Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU MỐI LIÊN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP. TRONG PHÂN HEO TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.09 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU MỐI LIÊN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI
VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP.
TRONG PHÂN HEO TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện : LÊ QUỐC CƯỜNG
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Bác sỹ Thú Y

Niên khóa

: 2007-2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************


LÊ QUỐC CƯỜNG

TÌM HIỂU MỐI LIÊN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI
VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP.
TRONG PHÂN HEO TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. ĐỖ TIẾN DUY
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: LÊ QUỐC CƯỜNG
Tên luận văn: “Tìm hiểu mối liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi và sự hiện
diện của vi khuẩn Campylobacter spp. trong phân heo tại một số hộ chăn nuôi ở
tỉnh Đồng Tháp”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày

tháng


năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

ThS. Đỗ Tiến Duy

ii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn
 BGH Trường Đại học Nông LâmThành phố Hồ Chí Minh.
 Ban Chủ Nhiệm và quý Thầy Cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
 BLĐ Chi Cục Thú Y tỉnh Đồng Tháp, Trạm Thú Y 4 huyện Cao Lãnh, Châu
Thành, Thanh Bình, Hồng Ngự.
Đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian
thực tập vừa qua.
Tri ân công ơn
 Thầy Đỗ Tiến Duy
 Cô Nguyễn Thị Phước Ninh
Đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
 Cô Juliet Bryant - Trưởng dự án VIZIONS tại Đồng Tháp.
 Chú Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng phòng Chẩn đoán xét nghiệm thuộc Chi
Cục Thú Y tỉnh Đồng Tháp.
 Tất cả anh chị ở phòng Chẩn đoán xét nghiệm thuộc Chi Cục Thú Y và anh
chị ở Trạm Thú Y.

Đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành thực tập tốt
nghiệp.
Con xin gửi đến Cha Mẹ và gia đình
Lòng thành kính sâu sắc, suốt đời khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục
của Cha Mẹ. Con hết lòng biết ơn Cha Mẹ đã động viên và khích lệ cho con trong
suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Thú y 2007, Dược y 2007 đã
chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu mối liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi và sự
hiện diện của vi khuẩn Campylobacter spp. trong phân heo tại một số hộ chăn
nuôi ở tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ ngày13/02/2012 đến ngày 15/06/2012
tại 4 huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Thanh Bình và Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng chăn nuôi của tỉnh bằng cách
phỏng vấn trực tiếp 104 hộ chăn nuôi heo theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn kết hợp với
việc lấy mẫu phân để tiến hành phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ. Chúng tôi
thu được một số kết quả như sau:
Về hiện trạng chăn nuôi
Nguồn gốc heo nuôi sinh tại trại là 70,19%, heo mua về nuôi là 17,31%, heo
có nguồn gốc cả hai (sinh tại trại và mua về) là 12,5%. Tỷ lệ hộ có sử dụng kháng
sinh chiếm 75%, hộ không sử dụng kháng sinh là 25%. Thức ăn nông hộ dùng trong
chăn nuôi chủ yếu là tự trộn chiếm 76,92%, thức ăn mua từ đại lý chiếm 23,08%.
Các hộ sử dụng nước sông/rạch để chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,5%, hộ sử
dụng nước giếng chiếm tỷ lệ 27,88%, còn hộ dùng nước máy chiếm 9,62%.
Về sự hiện diện của Campylobacter spp.
Chúng tôi xác định được 85/188 mẫu phân heo có sự hiện diện của

Campylobacter spp. chiếm tỷ lệ là 45,21%. Trong đó, C. coli chiếm tỷ lệ 71,76%,
còn C. jejuni chiếm tỷ lệ 27,06% và loài Campylobacter khác chiếm 1,18%.
Khi chúng tôi tiến hành thử kháng sinh đồ, kết quả cho thấy vi khuẩn
Campylobacter spp. đề kháng trên 50% với các kháng sinh đó là ampicillin, nalidixic
acid, ofloxacin. Cụ thể vi khuẩn Campylobacter spp. đề kháng 100% với 4 loại
kháng sinh augmentin, ceftriaxone, ceftazidine, bactrim. Vi khuẩn Campylobacter
spp. nhạy cao với 3 loại kháng sinh đó là chloramphenicol 91,76%, ciprofloxacin
83,53% và gentamycin 69,41%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Xác nhận giáo viên hướng dẫn..................................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn.......................................................................................................... iv
Mục lục......................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ..................................................................................................... ix
Danh sách các hình....................................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ ..................................................................................................... x
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích...................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp ............................................................................ 3

