Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG BACITRACIN METHYLEN DISALICYLATE (BMD), DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG RIÊNG LẺ HAY KẾT HỢP TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.21 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG BACITRACIN
METHYLEN DISALICYLATE (BMD), DIỆP HẠ CHÂU
ĐẮNG RIÊNG LẺ HAY KẾT HỢP TRONG
THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HOÀNG OANH
Lớp: DH08TA
Ngành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2008 – 2012
Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

LÊ THỊ HOÀNG OANH

SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG BACITRACIN
METHYLEN DISALICYLATE (BMD), DIỆP HẠ CHÂU
ĐẮNG RIÊNG LẺ HAY KẾT HỢP TRONG
THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư sản xuất thức ăn


chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Lê Thị Hoàng Oanh
Tên khóa luận:“So sánh hiệu quả khi sử dụng Bacitracin Methylen
Disalicylate (BMD), diệp hạ châu đắng riêng lẻ hay kết hợp trong thức ăn gà
thịt công nghiệp”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ môn Dinh Dưỡng. Toàn thể quý thầy, cô trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình học
tập tại trường.

Ghi nhớ công ơn
Lời đầu tiên con xin cảm ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người
đã tận tụy lo lắng và hy sinh để con có được ngày hôm nay.
Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Dương Duy Đồng người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp, Cô Nguyễn Thị Hiếu Phương đã nhiệt tình và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập.
Gửi lời cảm ơn đến
Các anh chị thực tập ở bệnh xá thú y đã giúp đỡ em trong quá trình phân tích
và xử lí mẫu.
Bạn Trinh, bạn Tài, bạn Tơn, tập thể lớp DH08TA, các em TA35, TA 36,
TA37 và tất cả các anh em trong trại đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn !
Lê Thị Hoàng Oanh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “So sánh hiệu quả khi sử dụng Bacitracin Methylen Disalicylate
(BMD), diệp hạ châu đắng riêng lẻ hay kết hợp trong thức ăn gà thịt công nghiệp”
được thực hiện từ 17/2/2012 – 31/3/2012 tại trại Thực Nghiệm khoa Chăn Nuôi
Thú Y nằm trong khu vực trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, được tiến
hành trên 280 gà thịt (Cobb 500) 7 ngày tuổi, bố trí theo kiểu thí nghiệm hoàn toàn
ngẫu nhiên một yếu tố. Chia làm 5 lô, mỗi lô có 5, 6, 7 lần lặp lại, có 9– 10 gà/lần
lặp lại. Gà ở lô I (lô đối chứng) được cho ăn thức ăn căn bản, ở lô II thức ăn căn bản

có bổ sung kháng sinh 0,03% BMD, lô III bổ sung 1% DHCĐ, lô IV bổ sung cả
kháng sinh 0,03% BMD và 1% DHCĐ, lô V bổ sung 0,25% DHCĐ.
Qua 6 tuần cho ăn, trọng lượng bình quân và tăng trọng tuyệt đối của gà ở lô
I cao nhất, lô IV thấp nhất. Lô II cao hơn lô III, cao hơn lô IV. Nghĩa là lô bổ sung
0,03% BMD có TLBQ và TTTĐ cao hơn lô bổ sung 1% DHCĐ và lô kết hợp.Thức
ăn tiêu thụ bình quân của gà ở lô I (111,2 g/con/ngày) cao nhất, tiếp theo là lô IV
(109,3 g/con/ngày), lô II (109,2 g/con/ngày), lô V (108,1 g/con/ngày), thấp nhất là
lô III (106,4 g/con/ngày). Hệ số chuyển biến thức ăn của gà ở lô IV (1,94 kgTĂ/kg
P) cao nhất, kế tiếp là lô V (1,91 kgTĂ/kg P), lô I, lô II và lô III tương đương nhau.
Tỉ lệ quầy thịt, tiết, lông, đùi, ức của các lô thí nghiệm đều không có sự khác biệt có
ý nghĩa (P > 0,05). TLBQ, TTTĐ của lô III lớn hơn lô V, thức ăn tiêu thụ và hệ số
chuyển biến thức ăn của lô III thấp hơn lô V. Lô bổ sung 1% DHCĐ tốt hơn lô bổ
sung 0,25% DHCĐ. Tuy nhiên sự khác biệt này hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt
thống kê với P > 0,05
Khảo sát mật độ vi khuẩn trên manh tràng và trực tràng của gà thí nghiệm
cho thấy ở lô II thấp nhất, lô III, lô I, lô V. Qua đó thấy rằng việc bổ sung BMD vào
khẩu phần thức ăn làm giảm mật độ vi khuẩn trong phân so với các lô khác.
Từ khoá: Gà thịt, BMD, diệp hạ châu đắng

