Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề án môn học Ngành luật Thực trạng và giải pháp khắc phục tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.8 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH HÌNH
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐẮK LẮK”

Giảng viên hướng dẫn :
Họ và tên :
Lớp :

Đăk Lăk, tháng 11-2017
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...…………………………4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

7

1. Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội...........................................7
1.1. Khái niệm người chưa thành niên..................................................................................................7
1.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội..................................................................................8
2. Nội dung quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội................8
2.1. Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội...............................................9
3.


Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội...............12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA HIỆN NAY
15
1. Thực trạng người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana.................................15
1.1.Sơ lược về địa bàn huyện Krông Ana.............................................................................................15
1.2. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay.........................16
1.3.Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana hiện nay...................17
2. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng người chưa thành niên phạm tội.................................................18
2.1. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................................................18
2.2. Nguyên nhân khách quan.............................................................................................................18
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG GIA TĂNG NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA TRONG THỜI GIAN TỚI
22
1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật..........................................................................22
2. Giải pháp từ phía gia đình..............................................................................................................23
3. Giải pháp từ phía xã hội.................................................................................................................23
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..25

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS năm 1999

: Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)


BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc xây dựng chủ trương, chính sách phát triển
trên tất cả các lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, chăm lo cho đối tượng là
người chưa thành niên. Cùng với sự quan tâm của gia đình và xã hội, người chưa thành niên đã
và đang ngày càng sống có lý tưởng, không ngừng tu dưỡng về đạo đức, nỗ lực học tập, tiếp
thu kiến thức nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là nhân cách chưa phát triển hoàn chỉnh,
nông nổi, dễ bị kích động, khó kiềm chế và đặc biệt là hiểu biết pháp luật chưa sâu sắc, chưa
toàn diện nên trong thời gian qua, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đã có lối sống
buông thả, đua đòi dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật hình sự,

đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Có thể thấy rằng, thời gian qua, số tội phạm, đặc biệt là các tội phạm rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng trong lứa tuổi chưa thành niên ngày càng gia tăng theo chiều hướng trẻ
hóa về đối tượng, nghiêm trọng hơn về hành vi và mức độ phạm tội. Thủ đoạn phạm tội của các
đối tượng này không còn đơn giản là do bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính toán, chuẩn
bị kỹ càng, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao. Số lượng
các vụ án tăng nhanh, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, cùng với tính chất phức tạp
của từng vụ án là những thủ đoạn tinh vi, do đó, tính nguy hiểm ngày càng gia tăng, để lại
những hậu quả nghiêm trọng, gây hoang mang cho dư luận xã hội. Việc gia tăng các vụ án có bị
cáo là người chưa thành niên phạm tội không chỉ tăng về số lượng bị cáo, mà tuổi đời phạm tội
của các bị cáo cùng ngày càng trẻ hóa. Có nhiều vụ án, các bị cáo là người chưa thành niên
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình như
Tội cố ý gây thương tích, Tội giết người, Tội cướp tài sản, Tội trộm cắp tài sản…
Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế. Bên cạnh những mặt
tích cực như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động của nền
kinh tế thị trường đã và đang làm gia tăng số lượng tội phạm, đặc biệt là tội phạm chưa thành
niên. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu để có những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa tội
phạm là người chưa thành niên là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
4


Xuất phát từ các lý do đó, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp khắc phục
tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk”
làm đề án môn học.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về thực trạng người
chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk, và đưa ra kiến nghị giải
pháp nhằm khắc phục tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện này.
+ Phạm vi nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về thực trạng người chưa thành niên phạm

tội, trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến năm 2013
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài
- Đề tài nghiên cứu về tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện
Krông Ana tỉnh Đắk Lắk
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Để nghiên cứu, đề tài đã vận dụng phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật. Đồng thời, tôi đã sử dụng những phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê...dựa trên nhưng số liệu, kết quả thu thập, khảo sát, để đánh giá thực trạng về tình
hình tội phạm trộm cắp và đề xuất những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các từ viết tắt, đề tài
chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về người chưa thành niên và người chưa thành niên
phạm tội
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
huyện Krông Ana hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng gia tăng người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana trong thời gian tới