2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 4
2.1.2.1 Địa hình, sông ngòi .............................................................................. 4
2.1.2.2 Sinh thái ............................................................................................... 4
2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội .............................................................................. 5
2.1.3.1 Dân số và cơ cấu dân số ....................................................................... 5
2.1.3.2 Giáo dục - Y tế ..................................................................................... 5
2.1.3.3 Kinh tế .................................................................................................. 6
2.1.4 Tình hình chăn nuôi và hoạt động phòng chống dịch bệnh tại Đồng Tháp 7

v


2.1.4.1 Tình hình chăn nuôi của tỉnh................................................................ 7
2.1.4.2 Công tác phòng chống dịch bệnh tại tỉnh Đồng Tháp ......................... 8
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Campylobacter spp. .......................................................... 9
2.2.1 Phân loại ...................................................................................................... 9
2.2.2 Tính chất vi sinh vật .................................................................................. 10
2.2.2.1 Hình thái ............................................................................................. 10
2.2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy.............................................................................. 10
2.2.2.3 Đặc tính sinh hóa................................................................................ 11
2.2.2.4 Sức đề kháng ...................................................................................... 12
2.2.2.5 Cấu trúc kháng nguyên ...................................................................... 12
2.2.3 Tính gây bệnh ............................................................................................ 13
2.2.4 Cách lây truyền ......................................................................................... 13
2.3 Kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh ............................................................ 14
2.3.1 Khái niệm về kháng sinh ........................................................................... 14
2.3.2 Sự đề kháng kháng sinh ............................................................................ 14
2.3.2.1 Khái niệm ........................................................................................... 14
2.3.2.2 Phân loại đề kháng kháng sinh ........................................................... 14

2.3.3 Lược duyệt một số kết quả nghiên cứu về sự đề kháng kháng sinh của một
số vi khuẩn ......................................................................................................... 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 18
3.1 Thời gian và địa điểm....................................................................................... 18
3.1.1 Thời gian ................................................................................................... 18
3.1.2 Địa điểm .................................................................................................... 18
3.2 Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 18
3.3 Nội dung khảo sát............................................................................................. 18
3.4 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 19
3.4.1 Bố trí khảo sát ........................................................................................... 19
3.4.2 Phương pháp tiến hành .............................................................................. 20
3.4.3 Điều tra về hiện trạng chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp .............................. 20

vi


3.4.3.1 Dụng cụ .............................................................................................. 20
3.4.3.2 Cách tiến hành .................................................................................... 20
3.4.3.3 Các chỉ tiêu điều tra và công thức tính............................................... 21
3.4.4 Xác định tỷ lệ dương tính của Campylobacter spp. hiện diện trong phân
heo tại các nông hộ điều tra................................................................................ 22
3.4.4.1 Dụng cụ và hóa chất ........................................................................... 22
3.4.4.2 Phương pháp xác định tỷ lệ dương tính với Campylobacter spp....... 22
3.4.4.3 Các chỉ tiêu xác định tỷ lệ dương tính với Campylobacter spp. và
công thức tính ................................................................................................. 26
3.4.5 Xác định sự đề kháng kháng sinh của một số chủng Campylobacter spp. 27
3.4.5.1 Nguyên tắc làm kháng sinh đồ ........................................................... 27
3.4.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và công
thức tính.......................................................................................................... 28
3.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 30
4.1 Kết quả điều tra hiện trạng chăn nuôi ở 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp ............ 30
4.1.1 Nguồn gốc heo nuôi .................................................................................. 30
4.1.2 Tình hình sử dụng kháng sinh ................................................................... 31
4.1.3 Thức ăn và nước uống ............................................................................... 32
4.1.3.1 Về thức ăn .......................................................................................... 32
4.1.3.2 Về nước uống ..................................................................................... 32
4.2 Đánh giá mối liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi và sự hiện diện của
Campylobacter spp. trong phân heo ...................................................................... 33
4.2.1 Tỷ lệ Campylobacter spp. hiện diện trong phân heo ................................ 33
4.2.2 Mối liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi và sự hiện diện của Campylobacter
spp. trong mẫu phân ........................................................................................... 35
4.2.3 Kết quả định danh vi khuẩn Campylobacter spp. ..................................... 36
4.3 Sự đề kháng kháng sinh của một số gốc Campylobacter spp. phân lập được . 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 39

vii


5.1 Kết luận ............................................................................................................ 39
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 44