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Giới thiệu kháng sinh ............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................3
2.1.2 Phân loại .............................................................................................................3
2.1.3 Lợi ích của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ...........................4
2.1.4 Cơ chế tác dụng của kháng sinh .........................................................................5
2.1.5 Sơ lược về tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ....................7
2.1.6 Kháng sinh Bacitracin ........................................................................................7
2.2 Sơ lược về cây diệp hạ châu đắng .........................................................................8
2.2.1 Phân loại .............................................................................................................8
2.2.2 Đặc điểm ............................................................................................................9
2.2.3 Thành phần các hợp chất trong cây Diệp hạ châu đắng...................................10
2.2.4 Tác dụng của cây diệp hạ châu đắng................................................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................15

v


3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................15
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................15
3.2 Nội dung thí nghiệm............................................................................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................15
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................15

3.3.2 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................15
3.4 Các điều kiện tiến hành thí nghiệm .....................................................................16
3.4.1 Thức ăn.............................................................................................................16
3.4.2 Chuồng trại .......................................................................................................20
3.4.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc gà .............................................................................21
3.4.4 Vệ sinh phòng bệnh..........................................................................................22
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................23
3.5.1 Tăng trọng ........................................................................................................23
3.5.2 Sử dụng thức ăn................................................................................................24
3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống .................................................................................................24
3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát ..................................................................................25
3.5.5 Theo dõi số lượng Salmonella và Clostridium ................................................26
3.6 Xử lý số liệu ........................................................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................27
4.1 Kết quả về tăng trọng ..........................................................................................27
4.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ..............................................................................28
4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân..................................................................................30
4.3.1 Thức ăn tiêu thụ bình quân toàn thí nghiệm ....................................................30
4.3.2 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) ............................................................32
4.3.3 Tỷ lệ nuôi sống .................................................................................................33
4.3.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát ..................................................................................34
4.3.5 Số lượng Salmonella và Clostridium ...............................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................36
5.1 Kết luận ...............................................................................................................36

vi


5.2 Đề nghị ................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37

PHỤ LỤC ..................................................................................................................39

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

BMD

Bacitracin Methylen

Nghĩa

Disalicylate
DHCĐ
FCR

Diệp hạ châu đắng
Feed Convertion Ratio

Hệ số chuyển biến thức ăn

HSCBTĂ

Hệ số chuyển biến thức ăn

TTTĐ


Tăng trọng tuyệt đối

TĂTTBQ

Thức ăn tiêu thụ bình quân

TLBQ

Trọng lượng bình quân

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................16
Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu thức ăn gà giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi ................17
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu thức ăn gà giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi .............18
Bảng 3.4 Thành phần hóa học (theo tính toán) của thức ăn thí nghiệm ...................19
Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng mẫu thức ăn thí nghiệm ......................................19
Bảng 3.6 Thành phần dưỡng chất trong DHCĐ sau phân tích .................................20
Bảng 3.7 Hàm lượng hoạt chất DHCĐ sau phân tích ...............................................20
Bảng 3.8 Lịch chủng ngừa cho gà .............................................................................23
Bảng 4.1 Trọng lượng tích lũy bình quân của gà (g/con) .........................................27
Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) .......28
Bảng 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) .........30
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua các giai đoạn (kgTĂ/ kg tăng trọng) .......32
Bảng 4.5 Tỉ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn (%) ............................................33
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu mổ khảo sát ............................................................................34

