Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SELKO® pH TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.34 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SELKO® pH TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON GIAI ĐOẠN SƠ SINH
ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện : LÊ ĐỨC TRÍ
Lớp

: DH08TA

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2008 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


LÊ ĐỨC TRÍ

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SELKO® pH TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON GIAI ĐOẠN SƠ SINH
ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi chuyên
ngành sản xuất thức ăn

Giáo viên hướng dẫn
TS TRẦN THỊ QUỲNH LAN

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Lê Đức Trí
Tên đề tài: “Khảo sát hiệu quả sử dụng chế phẩm acid hữu cơ Selko®-pH trên heo
nái và heo con giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
nhận xét góp ý của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 16 - 17/08/12.

Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ QUỲNH LAN

ii


LỜI CẢM TẠ

Xin dâng lòng hiếu kính sâu sắc đến ba má và toàn thể anh em trong gia
đình, những người đã hy sinh tất cả vì con, là điểm tựa cuộc sống của con.
Xin chân thành cảm ơn:
TS. Trần Thị Quỳnh Lan, cô đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi – Thú Y, Quý thầy cô khoa Chăn nuôi- Thú Y cùng toàn thể quý
thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Tập thể cán bộ công nhân viên trại heo An Thái đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tập thể lớp DH08TA và bạn bè đã giúp đỡ mình thật nhiều và để lại cho
mình biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp.

Lê Đức Trí.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiệu quả sử dụng chế phẩm acid hữu cơ Selko®-pH trên
heo nái và heo con giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi” đã được tiến hành tại trại
heo An Thái, Phú Giáo, Bình Dương từ ngày 27/2 đến ngày 30/5 năm 2012. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Bố trí thí nghiệm: gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (sơ sinh – cai sữa), giai đoạn
2 (cai sữa – 60 ngày tuổi). Mỗi giai đoạn gồm 2 lô (lô đối chứng và lô thí nghiệm).
Lô thí nghiệm bổ sung Selko®-pH trên heo nái (dung dịch Selko®-pH 25%) và heo
con (dung dịch Selko®-pH 0,2 %).
Kết quả thu được như sau:

Trên heo nái: Lô thí nghiệm tiêu thụ lượng thức ăn hàng ngày (5,01
kg/con/ngày) cao hơn so với lô đối chứng (4,79 kg/con/ngày). Lô thí nghiệm không
có heo nái viêm vú (0 %) thấp hơn lô đối chứng (8,3 %), tỷ lệ viêm tử cung ở lô thí
nghiệm (16,66 %) giảm so với lô đối chứng (44,66 %).
Trên heo con
Giai đoạn 1: Tăng trọng bình quân lô thí nghiệm (5,3 kg/con) cao hơn lô đối
chứng (4,7 kg/con). Tăng trọng tuyệt đối lô thí nghiệm (221,35 g/con/ngày) cao hơn
lô đối chứng (196,82 g/con/ngày). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy lô thí nghiệm (1,27 %)
giảm so với lô đối chứng (3,44 %).
Giai đoạn 2: Tăng trọng bình quân lô thí nghiệm (14,87 kg/con) cao hơn lô
đối chứng (13,16 kg/con). Tăng trọng tuyệt đối lô thí nghiệm (413,02 g/con/ngày)
cao hơn lô đối chứng (365,66 g/con/ngày). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy lô thí nghiệm
(1,34 %) thấp hơn so với lô đối chứng (2,66 %). Giảm chi phí cho 1 kg tăng trọng ở
giai đoạn 2 của lô thí nghiệm (giảm 1083 đồng) so với lô đối chứng.
Việc bổ sung chế phẩm đã mang lại hiệu quả tốt, tăng thành tích sinh trưởng
và giảm tỷ lệ ngày con tiêu chảy.

iv


MỤC LỤC
TRANG

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .........................................................................................2
1.2.1 Mục đích.....................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Đặc tính sinh lý heo con ....................................................................................3
2.2 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa heo con ...................................................................4
2.2.1 Men tiêu hóa ...............................................................................................4
2.2.2 Sự phát triển trọng lượng và thể tích đường tiêu hóa heo con. ..................4
2.3 Tiêu chảy và nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con .........................................5
2.3.1 Tiêu chảy ....................................................................................................5
2.3.2 Nguyên nhân tiêu chảy ...............................................................................6
2.3.2.1 Do heo mẹ ...............................................................................................6
2.3.2.2 Do heo con ..............................................................................................6
2.3.2.3 Do yếu tố môi trường, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ...........................7

v


2.3.2.4 Do vi sinh vật ..........................................................................................8
2.3 Một số bệnh gây hội chứng tiêu chảy chảy trên heo con ..................................9
2.3.1 Bệnh TGE (transmissible gastroenteritis). .................................................9
2.3.2 Bệnh do Clostridium perfringens .............................................................10
2.3.3 Bệnh do Escherichia coli .........................................................................11
2.3.4 Bệnh do Salmonella .................................................................................11
2.4 Dinh dưỡng nái giai đoạn nuôi con .................................................................12
2.5 Acid hữu cơ .....................................................................................................13
2.6 Lược duyệt một số công trình liên quan đến đề tài .........................................15
2.7 Giới thiệu chế phẩm Selko® - pH ....................................................................15
2.7.1 Cơ chế tác động ........................................................................................16

