Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM AANUTRITM FOCUS SW2 LÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO TỪ 91 182 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.28 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM
AA-NUTRITM FOCUS SW2 LÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG
NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO TỪ 91 - 182 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ BÍCH THẢO
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012
 

 

 
 
Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

LÊ THỊ BÍCH THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNGCHẾ PHẨM


AA-NUTRITM FOCUS SW2 LÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG
NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO TỪ 91 - 182 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 08/2012

i
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Bích Thảo
Tên đề tài : “Đánh giá hiệu quả bổ sung chế phẩm AA-NutriTMFocus
SW2 lên tăng trọng và phòng ngừa tiêu chảy trên heo từ 91 - 182 ngày tuổi”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii
 


LỜI CẢM ƠN

Con xin khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người
của Cha Mẹ. Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động lực giúp con vững
bước trên con đường học tập.
Xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP HCM.
Ban chủ nhiệm khoa cùng với quý thầy cô khoa chăn nuôi Thú Y trường đại
học Nông Lâm TP HCM đã truyền đạt và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Ông Phạm Văn Vangchủ trang trại chăn nuôi heo đã tận tình giúp đỡ và chỉ
dạy tôi trong suốt thời gian thực tập.
Ban giám đốc của Cty TNHH Dược Phẩm Thế Cường đã tạo điều kiện tốt
nhất cho thầy trò chúng tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn :
Bạn bè lớp Thú y 33 và cô chủ nhiệm đã động viên, chia sẻ kinh nghiệm
trong thời gian học tập và viết bài.
Xin chân thành cảm ơn

Lê Thị Bích Thảo

iii
 


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả bổ sung chế phẩm
AA-NutriTMFocus SW2 lên tăng trọng và phòng ngừa tiêu chảy trên heo từ 91182 ngày tuổi” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo tư nhân ông Phạm Văn Vang,
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Thời gian từ ngày 7/12/2011 đến 15/03/2012. Thí

nghiệm được tiến hành trên 132 con heo chia thành 3 lô gồm : đối chứng (45 con),
thí nghiệm 1(45 con) và thí nghiệm 2 (42 con). Lô đối chứng sử dụng thức ăn của
trại không bổ sung chế phẩm.Lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 bổ sung chế phẩm
AA-NutriTMFocusSW2 ở giai đoạn 91-120 ngày tuổi với liều lần lượt là (350g/1tấn
TĂ và 700g/1tấn TĂ), giai đoạn 121- xuất chuồng (182 ngày tuổi) bổ sung chế
phẩm với liều lần lượt là (250g/1tấn TĂ và 500g/1tấn TĂ), Cho kết quả như sau :
Nhiệt độ trung bình của 4 tháng khảo sát là (27,870C), nhiệt độ trungbình cao
nhất vào tháng 3 (28,70C), thấp nhất là ở tháng 12 (27,350C). Ẩm độ trung bình của
4 tháng khảo sát là (59,38%), ẩm độ trung bình cao nhất là vào tháng12 (60,46%),
thấp nhất là vào tháng 2 (58,37%).
Tỷ lệ heo tiêu chảy ở giai đoạn 91-120 ngày tuổi rất ít, giai đoạn 121- xuất
chuồng lô đối chứng có tỷ lệ tiêu chảy cao nhất (15,91%). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
ở giai đoạn 91-120 ngày tuổi chỉ có ở lô thí nghiệm 2, giai đoạn 121-xuất chuồng
của lô đối chứng cao nhất (0,66%).Tỷ lệbệnh khác ở giai đoạn 91-120 ngày tuổi
giữa các lô không có sự khác biệt nhưng giai đoạn 121- xuất chuồng thì lô đối
chứng có tỷ lệ bệnh khác cao nhất 3,95%. Tỷ lệ heo chết chỉ có ở giai đoạn 121182 ngày tuổi ở lô đối chứng với tỷ lệ 2,27%, các lô khác không có tỷ lệ loại thải và
chết.
Trung bình tổng số E.coli (log10MNP/1gam mẫu) trong phân heo của lô đối
chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 ở thời điểm 90 ngày tuổi lần lượt là
(6,23; 5,87; 5,78). Không có sự hiện diện của Salmonella trong mẫu xét nghiệm

iv
 


phân heo của hai lô thí nghiệm giai đoạn 120 và 182 ngày và của lô đối chứng lần
lượt là ( 1,08 và 1,89 khuẩn lạc/1 gam mẫu).
Trọng lượng trung bình ở giai đoạn 90 ngày tuổi của lô thí nghiệm 1 cao nhất
(43,82 kg), giai đoạn 120 ngày tuổi và xuất chuồng cao nhất ở lô thí nghiệm 2 lần
lượt là (57,09 kg và 97,09 kg). Tăng trọng bình quân trên heo ở giai đoạn 91-120

ngày tuổi của lô thí nghiệm 2 cao nhất (21,81 kg), giai đoạn 121- xuất chuồng cao
nhất là lô thí nghiệm 1 (40,62 kg). Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 91-120 ngày tuổi
của lô thí nghiệm 2 cao nhất (0,73 kg/ con/ ngày), giai đoạn 121-182 ngày tuổi cao
nhất là lô thí nghiệm 1 (0,66 kg/ con/ ngày).
Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn 91-120 ngày tuổi của lô thí nghiệm 2 cao
nhất (1,87kg/con/ngày), giai đoạn 121- xuất chuồng cao nhất là lô thí nghiệm 1 (2,2
kg/con/ngày).Hệ số chuyển hóa thức ăn ở giai đoạn 91-120 ngày tuổi thấp nhất là lô
đối chứng (2,44), giai đoạn 121- 182 ngày tuổi thấp nhất là lô thí nghiệm 1.

