi heo
Xuân Phú tỉnh Đồng Nai”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của heo nái tại trại, sức sống và tình
trạng tiêu chảy của heo con theo mẹ, cung cấp dữ liệu cho công tác giống của trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh sản heo nái và tình trạng sức khỏe của heo
con từ sơ sinh đến lúc cai sữa.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
2.1.1 Vị trí địa lý
Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Xuân Phú được xây dựng trên vùng đất
cao, thuộc Ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cách quốc
lộ 1A khoảng 2 km theo hướng Đông Nam. Phía Bắc giáp quốc lộ 1A, phía Nam
giáp với huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp với núi Gia Lào, phía Tây giáp với thị xã
Long Khánh.
Do vị trí của hợp tác xã gần tuyến đường quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc
vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, HTX nằm cách xa khu dân cư
nên cũng hạn chế được dịch bệnh và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh
hoạt của người dân xung quanh.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú được thành lập ngày 31/08/2004 với
quy mô 600 nái, là trại nuôi heo gia công cho công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP
Việt Nam.
2.1.3 Nhiệm vụ của hợp tác xã
Nhiêm vụ chủ yếu của Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú là cung cấp heo
con cai sữa cho công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam.
2.1.4 Cơ cấu nhân sự và cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu nhân sự: Hợp tác xã chăn nuôi Xuân Phú gồm 19 người, đại học (2
người), trung học phổ thông (13 người), sơ cấp (4 người).

3



- Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo hợp tác xã chăn nuôi Xuân Phú (4 người)

Kỹ Thuật
(1 người)

Tổ giống (4 người)
Nuôi heo hậu bị chờ
phối, nái khô, nái chửa,
heo nọc.

Tổ Nái đẻ (7 người)
Nuôi nái đẻ, nái nuôi con
và heo con sơ sinh
đến cai sữa.

Tổ phục vụ (3 người)
Nấu ăn, thợ điện,
dọn dẹp vệ sinh.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Hợp Tác Xã chăn nuôi heo Xuân Phú
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến hết ngày 01/05/2012 tổng đàn heo của HTX đang có là 2805 con.
Cơ cấu đàn được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo
Loại heo

Số con


Heo nái

590

Heo hậu bị

44

Heo nọc

3

Heo con theo mẹ

786

Heo con cai sữa

1382

Tổng

2805
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2012)

4


2.1.6 Công tác giống
Các giống heo hiện có ở hợp tác xã gồm: cha Yorkshire x mẹ Landrace, cha

Landrace x mẹ Yorkshire. Đàn heo của hợp tác xã đã trải qua nhiều thế hệ lai, cái
hậu bị được tuyển chọn từ các trại heo giống khác nhau như Minh Lập 2, Trảng
Bàng, Xuân Phú, Bảo Lộc 2, Xuyên Mộc, Trảng Bom 2, … với các nhóm giống
như Landrace x Yorkshire, hoặc Yorkshire x Landrace, có nguồn gốc rõ ràng, mỗi
nái có thẻ theo dõi riêng, ghi rõ gia phả và các chỉ tiêu quan trọng như ngày sinh dự
kiến, ngày sinh thực tế, số con sinh ra, số con còn sống, số ngày nuôi con, khối
lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa.
Ở HTX tất cả các heo nái được gieo tinh nhân tạo, do không có heo nọc
giống, chỉ có heo nọc làm nhiệm vụ thí tình nên HTX nhập tinh của các trại giống
khác của công ty cổ phần Chăn Nuôi CP.
2.1.7 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc heo khảo sát
2.1.7.1 Chuồng trại
Chuồng nuôi heo được xây dựng thành từng dãy riêng biệt, hai mái lợp tole,
nền bằng xi măng, gồm có 5 dãy, 1 dãy nái khô và mang thai, 3 dãy nái đẻ, 1 dãy
cách ly và nuôi heo hậu bị, có lối đi riêng ở giữa, mỗi dãy có nhiều ô, có cửa cho
heo ra vào bằng sắt.
Các dãy chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng kín, bên trong có hệ thống
làm mát và quạt làm tăng sự thông thoáng và làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Nền
chuồng được làm bằng xi măng, có độ dốc thích hợp và có rãnh thoát nước giúp
chất thải được lưu thông dễ dàng. Nền sàn cách nền chuồng khoảng 1,5 m (chỗ cao
nhất) và 0,5 m (chỗ thấp nhất).
Chuồng nái mang thai có sàn dạng cá thể làm bằng song sắt, máng ăn bằng
inox, núm uống tự động. Chuồng nái đẻ nuôi con có sàn, máng ăn bằng inox, núm
uống tự động, mỗi con một ô chuồng. Chuồng nái hậu bị được thiết kế bằng song
sắt, núm uống tự động, máng ăn bán tự động, mỗi ô chuồng khoảng 20 con.