2.7.2 Đặc tính chuyên biệt.................................................................................16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................................17
3.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................17
3.2 Đối tượng thí nghiệm .....................................................................................17
3.3 Nội dung ..........................................................................................................17
3.4 phương pháp thí nghiệm .................................................................................17
3.4.1 bố trí thí nghiệm .......................................................................................17
3.4.2 Bổ sung Selko® - pH ................................................................................18
3.4.3 Thức ăn cho heo thí nghiệm. ....................................................................18
3.4.4 Phương pháp thực hiện ............................................................................18
3.4.4.1 Khảo sát lượng thức ăn tiêu thụ và bệnh sinh sản của nái có heo nái có
heo con trong thí nghiệm...................................................................................19
3.4.4.2 Đánh giá sự sinh trưởng của heo con qua các giai đoạn thí nghiệm.....19
3.4.4.3 Đánh giá tình trạng bệnh tiêu chảy trên heo con trong các giai đoạn ...19

vi


3.4.4.4 Tính toán hiệu quả kinh tế giai đoạn 2. .................................................20
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................21
4.1 Khảo sát lượng thức ăn tiêu thụ và bệnh sinh sản trên heo nái có heo con thí
nghiệm. ..................................................................................................................21
4.1.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của heo nái có heo con thí nghiệm....21
4.1.2 Bệnh sinh sản trên heo nái có heo con con thí nghiệm ............................22
4.2 Đánh giá sự sinh trưởng của heo con qua các giai đoạn thí nghiệm...............22
4.2.1 Trọng lượng bình quân heo con qua 2 giai đoạn thí nghiệm. ..................22
4.2.2 Tăng trọng bình quân ...................................................................................25
4.2.3 Tăng trọng tuyệt đối .................................................................................26
4.2.4 Tỷ lệ sống .................................................................................................27

4.2.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) .............................................................28
4.3 Đánh giá tình trạng tiêu chảy trên heo con qua các giai đoạn thí nghiệm ......29
4.3.1 Tỷ lệ heo con tiêu chảy giai đoạn 1 .........................................................29
4.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo các giai đoạn .......................................30
4.3.3 Tỷ lệ chết do tiêu chảy .............................................................................31
4.4 Tính toán hiệu quả kinh tế giai đoạn sau cai sữa. ...........................................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................34
5.1 Kết luận ...........................................................................................................34
5.2 Đề nghị ............................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................36
PHỤ LỤC ..................................................................................................................38

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FCR

: Feed Conversion Ratio (hệ số chuyển hóa thức ăn)

TLBQ

: Trọng lượng bình quân

MMA

: Metritis, Mastitis, Agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

NCTC


: Ngày con tiêu chảy

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TLTC

: Tỷ lệ tiêu chảy

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Trọng lượng, dung tích và chiều dài đường tiêu hóa heo con.....................5
Bảng 2.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con trong từng giai đoạn .........................7
Bảng 2.3 Các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi trên heo...........................9
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm. ......................................................................................18
Bảng 4.1 Lượng thức ăn tiêu thụ của nái (kg/con/ngày) ..........................................21
Bảng 4.2 Tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung trên nái có heo con thí nghiệm....................22
Bảng 4.3 Trọng lượng sống heo con sơ sinh, heo cai sữa và heo 60 ngày tuổi của
các lô thí nghiệm (kg/con).........................................................................................23
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân heo con qua 2 giai đoạn (kg/con). .........................25
Bảng 4.5 Tăng trọng tuyệt đối heo con trong thí nghiệm (g/con/ngày) ...................26
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của heo con trong các giai đoạn TN (%) .................................27
Bảng 4.7 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua các giai đoạn thí nghiệm (kg TĂ/ kg TT) 28

Bảng 4.8 Tỷ lệ heo con tiêu chảy giai đoạn 1 (%)....................................................29
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy heo con giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa .........30
Bảng 4.10 Tỷ lệ chết do tiêu chảy (%). ....................................................................32
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả kinh tế..........................................................................33

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển với xu hướng tổ chức sản
xuất quy mô ngày càng lớn, trong đó chăn nuôi heo được xem là lĩnh vực chủ đạo
đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi và cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với những khó khăn về dịch bệnh,
đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Với tính chất đặc thù riêng, bệnh tiêu chảy luôn xuất hiện
trong các trại chăn nuôi heo ở các mức độ khác nhau và gây ra những thiệt hại kinh
tế đáng kể. Đã có rất nhiều biện pháp được thực hiện nhằm hạn chế bệnh tiêu chảy
do các nguyên nhân khác nhau như tiêm phòng, vệ sinh sát trùng, sử dụng kháng
sinh… Các biện pháp này mặc dù đã đem lại một số kết quả nhất định nhưng còn
rất nhiều hạn chế vì nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt, việc sử dụng kháng sinh dẫn
đến tình trạng tồn dư kháng sinh và tạo ra các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Trong xu hướng chung về phòng và trị bệnh trên gia súc gia cầm, việc sử
dụng các acid hữu cơ trong phòng bệnh tiêu chảy đang ngày càng được khuyến
khích và quan tâm vì ngoài tác dụng phòng bệnh, biện pháp này hầu như không gây
ra những tác dụng không mong muốn trên thú, giá thành rẻ và dễ thực hiện.
Với mong muốn tìm hiểu về tác dụng của acid hữu cơ trong phòng và trị
bệnh tiêu chảy trên heo, được sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Quỳnh Lan, chúng tôi
tiến hành đề tài: “ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SELKO® pH TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY
TUỔI”.