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số tính chất sinh hóa của các Campylobacter spp. thường gặp trên heo
.................................................................................................................................... 11

Bảng 3.1 Bố trí khảo sát ............................................................................................. 19
Bảng 3.2 Bảng bố trí mẫu phân phân lập Campylobacter spp................................... 23
Bảng 4.1 Nguồn gốc heo nuôi tại các nông hộ .......................................................... 30
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng kháng sinh ở các nông hộ ............................................. 31
Bảng 4.3 Nguồn gốc thức ăn được sử dụng tại các nông hộ...................................... 32
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng nguồn nước tại các hộ được điều tra ............................ 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ Campylobacter spp. hiện diện trong phân heo theo quy mô chăn nuôi
.................................................................................................................................... 34
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các yếu tố chăn nuôi đến tỷ lệ dương tính Campylobacter
spp. ............................................................................................................................. 35
Bảng 4.7 Kết quả định danh các gốc Campylobacter spp. phân lập .......................... 36
Bảng 4.8 Kết quả kháng sinh đồ của các gốc Campylobacter spp. phân lập (n = 85)37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.2 Hình thái của vi khuẩn Campylobacter có hình xoắn ốc, Gram âm .......... 10
Hình 3.1 Túi khí CampyGen của hãng Oxoid ........................................................... 25
Hình 3.2 Bình ủ vi hiếu khí chuyên dụng của Campylobacter spp. .......................... 25
Hình 3.3. Kết quả kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán đĩa (A) và phương
pháp E-test (B) ........................................................................................................... 28

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ các bước thực hiện điều tra ............................................................. 20
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân lập vi khuẩn Campylobacter spp .............................................24

x



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BA: Blood Agar
LPS: Lipopolysacharide
OMP: Outer Membrane Proterin
CLSI: Clinical and Laboratory Standards Institute
mCCDA: Modified Charcoal Cefoperazone Deoxycholate Agar

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân đã và đang
được cải thiện, nhu cầu các mặt của cuộc sống ngày càng cao về số lượng và chất
lượng, trong đó có nhu cầu về thực phẩm mà đặc biệt là thịt heo. Chính vì vậy, ngành
chăn nuôi heo đang có những phấn đấu để thay đổi lớn về kỹ thuật chăn nuôi tiên
tiến, sử dụng thức ăn có đủ dinh dưỡng, cải tiến chuồng trại hiện đại hơn để heo tăng
trọng nhanh với thời gian nuôi ngắn, và đảm bảo được chất lượng thịt ngon, an toàn
và đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Tuy nhiên, một vấn đề đang là mối nguy cơ lớn cho người tiêu dùng đó là ngộ
độc thực phẩm do độc tố của nấm mốc, Salmonella, Campylobacter…. Trong đó
Campylobacter được biết đến như là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu trên
thế giới (Berndson và cs, 1992). Theo số liệu thống kê của Cục vệ sinh an toàn thực
phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta xảy ra hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm, với số
người mắc lên đến hàng ngàn và số người chết là hàng trăm. Riêng năm 2007 xảy ra
218 vụ ngộ độc thực phẩm, với 6687 người mắc, trong đó có 51 người chết, với
37,2% số vụ có nguyên nhân do vi sinh vật gây ra. Ở Mỹ, thống kê vào năm 2001
của trung tâm phòng chống và ngăn ngừa bệnh (CDC), mỗi năm có khoảng 2,4 triệu

người nhiễm Campylobacter chiếm tỷ lệ là 0,84% (được trích dẫn bởi Lưu Quỳnh
Hương và cs, 2009).
Ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về Campylobacter spp. trên heo còn rất hạn
chế. Do vậy, việc điều tra là cần thiết để bước đầu nắm bắt được thông tin về mối
liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi và tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Campylobacter spp. Từ đó
xác định được các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự lây nhiễm Campylobacter spp. cũng
như góp phần đề xuất các giải pháp để giảm thiểu sự nhiễm Campylobacter spp. trên