5


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1. Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội
1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người chưa đủ mười tám tuổi là người
chưa thành niên”.
Dựa trên cơ sở phân tích về tâm lý của người chưa thành niên, có thể thấy người chưa

thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tinh thần, bị hạn chế về
nhận thức cũng như kinh nghiệm và kỹ năng sống, dễ bị kích động, lôi kéo vào các hoạt động
mang cảm giác mạnh, phiêu lưu, mạo hiểm, manh động dẫn đến vi phạm pháp luật. Chính vì
vậy, việc bảo vệ người chưa thành niên là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. Việt Nam,
tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và đã có những tiến bộ nhất định trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và đối với người chưa thành niên phạm tội nói
riêng, đáp ứng với nội dung của Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 nêu rõ: “Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí
tuệ cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng
như sau khi ra đời”.
Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự
do thông qua ngày 14/12/1990 nêu cụ thể: "Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới
hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của
người chưa thành niên" (Quy tắc 2.1 mục a).
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều
37: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia
vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột
sức lao động và những hành vi vi phạm quyền trẻ em”.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành năm 2004 cũng đã quy định
các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
6


1.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tự

do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Luật hình sự Việt Nam quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, đồng
thời quy định hai mức tuổi khác nhau để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 12 BLHS năm
1999 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, chỉ những người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện những hành vi nguy hiểm cho
xã hội quy định tại Điều 8 BLHS thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Nội dung quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên
phạm tội
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào chương trình giảng dạy của nhà trường đã góp phần
nâng cao nhận thức về pháp luật cho các em, tuy nhiên tình trạng này cũng không ngừng tăng
lên, loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng mà các em vi phạm cũng ngày một
nhiều hơn, hành vi phạm tội cũng ngày một tinh vi hơn.
Việc xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bình thường và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
các em, với những khiếm khuyết về tâm sinh lý của một người đang phát triển và những tác
động tiêu cực từ gia đình, nhà trường và xã hội đã dẫn các em đến với những chọn lựa sai lầm,
không phù hợp với quy tắc xã hội và quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, pháp luật có chính sách xử lý dành riêng cho người chưa thành niên
phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội, do có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm nên họ vẫn
7


phải chịu trách nhiệm hình sự do tội phạm đã gây ra. Tuy nhiên, do sự hạn chế về khả năng
nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội ở lứa tuổi này, Nhà nước ta xem
xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ nhằm uốn nắn lại sự lệch lạc trong sự phát triển
nhân cách, đồng thời tạo điều kiện cho họ tái hoàn lương và sớm hòa nhập với cuộc sống bình

thường.
Chính sách hình sự đặc biệt khoan giảm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện ở nguyên tắc xử lý, ở các hình phạt và
biện pháp tư pháp thay thế hình phạt áp dụng đối với họ.
2.1. Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
BLHS năm 1999 dành hẳn một chương (Chương X) để quy định về chính sách xử lý
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Chính sách này được xây dựng dựa trên đặc
điểm đặc thù của người chưa thành niên phạm tội là sự hạn chế về nhận thức. Do vậy, việc xét
xử họ chủ yếu nhằm giáo dục, qua đó, giúp các em nhận thực được sai lầm của mình, từ đó
tuân thủ quy định của pháp luật. Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mang tính chất định hướng trong việc giải quyết vấn đề
trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội. Trong luật hình sự Việt Nam, các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được luật hóa tại Điều 69 BLHS năm 1999.
Điều 69 BLHS năm 1999 quy định 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nguyên tắc thứ nhất:
Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp
điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Nguyên tắc nêu trên phản ánh mục đích và yêu cầu của việc giải quyết vấn đề trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội. Việc xử lý hình sự người chưa thành niên
phạm tội trước hết và chủ yếu nhằm: Giáo dục, làm cho người phạm tội nhận thức được những
sai lầm mà họ đã mắc phải. Mục đích trừng trị, răn đe nhìn chung không đặt ra khi áp dụng
hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với loại đối tượng này. Giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm,
8


phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Do người chưa thành niên phạm tội
là người đang trong giai đoạn phát triển nhân cách nên mục đích này phải luôn được coi trọng

và đặt lên hàng đầu. Muốn đạt được những mục đích cơ bản trên, luật không những đòi hỏi các
cơ quan có thẩm tội phạm mà người chưa thành niên đã thực hiện mà còn phải xác định nguyên
nhân nào đã thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội đó và mức độ nhận thức cụ thể của họ đối
với tội phạm đã gây ra ra sao.
Nguyên tắc thứ hai:
Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn cho xã hội, có nhiều
tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Quy định này của BLHS năm 1999 đã bổ sung vào danh mục các trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự mới là miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội với
những điều kiện nhất định. Các điều kiện đó là: Người được miễn trách nhiệm hình sự phải là
người chưa thành niên tại thời điểm thực hiện tội phạm; tội phạm mà họ thực hiện là tội phạm
ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; hậu quả của tội phạm không lớn; có nhiều tình
tiết giảm nhẹ; được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Nguyên tắc thứ ba:
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt
đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành
vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Cùng với nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc thứ ba đặt yêu cầu và giới hạn phạm vi những
trường hợp cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Pháp luật
Việt Nam không đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mọi trường hợp người chưa
thành niên phạm tội mà chỉ tiến hành việc làm này trong những trường hợp “cần thiết”. Sự “cần
thiết” hay “không cần thiết” ở đây xác định dựa trên cơ sở căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện (nếu hành vi phạm tội của người chưa thành niên có
tính chất không lớn thì không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ); đặc điểm
nhân thân người chưa thành niên phạm tội (nếu người chưa thành niên lần đầu phạm tội, có
9