5


2.1.7.2 Thức ăn

Thức ăn được cung cấp bởi công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam.
Heo nái mang thai sử dụng thức ăn 566 SF; heo nái đẻ, heo hậu bị, heo đực thí tình
sử dụng thức ăn 567 SF; heo con sử dụng thức ăn 550 S.
2.1.7.3 Nguồn nước
Trại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, nước được bơm lên bồn chứa rồi
theo hệ thống ống dẫn đến các dãy chuồng. Nước này được dùng để tắm heo, xịt
chuồng, cho heo uống, ….
2.1.7.4 Vệ sinh phòng bệnh trong trại heo
HTX bố trí hố sát trùng ở khu vực cổng ra vào, khách và công nhân sau khi
ra vào trại đều phải đi qua phòng sát trùng, phương tiện ra vào trại phải đi qua hố
sát trùng và được phun thuốc sát trùng đối với tất cả mọi loại phương tiện khi ra vào
trại.
Sau mỗi đợt cai sữa, chuyển heo, chuồng heo được cọ rửa và sát trùng sạch
sẽ. Chuồng heo được phun xịt bằng vòi nước cao áp, sau đó những tấm sàn bằng
nhựa và tấm đan bằng bê tông được tháo ra để chà rửa sạch và ngâm với thuốc sát
trùng NaOH trong vòng 1 ngày. Quét dọn xung quang chuồng nuôi, nạo vét cống
rãnh, đường mương thoát nước, định kì sát trùng toàn chuồng trại.
Sau khi đã được quét dọn sạch, tấm sàn nhựa và tấm đan bằng bê tông lại
được lắp như cũ và được phun sát trùng bằng nước vôi pha loãng. Sau đó toàn
chuồng trại được phun sát trùng một lần cuối cùng bằng thuốc Omnicide.
Lối đi bên ngoài mỗi dãy chuồng được quét dọn 1 lần/ngày và được phun
thuốc sát trùng trước và sau khi chuyển heo hoặc lùa heo con đi. Công nhân đi lên
trại làm việc phải qua 1 phòng sát trùng, được trang bị đồ bảo hộ khi làm việc, tất cả
đồ làm việc của công nhân đều được sát trùng ngay sau khi đi làm về và được tách
rời với đồ dùng hàng ngày. Nghiêm cấm việc qua lại giữa các trại nếu không có
việc gì cần thiết. Đối với khách tham quan đều phải thông qua sự hướng dẫn và quy
định của trại khi qua các khu vực chăn nuôi.
Quy trình tiêm phòng vaccine của trại được trình bày ở Bảng 2.2.