v
 


MỤC LỤC
Trang tựa ........................................................................................................................ i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ii 
Lời cảm ơn ................................................................................................................... iii 
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv 
Mục lục.......................................................................................................................... vi 
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. x 
Danh sách các bảng ....................................................................................................... xi 
Danh sách các hình.......................................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 2 
1.2.1Mục đích ................................................................................................................ 2 
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................. 3 
2.1 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng .......................................................................... 3 
2.1.1 Hệ thống chuồng trại ............................................................................................. 3 

2.1.2 Thức ăn .................................................................................................................. 4 
2.1.3 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng .................................................................. 5 
2.1.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng ....................................................................................... 6 
2.1.5 Xử lý môi trường ................................................................................................... 8 
2.2 Đặc điểm sinh lý heo thịt ......................................................................................... 8
2.2.1 Giai đoạn 1 ............................................................................................................ 8 
2.2.2 Giai đoạn 2 ............................................................................................................ 9 
2.3 Bệnh tiêu chảy .......................................................................................................... 9 
2.3.1 Bệnh lý của tiêu chảy ............................................................................................ 9 

vi
 


2.3.2 Tiêu chảy do Salmonella ..................................................................................... 11 
2.3.3 Tiêu chảy do Campylobacter .............................................................................. 13 
2.3.4 Tiêu chảy do các nguyên nhân khác ................................................................... 14 
2.4 Kháng thể ............................................................................................................... 14
2.4.1 Định nghĩa ........................................................................................................... 14 
2.4.2 Kháng thể IgY ..................................................................................................... 14 
2.4.3 Tính ưu việc của IgY so với các kháng thể khác ( IgG) ..................................... 14 
2.5 Giới thiệu về chế phẩm AA-NutriTMFocus SW ..................................................... 15 
2.5.1. Khái niệm ........................................................................................................... 15 
2.5.2. Nguyên tắc chế tạo ............................................................................................. 16 
2.5.3. Thành phần và tác dụng của AA – NutriTM Focus SW ...................................... 17
2.6 Lược duyệt các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................. 18 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 21 
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................. 21 
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................ 21
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................. 21 

3.2 Nội dung ................................................................................................................ 21 
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 21
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 21 
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 21 
3.3.3 Khảo sát nhiệt độ và ẩm độ ................................................................................. 23 
3.3.4 Khảo sát bệnh tiêu chảy và các bệnh khác ......................................................... 23 
3.3.5 Khảo sát tổng số E.coli và Salmonella trong mẫu phân .................................... 24 
3.3.6 Khảo sát các chỉ tiêu tăng trọng .......................................................................... 25 
3.4 Xử lý số liệu .......................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 27 
4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ......................................................................... 27 
4.2 Khảo sát bệnh tiêu chảy và các bệnh khác ............................................................. 28 
4.2.1 Tỷ lệ heo tiêu chảy theo giai đoạn ...................................................................... 28 

vii
 


4.2.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo giai đoạn.............................................................. 29 
4.2.3 Tỷ lệ bệnh khác ................................................................................................... 30 
4.2.4 Tỷ lệ chết do tiêu chảy và nguyên nhân khác ..................................................... 31 
4..3 Khảo sát tổng sốE.coli vàSalmonella trong mẫu phân ......................................... 32 
4.4 Kết quả tăng trọng .................................................................................................. 33 
4.4.1 Trọng lượng trung bình trên heo ở từng giai đoạn .............................................. 33 
4.4.2 Tăng trọng bình quân trên heo ở từng giai đoạn ................................................. 35 
4.4.3 Tăng trọng tuyệt đối trên heo ở từng giai đoạn ................................................... 36
4.4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ ........................................................................................ 37 
4.4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................................... 38 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 40 
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 40 

5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 40 
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 42 
Phụ lục .......................................................................................................................... 45
 

viii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC

:Đối chứng

FMD

:Foot and Mouth Disease

HSCBTĂ

:Hệ số chuyển biến thức ăn

KS

:Khảo sát

SCCDNNK

:Số con chết do nguyên nhân khác


SCCDTC

:Số con chết do tiêu chảy

SCCDVP

:Số con chết do viêm phổi



:Thức ăn

TB

:Trung bình

THT

:Tụ huyết trùng

TL

:Trọng lượng

TLC

:Tỷ lệ chết

TLCDNNK


:Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác

TLCDTC

:Tỷ lệ chết do tiêu chảy

TLCDVP

:Tỷ lệ chết do viêm phổi

TLCH

:Tỷ lệ con ho

TLNCH

:Tỷ lệ ngày con ho

TLNTC

:Tỷ lệ ngày tiêu chảy

TLTB

:Trọng lượng trung bình

TLTC

:Tỷ lệ tiêu chảy


TN

:Thí nghiệm

TT

:Tăng trọng

TTTB

:Tăng trọng trung bình

TTTĐ

:Tăng trọng tuyệt đối

ix
 


DANH SÁCH CÁC BẢNGVÀ HÌNH

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng cám 866V ................................................................ 4 
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám 801V ................................................................ 5 
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cám 802 ................................................................... 5 
Bảng 2.4 Qui trình tiêm phòng vaccine cho nái và hậu bị ............................................. 6 
Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng vaccine cho heo thịt ..................................................... 6 
Bảng 2.6 Hàm lượng globulin miễn dịch (Nguồn: Bùi Huy Như Phúc, 2002) ........... 17
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm. .......................................................................................... 22