nhân thân tốt thì cần thiết phải cân nhắc việc có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ hay

không) và yêu cầu cụ thể của việc phòng ngừa tội phạm đối với bản thân người chưa thành niên
phạm tội và đối với người khác trong xã hội.
Nguyên tắc thứ tư:
Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70
BLHS.
Những biện pháp tư pháp này gồm có giáo dục tại xã, phường, thị trấn và
đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là những biện pháp được Tòa án áp dụng thay
thế hình phạt để giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội trong những
trường hợp có căn cứ do pháp luật quy định.
Nguyên tắc thứ năm:
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế hình phạt tù. Khi xử
phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn
mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền
đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp
dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Nguyên tắc thứ năm giới hạn các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội. Trong trường hợp cần thiết, vẫn có thể phải áp dụng một trong các loại hình phạt: cảnh cáo,
phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn cho loại đối tượng này với mức án nhẹ hơn
mức án áp dụng cho người đã thành niên phạm tội tương ứng. Luật cũng xác định rõ, không áp
dụng các loại hình phạt bổ sung và các loại hình phạt đặc biệt nghiêm khắc như tù chung
thân và tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Nguyên tắc thứ sáu:
Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính
để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
10


Với nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam khẳng định vẫn có án tích đối với người chưa

thành niên phạm tội trong trường hợp biện pháp xử lý đối với họ là hình phạt. Tuy nhiên, phạm
tội mới trong thời gian mang án tích không phải là căn cứ để xác định tái phạm, tái phạm nguy
hiểm trong trường hợp người phạm tội dưới 16 tuổi.
3. Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội
3.1. Các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
Cùng với hình phạt, biện pháp tư pháp là một trong những hình thức biểu
hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự. Các biện pháp tư pháp được chia thành hai
nhóm là biện pháp tư pháp bổ sung cho hình phạt và biện pháp tư pháp thay thế
hình phạt. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội quy định tại Điều 70 BLHS năm 1999 là các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt.
Theo Điều 70 BLHS năm 1999, có hai loại biện pháp chỉ áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội là: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Cả hai
biện pháp tư pháp nói trên có những điểm chung dưới đây:
- Mục đích áp dụng là nhằm giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.
- Đều do Tòa án quyết định áp dụng trong giai đoạn xét xử.
- Đều không để lại hậu quả pháp lý là án tích cho người bị áp dụng.
- Đều là các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt áp dụng cho đối tượng là người chưa thành
niên phạm tội.
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, theo quy định của khoản
2 Điều 70 BLHS năm 1999 bao gồm: Đối tượng áp dụng: là người chưa thành niên phạm
tội. Tội phạm mà họ thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Với những điều
kiện như trên, thực chất chỉ những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mới được áp dụng biện
pháp này bởi lẽ những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu thực hiện tội phạm ít nghiêm
trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự như luật định. Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo cơ
11



chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chưa thành niên phạm
tội (hoặc tổ chức xã hội) được giao giám sát, giáo dục, người được giao trách nhiệm trực tiếp
giám sát, giáo dục và gia đình người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp này.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng Điều 1 Nghị định số 52/2001/NĐ-CP
ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo
dưỡng định nghĩa: “Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa
thành niên phạm tội được quy định trong BLHS, là biện pháp do Tòa án quyết định, áp dụng
đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần
thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân
và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng”.
Điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là: Về đối tượng áp dụng: áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, không kể về tội gì, có độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới
18 tuổi. Đối với người nói trên, Tòa án xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt (gồm cả
hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn) đối với họ. Tuy
không cần thiết phải áp dụng hình phạt nhưng lại rất cần thiết đưa họ vào một môi trường giáo
dục tập trung là trường giáo dưỡng.
3.2. Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
BLHS năm 1999 quy định, có 4 loại hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội, đó là: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.
Phạt tiền:
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền
phạt mà điều luật quy định.
Cải tạo không giam giữ:

12



Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội,
thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một
phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Tù có thời hạn:
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