6



Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine của trại heo
Loại heo
Heo con theo mẹ

Heo cai sữa

Thời gian tiêm

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

2 tuần sau khi sinh

Mycoplasma

2 ml

IM

3 tuần sau khi sinh

Dịch tả

2 ml


IM

5 tuần sau khi sinh

Dịch tả

2 ml

IM

7 tuần sau khi sinh

FMD

2 ml

IM

Tuần 2

AD + Parvo lần 1

2 ml, 5 ml

IM

Tuần 3

Dịch tả + FMD


2 ml

IM

Tuần 4

Mycoplasma

2 ml

IM

Tuần 5

PRRS

2 ml

IM

Tuần 6

AD + Parvo lần 2

2 ml, 5 ml

IM

10 tuần thai kì


Dịch tả

2 ml

IM

Heo hậu bị

Heo nái

12 tuần thai kì

FMD + E. coli lần 1 2 ml, 2 ml

IM

14 tuần thai kì

E. coli lần 2

2 ml

IM

6 tháng 1 lần

Dịch tả

2 ml


IM

6 tháng 1 lần

FMD + AD

2 ml, 2 ml

IM

Heo nọc

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2012)
Chú thích: FMD: lở mồm long móng; PRRS: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
trên heo; Parvo: Parvovirus; AD: bệnh giả dại; IM: tiêm bắp.
2.1.7.5 Nuôi dưỡng và chăm sóc
Nái khô, chửa
+ Nái khô: Ngày đầu tiên heo nái vừa cai sữa, heo nái được chuyển xuống
trại nái khô và nái chửa vào buổi chiều và tiêm AD3E. Ngày thứ 2 trở đi cho vào
chuồng ép heo tạo stress kích thích lên giống và cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng lúc
6 giờ 30 phút và buổi chiều lúc 2 giờ 00, kiểm tra sự lên giống của nái bằng đực thí

7


tình, heo nái lên giống được phối 3 lần, tắm rửa định kỳ 2 lần/tuần vào thứ 3 và thứ
7, phân được cho vào bao chuyển qua khu chứa phân.
+ Nái chửa: Sau khi phối heo được đưa về các dãy chuồng phân chia theo
tuần phối và được theo dõi thường xuyên để phát hiện heo bệnh, heo không đậu
thai. Trước khi sinh 7 – 10 ngày, heo được chuyển từ trại nái chửa sang trại đẻ, kèm

thẻ nái. Trước khi chuyển heo được tắm rửa sạch sẽ. Định lượng thức ăn cho heo
nái chửa được trình bày qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Định lượng thức ăn cho heo nái chửa
Lượng thức ăn (kg/con/ngày)
Heo phối lần đầu

Heo từ lứa 2 - 4

Thời gian
mang thai

Heo từ lứa 5 trở lên

Thể trạng
Mập Thường Ốm

Mập Thường

Ốm

Mập Thường Ốm

1 - 84 ngày

1,8

2,0

2,2


1,8

2,0

2,2

1,8

2,0

2,2

> 84 ngày

2,2

2,2

2,5

2,5

3,0

3,5

2,5

3,5


4,0

- Nái đẻ và nuôi con
+ Nái đẻ: heo nái được theo dõi thường xuyên, khi có dấu hiệu sắp sinh sẽ
được vệ sinh lại một lần nữa quanh vùng mông và nền sàn. Chuẩn bị các dụng cụ
cần thiết như lồng úm, khăn lau, cồn iốt và các dụng cụ hỗ trợ khác.
Lịch trình tiêm thuốc khi heo sinh được trình bày ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Lịch trình tiêm thuốc khi heo sinh
Ngày heo sinh

Thuốc

Ngày thứ 1

15 - 20 ml Amoxicillin + 3 - 5 ml oxytocin

Ngày thứ 2

3 - 5 ml oxytocin

Ngày thứ 3

15 - 20 ml Amoxicillin + 3 - 5 ml oxytocin
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2012)

Định lượng thức ăn cho heo nái đẻ và nuôi con được trình bày qua Bảng 2.5.