Bảng 3.2 Bảng bố trí lấy mẫu....................................................................................... 25 
Bảng 4.1 Nhiệt - ẩm độ trung bình chuồng nuôi .......................................................... 27 
Bảng 4.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy theo giai đoạn ................................................................ 28 
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo giai đoạn ....................................................... 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh khác ............................................................................................ 31 
Bảng 4.5 Tổng số E.coli và Salmonella trong phân heo .............................................. 32 
Bảng 4.6 Trọng lượng bình quân trên heo ở từng giai đoạn ....................................... 34 
Bảng 4.7 Tăng trọng bình quân trên heo ở từng giai đoạn .......................................... 35 
Bảng 4.8 Tăng trọng tuyệt đối trên heo ở từng giai đoạn ............................................ 36
Bảng 4.9 Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................. 38 
Bảng 4.10 Hệ số chuyển hóa thức ăn trên heo ở từng giai đoạn.................................. 39 
Hình 2.1 nguyên tắc tạo kháng thể thụ động................................................................ 16
 
 

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo công nghiệp là một bước phát triển lớn trong ngành chăn nuôi
nước ta hiện nay. Theo niêm giám thống kê (2010), tỷ trọng ngành chăn nuôi nước
ta chiếm 25% trong toàn ngành nông nghiệp và chiếm 78% giá trị sản xuất thịt lợn
trong ngành chăn nuôi, tổng đàn lợn cả nước là 27,4 triệu con giảm 9% so với năm
2009, tổng số heo thịt xuất chuồng đạt 49,3 triệu con tăng 7,4% so với năm 2009.
Với mật độ chăn nuôi heo ở những vùng kinh tế trọng điểm như tỉnh Đồng Nai với
hơn 1 triệu con như hiện nay, cùng với trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu thì việc

quản lý dịch bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo Võ Trọng Thành (cục chăn nuôi
– bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010), xu hướng phát triển của chăn nuôi
heo Việt Nam trong 10 năm đến là tăng quy mô đàn trong mỗi trại chăn nuôi, tăng
chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, giảm dịch bệnh, giảm ôi
nhiễm môi trường, giảm chất bổ sung nguy hại. Do đó trong tương lai kháng sinh sẽ
không còn là sự lựa chọn đầu tiên của các nhà chăn nuôi nữa, thay vào đó các nhà
chăn nuôi sẽ có xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học thay thế cho kháng sinh để
phòng ngừa bệnh đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế và thực phẩm an toàn, sạch
cho người tiêu dùng.
Hiện nay rất nhiều nông trại đau đầu về việc heo thịt bị tiêu chảy mãn tính, cho
dù đã áp dụng các biện pháp cùng vào cùng ra, vệ sinh tiêu độc chuồng trại kỹ
lưỡng nhưng các vấn đề trên vẫn liên tiếp xuất hiện trên heo con chuyển qua trại thịt
sau 3 tuần, khi kiểm tra phân thì thấy có tác nhân gây bệnh là Salmonella … Dựa
vào kết quả kiểm tra, trại cho sử dụng thuốc và heo dần phục hồi, thế nhưng nhóm

1
 


heo trên sau khi xuất chuồng, nhóm heo khác vào cũng gặp triệu chứng tương tự và
lần này hiệu quả sử dụng thuốc bị giảm sút (theo Woo Young Jae, 2012).
Để khắc phục tình trạng nêu trên AA-NutriTM Focus SW2 là sản phẩm có chứa
kháng thể từ lòng đỏ trứng gà, bổ sung vào thức ăn nhằm ngăn ngừa sự kết dính của
vi khuẩn Salmonella, Helicobacteri, Brachyspira và Campylobacter, làm giảm tỉ lệ
tiêu chảy cho heo mà không phải sử dụng kháng sinh, giảm hoặc không có sự hiện
diện của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên heo.Mang lại nguồn thực phẩm an toàn
cho người tiêu dùng, giảm tỷ lệ bệnh trên đàn heo và tăng trọng nhanh nên đã làm
tăng lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
Với mục đích kiểm nghiệm hiệu quả thực tế của việc sử dụng chế phẩm AANutriTMFocusSW2, được sự đồng ý của Bộ Môn Nội Dược , Khoa Chăn Nuôi Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của

TS.Nguyễn Tất Toàn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả bổ sung chế
phẩm AA-NutriTM Focus SW2 lên tăng trọng và phòng ngừa tiêu chảy trên heo
từ 91-182 ngày tuổi”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả chế phẩm AA-NutriTM Focus SW2 bổ sung vào thức ăn của
heo thịt giai đoạn từ 91 ngày tuổi đến 182 ngày tuổi thông qua các chỉ tiêu tăng
trưởng và tiêu chảy trên heo.
1.2.2 Yêu cầu
- Ghi nhận số liệu nhiệt độ và ẩm độ
- Theo dõi tỷ lệ tiêu chảy trên heo, tỷ lệ chết do tiêu chảy và tỉ lệ các bệnh khác
- Kiểm tra tổng số E.coli và Salmonella trong mẫu phân
- Theo dõi tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 QUI TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.1.1 Hệ thống chuồng trại
Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, có mái lợp bằng tole , chuồng được
thiết kế theo kiểu chuồng hở thoáng khí, được thiết kế theo hướng Đông Bắc –Tây
Nam. Chuồng nái đẻ và chuồng heo con cai sữa được thiết kế theo kiểu chuồng sàn,
có hệ thống ống nước giải nhiệt trên mái tole khi nhiệt độ cao vào buổi trưa (từ
10giờ đến 14giờ). Có hệ thống rãnh dẫn nước thải và phân vào hệ thống hầm
biogas.
Hệ thống nước uống cho heo được bơm từ giếng khoan lên các bể chứa, mỗi khu