Bảng 4.7 Số lượng Salmonella và Clostridium có trong phân..................................35

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm ............................................27
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của toàn thí nghiệm..............................................30
Biểu đồ 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân toàn thí nghiệm ..........................................31
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn toàn thí nghiệm ..........................................32

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Gia súc khỏe mạnh và cho năng suất cao là điều kiện tiên quyết để đạt hiệu
quả trong chăn nuôi. Cho nên các nhà chăn nuôi luôn tìm mọi cách làm sao cho vật
nuôi tăng trọng nhanh, sinh sản nhiều, ít bệnh tật, năng suất cao...từ đó thu về lợi
nhuận cao. Một trong những việc làm phổ biến hiện nay là bổ sung các chất kháng
sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm giúp đạt được mục đích đó. Bởi lẽ sức đề kháng
bệnh của vật nuôi là một trong những yếu tố quyết định sự tăng trọng của vật nuôi.
Trong các năm trở lại đây, việc sử dụng kháng sinh trong mức cho phép đã trở nên
rộng rãi khắp thế giới như một biện pháp phòng bệnh và nâng cao năng suất, tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn, đặc biệt là diệt các vi khuẩn xâm hại đường ruột như
Salmonella, Clostridium…chúng luôn hiện diện trong đường ruột và sẵn sàng gây
hại khi gặp điều kiện thuận lợi.
Tuy nhiên có những loại kháng sinh như Bacitracin ở dạng Bacitracin

Methylen Disalicylate (BMD) vẫn còn được phê duyệt để sử dụng trong thức ăn
chăn nuôi, đã được sử dụng rộng rãi với rất nhiều tác dụng phòng ngừa và kiểm soát
hoại tử ruột ở heo, gà do Clostridium spp gây ra, tăng cân, tăng sức đề kháng, cải
thiện hiệu quả thức ăn chăn nuôi, là thuốc đặc trị Clostridium.
Bên cạnh xu hướng phát triển về cả số lượng và chất lượng của ngành chăn
nuôi của ta hiện nay, sự yêu chuộng của người tiêu dùng đang hướng tới sản phẩm
sạch an toàn nên việc ứng dụng các chất có nguồn gốc thiên nhiên có trong các loại
thảo dược đang được mở rộng nghiên cứu và là biện pháp phòng bệnh tốt nhất
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi.
Đã từ lâu con người biết đến công dụng của dược thảo và đã ứng dụng trong
chăn nuôi. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra
một số chất có hoạt tính sinh học cao như niranthin, hypophyllanthin,
phyllanthin...có ở trong cây diệp hạ châu đắng. Diệp hạ châu đắng là một trong

1


những loại dược thảo có nhiều hoạt tính trong Đông y từ xa xưa được trồng nhiều ở
Việt Nam, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc, tăng
cường chức năng gan, điều trị sỏi mật, sỏi thận...(Thiên Lộc, 2010). Đặc biệt cây
diệp hạ châu đắng còn sở hữu đáng kể hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn
Salmonella typhi (Oluwafemi và Debiri, 2008)
Nhưng liệu việc bổ sung dược thảo có ảnh hưởng tốt hơn kháng sinh hay
không? Sử dụng riêng lẻ hay kết hợp cả hai thì biện pháp nào mang lại hiệu quả tốt
nhất, đó là vấn đề quan tâm của nhiều nhà chăn nuôi hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu đó và được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng gia súc,
khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, ban quản lí trại Thực
tập Chăn nuôi của khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành thí
nghiệm “So sánh việc sử dụng Bacitracin Methylen Disalicylate, diệp hạ châu