8



Bảng 2.5 Định lượng thức ăn cho heo nái đẻ và nuôi con
Ngày

Lượng thức ăn (kg/con/ngày)
Lứa 1

Từ lứa 2 trở đi

1

1,5

2,5

2

3

3,5

3

4

4.5

4

4,5


5

5

5

5,5

6

5,5

6

>= 7

6

6

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2012)
Trước hoặc trong khi sinh, nái sẽ được tiêm kháng sinh để đề phòng viêm
nhiễm xảy ra. Đến khi gần sinh xong hoặc những trường hợp sinh khó sẽ được tiêm
oxytocin giúp dễ sinh và tống nhau ra ngoài nhanh hơn.
Khi nái sinh xong sẽ ăn ít, nái sẽ ăn lại bình thường 2 - 3 ngày sau khi sinh.
Mỗi ngày cho ăn 3 lần (6 giờ sáng, 10 giờ trưa và lúc 4 giờ chiều), không tắm cho
heo nái trong thời gian này.
- Đối với heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được lau sạch, bấm răng, cắt đuôi, cắt rốn và sát trùng
bằng cồn iod, ủ ấm bằng đèn hồng ngoại. Khi heo nái sinh được 5 - 6 con, bắt ra

cho bú để kích thích heo sinh tiếp, khi sinh xong tiến hành cân khối lượng toàn ổ.
Tùy số lượng con nhiều hay ít, khối lượng của heo con mà tiến hành ghép
bầy và loại những con dị tật, những con quá yếu hay quá nhỏ. Sau 3 ngày được
chích sắt 1 ml/con và ampisure 0,5 ml/con. Trong thời gian này tiến hành bấm tai
heo và thiến đực thương phẩm.
Heo con cai sữa lúc khoảng 21 ngày tuổi, những con heo còn yếu và nhỏ sẽ
được giữ lại và ghép chung một bầy để tiếp tục cho mẹ nuôi thêm một thời gian.

9


Trong thời gian heo con theo mẹ, không tắm cho heo con, cán bộ kỹ thuật và công
nhân trong trại có trách nhiệm phải theo dõi hằng ngày để phát hiện và điều trị kịp
thời những heo con bị các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, … heo con
được tập ăn lúc 4 - 5 ngày tuổi.
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản
Hiệu quả chăn nuôi hầu như phụ thuộc nhiều vào sức sinh sản của heo nái,
đó là số heo con cai sữa trên nái trên năm. Trong đó, số heo con cai sữa trên nái trên
năm phụ thuộc vào các chỉ tiêu như số lứa đẻ trên nái trên năm, số heo con sơ sinh
còn sống, số heo con cai sữa trên lứa và heo hậu bị cái sinh sớm cũng là yếu tố khá
quan trọng. Như vậy, để nâng cao năng suất sinh sản, heo nái sinh sản phải sớm
thành thục, sinh lứa đầu sớm, sinh nhiều con trên một lứa với số con chọn nuôi cao
và sinh được nhiều lứa trên một năm.
Xây dựng một đàn nái có khả năng sinh sản cao, sinh nhiều con, tăng trọng
nhanh, tỷ lệ nạc cao, phẩm chất thịt tốt, đó là mục tiêu mà các trại luôn mong muốn.
2.2.1.1 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục của heo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, dinh
dưỡng, chăm sóc, quản lý… Heo hậu bị cái tuổi thành thục khoảng 6 - 9 tháng. Vì
vậy mà những chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, góp phần làm cho

heo thành thục sớm, phối giống đậu thai sớm. Nên chọn giống dựa vào gia phả, khả
năng sinh trưởng, phát dục, thành tích sinh sản, ngoại hình (chân, bộ phận sinh dục
ngoài, vú, thể hình).
Heo thành thục sớm giúp nhà chăn nuôi heo tiết kiệm được thời gian, thức
ăn, công chăm sóc và một số chỉ tiêu khác mà năng suất sinh sản của heo không bị
ảnh hưởng. Do đó, cần theo dõi kỹ thời gian động dục và phối giống đúng lúc, góp
phần nâng cao hiệu quả sinh sản.
Theo Trần Thị Dân (2003), tuổi thành thục bị ảnh hưởng bởi di truyền và các
yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 290C làm giảm lượng
thức ăn tiêu thụ và biểu lộ lên giống bị xáo trộn.