1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả việc bổ sung chế phẩm acid hữu cơ Selko® - pH trên heo
nái và heo con lên thành tích sinh trưởng, bệnh tiêu chảy trên heo con giai đoạn sơ
sinh đến cai sữa (24 ngày) và giai đoạn sau cai sữa (đến 60 ngày tuổi).
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của Selko®- pH.
Khảo sát khả năng tiêu thụ thức ăn và bệnh sinh sản trên heo nái có heo con
thí nghiệm.
Khảo sát 1 số chỉ tiêu tăng trưởng trên heo con.
Đánh giá tình trạng tiêu chảy trên heo được sử dụng Selko® - pH.
Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Selko® - pH trên heo con
cai sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc tính sinh lý heo con
Heo con sinh trưởng với tốc độ rất nhanh, thể hiện qua sự tăng trọng lượng
cơ thể. Thông thường, trọng lượng heo con ở 7-10 ngày tuổi đã tăng gấp 2 lần trọng
lượng lúc sơ sinh, ở 21 ngày tuổi gấp 4 lần trọng lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi
gấp 5 lần trọng lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp 10-15 lần trọng lượng sơ sinh
(Vũ Đình Tôn và ctv, 2005). Giai đoạn 21-30 ngày tốc độ tăng trọng tuyệt đối của
heo con có chiều hướng giảm vì đây là giai đoạn cai sữa và có sự thay đổi lớn về

thức ăn, môi trường sống và cơ thể học.
Heo con mới sinh ra có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống. Đang ở trong
cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định là 39 °C, heo con phải thích ứng ngay sau khi sinh ra
hàng loạt các điều kiện của môi trường sống mới nên heo con dễ bị stress khi gặp các
yếu tố bất lợi. Theo Trần Thị Dân (2001), nếu nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18 °C
thì thân nhiệt heo giảm 2 °C, như vậy nhiệt độ chuồng nuôi thấp dễ làm heo con
nhiễm lạnh và chết nên cần phải giữ ấm tốt cho heo con sơ sinh.
Heo con mới sinh ra hầu như không có kháng thể, tuy nhiên lượng kháng thể
tăng rất nhanh sau khi bú sữa đầu. Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu khoảng 130
g/lít trong tổng số lượng protein 180 g/lít của lần vắt đầu tiên sau sinh. Các kháng
thể (IgG, IgM và IgA) được vận chuyển từ tế bào biểu mô tuyến vú vào lòng nang
tuyến nhưng không nhiều. Sự hấp thu kháng thể nhiều nhất trong vòng 6 giờ sau
sinh, giảm dần và ngừng hẳn cho đến 1 - 2 ngày sau sinh (Trần Thị Dân, 2006).
Trong giai đoạn heo con theo mẹ, sự lên men của sữa sẽ sản sinh ra acid lactic
do đó có thể khống chế được sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Đối với heo con
cai sữa, do mất nguồn sữa mẹ nên lượng acid lactic giảm, đây là điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh gây rối loạn tiêu hóa.

3


Khả năng hấp thu thức ăn của heo con cai sữa còn bị giảm do việc bào mòn
của biểu mô đường ruột do tác động của quá trình tiêu hóa thức ăn cứng. Màng nhày
ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi, so với
trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75 % trong vòng 24 giờ sau khi cai sữa. Tình
trạng ngắn này vẫn tiếp tục cho đến ngày thứ năm sau cai sữa (Hampson and Kidder;
dẫn liệu Nguyễn Hận Thiên Thu, 2007). Chiều dài nhung mao ruột giảm và hình dạng
chưa hoàn thiện của quần thể tế bào ruột dẫn đến hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn
chế. Điều này giải thích tại sao heo con sau cai sữa dễ mẫn cảm với bệnh tiêu chảy.
Để thích nghi với những thay đổi trên, bộ máy tiêu hóa của heo con phải trải

qua quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung tích và hoạt động sinh lý để có thể
tiêu hóa được nhiều loại thức ăn, thích ứng với môi trường sống.
2.2 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa heo con
2.2.1 Men tiêu hóa
Theo Nguyễn Như Pho (2001), heo con mới sinh ra phân tiết enzyme tiêu
hóa ở dạ dày và ruột non rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa thức ăn đơn giản, dễ tiêu như
sữa mẹ. Trong 2 tuần đầu tiên heo con không sử dụng được nhiều glucid do thiếu
enzyme amylase của tuyến tụy và Maltase của ruột non. Amylase của nước bọt
được tiết nhiều nhất vào giai đoạn 2 - 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50 %. Amylase của
tuyến tụy được tiết mạnh giai đoạn 3 - 5 tuần tuổi, do đó thời kỳ này có thể cai sữa
được. Khả năng tiết acid HCl của dạ dày rất yếu chỉ đủ để hoạt hóa pepsinogen
thành enzyme pepsin. Do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hóa protein sữa nhờ enzyme
trypsin của tuyến tụy.
2.2.2 Sự phát triển trọng lượng và thể tích đường tiêu hóa heo con.
Sự phát trển trọng lượng và thể tích đường tiêu hóa heo con được Miller và
ctv (1991) trình bày Bảng 2.1.