1


đàn heo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quầy thịt phục vụ cho người tiêu dùng
cũng như đóng góp dữ liệu khoa học cho các ban ngành chuyên môn trong việc định
hướng và phát triển chăn nuôi ngày càng tốt hơn.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, được sự phân công của Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, dưới
sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Tiến Duy và TS. Nguyễn Thị Phước Ninh cùng sự hỗ trợ
của đơn vị nghiên cứu bệnh lâm sàng Đại Học Oxford, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Tìm hiểu mối liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi và sự hiện diện của vi
khuẩn Campylobacter spp. trong phân heo tại một số hộ chăn nuôi ở tỉnh Đồng
Tháp”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá mối liên hệ giữa hiện trạng chăn nuôi heo và tỷ lệ hiện diện
Campylobacter spp. ở tỉnh Đồng Tháp để tìm ra các yếu tố thực hành chăn nuôi liên
quan đến tỷ lệ hiện diện vi khuẩn Campylobacter spp.; từ đó khuyến cáo giải pháp
tăng cường phòng dịch bệnh trên đàn heo tại tỉnh.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận các chỉ tiêu về nguồn gốc heo được nuôi, cách sử dụng kháng sinh,
nguồn gốc thức ăn, nguồn nước uống sử dụng trong nuôi heo tại nông hộ.
Biết được những nguyên nhân có thể làm lây nhiễm vi sinh vật và sự đề kháng

của mầm bệnh Campylobacter spp.
Nắm được một số phương pháp lấy mẫu và cách phân lập, định danh mầm
bệnh Campylobacter spp. hiện diện trong mẫu khảo sát

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp
Từ nguồn tài liệu thuộc cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp 2012, tổng cục
thống kê tỉnh Đồng Tháp, báo cáo, kế hoạch của Chi cục Thú y và Sở Nông Nghiệp
và Phát triển nông thôn năm 2012, tỉnh Đồng Tháp được giới thiệu như sau
2.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Tây Nam Bộ nằm trong giới hạn 10007’-10058’ vĩ
độ Bắc và 105012’-105056’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp Campuchia
trên chiều dài biên giới 47,8 km có
4 cửa khẩu Thông Bình, Dinh Bà,
Mỹ Cân và Thường Phước. Phía
Nam giáp Vĩnh Long và thành phố
Cần Thơ. Phía Tây giáp An Giang
và phía Đông giáp Long An và Tiền
Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện
nay là Thành phố Cao Lãnh, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 162 km.
Đồng Tháp có hai đô thị loại III là
Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa
Đéc.


Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

( Nguồn />
3


2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình, sông ngòi
Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2 m so với
mực nước biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng
-Vùng Đồng Tháp Mười nằm phía Bắc sông Tiền, dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
-Vùng phía Nam nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng
dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1,0 m. Do địa hình thấp nên
mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở
Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có
một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông
này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và
cấp III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước
ngọt vào đồng.
2.1.2.2 Sinh thái
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên
cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh
thái Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha với 140 loài cây
dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác.
Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới
không có như bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim
này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh
người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường
tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng

được thờ ở vị trí trang trọng.

4


2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội
2.1.3.1 Dân số và cơ cấu dân số
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/04/2009, dân số của
tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người, đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tuy nhiên, dân cư Đồng Tháp phân bố không đều, tập trung ở các khu đô thị
như thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc; thưa thớt ở các huyện thượng nguồn sông
Tiền và vùng Đồng Tháp Mười.
Xét theo độ tuổi, Đồng Tháp là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ. Những người trong
độ tuổi dưới 15 chiếm 31,9%, từ 15 - 59 tuổi chiếm 60,5%, từ 60 tuổi trở lên
chiếm 7,6%. So với mức trung bình của khu vực và cả nước, Đồng Tháp có tỷ lệ
người dưới 15 tuổi thấp hơn, nhưng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi
lao động lại cao hơn nhiều. Nếu có chiến lược phát triển phù hợp đây sẽ là tiềm năng
nguồn lao động cho tỉnh trong tương lai.
2.1.3.2 Giáo dục - Y tế
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của tỉnh Đồng Tháp bao gồm đầy đủ các cấp học từ mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Theo thông tin từ Website
tỉnh Đồng Tháp, năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 670 trường mầm non và phổ
thông, với 320.425 học sinh, 01 trường nuôi dạy trẻ khuyết tật với 113 học sinh; tỷ lệ
học sinh đi học trong độ tuổi mẫu giáo 5 tuổi là 93,48%, tiểu học là 99,7%, trung học
cơ sở là 84,7%, trung học phổ thông là 47,65%. Năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp Trung
học phổ thông của tỉnh Đồng Tháp đạt 80,82%.
Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo quyết định
số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Đại học Sư
phạm Đồng Tháp. Năm 2008, trường đổi tên thành Đại học Đồng Tháp. Trường có

chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh miền
tây nam bộ.

5


Y tế
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Đồng Tháp có 168 cơ sở
khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 12 bệnh viện, 13 phòng khám đa
khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 142 trạm y tế
phường xã; tổng số giường bệnh là 3.458 giường, trong đó các bệnh viện có 2.440
giường, phòng khám đa khoa khu vực có 150 giường, bệnh viện điều dưỡng và phục
hồi chức năng có 80 giường, trạm y tế có 888 giường. Cũng theo thông tin từ Tổng
cục Thống kê năm 2008, tỉnh có 762 bác sĩ, 990 y sĩ, 1029 y tá, 414 nữ hộ
sinh, 183 dược sĩ cao cấp, 838 dược sĩ trung cấp và 492 dược tá.
Những năm qua, ngành y tế tỉnh đã không ngừng nổ lực nâng cao chất lượng
phục vụ. Cơ sở vật chất đã được nâng lên đáng kể như trang bị thêm máy móc thiết
bị, đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở theo hướng chuẩn quốc gia về y tế xã. Tuy
nhiên, do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, nên tình trạng quá tải luôn xảy ra
ở cả 3 tuyến. Năm 2009, số bác sĩ/1 vạn dân đạt 4,62 bác sĩ, số giường bệnh/1 vạn
dân đạt 17,96 giường, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là 75%.
2.1.3.3 Kinh tế
Theo thông tin từ Website tỉnh Đồng Tháp, năm 2009, kinh tế của tỉnh tăng
trưởng khá, tổng giá trị gia tăng (GDP) ước đạt 12.709 tỷ VNĐ (giá 1994), tăng
11,09% so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%; trong đó
khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,17%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,22%,
thương mại - dịch vụ tăng 16,79%. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020 của tỉnh đã đề ra một số chỉ tiêu kinh tế như GDP bình quân
tăng 14,5%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân gấp 1,27 - 1,32 lần vùng Đồng bằng
sông Cửu Long; GDP bình quân đầu người đạt 786 USD năm 2010 và 2730 USD

vào năm 2020, bằng khoảng 1,04 - 1,11 lần bình quân vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long; giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 400 triệu USD và năm 2020
đạt 1.688 triệu USD; phấn đấu đến năm 2020, Đồng Tháp cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp, đứng vào hàng trung bình khá so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long.

6


2.1.4 Tình hình chăn nuôi và hoạt động phòng chống dịch bệnh tại Đồng Tháp
2.1.4.1 Tình hình chăn nuôi của tỉnh
Tình hình chung
Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, trong những tháng đầu năm
2012 ngành chăn nuôi đã gặp một số khó khăn nhất định như nguy cơ tái phát dịch
bệnh trên đàn gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên gia súc và gần đây là nguy cơ
bùng phát của bệnh heo tai xanh. Các tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã không xảy
ra dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc và gia cầm, ngành nông nghiệp vẫn tăng cường
công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như tăng cường công tác kiểm dịch,
giám sát chặt chẽ, công tác giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng
môi trường, tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm.
< (Tổng Cục thống kê
tỉnh Đồng Tháp, tháng 2 năm 2012).
Tình hình chăn nuôi heo của tỉnh
Năm 2011, ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đã
vượt qua những khó khăn, duy trì và phát triển tổng đàn vật nuôi, nhân rộng các mô
hình chăn nuôi mới theo hướng sản xuất gắn kết với tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên,
so với kế hoạch sản xuất thì số lượng tổng đàn phát triển còn chậm.
Theo thống kê của Chi Cục Thú Y tỉnh Đồng Tháp thì số lượng đàn heo
năm 2010 là 272.598 con so với năm 2009 là 290.642 con, giảm gần 18.044 con.