10


Cho nái tơ tiếp xúc với heo nọc để kích thích nên giống sớm. Có 4 phương
pháp kích thích bằng heo đực: kích thích bằng khứu giác cho ngửi mùi heo đực,
kích thích bằng thính giác cho nghe tiếng động, kích thích bằng thị giác cho nhìn
heo đực, kích thích bằng xúc giác cho tiếp xúc heo đực (www.heo.com.vn, 2011).
Ngoài ra, chế độ ăn tự do hay định lượng, mức năng lượng và tỷ lệ protein
trong khẩu phần, yếu tố mùa vụ, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng
tới tuổi thành thục của nái.
2.2.1.2 Tuổi phối giống lần đầu
Theo Trần Thị Dân (1997), heo thường được phối giống khi đạt khối lượng
khoảng 110 kg từ sau 7 - 10 tháng tuổi. Đối với heo hậu bị nên phối 12 - 36 giờ và
heo nái rạ 18 - 36 giờ sau khi có biểu hiện động dục.
2.2.1.3 Tuổi đẻ lần đầu
Tuổi đẻ lần đầu cũng chịu ảnh hưởng bởi sự thành thục giới tính và tuổi phối
giống lần đầu. Tuổi đẻ lần đầu là số tuổi của nái cho đến khi sinh lần đầu tiên.
Thông thường heo hậu bị khoảng 7 tháng tuổi sẽ có biểu hiện động dục lần đầu.
Nên cho nái sinh lần đầu tiên lúc 11 - 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi

và đối với heo ngoại cho phối giống lúc 8 - 9 tháng tuổi và khối lượng 135 - 150 kg,
mỡ lưng 18 - 20 mm (www.cucchannuoi.gov.vn, 2012).
2.2.1.4 Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ có quan hệ mật thiết với nhau, muốn có tỷ lệ đẻ cao
tỷ lệ đậu thai phải cao. Nhưng bên cạnh đó phải làm sao giảm tỷ lệ sẩy thai, mang
thai giả.
Theo Trần Thị Dân (2003), stress do đánh nhau, cho ăn thất thường hay nhiệt
độ cao (trên 300C với ẩm độ tương đối của không khí trên 70 %) làm gia tăng số
phôi chết. Vì vậy, cần phải giảm thiểu stress trong 4 - 5 tuần đầu của thai kỳ để có
được nhiều heo con sinh ra.
Ngoài ra, các yếu tố mùa vụ, nhiệt độ, kết cấu chuồng nuôi, bộ phận sinh dục
bị nhiễm trùng, … cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai.

11


2.2.1.5 Số heo con sinh ra trên ổ
Muốn có số heo con sinh ra trên ổ nhiều phải xác định và phối giống đúng
thời điểm số trứng rụng nhiều nhất để tinh trùng và trứng có cơ hội gặp nhau nhiều
nhất và từ đó trứng sẽ được thụ tinh tối đa, tỷ lệ phôi chết trong khi mang thai thấp,
kỹ thuật phối và chất lượng tinh dịch phải tốt, chất lượng tinh dịch phụ thuộc vào
nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng
của nhà chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng nái sau phối, mang thai, tuổi của mẹ, …
đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (2007), tinh
trùng heo có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45 - 48 giờ. Phối vào cuối
ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4 nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện
tượng chịu đực khoảng 6 - 8 tiếng thì cho phối. Ngoài ra, việc cải tạo con giống là
vấn đề hàng đầu để nâng cao tính mắn đẻ của heo nái.
Trước khi phối giống 10 ngày áp dụng biện pháp Flushing (tăng mức ăn từ
0,5 - 0,75 kg/ngày), để tăng số trứng rụng, tăng số thai đậu và tăng số con