đắng riêng lẻ so với kết hợp trong thức ăn gà thịt công nghiệp”
1.2 Mục đích
Đánh giá được sự ảnh hưởng khi bổ sung Bacitracin Methylen Disalicylate,
diệp hạ châu đắng riêng lẻ hoặc kết hợp lên năng suất và khả năng diệt khuẩn của gà
thịt công nghiệp.
1.3 Yêu cầu
Thí nghiệm cho ăn trên gà thịt công nghiệp trong 6 tuần tuổi để thu thập các
số liệu liên quan đến khả năng tăng trọng theo từng giai đoạn, sử dụng thức ăn và
một số chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe gà.
Thu thập mẫu phân để theo dõi mật độ vi khuẩn Salmonella, Clostridium
trong phân gà thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu kháng sinh
2.1.1 Khái niệm
Thuốc kháng sinh là tất cả các chất hóa học, không kể nguồn gốc (chiết xuất
từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm
hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal)
bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh
vật.Với định nghĩa này, nhiều thuốc trước đây xếp vào nhóm chất kháng khuẩn tổng
hợp (sulfonamide, quinolone) bây giờ cũng được xếp loại là kháng sinh (Võ Thị Trà
An, 2007).
2.1.2 Phân loại
Theo Võ Thị Trà An (2007), kháng sinh được phân loại như sau:
 Phân loại theo cấu trúc hóa học
Nhóm beta– Lactam: Penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...

Nhóm aminoglycosid: Streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin...
Nhóm polypeptid: Colistin, bacitracin, polymyxin...
Họ tetracyclin: Tetracyclin, oxytetracyclin, doxycyclin, chlortetracyclin…
Nhóm phenicol: Chloramphenicol, thamphenicol
Nhóm macrolide: Erythromycin, spiramycin, tylosin...
Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolide: Lincomycin, virginiamycin...
Nhóm sulfamid: Sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol...
Nhóm diaminopyrimidin: Trimethoprim, diaveridin
Nhóm quinolon: Acid nalidixic, flumequin, norfloxacin...
Nhóm nitrofuran: Nitrofurazol, furazolidon, furaltadon...
Các nhóm khác: Glycopeptid, pleuromutilin, polyether ionophore...
 Phân loại theo cơ chế tác động

3


Kháng sinh tác động lên thành tế bào vi khuẩn: Nhóm beta – lactam,
bacitracin…
Kháng sinh tác động lên màng tế bào chất: Nhóm polypeptid và polyen.
Kháng sinh tác động lên sự tổng hợp protein của vi khuẩn: Nhóm aminosid,
nhóm phenicol, tetracyclin, nhóm macrolid.
Kháng sinh tác động lên sự tổng hợp acid nucleid của vi khuẩn: Rifampicin,
nhóm quinolon, nitrofuran, sulfamid, trimethoprim…
 Phân loại theo tính kháng khuẩn
Chia làm hai nhóm
o Kháng sinh kìm khuẩn (hay tĩnh khuẩn) không có tác hủy diệt mầm bệnh
mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của chúng. Các nhóm này gồm:
Tetracyclin, phenicol, macrolid, sulfamid, lincosamid…
o Kháng sinh sát khuẩn (hay diệt khuẩn) có tính tiêu diệt vi khuẩn gồm các
kháng sinh: Aminosid, polypeptid, beta– lactam, quinolon, rifampicin.

Bacitracin có thể có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn, phụ thuộc vào
nồng độ thuốc đạt được tại vị trí nhiễm khuẩn và vào sự nhạy cảm của vi khuẩn gây
bệnh (nguồn: Tailieu.vn, 2011).
Sự phân biệt này chỉ có tính tương đối vì bất kì kháng sinh nào cũng có tác
dụng kìm khuẩn và sát khuẩn tùy theo liều lượng cung cấp. Tuy nhiên, đối với
những kháng sinh chỉ có tính sát khuẩn ở nồng độ rất cao trong máu (có thể gây độc
tính hoặc tai biến) thì chỉ được sử dụng với mục đích kìm khuẩn ở liều thấp hơn.
2.1.3 Lợi ích của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng ức chế và loại bỏ sự
hoạt động của vi khuẩn bệnh, đặc biệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và hô hấp
trên động vật non, nhờ vậy làm cho chúng khỏe mạnh, tăng trưởng tốt (cải thiện 4 –
16% tốc độ tăng trưởng và 2 – 7% hiệu suất lợi dụng thức ăn) (Vũ Duy Giảng,
2009)
Theo Trần Quốc Việt (2007) trong chăn nuôi, kháng sinh được sử dụng với
3 mục đích:

4


o Điều trị bệnh
o Phòng bệnh
o Dùng như chất kích thích sinh trưởng
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà liều lượng và phương thức sử dụng kháng
sinh có khác nhau. Có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích của việc sử dụng kháng
sinh bổ sung trong thức ăn như chất kích thích sinh trưởng, nhưng tựu chung lại có
những lợi ích chính như sau:
o Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm.
o Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng
với sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn.
o Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỉ lệ thịt mỡ, tăng tỉ lệ thịt nạc, làm

cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
o Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn xảy ra những dịch bệnh do vi
trùng.
o Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.1.4 Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Theo Trần Quốc Việt (2007) các kháng sinh tác dụng cơ bản qua việc ức chế
các phản ứng tổng hợp rất khác nhau của các tế bào vi sinh vật gây bệnh. Chúng
liên kết vào các vị trí chính xác hay các phân tử đích của tế bào vi sinh vật mà tạo ra
các phản ứng trao đổi chất. Các đích tác dụng đặc trưng cho từng nhóm kháng sinh,
tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta vẫn chưa biết chính xác hết. Có tác dụng
khác nhau đối với tế bào vi khuẩn hoặc nấm:
o

Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn

Các nhóm kháng sinh gồm có penicillin, bacitracin, vancomycin. Do tác động lên
quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực bào phá vỡ do thay
đổi áp suất thẩm thấu.
o

Ức chế chức năng của màng tế bào. Các nhóm kháng sinh gồm có

colistin, polymyxin, gentamicin, amphoterricin. Cơ chế làm mất chức năng của
màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra ngoài.

5


o Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein
Cơ chế tác động của kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng: có rất nhiều

thuyết khác nhau và mỗi thuyết đều có những cơ sở khoa học rất thuyết phục. Dưới
đây là một số giải thích về cơ chế tác động của kháng sinh như những chất kích
thích sinh trưởng:
Kiểm soát bệnh tật
Kháng sinh có tác dụng ngăn chặn hoặc kìm hãm sự hoạt động của các vi
sinh vật gây nên những bệnh dưới lâm sàng ở gia súc và chính tác động kìm hãm
này làm tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gia súc.
Tiết kiệm chất dinh dưỡng
Khi gia súc được ăn thức ăn có kháng sinh, quần thể vi sinh vật trong đường
tiêu hoá của gia súc thay đổi theo chiều hướng giảm các loài vi sinh vật cạnh tranh
chất dinh dưỡng (chủ yếu các vitamin và acid amine) với vật chủ và tăng số lượng
loài vi sinh vật có khả năng tạo ra một số chất dinh dưỡng mà vật chủ cần.
Ảnh hưởng đến trao đổi chất
Bổ sung kháng sinh liều thấp tăng cường quá trình trao đổi chất và một số
chức năng của cơ thể. Tuy nhiên một số loại kháng sinh hoặc dược phẩm không
được hấp thu trong đường tiêu hoá nên những ảnh hưởng này không đáng kể.
Ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn và nước uống
Một số loại kháng sinh và dược phẩm khi bổ sung vào thức ăn có tác dụng
làm tăng khả năng thu nhận thức ăn và tăng lượng nước uống vào hàng ngày ở vật
nuôi.
Tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng
Thành ruột non của những gia súc, gia cầm ăn thức ăn có kháng sinh trở nên
mỏng hơn và do đó làm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu một số chất dinh dưỡng.
Do mỗi loại kháng sinh có những đặc tính riêng nên kiểu tác động của chúng
cũng rất đặc thù. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng kháng sinh trong thức
ăn chỉ có tác dụng rõ rệt khi gia súc được nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm
(chất độc hại và mầm bệnh) và bị nhiều stress.