Một số nguyên nhân được lý giải là nguy cơ dịch bệnh xảy ra, và đặc biệt là giá thức
ăn tăng cao, mức tiêu thịt heo giảm mạnh do xuất hiện chất tạo nạc trong thịt heo đã
gây ra mối lo ngại ở các hộ chăn nuôi.
Các giải pháp quản lý nhà nước về chăn nuôi thú y đã được đưa ra như xây
dựng mạng lưới Thú y đủ mạnh, quy hoạch phát triển chăn nuôi heo theo hướng bán
công nghiệp, trang trại theo quy mô ngày càng lớn, giảm tỷ lệ đầu con chăn nuôi
theo hướng truyền thống nhỏ lẻ. Do vậy, kế hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Đồng

7


Tháp năm 2012 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đàn heo lên
đến 450.000 con, trong đó có 70% heo được phối giống bằng gieo tinh nhân tạo.
2.1.4.2 Công tác phòng chống dịch bệnh tại tỉnh Đồng Tháp
Mục tiêu tổng quát
Chi Cục Thú y đã chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không để
dịch bệnh xảy ra và lây lan trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên khuyến cáo người chăn
nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình quản lý vệ sinh thú y
đối với các cơ sở giết mổ, chế biến, khuyến cáo người dân không chăn nuôi, giết mổ,
buôn bán gia cầm sống trong các nội thành, nội thị.
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh bắt buộc đối với một số bệnh nguy hiểm
(cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh,…), đặc biệt là ở những vùng chăn nuôi
tập trung, vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao và trên đàn vịt chạy đồng.
Đẩy mạnh công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán, vận
chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm; đặc biệt là kiểm dịch
vùng biên giới, vùng giáp ranh liên tỉnh.
Khuyến cáo người chăn nuôi định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường
và khu vực chăn nuôi.
Nâng cao năng lực hoạt động của ngành Thú y, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thú
y cơ sở đảm bảo hoàn thành tốt công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Mục tiêu cụ thể
Trong chương trình phòng chống dịch bệnh tại địa phương, Sở Nông Nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã đưa ra mục tiêu là tiêm vaccine phòng
bệnh lở mồm long móng, tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm phải thực hiện đạt
100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.
Tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo phải thực hiện đạt 40.000 con,
tiêm vaccine phòng các bệnh thường kỳ khác như dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng,
tai xanh… phải thực hiện đạt 80% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.
Theo đó, ngành thú y đã tổ chức tiêm vaccine cho đàn gia súc, gia cầm để
phòng các bệnh như bệnh tụ huyết trùng đã chủng ngừa cho 74.315 con heo

8


và 5.485 con trâu, bò. Đối với bệnh lở mồm long móng đã tiêm phòng
được 15.825 con, bệnh tai xanh đã chủng được 9.275 con heo, tiêm phòng bệnh dịch
tả heo được 83.700 con. Ngành thú y đã tiêm phòng cúm gia cầm đợt I/2012 trên gà
đạt 253.928 con chiếm tỷ lệ 54,32% tổng đàn, trên vịt đạt 2.064.276 con vịt mũi 1
chiếm tỷ lệ 91,29% tổng đàn, và tiêm được 269.545 con vịt mũi 2. Tiêm phòng cúm
gia cầm bổ sung đạt 23.999 con gà, 30.484 con vịt mũi 1 và 69.299 con vịt mũi 2.
Loại vaccine sử dụng
Sử dụng các loại vaccine nằm trong danh mục vaccine được phép sử dụng
phòng bệnh cho động vật tại Việt Nam và có dán tem của Chi Cục Thú Y gồm có
vaccine phòng bệnh lở mồm long móng cho gia súc (Aftovax, Aftopor, Decivac…),
vaccine phòng bệnh tai xanh (vaccine nhược độc JXA1-R, các loại vaccine chết do
Trung Quốc hay Singapore sản xuất), vaccine phòng bệnh cúm gia cầm (H5N1)
doTrung Quốc sản xuất, vaccine phòng bệnh dại (Rabigen-mono) và vaccine phòng
các bệnh thường gặp trên chó mèo như hexa dog, tetra dog.
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Campylobacter spp.
2.2.1 Phân loại

