Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tuyển tập các câu hỏi sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.35 KB, 4 trang )

TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 2
11. Tại sao những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi người và phôi của nhiều loài động vật lại
được xem là bằng chứng gián tiếp của tiến hóa ?
Khi so sánh quá trình phát triển phôi ở nhiều loài động vật có xương sống từ cá cho đến người, heackel và Baer nhận
thấy các loài có cấu tạo ở cá têể trường thành có thể khác xa nhau nhưng trong quá trình phát triển phôi lại rất giống
nhau. Các loài càng gần nhau trong hệ thống phân loại càng có nhiều đặc điểm giống nhau. Từ đó có thể nhận ra
người có họ hàng thân thuộc với vượn người hiện đại và có quan hệ về nguồn gốc với các họ khác trong lớp Thú và
có quan hệ họ hàng xa hơn với các loài trong siêu lớp Tetrapoda.
12. Lamac giải thích như thế nào về tính đa dạng của sinh giới ? Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc
giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật ?
Giải
thích
tính
đa
dạng:
- Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm các loài sinh vật biến đổi dần dà và liên tục
tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Do tác động của ngoại cảnh làm thay đổi tập quán hoạt động và biến đổi cấu tạo cơ thể của động vật. Các biến đổi
riêng lẻ, nhỏ nhặt được tích lũy và di truyền qua các thế hệ dẫn đến những biến đổi ngày càng sâu sắc.
Chưa thành công
- Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật phản ứng phù hợp, kịp thời do đó trong lịch sử không có
loài nào bị đào thải - điều này trái với các tài liệu cổ sinh học.
- Ông cho rằng sinh vật phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường và mọi cá thể trong loài đều đồng loạt
phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới - điều này không đúng với quan niệm hiện đại về tính vô
hướng của biến dị và tính đa hình của quần thể.
- Do trình độ khoa học đương thời nên ông chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
13. Nội dung của thuyết tiến hóa của Đacuyn gồm 3 vấn đề chính, hãy tóm tắt các vấn đề đó và cho biết
nguyên nhân của sự tiến hóa là gì ? Theo quan điểm Đacuyn tại sao đa số sâu bọ ở quần đảo Mađerơ trong
Đại Tây Dương không bay được?
* Nội dung cơ bản của học thuyết Đacuyn: bao gồm quan niệm về biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên hoặc chọn
lọc nhân tạo.


- Biến dị:
Biến
dị
xác
định:
ít

ý
nghĩa
trong
chọn
giống

tiến
hóa
- Biến dị cá thể - biến dị không xác định - là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa
- Di truyền: qua sinh sản, biến dị cá thể được di truyền cho thế hệ sau.
- Chọn lọc:
- Quá trình gồm 2 mặt: tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại
- Gồm chọn lọc tự nhiên và chọn nhân tạo
* Nguyên nhân tiến hóa: Quá trình chọn lọc diễn ra trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
* Sâu bọ không bay được: do tác động của chọn lọc tự nhiên - gió mạnh và thường xuyên - đào thải các loài sâu bọ
bay yếu, chỉ còn các loài sâu bọ có cánh tiêu giảm hoặc không có cánh bò sát mặt đất hoặc sâu bọ có cánh khỏe
thắng được gió biển.
14. So sánh quan niệm của Đacuyn về sự chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
* Điểm giống:


- Biến dị cung cấp nguyên liệu, di truyền tạo điều kiện tích lũy các biến dị có lợi. Quá trình chọn lọc bao gồm 2 mặt
song song: tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại.

- Kết quả của sự chọn lọc diễn ra theo chiều hướng dẫn đến sự phân li tính trạng, hình thành tính thích nghi và đa
dạng ở sinh vật.
* Điểm khác
Nội dung

Chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc tự nhiên

Đối
tượng

Do con người tiến hành trên vật nuôi cây
trồng - từ khi con người biết chăn nuôi và
trộng trọt.

Xảy ra với mọi sinh vật hoang dại trong
thiên nhiên - từ khi sự sống hình thành.

Động lực

Nhu cầu nhiều mặt của con người

Sự đấu tranh sinh tồn trong điều kiện sống
của sinh vật.

Thích
nghi

Vật nuôi, cây trồng thích nghi với nhu cầu Sinh vật hoang dại thích nghi với môi

của con người.
trường sống của chúng.

Đa dạng

Phân li tính trạng hình thành các giống vật Phân li tính trạng hình thành các dạng mới,
nuôi, cây trồng cùng loài
khi có điều kiện cách li sinh sản dẫn đến
hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên.

Kết quả

Hình thành nòi và thứ

Hình thành loài mới

15. So sánh quan điểm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.
Nội dung Quan niệm của Lamac

Quan niệm của Đacuyn

Nguyên
nhân tiến
hóa

- Ngoại cảnh thay đổi dần qua không gian và Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua
thời gian.
tính biến dị và di truyền của sinh vật
- Biến đổi trực tiếp ở thực vật và động vật
bậc thấp - gián tiếp (do thay đổi tập quán) ở

động vật bậc cao nhờ có hệ thần kinh.

Cơ chế
tiến hóa

- Tất cả các đặc tính thu được trong đời cá
thể đều được di truyền.

- Tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các
biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên.

Hình
- Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có sự
thành đặc thích nghi phù hợp.
điểm thích - Không có sự đào thải.
nghi

- Biến dị cá thể phát sinh vô hướng.
- Dạng thích nghi tồn tại, dạng kém thích
nghi bị đào thải

Hình
- Hình thành qua nhiều dạng trung gian,
thành loài tương ứng với những thay đổi ngoại cảnh.
mới

- Hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên, bằng con
đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc

chung.

Ưu điểm

- Đề cao vai trò của ngoại cảnh đối với quá - Giải thích thành công tính thích nghi và đa
trình tiến hóa của sinh vật.
dạng nhờ tác động song song tồn tại 2 mặt
tích lũy và đào thải của quá trình chọn lọc tự
nhiên

Tồn tại
chung

- Chưa phân biệt biến dị di truyền và biến biến dị không di truyền.
- Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị.
- Chưa giải thích được cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.


16. Phân tích nguyên nhân, nội dung, kết quả của quá trình phân li tính trạng. So sánh kết quả của phân li
tính trạng trong chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
- Nguyên nhân: Chon lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo đều diễn ra theo nhiều hướng, ở mỗi hướng quá trình
chọn lọc đều giữ lại những cá thể thích nghi nhất.
- Nội dung: Sự tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại trong quá trình chọn lọc.
- Kết quả: Hình thành nhiều dạng mới khác nhau và khác dạng gốc ban đầu, mỗi dạng thích nghi với một hướng
chọn lọc nhất định.
- Điểm giống nhau: Đều là quá trình phân hóa dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh
vật.
- Điểm khác nhau:
- Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự hình thành loài mới trong tự nhiên.
- Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự hình thành nòi và thứ vật nuôi, cây trồng mới trong cùng loài

Lưu ý rằng quan niệm này chỉ đúng trong thời đại của Đacuyn. Khoa học chọn giống hiện đại đã có thể tạo ra những
loài mới chưa từng có trong điều kiện tự nhiên và các dạng vật nuôi, cây trồng mới hình thành đã được phân loại học
hiện đại xếp vào những loài, thậm chí chi khác nhau.
Ví dụ: Cải củ Raphanus sativus - Cải bắp Brassica oleracea
17. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô)

Tiến hóa lớn (tiến hóa vĩ mô)

- Tiến hóa nhỏ xảy ra trong phạm vi tương đối - Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua
hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn nên có thể thời gian lịch sử rất dài, chỉ có thể nghiên cứu gián
nghiên cứu bằng thực nghiệm.
tiếp qua cổ sinh học, giải phẩu học so sánh .... Gần
đây cũng đã có nhiều thực nghiệm nhằm kiểm
chứng các luận điểm của tiến hóa lớn
- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần
kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài
mới ...Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: phát
sinh đột biến, phát tán đột biến và tổ hợp các đột
biến qua giao phối, chọn lọc các đột biến có lợi,
cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với
quần thể gốc dẫn đến hình thành loài mới

- Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị
phân loại trên loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành). Thuyết
tiến hóa lớn đã góp phần làm sáng tỏ quan niệm của
Đacuyn về quan hệ và nguồn gốc chung của các
loài.

- Tiến hóa nhỏ là vấn đề trung tâm của thuyết - Tiến hóa lớn không chỉ là hệ quả của tiến hóa nhỏ,

tiến hóa hiện đại.
mà còn có những quy luật riêng của nó như hiện
tượng đồng quy tính trạng.
18. Nội dung của thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính ?
"Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chon
lọc tự nhiên."
- Đây là một nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử - loại đột biến trung tính đã được di truyền học phân
tử xác định.
- Bằng chứng trong tự nhiên: tính đa hình cân bằng của các nhóm máu ABO trong quần thể người cũng là kết quả
của quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên, trung tính.
- Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hóa bằng con đường chọn
lọc tự nhiên.


Nếu như thuyết tiến hóa tổng hợp giải thích thành công sự tiến hóa thích nghi ở cấp độ cá thể, quần thể, loài ... thì
thuyết tiến hóa của Kimura xem sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính là nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở
cấp độ phân tử.
19. Tại sao nói tiến hóa lớn vừa là hệ quả của tiến hóa nhỏ vừa có những quy luật riêng của nó ?
- Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân li tính trạng, sự phân li tính trạng kéo dài trên phạm vi loài tất yếu dẫn
tới sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn
ra theo cùng một cơ chế chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng.
- Mặt khác, một số loài thuộc các đơn vị phân loại khác xa nhau nhưng sống trong cùng một điều kiện giống nhau đã
được chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến thích nghi tương tự nhau nên hình
thành một số đặc điểm hình thái giống nhau. Đó chính là quá trình chọn lọc theo con đường đồng quy tính trạng, là
nét riêng của tiến hóa lớn.
Ví dụ: cá mập - ngư long - cá voi đều có hình dạng cá nhưng rất khác nhau về mức độ tổ chức cơ thể vì cá mập là cá
sụn, ngư long thuộc lớp Bò sát còn cá voi là thú quay lại đời sống dưới nước; hoặc chuột túi và gấu túi có những đặc
điểm thích nghi tương tự nhau.




×