6



2.1.5 Sơ lược về tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Ở Mỹ hàng năm khoảng xấp xỉ 2.730 tấn kháng sinh được dùng trong chăn
nuôi. Xấp xỉ 80% gia cầm, 70% lợn, 70% bò sữa và 60% bò thịt ở Mỹ được nuôi
dưỡng bằng thức ăn có bổ sung kháng sinh và cứ mỗi một USD chi phí cho kháng
sinh dùng trong thức ăn, người chăn nuôi thu được lợi tức từ 2 –

4 USD

(Ensminger & ctv, 1990) (Theo Trần Quốc Việt, 2007).
Theo Jone và Richke (2003), ở Mỹ có 32 loại kháng sinh và biệt dược được
phép sử dụng trong thức ăn gia cầm, trong đó 15 loại thuốc phòng cầu trùng, 11 loại
dùng như chất kích thích sinh trưởng và 6 loại được dùng cho các mục đích khác.
Trong số 32 loại kháng sinh này có 7 loại (Bacitracin, Chlotetracycline,
Erythromycin, Lincomycin, Novobiocin, Oxytetracycline và Penicillin) được dùng
trong y khoa. (Trần Quốc Việt, 2007).
Theo số liệu của viện Thú y Mỹ, lượng kháng sinh được sử dụng trong chăn
nuôi ở Mỹ năm 1999 là khoảng 9.270 tấn. Trong đó có khoảng 13,7% được dùng
như chất kích thích sinh trưởng (Trần Quốc Việt, 2007).
Theo số liệu của Ghislain Follet, trong năm 1997 tổng lượng kháng sinh
dùng trong dân y và chăn nuôi ở các nước châu Âu là 10.500 tấn (qui theo mức
100% tinh khiết của các thành phần hoạt tính), trong đó 52% sử dụng trong y khoa,
33% trong điều trị thú y và 15% như chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi (Trần
Quốc Việt, 2007)
2.1.6 Kháng sinh Bacitracin
Bacitracin là một trong những kháng sinh được phê duyệt sử dụng trong thức
ăn chăn nuôi, là sản phẩm kháng khuẩn khi bổ sung vào thức ăn của gà, heo, cút…
Bacitracin có thể được điều chế dưới các dạng muối, dùng trong thức ăn như
là chất thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong số đó,
Bacitracin Methylene Disalicylate (BMD) và Zinc Bacitracin thường sử dụng nhất.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả cải thiện tốc độ tăng trưởng và sử dụng thức
ăn khi BMD được bổ sung vào thức ăn gà thịt.

7


Tùy vào liều lượng dùng mà BMD có những tác dụng khác nhau: phòng
ngừa và kiểm soát hoại tử ruột ở gà do Clostridium spp gây ra, tăng cân, tăng sức đề
kháng, cải thiện hiệu quả thức ăn gia cầm. Bằng cách kiểm soát hoại tử ruột BMD
bảo toàn được thành ruột giúp đỡ cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn,
giảm tỉ lệ tử vong.
o Nếu dùng liều 4 – 50 g/tấn: Làm tăng tỷ lệ tăng cân và cải thiện hiệu quả
thức ăn.
o Nếu dùng 50 g/tấn: như là một trợ giúp trong việc ngăn ngừa viêm ruột
hoại tử gây ra bởi Clostridium spp.
o Nếu dùng liều 100 – 200 g/tấn: Dùng để chữa trị khi đã bị viêm ruột hoại
tử.
2.2 Sơ lược về cây diệp hạ châu đắng
2.2.1 Phân loại
Giới :

Plantae (giới thực vật)

Ngành :

Angiospermae (thực vật hạt kín)

Lớp

:


Dicotyledineae (lớp hai lá mầm)

Bộ

:

Tubiflorae

Họ

:

Euphorbiaceae (họ thầu dầu)

Giống :

Phyllanthus

Loài :

Phyllanthus amarus Schum. et Thonn

8


(Nguồn: Hoàng Hiệp, 2012)
Hình 2.1 Cây diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu đắng là tên gọi của loài thực vật thuộc họ thầu dầu
(Euphorbiaceae), có tên khoa học là Phyllanthus amarus. Ở nước ta, cây