4


Bảng 2.1 Trọng lượng, dung tích và chiều dài đường tiêu hóa heo con
Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Tuổi

Trọng


Dung

Trọng

Dung

Chiều

Trọng

Dung

Chiều

(ngày)

lượng

tích

lượng

tích

dài

lượng

tích


dài

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(m)

(g)

(ml)

(m)

1

4,5

25

40

10

3,8


10

40

0,8

10

15

73

95

200

5,6

22

90

1,2

20

24

213


115

700

7,3

36

100

1,2

70

232

1825

996

6000

16,5

458

2100

3,1


(Miller và ctv, 1991; dẫn liệu của Nguyễn Vũ Bằng, 2010)
Heo con giai đoạn trước 10 ngày tuổi thu nhận thức ăn chủ yếu từ nguồn
sữa mẹ giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nên đường tiêu hóa chưa phát triển mạnh.
Ngoại trừ dung tích ruột non phát triển (tăng gấp 20 lần) để tăng diện tích tiếp xúc,
hấp thu dưỡng chất. Giai đoạn 10 – 20 ngày trọng lượng, dung tích dạ dày, ruột non
của heo bắt đầu phát triển mạnh vì giai đoạn này heo lớn và bắt đầu ăn thức ăn. Sau
cai sữa đường tiêu hóa của heo phát trển mạnh mẽ để thích nghi với điều kiện mới,
thức ăn bị thay đổi hoàn toàn từ nguồn sữa mẹ sang thức ăn tổng hợp. Dạ dày, ruột
non và ruột già phát triển, tăng sinh mạnh về dung tích, khối lượng và chiều dài để
thực hiện việc tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
2.3 Tiêu chảy và nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con
2.3.1 Tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động ruột diễn ra
bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non,
ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không được tiêu hóa và ruột già
chưa kịp hấp thu nước,…Tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sệt (Võ
Văn Ninh, 2001).

5


Hậu quả của tiêu chảy làm heo con mất nước và chất điện giải. Giảm tiêu
hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, heo con còi cọc. Trường hợp nặng có thể dẫn đến
suy kiệt, nhiễm trùng huyết và chết.
Bệnh tiêu chảy trên trên heo con thường xảy ra từ 1 – 21 ngày tuổi và cũng
chiếm tỷ lệ cao ở giai đoạn sau đó. Bệnh diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau và do
nhiều nguyên nhân gây ra. Đôi khi đó còn là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh như
bệnh do Escherichia coli (E.coli), phó thương hàn, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
(Nguyễn Như Pho, 1995; trích dẫn bởi Hoàng Nhật Quang, 2010).

2.3.2 Nguyên nhân tiêu chảy
2.3.2.1 Do heo mẹ
Trong thời gian mang thai heo mẹ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ
như thiếu đạm, khoáng, vitamin,… Từ đó làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào
thai nên sinh ra heo con yếu, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh, nhất là bệnh trên
đường tiêu hóa.
Do dinh dưỡng, chăm sóc heo mẹ không hợp lý. Sau khi sinh tiết sữa kém,
chất lượng sữa không đảm bảo. Dẫn đến heo con thiếu sữa, còi cọc, giảm sức đề
kháng, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
Thành phần sữa mẹ có nhiều vật chất khô khó tiêu, heo con không tiêu hóa,
hấp thu hết chất dinh dưỡng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại lên men phân
hủy sữa thành acid gây viêm dạ dày, ruột dẫn đến tiêu chảy.
Do heo mẹ mắc hội chứng MMA, sinh ra dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng.
Heo con bú sữa hoặc liếm phải dịch viêm gây viêm ruột, tiêu chảy.
2.3.2.2 Do heo con
Sự tiết dịch tiêu hóa dạ dày, ruột không đủ số lượng và chất lượng, lượng
HCl cần thiết cho sự tiêu thụ thức ăn ở dạ dày còn thiếu. Ở heo con trong thời gian
đầu (thường trước 1 tháng tuổi) không có lượng HCl tự do vì lượng HCL tiết ra ít
lại nhanh chóng kết hợp với dịch nhầy (Nguyễn Bạch Trà, 1988; trích dẫn của Trần
Lương Hồng Vân, 2007), do đó heo con dễ bị tiêu chảy.

6


Do thiếu Fe gây thiếu máu, heo con có trọng lượng sơ sinh thấp hoặc bị
viêm rốn đều làm giảm sức đề kháng của heo con, dễ dẫn đến tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (1985), thời kỳ heo con mọc răng cũng ảnh hưởng đến
sức đề kháng của cơ thể và gây tiêu chảy. Hai thời điểm heo con thường sốt và tiêu
chảy là giai đoạn 10 - 17 và 23 - 29 ngày tuổi, ứng với thời điểm mọc răng sữa tiền
hàm 3 hàm dưới và răng sữa tiền hàm 4 hàm trên.