Giống Campylobacter được tìm ra đầu tiên năm 1909 và ban đầu được xếp
vào loài Vibrio fetus do hình dạng của nó giống họ Vibrionaceae. Sau đó,các nghiên
cứu cho thấy sự khác nhau về thành phần của nucleotid - base cũng như không có
khả năng lên men và oxi hóa đường (khác với Vibrio) nên được xếp thành giống
riêng là Campylobacter. Hiện nay đã biết được 4 loài gây bệnh chung cho người và
động vật là C. coli, C. jejuni, C. lari, C. upsaliensis (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích
Liên, 2001).
Theo J. P. Euzéby năm 2010 vi khuẩn Campylobacter spp. được phân loại
như sau
Ngành

Proteobacteria

Lớp

Epsilonproteobacteria

Họ

Campylobacteraceae

Giống

Campylobacter

9


Loài: C. coli, C. concisus, C. curvus, C. fetus, C. gracilis, C. helveticus,
C. hominis, C. hyointestinalis, C. insulaenigrae, C. jejuni, C. lanienae, C. lari,

C. mucosalis, C. rectus, C. showae, C. sputorum, C. upsaliensis.
2.2.2 Tính chất vi sinh vật
2.2.2.1 Hình thái
Campylobacter là những vi khuẩn Gram âm có hình xoắn ốc hoặc cong,
không nha bào, di động mạnh do một chiếc roi ở đầu (Bùi Quý Huy, 2003).
Theo Nguyễn Thanh Bảo (2006), Campylobacter là những vi khuẩn Gram âm
có hình dạng dấu phẩy nếu chiều dài ngắn, hoặc chữ S nếu chiều dài trung bình, hoặc
dạng xoắn nếu vi khuẩn dài hơn, kích thước 0,2-0,8µm (chiều rộng) x 0,5-5µm
(chiều dài). Vi khuẩn Campylobacter có khả năng di động nhanh, mạnh, theo hình
xoắn ốc với chiên mao ở một đầu hay hai đầu. Chúng không có giáp mô và không có
nha bào.

Hình 2.2 Hình thái của vi khuẩn Campylobacter có hình xoắn ốc, Gram âm
(Nguồn: University of Liverpool, 2009
< />2.2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn Campylobacter thuộc loại vi hiếu khí. Chúng đòi hỏi sinh trưởng
trong môi trường vi hiếu khí khá nghiêm ngặt và không thể sống được với nồng độ
oxy bình thường trong áp suất khí quyển (Bùi Quý Huy, 2003).

10


Theo Phan Hồng Diễn (2005), vi khuẩn Campylobacter phát triển tốt ở môi
trường có 5% O2, 5 - 10% CO2, 85% N2. Nhiệt độ thích hợp nhất là 41 - 420C trong
môi trường có pH = 6,5 - 7,5 và hàm lượng nước hoạt động aw là 0,997.
Theo tiêu chuẩn ISO 10272 năm 1995 (xác định chỉ tiêu Campylobacter trong
thực phẩm và thức ăn gia súc), môi trường chọn lọc tốt nhất là môi trường thạch
Karmali và kế đến là môi trường thạch Preston.
2.2.2.3 Đặc tính sinh hóa
Hầu hết các loài và dưới loài của Campylobacter đều không có khả năng lên

mên đường lactose, glucose, sucrose (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
Phản ứng sinh hóa oxidase (+), catalase (+), nitrate (+), H2S (+).
Bảng 2.1 Một số tính chất sinh hóa của các Campylobacter spp. thường gặp trên heo

Loài - loài
phụ

C. fetus ss
fetus

Loài gây
bệnh

catalase

chính

Bò, cừu,
heo

Biến

H2S

đổi

trên

Nsitrate


TSI

H2S với

Mọc trong

Mọc ở

Acetat chì
1%

3,5%

glycine

NaCl

250C

420C

+

-

-

+

+


-

+

-

-

+

+

+

-

-

+

+

C.
mucosalis
(3 serovar

heo

A, B, C)


11


C.coli

Heo, gà,
người

C.hyointe

Heo,

stinalis

người

+

-

-

+

+

-

-


+

+

+

+

+

+

-

+

+ (ít)