Phyllanthus amarus có tên gọi là diệp hạ châu đắng.
2.2.2 Đặc điểm
Cây thuốc này còn được gọi với nhiều tên dân dã như là cây chó đẻ răng cưa,
cây cam kiềm, cây kiềm vườn hay diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo...
Phân bố địa lý
Diệp hạ châu đắng có nguồn gốc xa xưa ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và
hiện nay thì phân bố khắp ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới loại
cây này mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
Campuchia…Tại Việt Nam, cây mọc hoang khắp nơi và rất dễ tìm thấy. Cây có thể
sử dụng làm dược liệu dưới dạng tươi hoặc khô (Phạm Hữu Phước, 2010).
Đặc điểm sinh trưởng
Cây Diệp hạ châu đắng là một cây thân thảo, có thể cao từ 30 – 60cm. Là cỏ
sống hằng năm hoặc nhiều năm, gốc hoá gỗ. Cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng chịu
bóng, chịu hạn, ra hoa kết quả từ tháng 2 đến tháng 12. Hoa quả từ phía dưới lá, hoa
rất nhỏ, cánh trắng, nhụy vàng. Trên cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng ở cùng một
cành, thân cây nhẵn. Cành mang lá trông rất giống một lá kép lông chim lẻ, phiến lá
nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn hay hơi tù. Toàn cây được sử dụng làm thuốc. Toàn bộ

9


vòng đời của cây chỉ kéo dài từ 3 – 4 tháng. Hạt của cây Diệp hạ châu đắng tồn tại
trên mặt đất từ 7 – 8 tháng vẫn có thể nảy mầm (Phạm Hữu Phước, 2010).
2.2.3 Thành phần các hợp chất trong cây Diệp hạ châu đắng
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như
Việt Nam đã phát hiện và định danh được một số thành phần hóa học như: Lignan,
alkaloid, tanin, steroid…Theo tổng kết của Schmelzer và Gurib – Fakim (2008), các
hợp chất đã được ly trích từ cây DHCĐ cho đến nay bao gồm các nhóm chính:

 


Phyllanthin

Hypophyllathin

Niranthin
Hình 2.2 Công thức cấu tạo các lignan chính ở cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus (Schum. et Thonn)) (Schmelzer và Gurib – Fakim, 2008)
 Lignan: Phyllanthin, hypophyllanthin, niranthin, nirtetralin và phyltetralin
-

Phyllathin (C24H34O6): có dạng tinh thể hình kim ngắn, không màu, nhiệt
độ nóng chảy 96 0C.

-

Hypophyllathin (C24H30O7): được kết tinh trong ete dầu hỏa có dạng tinh
thể hình kim dài, không màu, nhiệt độ nóng chảy 128 0C

10


-

Niranthin (C24H32O7): kết tinh trong n – Hexan, tinh thể hình kim, không
màu, nhiệt độ nóng chảy 67 – 69 0C

 Tannin: amariin, gallocatechin, corilagin, 1,6 – digalloylglucopyranoside.
 Ellagitannin: geraniin, phyllanthusiin D, amariinic acid, elaeocarpusin,
repandusinic acid A, geraniinic acid B.

 Flavonoid: Isoquercetin.
 Alkaloid: phyllanthine, securinine, norsecurinine, isobubbialine, epibubbialine.
 Hợp chất phenol: gallic acid, ellagic acid, dotriacontanyl docosanoate,
triacontanol, oleanolic acid, ursolic acid.
 Dẫn xuất chroman: 4,4,8 – trimethoxy chroman.
(trích dẫn bởi Vũ Duy Hưng, 2011)
2.2.4 Tác dụng của cây diệp hạ châu đắng
Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát, có tác
dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thanh can, minh mục, thông huyết, lợi niệu, tiêu
phù (Quách Tuấn Vinh, 2003).
Theo nghiên cứu y học hiện đại, cây thuốc có chứa một số hoạt chất như
phyllanthine và hypophyllanthine, acid gallic, acid egallic, acid phenolic và
flavonoids... Chính acid phenolic và flavonoid giúp cho diệp hạ châu đắng có tính
kháng khuẩn và kháng nấm.
Tác dụng chữa bệnh đa dạng của diệp hạ châu đắng đã thu hút sự quan tâm
của rất nhiều nhà khoa học và đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học xung
quanh dược thảo này. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là một cây thuốc mang
lại ích lợi cho sức khỏe con người. Theo Nguyễn Phương Dung (2011):
 Điều trị viêm gan
Đây là một trong những công dụng được quan tâm nhiều nhất của diệp hạ
châu đắng. Năm 1982, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về
tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này. Những thử nghiệm lâm sàng
trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có Phyllanthus