chuồng đều có bể chứa nước này, mỗi bể chứa có thể tích từ 8 đến 12 khối. Từ các
bể chứa này, nước được dẫn theo các đường ống đến mỗi ô chuồng để heo có thể
uống nước dễ dàng.
2.1.1.1 Khu chuồng heo thịt
Khu chuồng nuôi heo thịt gồm 24 ô chuồng, chia thành hai dãy, kích thướt mỗi ô
chuồng là dài 7,5 m, rộng 6,5 m. Mỗi ô chuồng đều có máng ăn bán tự động và núm
uống tự động.
2.1.1.2 Khu chuồng nái khô và mang thai
Khu này có tổng diện tích là 50 m x 8,5 m. Được bố trí theo kiểu chuồng sàn
gồm 120 ô chuồng được chia thành hai dãy, diện tích mỗi ô chuồng là 0,8 m x 2,2
m. Nền chuồng có độ dốc là 5%, mỗi ô chuồng đều được bố trí máng ăn và núm
uống tự động.

3
 


2.1.1.3 Khu chuồng nái đẻ và heo con theo mẹ
Được bố trí theo kiểu chuồng sàn hiện đại, có tổng cộng 40 ô chuồng được chia
thành hai dãy và có thể lắp ráp thêm khi cần thiết, diện tích mỗi ô chuồng là
1,8 m x 2,2 m, được chia thành ba ngăn, một ngăn dành cho heo mẹ ở giữa và hai
ngăn hai bên cho heo con, có máng ăn, núm uống tự động và hệ thống đèn úm cho
heo con.
2.1.1.4 Khu chuồng heo cai sữa
Đó là hệ thống chuồng sàn hiện đại, thành chuồng được làm bằng thanh sắt
chống rỉ, nền chuồng được đúc bằng bêtông có những khe hở song song để tránh ứ
đọng phân, nước tiểu và nước, có hệ thống nước xả nhiệt tự động trên mái tole khi
nhiệt độ trong chuồng cao. Khu chuồng nuôi heo cai sữa gồm 40 ô chuồng được
chia thành hai dãy diện tích mỗi ô chuồng 4,5 m x 5,5 m,mỗi ô chuồng đều có
máng ăn bán tự động và núm uống tự động.

2.1.2 Thức ăn
Thức ăn cho heo ở trại là thức ăn Dr.Nupak của công ty TNHH Dinh Dưỡng Á
Châu sản xuất. Thức ăn cho heo nái là cám 866V, heo con tập ăn và heo cai sữa là
cám 801V, cám cho heo thịt là cám 802. Thành phần dinh dưỡng của cám được thể
hiện qua các bảng sau.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng cám 866V
Thành phần dinh dưỡng

Tỷ lệ

Độ ẩm (max) (%)

12

Protein thô (min) (%)

15,5

Năng lượng trao đổi (min) (Kcal/kg)

3050

Xơ (max) (%)

7

Ca (min – max) (%)

0,7-1,2


P (min)

0.8

Muối (min – max) (%)

0,4-0,5

Ghi chú : max ( mức giới hạn cao nhất), min ( mức giới hạn thấp nhất).
( Nguồn: công ty TNHH dinh dưỡng thực phẩm Á Châu, 2012).

4
 


Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám 801V
Thành phần dinh dưỡng

Tỷ lệ

Độ ẩm (max) (%)

12

Protein thô (min) (%)

19,5

Năng lượng trao đổi (min) (Kcal/kg)


3250

Xơ (max) (%)

5

Ca (min – max) (%)

0,7-1,0

P (min)

0,7

Muối (min – max) (%)

0,5-0,6

Chlortetracyline (max) (mg/kg)

200

Colistin (max) (mg/kg)

50

Hoóc môn và kháng hoóc môn

không có


Ghi chú : max ( mức giới hạn cao nhất), min ( mức giới hạn thấp nhất).
( Nguồn: công ty TNHH dinh dưỡng thực phẩm Á Châu, 2012).
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cám 802
Thành phần dinh dưỡng

Tỷ lệ

Độ ẩm (max) (%)

13

Protein thô (min) (%)

17

Năng lượng trao đổi (min) (Kcal/kg)

3100

Xơ (max) (%)

6,0

Ca (min – max) (%)

0,5-0,9

P (min)

0,7


Muối (min – max) (%)

0,5-0,6

Chlortetracyline (max) (mg/kg)

100

Hoóc môn và kháng hoóc môn

không có

Ghi chú : max ( mức giới hạn cao nhất), min ( mức giới hạn thấp nhất).
( Nguồn: công ty TNHH dinh dưỡng thực phẩm Á Châu, 2012).