13


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA HIỆN NAY
1. Thực trạng người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana
Sơ lược về địa bàn huyện Krông Ana
Huyện Krông Ana được thành lập vào năm 1981 trên cơ sở một số xã của thị xã Buôn
Ma Thuột và của huyện Krông Pắk. Gồm các xã Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền, Ea Tiêu thuộc
Buôn Ma Thuột và xã Hòa Hiệp, Ea Bhốk, Ea Ktur thuộc Krông Pắk. Địa hình của huyện được
chia thành hai cánh là cánh Nam và cánh Bắc, ranh giới hai cánh được tách bởi đèo Ea Bông đi
lại trao đổi khó khăn, diện tích tự nhiên hơn 644,85km², dân số 48.453 người. Khi mới thành
lập, huyện gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng không đồng bộ; nạn đói, dịch bệnh xảy ra thường
xuyên; an ninh trật tự phức tạp, lực lượng Fulrô hoạt động mạnh.
Năm 2007 huyện có 14 xã và 01 thị trấn, dân số 196.823 người với 118 thôn, 47 buôn

đồng bào đân tộc thiểu số với 23 dân tộc. Giáo dục có 93 trường với 56.883 học sinh từ bậc
mầm non đến THPT. Y tế có 02 bệnh viện đa khoa, một bệnh viện huyện và một bệnh viện Việt
Đức ở cánh Bắc thuộc Bộ NN-CN-TP, 170 giường bệnh. 01 Trung tâm y tế dự phòng, 100%
thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y tế thôn buôn.
Nông nghiệp: Krông Ana là huyện thuần nông, một số cây trồng: Cà phê, lúa nước, bắp
lai, điều ghép, ca cao, hồ tiêu…đã hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm
canh tăng năng suất, hiệu quả cây trồng. Theo số liệu 2010: Tổng diện tích gieo trồng 27.530
ha; trong đó diện tích trồng lúa nước đạt 10.127 ha, diện tích trồng cà phê 8.224 ha. Bình quân
lương thực đầu người đạt 1.063kg/người/năm. Tổng sản lượng cây có hạt 87.693 tấn, sản lượng
cà phê nhân xô là 23.360tấn. Ngành chế biến nông lâm sản phát triển, giao đất giao rừng cho
người dân, Công nghiệp gồm cơ khí sửa chữa, sản xuất gạch ngói phát triển theo phương thức
thủ công. Có 98,8% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, thay đổi mô hình quản lý điện,
thương mại dịch vụ: Năm 2010 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 631.418 triệu đồng
(Nguồn số liệu báo cáo của UBND huyện Krông Ana ngày 14/12/2010).
Địa hình của Krông Ana cơ bản là địa hình đồng bằng giữa núi, xen vài đồi núi thấp ở
phía đông nam, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Sông chính chảy qua: Krông
Ana, Krông Nô....Có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Buôn Trấp, Bình Hòa,
Quảng Điền, Đur Kmăl, Băng Adrênh, Ea Bông, Ea Na, Dray Sáp. Krông Ana là huyện thuần
14


nông, trồng lúa nước chủ yếu, cây cà phê và hồ tiêu được trồng xen kẻ. Ngành chế biến nông
lâm sản phát triển. Công nghiệp gồm cơ khí sửa chữa, sản xuất gạch ngói phát triển theo
phương thức thủ công.
Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Do địa hình đồi núi, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân cư chưa cao, mặt
khác do điều kiện về cơ sở vật chất, giao thông vận tải chưa có sự phát triển đồng bộ, huyện
Krông Ana là huyện giao thương giữa các huyện gần biên giới, có nhiều điều kiện thực hiện
các hành vi phạm tội nhất là tình hình trộm cắp tài sản và phá rừng, buôn bán động vật hoang
dã, do đó tình hình tội phạm khác phát triển ngày càng nhiều, gây khó khăn cho các cơ quan

tiến hành tố tụng.
Số liệu cụ thể diễn biến tình hình tội phạm qua các năm của huyện Krông Ana:

Kiểm sát điều tra

Kiểm sát thụ lý

(Số vụ/Số bị can)

(Số vụ/Số bị can)