11


amarus của Ấn Độ đã cho kết quả nhiều hứa hẹn. Sau 30 ngày uống diệp hạ châu
đắng (900 mg/ngày) thì 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan
B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Bột diệp hạ châu đắng

(Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 –
2.700mg trong 3 tháng liên tục. Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ trong năm
1980 đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của diệp hạ châu đắng là do
phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal. Wang Shinhua (Đại học Trung Dược
Quảng Châu – Trung Quốc), khi so sánh 30 bệnh nhân điều trị bằng diệp hạ châu
đắng trong 6 tháng với 25 bệnh nhân sử dụng interferon, đã báo cáo diệp hạ châu
đắng có hiệu quả điều trị viêm gan siêu vi mạn qua việc phục hồi chức năng gan và
ức chế sao chép siêu vi B (Nguyễn Phương Dung, 2011).
Vào năm 1988, Blumberg sử dụng diệp hạ châu đắng điều trị viêm gan cho
37 bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính. Sau 30 ngày, 22 bệnh nhân khỏi bệnh
với sự biến mất của virus gây viêm gan B trong máu, đạt tỷ lệ thành công là 59%.
Có tài liệu khoa học kết luận rằng diệp hạ châu đắng ức chế sự nhân lên của virus
viêm gan siêu vi B thông qua tác dụng ức chế men DNA polymeraza. Theo một số
tác giả thì tác dụng điều trị bệnh gan của diệp hạ châu đắng là nhờ các hoạt chất như
phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal. Ngoài ra, diệp hạ châu đắng còn ức chế sự
nhân lên của virus HIV – 1.
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan
của diệp hạ châu đắng đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ
Định Tường (1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus
amarus, nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong với bột
Phyllanthin (2001).
 Tác dụng trên hệ thống miễn dịch
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức
chế sự phát triển HIV – 1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá
trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs

12


Squibb cũng đã chiết xuất từ diệp hạ châu đắng được một hoạt chất có tác dụng này

và đặt tên là “Nuruside”.
 Tác dụng giải độc
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng diệp hạ châu đắng để trị các
chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để
chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu đắng có thể
dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo...
Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi
dùng liều 10 – 50g/kg, diệp hạ châu đắng có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí
nghiệm.
 Điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn
Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại
tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn
tiêu hóa…
Cây DHCĐ còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu
năm 2006, Ekwenye và Njoku đã cho thấy dịch chiết cây diệp hạ châu đắng trong
ethanol, nước nóng và nước lạnh đều có khả năng ức chế ba loại vi khuẩn E. coli,
Staphylococcus và Salmonella typhi ở các mức độ khác nhau.
 Tác dụng giảm đau
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau
mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây diệp hạ châu đắng


Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của diệp hạ châu đắng mạnh hơn

indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được
chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta
sitosterol và stigmasterol) có trong diệp hạ châu đắng.
 Tác dụng lợi tiểu
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng diệp hạ châu đắng làm thuốc lợi

tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, diệp hạ châu đắng được dùng sớm nhất tại Viện

13


Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường
Đại học Dược Santa Catarina (Brazil – 1984) đã phát hiện một alkaloid của diệp hạ
châu đắng (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà
khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của
cây thuốc.
 Điều trị tiểu đường
Tác dụng giảm đường huyết của diệp hạ châu đắng (Phyllanthus niruri) đã
được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những
bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
 Một số công dụng khác
Theo kinh nghiệm của nhân dân một số nước Nam Mỹ, diệp hạ châu đắng
được sử dụng như một thuốc điều trị chứng thống phong (gout), sốt rét, cảm cúm, u
xơ tuyến tiền liệt, rối loạn kinh nguyệt,... một số nơi còn dùng diệp hạ châu đắng để
thông sữa ở phụ nữ cho con bú.

14


×