2.3.2.3 Do yếu tố môi trường, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
– Do yếu tố môi trường
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), mức nhiệt độ thích hợp cho heo
con khi ẩm độ chuồng nuôi khoảng 60 - 70 % được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con trong từng giai đoạn
Trọng lượng (kg)
Nhiệt độ (°C)

< 10

10 - 15

15 - 30

30 - 60

> 60

26 – 30

22 - 26

20 - 22

18 - 20

14 - 20

Heo con chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống. Khi thời tiết thay đổi
đột ngột, nhất là những lúc giao mùa, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, chuồng trại ẩm thấp,

mưa tạt, gió lùa, cống rãnh bị nghẹt nước thải không thể thoát được. Tạo tiểu khí
hậu bất lợi dẫn đến tình trạng heo con bị nhiễm lạnh và bị tiêu chảy.
Theo Trương Lăng (1995), nước ta là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho
heo con sơ sinh đến khi cai sữa vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 30 °C. Heo con
chống lạnh bằng cách nâng cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt nhưng không
kéo dài được do lớp mỡ dưới da heo con mỏng, lipid chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ
thể và lipid này tiêu hao nhanh nên heo con bị nhiễm lạnh dẫn đến tiêu chảy (dẫn
liệu của Trần Lương Hồng Vân, 2007).
Khi có những tác nhân bênh ngoài tác động làm giảm sức đề kháng của cơ
thể là điều kiện phát sinh ra bệnh. Thức ăn đang được tiêu hóa dần đẩy xuống ruột
non, ruột già đột nhiên mất nhu động nằm tại chỗ, một số vi sinh vật bình thường vô
hại như E.coli đột nhiên tăng số lượng (do thức ăn đình trệ tiêu hóa) trở nên có sức
gây bệnh tạo độc tố làm tăng nhu động thái quá gây tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 1985).

7


Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), trong những yếu tố tiểu
khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ. Ở những tháng mưa nhiều, số heo
con tiêu chảy tăng rõ rệt, có thể tăng đến 90 % - 100 % toàn đàn.
– Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.
Không cho heo con bú sữa đầu đầy đủ làm heo con thiếu một lượng kháng
thể cần thiết để chống lại bệnh tật.
Cột rốn không cẩn thận làm mất máu nhiều, giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu
chảy. Không sát trùng kỹ rốn dẫn đến viêm rốn gây tiêu chảy. Úm không đủ ấm,
heo con dễ bị nhiễm lạnh, hoạt động tiết dịch tiêu hóa giảm, dẫn đến tiêu chảy.
Không bổ sung đầy đủ sắt cho heo dẫn đến heo thiếu máu, một trong những
nguyên nhân gây chảy.
Do chuồng trại ẩm ước, dơ bẩn. Thức ăn, nước uống của heo mẹ và heo con
không đảm bảo vệ sinh. Trong quá trình chăm sóc không đảm bảo vệ sinh người

công nhân cũng làm lây nhiễm bệnh trong chuồng nuôi.
2.3.2.4 Do vi sinh vật
Bình thường, trong đường tiêu hóa của heo con hệ vi sinh vật cộng sinh giữ
vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa, khi điều kiện sống bất lợi như: thiếu dinh
dưỡng, khí hậu không phù hợp thì một số vi khuẩn trở thành gây bệnh. Vi sinh vật
nhiễm trực tiếp từ môi trường ngoài vào ruột qua thức ăn, nước uống sẽ chiếm
dưỡng chất trong ruột để sinh sôi, nẩy nở và sinh độc tố làm tổn thương màng nhầy
ruột non.
Một số vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy trên heo theo các lứa tuổi được trình
bày ở Bảng 2.3

8


Bảng 2.3 Các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi trên heo
Lứa tuổi

Vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy

Theo mẹ

Cai sữa

Lớn

E. Coli

+++

+++


-

Clostridium perfringens typeC

++

-

-

Campylobacter

-

+

+++

Salmonella

+

+

++

Treponema hyodysenteriae

+


+

+++

+

+

-

+++

+

-

Stronggyloides rasnomi

+

+

+

Trichuris suis

-

-


+

Rota virus

+++

+++

+

Transmissible gastroenteritis

+++

+++

++

+

+

-

Vi khuẩn

Ký sinh trùng và nguyên sinh động
vật
Cryptosporium sp

Isosporasuis

Virus

Entero virus

(Theo the Merck veterinary manual, 1986; dẫn liệu Trần Lương Hồng Vân, 2007).
Ghi chú:

+++

: rất phổ biến

++

: phổ biến

+

: không phổ biến

-

: hiếm hoặc không xảy ra

2.3 Một số bệnh gây hội chứng tiêu chảy chảy trên heo con
2.3.1 Bệnh TGE (transmissible gastroenteritis).
Bệnh do virus thuộc chi Coronavirus, họ Coronaviridae gây ra. Mầm bệnh
truyền đi chủ yếu qua phân, chất nôn, qua sữa mẹ và cũng truyền qua đường hô hấp.