5
 


2.1.3 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng
2.1.3.1 Qui trình vệ sinh thú y
Mỗi khu chuồng đều được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, chuồng nái và chuồng thịt
đều được xịt rửa hàng ngày, riêng chuồng cai sữa thì tùy theo thời tiết sẽ được xịt
rửa chuồng khoảng 2 – 3 lần/ tuần.
Lịch sát trùng chuồng trại không theo định kỳ, thường sát trùng trước khi
chuyển heo từ chuồng heo nái sang chuồng heo cai sữa 1 tuần, khi xuất bán heo và
khi có dịch ở những vùng xung quanh trại.
Hạn chế người ra vào trại, khách tham quan muốn vào thăm trại phải ở khu vực
cách ly vài ngày. Việc qua lại giữa các khu chuồng cũng rất hạn chế.

2.1.3.2 Qui trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng được trình bày qua các bảng 2.4 và 2.5
Bảng 2.4 Qui trình tiêm phòng vaccine cho nái và hậu bị
Nái

Thời gian phòng bệnh

loại vaccine

Heo hậu bị trước

tuần 1

giả dại(lần 1)

khi phối giống

tuần 2

dịch tả + FMD Pestvac + Aftofor

tuần 3

PR-Vacplus

giả dại( lần 2)

PR-Vacplus

Heo nái trước


6 tuần

THT + E.coli

Litter Guard

khi đẻ

5 tuần

dịch tả + FMD

4 tuần

giả dại(lần 3)

Pestvac+ Aftofor
PR-Vacplus

Chú thích: FMD ( foot and mouth disease), THT ( bệnh tụ huyết trùng).
Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng vaccine cho heo thịt
Ngày tuổi

phòng bệnh

loại vaccine

30 ngày


dịch tả

Pestvac

45 ngày

FMD

Aftofor

Chú thích: FMD ( foot and mouth disease)
2.1.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng
2.1.4.1 Nái khô và nái mang thai

6
 


Heo được cho ăn hai lần trong một ngày, vào lúc 7 giờ sáng và 16 giờ chiều.
Thức ăn là cám 866V. Sau khi cho heo ăn vào buổi sáng thì tiến hành xịt rửa
chuồng và máng ăn. Lượng thức ăn cho heo tùy thuộc vào thể trạng của mỗi heo.
Phân được hốt sau khi cho heo ăn xong. Nái trước khi đẻ khoảng 1 tuần thì được
chuyển lên chuồng nái đẻ.
2.1.4.2 Nái đẻ và heo con theo mẹ
Heo được cho ăn hai lần trong một ngày vào lúc 7 giờ sáng và 16 giờ chiều.
Thức ăn cho heo mẹ là cám 866V, cho heo mẹ ăn tự do để đủ sức nuôi heo con.
Việc xịt rửa chuồng trại được tiến hành vào buổi sang sau khi cho heo ăn, phân
được hốt liên tục trong ngày. Heo con gần đến ngày cai sữa được tập ăn bằng cám
801V.
Heo nái sau khi sinh được chích oxytocine 4-5ml/nái, nhằm loại thải sản dịch,

tránh tình trạng sót nhau và kích thích thải sữa. Những nái đẻ sai và nghi ngờ sốt
sữa thì truyền glucose có pha super-amino với tỷ lệ gluose và super-amino là 1
chai:20 ml.
Heo con mới sinh ra dùng khăn vải sạch mềm lau sạch thân mình, móc nhớt ở
miệng mũi cho heo con dễ thở, chuồng có chuẩn bị sẵn đèn úm và trải bao bố để giử
ấm cho heo con sơ sinh, cho heo con sơ sinh bú sữa đầu tròng vòng 24 giờ sau khi
sinh, mỗi lần cách nhau 1 giờ. Heo con được 3 ngày tuổi thì tiến hành cắt đuôi và
chích sắt lần 1 mỗi con 2 ml, ngày thứ 10 tiến hành thiến đực cho những con không
để lại làm giống và chích sắt lần 2 mỗi con 2 ml. Heo được 25 đến 28 ngày thì cai
sữa.
Heo con được tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày vào buổi sáng
sớm để xem heo nằm co cụm hay nằm rải rác, tình trạng phân heo, tình trạng
khớp… nếu phát hiện những con bị bệnh thì tiến hành điều trị ngay.
2.1.4.3 Heo con cai sữa
Heo con cai sữa được cho ăn bốn lần trong một ngày vào lúc 7 giờ, 10 giờ, 16
giờ, 22 giờ bằng cám 801V, cho heo ăn tự do bằng máng bán tự động. theo dõi tình
hình bệnh hàng ngày vào những lúc cho heo ăn và điều trị bệnh sau đó. Chuồng trại

7
 


được xịt rửa khoảng 2-3 lần trong một tuần vào những ngày thời tiết ấm áp. Hàng
ngày chuồng trại vẫn được dọn dẹp sạch sẽ. Heo trên 60 ngày tuổi sẽ được chuyển
qua nuôi thịt sau khi đã được tiêm phòng đầy đủ.
2.1.4.4. Heo thịt
Sau khi heo được 60 ngày tuổi thì chuyển qua nuôi heo thịt và ăn cám 802 cho
đến khi xuất chuồng. Heo được cho ăn tự do bằng máng bán tự động. Việc vệ sinh
xịt rửa chuồng trại được tiến hành vào buổi sáng sau khi cho heo ăn xong. Kiểm tra
tình hình bệnh của heo hàng ngày kết hợp với điều trị bệnh.