+

-

-

+

+

-


-

+

Bò, chó,
cừu,
C. jejuni

mèo,
heo, gà,
người

(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)
2.2.2.4 Sức đề kháng
Phần lớn các loài Campylobacter bị bất hoạt ở 45 - 500C (Dương Thanh Liêm,
2006). Campylobacter spp. có thể sống được 2 - 4 tuần ở 40C, tồn tại
được 2 - 4 tháng ở -200C, tuy nhiên chúng chỉ sống được vài ngày ở nhiệt độ phòng
(M. Hunt, 1992).
Ngoài ra, sự có mặt của oxy và sự chiếu sáng dễ làm vi khuẩn chết. Một số
chủng của vi khuẩn mà điển hình là loài C. jejuni mẫn cảm mạnh với các kháng sinh
như erythromycin, tetracycline, chloramphenicol (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích
Liên, 2001).
2.2.2.5 Cấu trúc kháng nguyên
Sự nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên phần lớn dựa vào cấu trúc kháng
nguyên của C. jejuni. Đến nay đã xác định được 3 cấu trúc kháng nguyên, đó là
kháng nguyên bề mặt có bản chất là lipopolysacharide (LPS) gồm ít nhất
có 50 serotype bền với nhiệt, kháng nguyên lông H có bản chất là protein gồm
có 36 serotype và kháng nguyên màng ngoài OMP (Outer Membrane Proterin) loại
kháng nguyên này được dùng chế vaccine. Vaccine Campylobacter được tổng hợp từ

các chủng bền với nhiệt. Cấu trúc kháng nguyên của C. fetus khác với C. jejuni và
các loại khác (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).

12


2.2.3 Tính gây bệnh
Campylobacter là loại vi khuẩn hoại sinh trong đường ruột của người và động
vật. Trong thú y, bệnh được biết đầu tiên trên cừu và trâu bò, sau đó mới phát hiện
trên gia cầm, chó, mèo (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
Theo Trần Thanh Phong (1996), C. coli chủ yếu gây bệnh viêm ruột ở heo con
với triệu chứng tiêu chảy vấy máu và có chất nhầy. Còn những Campylobacter khác
thường gặp trên heo cai sữa hơn. C. coli cũng gây tiêu chảy kéo dài (mãn tính) có
chất nhầy nhưng không có máu. Campylobacter spp. gây thiệt hại trên heo con và
heo cai sữa nhưng hiếm khi chết.
Theo Anoymous (1993), vi khuẩn Campylobacter gây bệnh ở người thường
liên quan đến bệnh tiêu chảy với 2 loài chủ yếu là C. coli và C. jejuni (trích dẫn bởi
Võ Ngọc Bảo và cs, 2006). Hai loài C. coli và C. jejuni có thể xâm nhiễm và gây
bệnh bên ngoài đường ruột như bệnh viêm não, viêm màng trong tim, nhiễm trùng
khớp, viêm tủy xương (Allos, 1998; trích dẫn bởi Võ Ngọc Bảo và cs, 2006). Ngoài
ra, một biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp của bệnh nhiễm khuẩn
Campylobacter spp. là làm khởi phát chứng rối loạn tự miễn dịch còn gọi là hội
chứng liệt Guillain - Barre (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).
Vi khuẩn Campylobacter còn gây bệnh đường ruột có triệu chứng giống
Salmonella (tiêu chảy lẫn máu) hay như Shigella và viêm dạ dày ở trẻ em từ 5 tuổi
trở xuống dễ nhiễm bệnh do Campylobacter. Ở phụ nữ, vi khuẩn còn gây bệnh viêm
cơ quan sinh dục (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
2.2.4 Cách lây truyền
Theo Trần Thanh Phong (1996), đường lây truyền chính là qua phân, nguồn
nước nhiễm và qua môi trường. Miễn dịch mẹ truyền thì ngăn trở bệnh về mặt lâm

sàng nhưng không ngừa được sự nhân lên ở ruột. Heo mang trùng trong nhiều tháng
và thải 103 - 104 C.coli/g phân.
Ở động vật, sự lây truyền thường do con vật khỏe tiếp xúc, ăn phải thức ăn,
uống nước bị nhiễm khuẩn do con vật bệnh thải ra. Bệnh truyền sang người do ăn
phải thức ăn có chứa mầm bệnh như thịt gà, thịt vịt, thịt heo nấu chưa chín, uống sữa,

13


×