(www.haiduongdost.gov.vn, 2008).
2.2.1.6 Số heo con sơ sinh còn sống
Số heo con sơ sinh còn sống phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của bào
thai. Theo Trần Thị Dân (2003), nhiệt độ môi trường từ 300C trở lên trong giai đoạn
mang thai (102 - 110 ngày) làm gia tăng số thai lưu và giảm khối lượng sơ sinh. Ở
thời kỳ thai, sự chết thai cũng ảnh hưởng đến số heo con sơ sinh còn sống. Chết thai
thường xảy ra khi nuôi nhốt nái mang thai quá chật, stress, dinh dưỡng và quản lý
kém.
Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh
dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố, .... Việc cho heo ăn nhiều chất bột đường sẽ làm
cho heo nái béo mập, nhiều mỡ. Trong khi đó, thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm
cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động
dục ở heo, heo nái có chửa thai thường yếu và quái thai. Thức ăn hôi mốc sản sinh
ra độc tố như Afla - toxin, ..., cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy
thai, chậm chu kỳ động dục, sinh ít con, ....

12


Do nuôi heo trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động
nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi
quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống heo bị thoái
hóa, chậm sinh, vô sinh, heo nái có chửa sẽ khó sinh, thai yếu và dễ sinh ra các quái
thai.
Do rối loạn nội tiết: Các kích dục tố của heo phát triển không bình thường
khiến cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng không rụng hoặc rụng ít và
không đều, khả năng thụ thai kém (www.cucchannuoi.gov.vn, 2002).
Ngoài ra, số heo con sơ sinh còn sống trên lứa còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như lứa đẻ, giống, bệnh tật của nái (do nhiễm trùng, Aujeszky, Leptospirosis…),

nái bị stress khi sinh, quá mập. Số heo con sơ sinh còn giảm dần theo lứa đẻ, thông
thường sức sinh sản giảm dần từ lứa thứ 6 trở về sau. Nhưng với các biện pháp tốt
trong chăm sóc, dinh dưỡng, thú y nhằm đạt được số heo con sơ sinh còn sống trên
ổ cao và khỏe mạnh, có thể đánh giá được hiệu quả trong sản xuất của từng trại.
2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng có 2 yếu tố quan
trọng nhất là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
2.2.2.1 Yếu tố di truyền
Di truyền là đặc tính sinh vật học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đặc tính này được tính bằng tỷ lệ phần trăm di truyền trong việc tạo nên giá trị kiểu
hình gọi là hệ số di truyền.
Thời gian lên giống lại của heo nái biến động từ 4 - 10 ngày sau khi cai sữa
heo con, khoảng thời gian này chịu ảnh hưởng của di truyền không cao và không có
biểu hiện của ưu thế lai, ước lượng hệ số di truyền của chỉ tiêu này khoảng 25 %.
Nhìn chung, hệ số di truyền của các tính trạng tương đối thấp, nó chịu ảnh
hưởng nhiều của môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, cần kiểm tra đồng bộ và
chính xác hơn.

13


Trong cùng một loài, một giống, cùng một giới tính, cùng một cha mẹ nhưng
khả năng sinh sản có thể khác nhau. Sự khác nhau đó là do quá trình biến dị di
truyền trong quá trình hình thành giao tử, sự bắt chéo, trao đổi đoạn nhiễm sắc thể
và sự tổng hợp thụ tinh khác nhau.
Hệ số di truyền của một số tính trạng được thể hiện qua Bảng 2.6.
Bảng 2.6 Hệ số di truyền của một số tính trạng
Tính trạng