2010

61/99

43/87

2011

76/100

53/74

2012

79/98

63/70

06 tháng 2013


53/62

41/50

Năm

(Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana)
Tổng số các vụ án hình sự trên địa bàn huyện Krông Ana năm 2010 đến 06 tháng đầu
năm 2013 diễn biến phức tạp, số vụ án năm 2011, năm 2012 có xu hướng tăng hơn so với năm
2010 nhưng chỉ trong 06 tháng đầu năm 2013 số vụ án tuy đã giảm hơn so với cùng kỳ năm
2012 nhưng cách thức thực hiện thì ngày càng tinh vi, xảo quyệt và táo bạo hơn. Bên cạnh đó,
tình hình tội phạm gia tăng mạnh của huyện Krông Ana có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong
đó chủ yếu là do sự bất ổn chung của tình hình kinh tế, chính trị những năm gần đây, hơn nữa
huyện Krông Ana là một huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp, bán
thất nghiệp nhiều, đời sống, trình độ dân trí thấp nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ thực hiện hành vi
phạm tội. Thêm vào đó những hành vi phạm tội cũng mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn
như mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), cướp tài sản (Điều 133 BLHS),
15


hiếp dâm trẻ em (Điều 116 BLHS), giết người (Điều 193 BLHS), chứa chấp việc sử dung trái
phép chất ma tuý (Điều 198), cướp giật tài sản (Điều 136), lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
139), trộm cắp tài sản (Điều 138)... cao hơn trước, mức độ, hậu quả mà hành vi phạm tội để lại
ngày càng gia tăng, nhất là hành vi mang tính chất đồng phạm, có sự tổ chức.
Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn huyện Krông Ana hiện nay
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của những loại tội phạm khác trên địa bàn huyện
Krông Ana tình hình tội trộm cắp tài sản xảy ra hết sức phức tạp cả về số lượng đến cách thức thực hiện. Loại
tội phạm này luôn ở mức cao nhất, tính chất, mức độ, người phạm tội rất đa dạng và có chiều hướng ngày càng
trẻ hóa tội phạm ở loại tội này. Cụ thể số liệu về tội trộm cắp tài sản ở địa bàn huyện Krông Ana qua các năm

như sau:

Kiểm sát điều tra

Kiểm sát thụ lý

(Số vụ/Số bị can)

(Số vụ/Số bị can)

2010

12/20

9/22

2011

19/21

13/17

2012

14/29

10/16

06 tháng năm 2013


12/21

7/15

Năm

(Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana)
Tình hình tội phạm đối với tội “trộm cắp tài sản” trong năm 2013 có chiều hướng gia
tăng mạnh, chỉ mới 06 tháng đầu năm số vụ án Cơ quan điều tra đã khởi tố gần bằng cả năm
2012 thậm chí số bị can còn lớn hơn rất nhiều do có sự móc nối, có tổ chức của bọn tội phạm,
sở dĩ có hiện trạng nêu trên là do ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung và tình hình an ninh ở
địa phương còn chưa đảm bảo, thành phần dân cư từ các tỉnh khác vào cư trú tạm thời ở địa
phương rất lớn, hơn nữa các thành phần tội phạm là giới trẻ chiếm số lượng lớn do không có
điều kiện giáo dục tốt, đua đòi với bạn bè dẫn đến những hành vi phạm tội. Đặc biệt trên địa
bàn huyện có những băng nhóm chuyên thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số lượng rất lớn,
có tổ chức, quy mô hoạt động chặt chẽ (ví dụ như vụ án Hoàng Lai cùng đồng bọn, khởi tố số
29 ngày 18/4/2012 về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đối
16


với 12 bị can, trị giá các tài sản ở đây là rất lớn chủ yếu là các dòng xe cao cấp của Yamaha
và Honda đã gây hoang mang cho dư luận trong thời gian dài).
2. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng người chưa thành niên phạm tội
Nguyên nhân chủ quan
Các công trình nghiên cứu khoa học về độ tuổi ở nước ta và một số nước trên thế giới
tương tự như nước ta đều đi đến kết luận: Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) về thể chất và
tinh thần mới phát triển ở một mức độ nhất định. Vì vậy, trong nhận thức và hành động của
mình, người chưa thành niên còn hạn chế về kiến thức nói chung và kiến thức xã hội nói riêng,
không làm chủ được hành động của mình thường bị kích động, rủ rê, lôi kéo và hay bị người
khác lợi dụng.