2.1.5 Xử lý môi trường
Nước thải và phân được dẫn vào hầm xử lý biogas, lượng khí sinh ra dùng chạy
máy phát điện phục vụ cho toàn bộ hệ thống điện trong trại vì vậy đã tiết kiệm chi
phí điện trong trại rất nhiều.
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO THỊT
Sau giai đoạn cai sữa, những heo không làm giống được chuyển xuống nuôi thịt
có trọng lượng 15 – 20 kg, thời gian nuôi thịt khoảng 3,5 – 4 tháng để có thể đạt
trọng lượng xuất chuồng từ 90 – 100 kg, đây là mức trọng lượng xuất chuồng hợp
lý nhất vì lúc này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có
xu thế tích nhiều mỡ, nếu nuôi kéo dài sẽ không có lợi (Võ Văn Ninh, 2001). Thời
gian nuôi heo thịt có thể chia thành 2 giai đoạn:
2.2.1 Giai đoạn 1
Khoảng 2 tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ thần kinh,
do đó cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để phát triển chiều dài và chiều cao.
Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển,
hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự
tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Trái lại, nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng
chi phí, dư thừa protein sẽ bị đào thải ở dạng urê, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ
sớm. Dư khoáng chất nhất là canxi-photpho sẽ gây hậu quả xấu cho sự hóa cốt tạo
xương, một số khoáng dư thừa sẽ gây độc.
Trong giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng khoảng 50 kg.

8
 


2.2.2 Giai đoạn 2
Khoảng 2 – 3 tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô
liên kết, con thú nảy nở theo chiều ngang, mập ra.
Giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1. Nhu cầu protein,

khoáng chất, sinh tố cho mỗi kg thức ăn ít hơn giai đoạn đầu. Dư thừa dưỡng chất
lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng trọng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng
chất con thú trở nên gầy còm, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần
thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng (Võ Văn Ninh, 2006).
Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng từ 90 – 100kg.
Heo thịt thường được nuôi từ 20 đến 40 con mỗi ô chuồng, tùy theo diện tích
chuồng nuôi, nhốt nhiều quá trong một ô làm cho công tác chuẩn đoán bệnh hàng
ngày gặp khó khăn, dễ bỏ sót những con mới phát bệnh. Chuồng heo thịt phải
thoáng mát có độ dốc thoắt nước tốt, không lồi lõm, đọng ứ phân nước tiểu. Nên
tắm mát thường xuyên lúc khí hậu nóng để kích thích sự thèm ăn cho heo lớn
nhanh, mau xuất chuồng. Có thể cho heo ăn theo bữa hay cho ăn tự do với thức ăn
khô trong máng bán tự động và đầy đủ nước uống. Nếu có điều kiện cho heo vận
động ở sân cỏ hay sân cát để heo có hệ cơ tốt, ít mỡ, thịt ngon, không nhão, bệ (Võ
Văn Ninh, 2006).
Heo giai đoạn từ cai sữa chuyển qua nuôi thịt, do thây đổi chuồng trại, thức ăn
nên heo sẽ bị tiêu chảy rất nhiều, nên thây đổi thức ăn từ từ, tránh thây đổi thức ăn
đột ngột ở giai đoạn này. Cần theo dõi heo chặt chẽở giai đoạn này và kết hợp với
việc điều trị bệnh hàng ngày.
2.3 BỆNH TIÊU CHẢY
2.3.1 Bệnh lý của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), tất cả các bệnh tiêu chảy đều có liên quan đến việc
tăng số lượng của những chất ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu ở lòng ruột. khi ấy
nước di chuyển từ gian bào vào dịch chất trong lòng ruột.
2.3.1.1 Cơ chế của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), có 5 cơ chế của tiêu chảy như sau:

9
 



(1) Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa khi ấy tiêu chảy do hấp thu
kém. Tuy ruột già có khả năng hấp thu một lượng nước gấp 3 – 5 lần lượng nước đi
vào ruột non nhưng khi lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột
già thì hệ thống đệm ở ruột già không thể đảm bảo vai trò hấp thu nước, kết quả là
thú tiêu chảy.
(2) Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu chảy
do thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hóa và hấp thu đều kém. Chẳng hạn, virus
gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm làm nhung mao bất dưỡng và hậu quả đưa
đến tiêu chảy cũng giống như khi thú non ăn quá nhiều. Tiêu chảy do kém tiêu hóa
hay kém hấp thu có thể giảm đi nếu cho thú nhịn đói. Trong trường hợp này phân
của thú có tính thẩm thấu cao, thể tích phân ít hơn so với khi tiêu chảy do phân tiết
ion, và phân có thể acid do tiết H+ và Cl-. Điều này giúp chuẩn đoán phân biệt trong
trường hợp tiêu chảy do phân tiết ion nhiều và tiêu chảy do kém tiêu hóa / hấp thu.
(3) Tiêu chảy do phân tiết nhiều. Các chủng E.coli tiết độc tố đường ruột là nguyên
nhân thường gặp của loại tiêu chảy này. Vi sinh này không thâm nhập vào cơ thể và
không gây bệnh tích mô học ở màng nhày ruột non nhưng gây xáo trộn lớn về hóa
học do hai độc tố: độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.
(4) Tăng tính thấm của đường ruột cũng có thể xảy ra tiêu chảy. Tăng tính thấm
thường xảy ra trong các trường hợp mà hiện tượng viêm làm tổn thương tế bào ruột,
gây mất tính hợp nhất của mối nối giữa các tế bào và gia tăng áp lực của lớp đệm
trong thành ruột.
(5) Xáo trộn về vận động cơ học của ruột ít được hiểu rõ. Ngày nay, người ta biết
rằng sự tăng vận động của ruột non ít đưa đến tiêu chảy. Thay đổi về sự vận động
có thể xảy ra ở bệnh do độc tố của E.coli và bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm.
Trong hai trường hợp này, tăng vận động chỉ góp phần vào tiêu chảy mà không phải
là nguyên nhân.
2.3.1.2 Hậu quả sinh lý của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), có ba hậu quả sinh lý do tiêu chảy:

10

 


(1) Ảnh hưởng rõ rệt nhất là mất dịch ngoại bào (dịch nằm giữa các tế bào, nước
của máu). Mất 15% dịch ngoại bào làm xuất hiện triệu chứng lâm sàng như giảm
huyết áp, tim đập nhanh, thú tím tái…. Mất 30% dịch ngoại bào sẽ gây chết. Cung
cấp dịch là biện pháp ưu tiên trong trị liệu bệnh tiêu chảy. Sự thành công của truyền
dịch qua đường miệng thay đổi tùy theo loại tiêu chảy. Trong tiêu chảy do phân tiết
khi nhiễm nội độc tố vi khuẩn, vận chuyển đồng hướng Na/glucose ở ruột không bị
ảnh hưởng, như vậy cho uống dung dịch điện giải chứa glucose rất hữu hiệu. Trong
tiêu chảy nhẹ do virus, lớp màng nhầy vẫn còn đủ chức năng để tiếp nhận dung dịch
cho uống, nhưng dung dịch uống không hữu hiệu khi tiêu chảy nặng do virus.
(2) Thay đổi nồng độ ion trong máu. Toan huyết (giảm pH máu) trầm trọng do bởi
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là do mất HCO3- qua phân. Tác động ý
nghĩa nhất là tăng Kali huyết. Khi hàm lượng Kali trong máu tăng thì nhịp tim
giảm. Tỷ số giữa K+ ngoại bào và K+ nội bào thay đổi sẽ làm giảm hiệu thế nghỉ của
màng tế bào do đó hoặt động của cơ tim bị rối loạn và thú có thể chết.
(3) Thay đổi do biến dưỡng. Giảm glucose huyết thường xảy ra trong trường hợp
tiêu chảy cấp tính trầm trọng vì thú biếng ăn, giảm hấp thu dưỡng chất, ức chế tân
tạo đường và tăng thủy phân glycogen. Khi ấy, thân nhiệt hạ thấp vì không đủ
glucose trong việc tạo năng lượng ở các cơ quan, thú dễ bị nhiễm trùng.
2.3.2 Tiêu chảy do Salmonella
2.3.2.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Như Pho (2011), bệnh tiêu chảy do Salmonella có biểu hiện sốt
vừa, kèm theo viêm phổi, xuất huyết lấm tấm ở vùng da mỏng, heo suy nhược dần,
chết chậm (sau 4 đến 5 ngày mắc bệnh), mổ khám thấy ruột xuất huyết nhiều nơi,
loét ở ruột già, phổi viêm xuất huyết, lách sưng to và dài.
2.3.2.2 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 3-6 ngày, có thể dài hơn tùy theo số lượng, độc lực, sức
đề kháng …(Trần Thanh Phong, 1996).

 Thể bại huyết

11
 


Thường gặp trên heo con khoảng 2 tháng tuổi với biểu hiện: sốt cao 40,5-41,5oC,
nằm yên một chỗ, yếu ớt, có thể có biểu hiện thần kinh, máu đỏ tím ở da lỗ tai,
chân, lưng. Chết trong 24 – 48 giờ (tỷ lệ chết có thể 100%) (Trần Thanh Phong,
1996).
 Thể tiêu hóa
Cấp tính
Thường gặp trên heo con, sốt 40 – 41,5 0C, bỏ ăn, nằm tụm lại một chỗ, chết sau
2-4 ngày. Tính chất thường thấy ở bệnh tiêu chảy do Salmonellalà viêm dạ dàyruột, xáo trộn hô hấp, ói, mữa, tiêu chảy phân vàng, phân hiếm khi có máu tươi
(Trần Thanh Phong, 1996).
Mãn tính
Từ cấp tính chuyển sang, một số có thể ho, thở khó, viêm khớp….Heo chậm
tăng trưởng, có thể chết 1-3 tháng sau, tình trạng còi cọc.Thường gặp trên heo nuôi
vỗ béo (khoảng 4 tháng), bệnh số và tử số biến đổi 5 – 75 % (trên heo con ) (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.3.2.3 Bệnh tích
 Thể bại huyết
Xác vật chết tình trạng có vẻ tốt, da (lưng, lổ tai) đỏ tím, hạch bạch huyết triển
dưỡng và xuất huyết, lách triễn dưỡng, bệnh tích vi thể cho thấy có nhiều ổ hoại tử
và cục huyết khối.
 Thể tiêu hóa
Cấp tính
Da (lưng, lỗ tai …) có thể sậm màu, ruột viêm có thể chứa những mảnh những tế
bào hoại tử (của màng niêm ruột và manh tràng), hạch ruột tăng thể tích và xuất
huyết.Phổi viêm và có sự hóa gan. Gan nhạt màu, có thể sưng, dễ vỡ và túi mật

căng, dịch mật đặc, đôi khi có những ổ hoại tử dẫn đến hoàng đản.Thận có thể xuất
huyết điểm, triển dưỡng. Lách sung huyết và triển dưỡng (đôi khi có ổ hoại tử ).
Mãn tính