9


Heo trưởng thành nhiễm trùng thầm lặng bài thải mầm bệnh qua phân khoảng 100
ngày.
Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng heo con theo mẹ < 2 tuần tuổi mẫn
cảm nhất và tỷ lệ tử vong cao nhất (thường 100 % ở heo dưới 1 tuần tuổi). Mức độ
trầm trọng của bệnh giảm dần theo tuổi, heo trên bốn tuần tuổi thì tỷ lệ tử vong thấp
(gần 0 %). Heo dưới 7 ngày tuổi thường chết sau khi phát bệnh 2 - 7 ngày. Heo trên
3 tuần tuổi có thể khỏi bệnh nhưng còi cọc. Heo lớn hơn ít chết, chỉ kém ăn, tiêu
chảy vài ngày, thỉnh thoảng có nôn mửa. Heo mẹ bị ói hoặc tiêu chảy, ốm yếu,
biếng ăn, mất sữa.
Virus phát triển phá hủy nhung mao ruột non dẫn đến tiêu hóa, hấp thu kém
gây tiêu chảy. Heo bị bệnh bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, phân màu
trắng, vàng hoặc hơi xanh, không có máu, mùi tanh hăng khó chịu. Heo mất nước
nhanh, giảm cân. Dạ dày căng phồng chứa đầy sữa đóng cục, niêm mạc sung huyết.
Ruột non căng phồng chứa đầy dịch nhiều bọt và sữa đóng cục, thành ruột rất mỏng,
trong suốt.
Khảo sát vi thể thấy lông nhung bị teo nghiêm trọng. Lông nhung không
tràng và hồi tràng bị thoái hóa nên co ngắn rõ rệt (ở bệnh do Rotavirus, một số
trường hợp do cầu trùng, E. coli độc cũng có teo nhung mao nhưng không trầm
trọng và ít rộng khắp bằng). Không có sự hiện diện của mỡ trong dịch nhũ trấp, hoại
tử ống lượng của thận.
2.3.2 Bệnh do Clostridium perfringens
Bệnh thường xảy ra trên heo con trong vòng 1 tuần tuổi, nhất là vào 3 ngày
đầu tiên sau khi sinh, vì lúc này heo con chưa tiết trypsin tác động trên độc tố. Phần
lớn heo sơ sinh bị nhiễm mầm bệnh chỉ trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi
sinh. Tuy nhiên bệnh cũng xảy ra ở heo con 2 - 4 tuần tuổi và có khi ở cả heo sau
cai sữa, thường chỉ gây bệnh cho vài con trong bầy và là những con to nhất, khỏe
nhất.

Tỷ lệ chết cao và khác nhau tùy đàn heo, biến thiên từ 9 % - 100 %, hầu hết
xảy ra ở heo sơ sinh.

10


Heo có thể mắc bệnh thể tối cấp, cấp tính, thứ cấp hoặc mãn tính. Heo bệnh
biểu hiện suy nhược, lông xù, tiêu chảy. Phân heo thể bệnh tối cấp có màu từ vàng
đến đỏ máu, cấp tính có màu nâu đỏ, thể thứ cấp có màu vàng xám có chất nhờn.
Mổ khám thấy không tràng và hồi tràng có xuất huyết, ruột già sung huyết và ứ
nước.
2.3.3 Bệnh do Escherichia coli
Đào Trọng Đạt và ctv (1996) cho rằng tiêu chảy do E.coli chiếm 48 %
trường hợp, còn theo Nguyễn Xuân Bình (2000), có đến 40 % - 60 % các trường
hợp tiêu chảy ở heo con là do E.coli gây ra (trích dẫn của Huỳnh Kim Diệu, 2008).
E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, tộc Escherichiae, giống Escherichia.
E.coli hiện diện khắp nơi trong môi trường và là loại vi thường trực ở đường tiêu
hóa heo. Vì tác nhân ngoại cảnh không thuận lợi, E.coli gây bệnh nhân lên rất
nhanh, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến tiêu chảy trên heo con.
Heo con bị mắc bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào. Cao nhất là giai đoạn 1 - 4
ngày và 3 tuần tuổi. Bệnh bắt đầu chậm và lây lan chậm. Heo bệnh có triệu chứng
mất nước, không ói (hoặc rất ít), tiêu chảy, màu phân biến đổi từ trắng, hơi vàng,
hơi xám đến hơi nâu. Phân lỏng, có bọt khí, phân có mùi hôi tanh. Mổ khám thấy dạ
dày đầy và có cục sữa, ruột có thể sung huyết, thành ruột ứ nước nhẹ, ruột căng đầy
hơi, nước và chất nhờn, nhung mao không bị teo. Heo mẹ không bị nhiễm bệnh và
heo con của nái tơ bi bệnh nặng hơn ở nái rạ.
2.3.4 Bệnh do Salmonella
Bệnh do trực khuẩn Salmonella choleraesuis, kế phát là Salmonella
Typhimurium và Salmonella typhisuis. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và
hô hấp hoặc từ mẹ truyền cho con qua nhau thai. Trực khuẩn gây bệnh thương hàn

heo sống hoại sinh trong cơ thể heo khỏe. Heo bị bệnh khi khỏe sẽ biến thành vật
mang trùng trong 2 - 3 năm và gieo rắc mầm bệnh qua phân. Heo mang trùng có vi
khuẩn ở niêm mạc ruột, hạch màng ruột, hạch amidan, manh tràng và phân.
Bệnh thương hàn xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi, nhưng nặng và phổ biến
nhất ở heo con 2 - 4 tháng tuổi, bệnh ở lứa tuổi này có tỷ lệ chết cao (50 % - 80 %).