Về mặt chủ quan, còn có thể thấy do người chưa thành niên, chưa được học hành, trang
bị đầy đủ kiến thức đặc biệt là kiến thức pháp luật nên nhận thức không hết thậm chí không biết
hành vi của mình là vi phạm pháp luật, là phạm tội.
Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân từ phía gia đình
Đất nước ta đã trải qua một thời gian dài sống trong chế độ bao cấp, từ khi chuyển sang
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích
cực, thì nền kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực tới không ít gia đình. Đó là do bố, mẹ,
người lớn trong gia đình chỉ lo làm ăn kinh tế, bon chen trong cuộc sống hoặc chỉ mưu cầu về
chính trị, về quyền lực nên không bố trí được thời gian, sức lực để quan tâm, chăm sóc con em
mình, buông lỏng việc giáo dục, quản lý con cái. Nhiều gia đình chỉ có thói quen cứ giao cho
con em mình một khoản tiền để chi tiêu, mà không cần quản lý xem chúng chi tiêu vào việc gì
có chính đáng hay không chính đáng, chính việc cho con em mình là người chưa thành niên,
tiếp xúc với đồng tiền quá sớm và tiêu tiền quá dễ dãi, đã dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc
trong lứa tuổi chưa thành niên, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm tội.
Do lợi ích kinh tế chi phối nên lợi ích về chuẩn mực đạo đức truyền thống ở nhiều gia
đình hiện nay có nguy cơ bị phá vỡ. Tình cảm, và các giá trị đạo đức bị coi nhẹ đã tác động
trực tiếp tới nhận thức, tư duy của con cái, người chưa thành niên trong gia đình theo những
hướng xấu ngược với những giá trị đạo đức truyền thống. Đau lòng hơn nữa khi trong thực tiễn
17


còn có những trường hợp có nhiều bậc cha mẹ sử dụng, lợi dụng con cái tham gia thực hiện tội
phạm như trộm cắp, buôn người, buôn bán ma túy, cướp tài sản...
* Nguyên nhân từ nhà trường
Ngoài gia đình thì môi trường giáo dục nhà trường cũng rất quan trọng. Tuy nhiên nhà
trường chỉ chú trọng đến việc giảng dạy những kiến thức phổ thông mà ít quan tâm đến việc
giáo dục cách làm “người” cho các em. Đây thực sự là thiếu sót lớn trong công tác giảng dạy
hiện nay. Dù bộ môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân đã được đưa vào giảng dạy trong các
cấp bậc từ tiểu học cho đến trung học và phổ thông nhưng còn nặng về hình thức mà chưa chú

trọng về nội dung. Số tiết học quá ít, nội dung còn sơ sài, chưa có một hình thức giảng dạy lôi
cuốn thu hút các em học sinh nên mục đích của môn học không đạt được. Thêm vào đó hiện
nay ngành giáo dục lại chủ yếu chạy đua theo thành tích mà không chú trọng đến hiệu quả
giảng dạy thực sự của nó. Tình trạng mua bằng, bán điểm, sự xuống cấp của hình ảnh những
người thầy, cô đã khiến cho việc hình thành nhân cách các em bị méo mó, những chuẩn mực xã
hội bị sai lệch làm các em mất đi niềm tin, sinh ra tâm lý chán học, bỏ học đi lang thang và và
dễ dàng bị kẻ xấu lôi kéo để thực hiện những hành vi phạm tội, nhất là đi trộm cắp tài sản của
người khác.
Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai rộng khắp nhưng phần lớn
mang tính hình thức, nên hiệu quả mang lại không cao, các em học sinh không nhận thức được
nhiều về pháp luật. Việc xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường cũng như vi phạm pháp
luật còn chưa thường xuyên, kiên quyết và triệt để. Đáng lưu ý là tình trạng học sinh bỏ học có
chiều hướng gia tăng là nguy cơ, điều kiện để tội phạm lợi dụng xâm hại hoặc dụ dỗ lôi kéo các
em vào con đường phạm tội (số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy hiện nay có gần 255.000 học
sinh, sinh viên bỏ học). Ngoài ra, công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa hành vi vi phạm
pháp luật của các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể vẫn chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả,
mới chỉ chú trọng xử lý các vụ việc đã xảy ra mà chưa coi trọng công tác phòng ngừa.
Việc kết hợp trong giáo dục giữa nhà trường và gia đình để quản lý học sinh đã được
thiết lập, nhưng hiệu quả chưa cao. Điều này có nguyên nhân từ hai phía như đã phân tích ở
phần trên.

18


* Nguyên nhân từ xã hội
Chính quyền các cấp, các đoàn thể, cơ quan pháp luật chưa thực sự chú ý tới công tác
phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, mới chỉ tập trung khi có vi phạm pháp luật xảy ra
đối với lứa tuổi này thì chống (trừng phạt) là chính nên tính chủ động cũng như hiệu quả không
cao. Mặt khác, trong một số hành vi vi phạm pháp luật cụ thể của người chưa thành niên, việc
xử lý còn chưa phù hợp, không đúng pháp luật.