12
 


Thành ruột dày và có nhiều chổ bị hoại tử. Đôi khi những vết loét hình nút ở van
hồi manh tràng và thường xuất huyết. Các vết loét nối liền nhau thành mảng.Hạch
ruột xuất huyết, có khi có mủ, bã đậu.Gan, lách có thể có những đốm hoại tử sưng
mềm.Phổi có thể viêm, có những ổ bả đậu.Xoang bụng tích nước dẫn đến viêm
phúc mạc (viêm cơ tim, viêm khớp).
Bệnh tích vi thể : những ổ hoại tử ở gan, lách, hạch.
2.3.2.4 Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996), việc sử dụng kháng sinh kết hợp với corticoid
và tăng cường trợ sức trợ lực có thể mang lại kết quả khả quan.
Chloramphenicol hoặc tetracyline 40mg/kg hoặc sulfathiazole, sulfamerazin,
sulfaguanidin 100-200mg/kg dùng trong 04 ngày.
Sử dụng trắc nghiệm kháng sinh đồ là biện pháp cần thiết nếu nghi bệnh do
nhiễm Salmonella.
2.3.3 Tiêu chảy do Campylobacter
Là bệnh tiêu chảy có chất nhầy, máu tươi trên heo con 3 ngày – 3 tuần tuổi với
bệnh tích viêm ở hồi tràng và ruột già do Campylobacter gây nên, bệnh gây thiệt hại
về kinh tế nhưng hiếm khi gây chết. Giống Campylobacterlà phẩy khuẩn, gram âm,
di động nhờ một tiêm mao ở đầu. Sau khi xâm nhập Campylobactersẽ nhân lên ở
ruột non, đặc biệt ở hồi tràng, tai đây nó sẽ kết hợp với niêm mạc. Người ta giả định
Campylobactersản sinh cytotoxin gây viêm và biến đổi ở ruột non, đôi khi ở ruột
già. Thú mắc bệnh có thể sốt nhẹ 400C trong 2-3 ngày, trên heo cai sữa thành ruột
non đặc biệt ở phần cuối dầy lên, ruột già có thây đổi như viêm manh tràng và ruột

già hoại tử, xuất huyết.
Heo được điều trị bằng cách cho uống kháng sinh như Neomycin, tetracycline,
aminoglycoside, macrolides, enrofloxacin. Cần chú trọng đến việc vệ sinh phòng
bệnh, sử dụng nước có Chlor, đưa lượng thấp thuốc kháng vi trùng vào trong thức
ăn để phòng bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).

13
 


2.3.4 Tiêu chảy do các nguyên nhân khác
Biểu hiện tiêu chảy còn xuất hiện khi heo bị viêm ruột do ngộ độc, thức ăn, ký
sinh trùng, độc tố trong nấm mốc….đều có thể khiến heo bị tiêu chảy.
2.4 KHÁNG THỂ
2.4.1 Định nghĩa
Theo Lâm Thị Thu Hương (2010), kháng thể là các globulin có trong huyết
thanh động vật, có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh
ra nó.
2.4.2 Kháng thể IgY
IgY
Cấu trúc tổng thể của IgY tương tự như các kháng thể khác, cũng bao gồm hai
chuỗi nhẹ và hai chuỗi nặng. Khối lượng phân tử vào khoảng 180 kDa, nặng hơn
một ít so với IgG của loài hữu nhũ (~ 160 kDa). Chuỗi nặng gồm 1 vùng siêu biến
(V) và 4 vùng hằng định (C), chuỗi nhẹ gồm 1 vùng V và 1 vùng C. Đoạn Fc của
IgY cũng đóng vai trò trung gian trong việc quyết định các hiệu quả sinh học của hệ
miễn dịch như hoặt hóa chức năng bổ thể và opsonin hóa (opsonization).
IgY là globulin miễn dịch được tím thấy trong lòng đỏ trứng gà. Cấu trúc của nó
giống với globulin lớn trong huyết thanh nhưng nó khác với IgG của động vật có vú
(Larsson, 1993). Theo Warr và ctv (2001), IgY có chức năng tương tự IgG của gia
cầm, động vật lưỡng thê và loài bò sát.

2.4.3 Tính ưu việt của IgY so với các kháng thể khác ( IgG)
Immunoglobulin Yolk ( IgY) : sử dụng các kháng thể của gia cầm ( chủ yếu là
gà ), có tên gọi qui ước là IgY, có một số tiện lợi chủ yếu sau:
(1) Gà hình thành đáp ứng kháng thể mạnh với các kháng nguyên của động vật có
vú có tính sinh miễn dịch yếu và có độ bảo thủ cao (Tô Long Thành, 2007).
(2) Do sự sai khác rất xa về di truyền giữa các loài chim và các động vật có vú, có
thể sử dụng IgY làm nguồn kháng thể có độ đặc hiệu cao kháng lại các kháng
nguyên của động vật có vú với hoặc tính phản ứng chéo thấp nhất (Tô Long Thành,
2007).

14
 


×