Hệ số di truyền


Mức độ

Số con còn sống đến cai sữa

0,00

Thấp

Số con sinh ra

0,10

Thấp

Số con cai sữa

0,10

Thấp

Khối lượng sơ sinh

0,20

Thấp

Khối lượng cai sữa toàn ồ

0,20


Thấp

Hệ số tiêu tốn thức ăn

0,25

Trung bình

Tuổi thành thục

0,35

Trung bình

Độ dày mỡ lưng

0,40

Cao

(Nguồn: Phạm Trọng Nghĩa, 2005)
2.2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh
Là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản của nái
như tiểu khí hậu chuồng nuôi, dinh dưỡng, bệnh tật, quản lý chăm sóc.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, ánh sáng, bụi,
các khí độc và vi sinh vật) đảm bảo theo nhu cầu của thú, thú có khả năng sinh sản
tốt hơn, ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của thú. Theo
Zimmerman và ctv (1996), nhiệt độ cao trên 350C sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự
xuất hiện của động dục, giảm rụng trứng, tăng tình trạng chết thai sớm, heo cái hậu

bị mỗi ngày chịu đựng 400C trong 2 giờ từ 1 - 13 ngày sau khi phối giống tỷ lệ đậu
thai giảm 35 % - 40 %. Theo Hồ Thị Kim Hoa (2002), ẩm độ không khí thích hợp
cho vật nuôi là giao động từ 50 – 70 %. Nhiệt độ và ẩm độ cao trong khoảng thời

14


gian từ 1 - 16 ngày đầu hay 102 - 110 ngày cuối của thai kỳ đều làm giảm số heo
con sinh ra trên ổ (Võ Văn Ninh, 2001). Độ thông thoáng và kiểu chuồng cũng ảnh
hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái. Nếu chuồng nuôi sạch sẽ, độ thông
thoáng tốt, không ẩm thấp, … sẽ đưa năng suất sinh sản của heo nái từ 10 - 15 %,
ngược lại giảm từ 15 - 30 % (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, muốn heo sinh sản tốt thì phải cung cấp đủ
năng lượng, acid amin, khoáng, …, để đảm bảo cho việc phát triển, duy trì khối
lượng, sức khoẻ của nái cũng như khả năng nuôi thai. Thức ăn thiếu protein và
vitamin A hay thức ăn mốc thì phôi ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 1997).
Bệnh tật: sự viêm nhiễm đường sinh dục trong khi phối giống hoặc sau khi
sinh và các trường hợp bệnh lý khác đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh
sản của heo. Một số bệnh làm giảm thành tích sinh sản của nái và sức sống heo con
như viêm vú, viêm tử cung, kém hoặc mất sữa.
Quản lý chăm sóc: có tác dụng không nhỏ đến sức sản xuất của đàn heo nái.
Mật độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng các phương pháp điều trị không
hiệu quả cũng là yếu tố làm cho sinh sản thấp. Việc chăm sóc tốt sẽ giúp phát hiện
kịp thời heo mắc bệnh và điều trị hiệu quả làm giảm tỷ lệ heo con chết ngạt, heo con
bị mẹ đè do can thiệp không đúng lúc.
2.2.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN
Việc chọn lọc và nhân giống phải chú trọng hàng đầu, từ đó mới có thể nâng
cao khả năng sinh sản của heo. Ngoài ra, còn sử dụng một số biện pháp như quan
sát kỹ để phối cho đúng thời điểm, sử dụng biệp pháp cho lên giống đồng loạt, cần

quan tâm đến khẩu phần ăn của nái theo từng giai đoạn mang thai để giảm tỷ lệ chết
thai trong giai đoạn này.
Ở các trại heo giống, phần lớn người ta sử dụng phương pháp nhân giống
thuần tạo ra thế hệ sau thuần chủng để cung cấp con giống cho các trại heo thương
phẩm. Ngược lại, các trại heo thương phẩm thường sử dụng ưu thế lai, ở đời con có
sức sống, sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ.

15


×