Chưa có một Tòa án riêng mang tính thân thiện để xét xử đối với người chưa thành niên
phạm tội, việc xét xử người chưa thành niên phạm tội chung với người thành niên, đã tạo tâm
lý không tốt đối với họ, những người tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử đối với
người chưa thành niên phạm tội còn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để nắm
bắt được tâm sinh lý của người chưa thành niên dẫn đến đôi khi còn áp dụng pháp luật không
đúng, nên tính giáo dục không cao, còn mang tính tiêu cực ngược lại.
Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm cũng như tranh, ảnh, băng, đĩa, mạng
internet có nội dung xấu, kích động bạo lực không được ngăn chặn kịp thời và có diễn biến
phức tạp nên đã ảnh hưởng xấu tới tâm lý, nhận thức và hành động của người chưa thành niên.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, văn hóa, đạo đức, lối sống trong quần chúng
nhân dân nhất là thanh thiếu niên chưa được coi trọng đúng mức, còn thiếu cả về bề rộng và
chiều sâu. Do vậy, việc nắm vững pháp luật và thực hiện pháp luật còn hạn chế, nhiều người
chưa nhận thức đầy đủ về tội phạm, tính nguy hiểm của mình do không hiểu biết pháp luật.
Một bộ phận không nhỏ đối tượng là người chưa thành niên khi thực hiện hành vi mà không
biết rằng đó là hành vi phạm tội.
Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự còn nhiều yếu kém, bất cập, thiếu toàn
diện, sâu sát như quản lý đối tượng tại cộng đồng dân cư, quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm
trú, tạm vắng, có nhiều trường hợp đối tượng đi khỏi địa phương nhiều tháng đến khi có thông
báo về việc bắt đối tượng phạm tội của Công an địa phương khác thì chính quyền địa phương
mới nắm được việc đi khỏi địa phương của đối tượng, đây chính là một trong những sơ hở làm
tội phạm nảy sinh, tồn tại và phát triển.

19


Các hoạt động phòng ngừa riêng của các lực lực lượng chuyên trách còn nhiều hạn chế,
hiệu quả chưa cao. Các hoạt động quản lý đối tượng có điều kiện khả năng phạm tội còn chưa
chặt chẽ, thiếu tính hệ thống và thiếu thông tin giữa các địa bàn.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG GIA TĂNG NGƯỜI

CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA TRONG
THỜI GIAN TỚI
Với những nguyên nhân đã phân tích ở trên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả
của công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên phạm tội gây ra, cần tập trung
thực hiện một số giải pháp sau:

20


1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật
Hiện nay tại Việt Nam chưa thành lập tòa án cho người chưa thành niên. Trong thời gian
tới, cần thành lập Tòa án cho người chưa thành niên và có một đội ngũ cán bộ riêng biệt cho
công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên.
Có thể thấy rằng, việc thành lập tòa án cho người chưa thành niên là việc cấp bách, cần
làm ngay. Đây cũng chính là một công cụ để có thể phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi này
một cách hiệu quả. Bởi lẽ: người chưa thành niên có tâm, sinh lý chưa hoàn thiện, nhận thức
hạn chế, chịu nhiều tác động từ môi trường, điều kiện, hoàn cảnh và hành vi của người lớn.
Trong khi đó, thực tiễn xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay đang có nhiều
hạn chế, khiếm khuyết. Các quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội vừa ít, vừa
thiếu; quy định về trình tự thủ tục đối với người chưa thành niên tham gia tố tụng với vai trò
nạn nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhân chứng… hầu như chưa có.
Cùng với việc thành lập Tòa án cho người chưa thành niên, thì chúng ta cũng cần phải
chú trọng đào tạo đội ngũ những người tiến hành tố tụng cả Điều tra viên, Kiểm sát viên và
Thẩm phán riêng biệt được trang bị những kiến thức cần thiết để nắm bắt và hiểu biết về tâm lý
học cũng như về khoa học giáo dục khi xét xử đối với các bị cáo là người chưa thành niên
phạm tội.
Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, ở
các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Tòa án nhân dân đặc biệt là ở cấp huyện, cần chú ý tăng cường xét xử lưu động các vụ
án tại địa phương nơi có người chưa thành niên phạm tội gây ra, chú trọng hình thức vừa tuyên

truyền, giáo dục vừa trừng trị những kẻ chủ mưu, cầm đầu, cần áp dụng tình tiết tăng nặng theo
điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS và có mức án nghiêm khắc đối với người thành niên đã lôi kéo,
rủ rê, kích động người chưa thành niên phạm tội.
2. Giải pháp từ phía gia đình
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, người chưa thành niên sinh ra và lớn lên thời gian
chủ yếu là sống trong gia đình. Truyền thống gia đình, đạo đức gia đình và tấm gương của bố,
mẹ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, suy nghĩ của người chưa thành niên. Vì thế những người
làm bố, mẹ phải gương mẫu về đạo đức, lối sống, cách hành xử phải có chuẩn mực, đúng với
21


đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước và cần có thời gian hợp lý để chăm sóc, giáo
dục con em mình, phải là chỗ dựa tinh thần cho con em mình là người chưa thành niên và phải
thường xuyên kết hợp chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể, chính quyền, cơ quan pháp luật để kịp
thời uốn nắn, giáo dục khi có hành vi vi phạm pháp luật do con em mình gây ra.
3. Giải pháp từ phía xã hội
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các nhà trường cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với người chưa
thành niên. Cần coi trọng giáo dục để người chưa thành niên hiểu rõ một số luật cơ bản liên
quan tới quyền, nghĩa vụ của mình mà người chưa thành niên hay phạm phải như: Luật Giao
thông đường bộ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; BLHS và BLTTHS…
Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho người chưa thành niên có các sân chơi, bãi
tập, các hình thức sinh hoạt bổ ích, lành mạnh nhằm thu hút học sinh và người chưa thành niên
tham gia học tập, rèn luyện, sử dụng thời gian nhàn rỗi có ích và thiết thực.
Giáo dục ở nhà trường, ngoài việc dạy chữ, truyền đạt những kiến thức cơ bản cần hết
sức quan tâm và giành nhiều thời lượng dạy cho người chưa thành niên về kỹ năng sống, kỹ
năng làm người thông qua việc giáo dục về đạo đức truyền thống, lịch sử, pháp luật, giao tiếp
trong gia đình và xã hội. Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, thông báo
thường xuyên, kịp thời về kết quả học tập, thời gian học tập những thay đổi về tư cách đạo đức,
những biểu hiện lệch lạc trong lối sống của các em với gia đình để có biện pháp kết hợp cùng

giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Chính quyền các địa phương, đặc biệt là UBND các xã, phường, thị trấn cần quản lý các
tụ điểm vui chơi giải trí, nhà hàng, các quán internet… có nguy cơ tiềm ẩn các vi phạm pháp
luật. Chủ động thông báo với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn kịp thời. UBND các
địa phương cần có kế hoạch thống kê, giám sát, theo dõi riêng đối với người chưa thành niên để
sớm phát hiện điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, nhưng hành vi thái quá vi
phạm các quy chuẩn đạo đức để ngăn chặn kịp thời, tránh tình trạng để vi phạm xảy ra rồi mới
lo xử lý. Đối với người chưa thành niên phạm tội bị Tòa án xử tù giam, khi đã chấp hành xong
hình phạt trở về sinh sống tại địa phương với gia đình hay những trường hợp được hưởng án
treo giao cho địa phương giám sát, quản lý thì địa phương cũng cần có những cán bộ theo sát
22


để động viên, cảm hóa, xóa bỏ sự kỳ thị, mặc cảm, tạo công ăn việc làm cho các em tái hòa
nhập với xã hội.
Hiện nay trong phạm vi cả nước, đã nhiều năm nay chưa có báo cáo nào cụ thể về người
chưa thành niên phạm tội khi trở về gia đình thì số lượng tái phạm hay được sự giáo dục của
địa phương đã tái hòa nhập vào cộng đồng là bao nhiêu, công tác giám sát, giáo dục của địa
phương đối với người được hưởng án treo trong thời gian thử thách là như thế nào? Vì vậy, cần
có kế hoạch khảo sát và tổng kết công tác này.

KẾT LUẬN
Hiện tượng tội phạm là người chưa thành niên gia tăng chính là một hồi chuông cảnh
báo về nguy cơ đối với phát triển bền vững ở nước ta. Đây là một vấn đề xã hội đặc biệt, liên
quan chặt chẽ đến mọi gia đình, nhà trường và cả cộng đồng xã hội. Đây không phải là trách
nhiệm của riêng cấp, Bộ, ngành nào, mà nhất thiết phải có sự tham gia của gia đình, nhà trường
và toàn xã hội trong quản lý, giáo dục người chưa thành niên.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành nhiều chủ trương, chính sách
và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính
phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng

23


như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh
phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có cả các trường hợp vi phạm pháp luật
của thanh thiếu niên nói riêng, để các em có mọi điều kiện tốt tiếp nhận một cuộc sống lao
động lành mạnh, tích lũy cho các em những kỹ năng sáng tạo, mở cho các em những cơ hội
phát triển mới. Bởi một sự thật rằng, không phải tiền bạc hay tài nguyên quyết định hoàn toàn
đến tương lai của đất nước, mà là chính các em - những chủ nhân đang còn bồng bột và khờ dại
của ngày hôm nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật dân sự 2015
2. Công ước về quyền trẻ em năm 1989
3. Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền
tự do thông qua ngày 14/12/1990
4. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
5. Bộ luật Hình Sự 1999
24


6. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành năm 2004

25


×