11


Đối với heo con theo mẹ tử số khoảng 35 % và giảm thấp ở heo nái. Thể cấp tính tử
số khoảng 25 % và có thể lên đến 95 %. Thể mãn tính tỷ lệ chết 25 – 75 %.
Triệu chứng heo sốt cao (40,5 - 42,5 °C), rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy do vi
khuẩn tiết nội độc tố, viêm loét ruột. Trường hợp vi khuẩn xâm nhiễm vào máu gây
nhiễm trùng huyết, tỷ lệ chết cao (có thể lên đến 100 %). Phân tiêu chảy có màu
vàng, chứa những mảnh xám của tế bào thượng bì ruột bị hoại tử.
2.4 Dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con
Nái giai đoạn nuôi con sự trao đổi chất diễn ra mạnh vừa để cung cấp dưỡng
chất cho quá trình tạo sữa vừa duy trì thể trạng của nái. Do vậy nếu ăn không đủ
nhu cầu cơ thể hay thức ăn kém dưỡng chất sẽ làm giảm thể trọng nái, giảm sản
lượng sữa.
Trong thời gian nuôi con nái cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để
cung cấp cho quá trình tạo sữa và duy trì thể trạng nái. Tăng khả năng tăng trọng
của heo con, nái lên giống lại tốt hơn.
Theo Nguyễn Bạch Trà (2003), lượng thức ăn cung cấp cho nái nuôi con tùy
thuộc vào trọng lượng heo mẹ, tuổi nái và số lượng con nuôi trong ổ nhiều hay ít.
Trung bình hàng ngày cung cấp cho nái lượng thức ăn từ 5 – 6 kg. Trong thực tế
lượng thức ăn nái tiêu thụ thường thấp hơn so với nhu cầu của cơ thể do tính thèm
ăn giảm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ngon miệng của nái như thức ăn chất lượng
thấp và nhiệt độ cao (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Khi tăng 10 °C

so với nhiệt độ thích hợp (16 °C đối với nái nuôi con) lượng thức ăn tiêu thụ sẽ
giảm 0,1 kg/ngày (Whittermore, 1998; trích dẫn của Nguyễn Vũ Bằng, 2010).
Whittermore (1998) cho rằng trong thời gian nuôi con lượng thức ăn tiêu thụ
ít sẽ làm giảm sản lượng sữa. Nhưng quan trọng hơn là sự giảm trọng của nái. Từ
đó kéo dài thời gian lên giống lại sau cai sữa hoặc không lên giống.
Số lượng và chất lượng sữa nái nuôi con chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh
dưỡng. Ngoài ra cũng còn phải nhờ vào sự huy động chất dự trữ mà nái tích lũy
được từ giai đoạn mang thai. Nếu trong giai đoạn nuôi con nái ăn kém sẽ dẫn đến

12


thiếu dưỡng chất, tiết sữa ít, heo con bị đói và cơ thể nái lại càng giảm trọng, kéo
dài thời gian chờ phối, đồng thời ảnh hưởng đến sinh trưởng heo con (Nguyễn Bạch
Trà, 2003).
Có nhiều nguyên nhân làm giảm sút thành tích sinh sản của heo nái và sức
sống của heo con có thể là do nhiễm trùng bầu vú, tử cung của heo nái gây ra chứng
viêm vú, viêm tử cung, kém hoặc mất sữa và loạn khuẩn đường ruột trên heo con do
các vi sinh sật cơ hội có mặt tại chuồng, ngoài ra còn có 1 số bệnh gây ảnh hưởng
đển khả năng sinh sản và làm giảm sức đề kháng của nái như bệnh xảy thai truyền
nhiễm, PRRS, bệnh ký sinh trùng … (Nguyễn Như Pho, 2004 ).
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng heo mẹ dễ phát sinh
hiện tượng liệt chân sau nhất là nái ngoại và nái lai. Động dục trở lại chậm, lứa sinh
thưa dần, heo con chậm lớn, dễ dẫn đến loại thải khi ăn không đủ chất dinh dưỡng
để sản xuất sữa.
2.5 Acid hữu cơ
Việc bổ sung acid hữu cơ được sử dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi
công nghiệp hiện nay và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá có tác dụng rất lớn lên
sự tăng trưởng của heo, đặc biệt là trên heo con.
Theo Koen Schawrzer (2008), việc bổ xung acid adimix butyrate khoảng

0,1% trên thức ăn của heo nái sẽ làm giảm pH đường ruột nhất là đoạn kết tràng,
làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của
nái, tăng trọng lượng bào thai, tăng trọng lượng heo con sơ sinh. Acid hữu cơ sử
dụng cho nái mang thai vào tháng cuối và sau khi sinh đến khi cai sữa đã cải thiện
được trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa và trọng lượng 60 ngày tuổi. Acid
hữu giúp heo nái giảm tỷ lệ mắc hội chứng MMA và tỷ lệ tiêu chảy trên heo con
(Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2001).
Acid hữu cơ ít khi được dùng dạng đơn mà thường được dùng ở dạng hỗn
hợp từ 2 đến 4 loại cùng với nhau. Hiệu quả hữu ít của acid hữu cơ khi được dùng
trong thức ăn động vật có liên quan đến sự giảm pH của đoạn ruột phía trên, ức chế
sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa.

13


Những tác dụng của acid hữu cơ được cho là ức chế sự phát triển của vi
khuẩn có hại duy trì cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Thông thường vi khuẩn gây
hại chỉ phát triển ở pH trung tính 6,5 đến 7,5. Nhưng sự hiện diện của acid hữu cơ
làm hạ pH thấp. Vì vậy các vi khuẩn có hại không thể phát triển được. Hơn nữa các
acid hữu cơ còn hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng như hoạt hóa
pepsinogen, hỗ trợ tiêu hóa protein, lipid, tăng độ hòa tan và hỗ trợ hấp thu chất
khoáng. Acid hữu cơ giúp tăng sự tái tạo lớp tế bào vi lông nhung trong ruột (Vũ
Duy Giảng, 2008).
Một số acid hữu cơ thường được sử dụng trong chăn nuôi:
– Acid lactic: Acid lactic thường được bổ sung nhằm giúp ổn định hệ vi sinh
vật đường ruột theo hướng có lợi để phòng ngừa bệnh tiêu chảy và tăng sự
hấp thu dưỡng chất. Hiện nay acid lactic chủ yếu được sử dụng trên đối
tượng heo con tập ăn và heo con cai sữa. Acid lactic sinh ra do quá trình lên
men đường lactose, có tác dụng hạ pH dạ dày và đường ruột, ức chế sự phát
triển của vi sinh vật có hại.

– Acid kết tinh (acid fumaric, acid citric, acid succinic, acid malic). Tạo ra độ
pH dạ dày, ruột thấp. Vừa có tác dụng tốt trong tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn
lên men thối ruột non. Khi lượng HCl dạ dày tiết ra chưa đủ.
– Acid formic: Là acid mạch ngắn có trọng lượng phân tử nhỏ, M = 46,02
g/mol, pka = 3,77. Acid formic dễ đi qua màng tế bào vi khuẩn Gram âm,
giảm pH dạ dày, tăng tiêu hóa protein. Cho nên acid formic có tác dụng sát
khuẩn mạnh nhất trong các acid hữu cơ.
– Acid propionic: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng bảo vệ thức ăn chống
lại các vi khuẩn, ức chế nấm mốc.
– Acid butyric: Acid có tính sát khuẩn với vi khuẩn gram dương, gram âm.
Kích thích heo ăn nhiều, bảo vệ lớp thượng bì ruột, kích thích lớp tế bào lông
nhung phát triển, kích thích hệ miễn dịch ruột, tăng hàm lượng α, β, γ globulin trong máu (theo Vũ Duy Giảng, 2008).

14


Bổ sung acid hữu cơ có tác dụng tốt chống lại sự lên men thối của E.coli,
chống nấm mốc phát triển, kích thích tiêu hóa, giảm tỷ lệ E.coli thải ra môi trường
đối với nái giai đoạn trước khi sinh và nuôi con, làm giảm nguy cơ mắc hội chứng
MMA, cải thiện trọng lượng sơ sinh toàn ổ, giảm thấp tỷ lệ nhiễm E.coli, tăng sức
sống cho heo con theo mẹ.
2.6 Lược duyệt một số công trình liên quan đến đề tài
Dương Thanh Liêm và Kenvin Liu (2001) thử nghiệm sử dụng acid Lacdry
trên heo nái và heo con với liều dùng 0,5 % cho kết quả giảm hội chứng MMA trên
nái sau khi sinh, giảm tỷ lệ nhiễm E.coli trong phân heo nái khi sinh đến khi cai sữa,
nâng cao trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ. Bổ sung ở mức này đã làm tăng khả
năng tăng trưởng của heo con 15,4 %, giảm 9,3 % hệ số chuyển hóa thức ăn.
Lã Văn Kính và ctv (2001) thực hiện nghiên cứu bổ sung acid formic vào
khẩu phần thức ăn của heo con cai sữa 28 ngày tuổi. Kết quả cho thấy mức bổ sung
0,65 % acid formic trong khẩu phần đã làm tăng 13,1 % khả năng trọng lượng của

heo con, giảm 6,69 % hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy so với
lô không bổ sung acid formic.
Phan Thị Ngọc Thảo (2005) thí nghiệm bổ sung potasium diformate vào
thức ăn heo con cai sữa với liều khác nhau. Kết quả cho thấy potassium diformate
làm giảm pH dạ dày và ruột, cải thiện khả năng tăng trọng, giảm tỷ lệ tiêu chảy và
có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
2.7 Giới thiệu chế phẩm Selko® - pH
Selko® - pH là acid hữu cơ hòa tan trong nước uống nhằm làm sạch nguồn
nước uống, chống lại vi khuẩn gây bệnh, nấm men, nấm mốc và tăng cường tiêu
hóa cho thú nuôi. Selko® - pH là sản phẩm dạng dung dịch, có tính chất cộng hưởng
đặc biệt của hỗn hợp các acid hữu cơ và các muối amonium, giúp acid hóa nước, sát
khuẩn nước uống, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tối ưu hóa cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hóa của vật nuôi với liều sử dụng thấp.
Thành phần bao gồm các acid formic E236 (HCOOH), acid acetic E260
(CH3COOH), ammoniumformate E295 (HCO2NH4), đồng E4 (Cu). Tất cả các

15


×