Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BAI TIEU LUAN HO TRI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Tiểu luận môn Quản lý tài nguyên nước

Đề tài: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN LƯU VỰC HỒ TRỊ AN – ĐỒNG NAI

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lê Thị Thùy Dương

14149034

2. Nguyễn Thị Kim Yến

14149203

3. Nguyễn Hồng Bảo Tâm

14149141

4. Đặng Thị Mỹ Soa

14149137

5. Lê Thanh Phú

14149118


6. Nguyễn Hoài Nhân

14149104

7. Võ Thành Long

14149090

1


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Vị trí hồ Trị An trên bản đồ ( trang 5 )
Hình 2: Hồ Trị An (trang 6)
Hình 3: Nhà máy Thủy điện Trị An (trang 7 )
Hình 4: Đập Thủy điện Trị An (trang 8)
Hình 5: Nhà bè nuôi trồng thủy sản trên hồ Trị An (trang 9)
Hình 6: Đánh bắt bằng hình thức xung điện (trang 10)
Hình 7: Đánh bắt bằng ghe te (ghe ủi dồn) (trang 11)
Hình 8: Xà lan chở cát (trang 12)
Hình 9: Khai thác cát (trang 13)
Hình 10: Sử dụng nước hồ tưới tiêu cho nông nghiệp (trang 14)
Hình 11: Khách du lịch chèo thuyền trên hồ (trang 15)
Hình 12 : Hoàng hôn trên hồ Trị An (trang 16)

2



I.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1. Mở đầu
Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển
to lớn cả về kinh tế và xã hội. Tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã được giảm đáng kể.
kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
và công nghiệp. Để có được những thành tựu trên không thể phủ nhận sự đóng góp vô
cùng quan trọng của tài nguyên nước. Chúng đã trở thành một phần không thể thiếu
đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự sống.
Tuy nhiên hiện nay tài nguyên nước gần như bị cạn kiệt bởi nhiều lý do, một
trong những lý do quan trọng nhất là do hoạt động con người. Đây trở thành một
hiểm họa lớn đe dọa sự tồn tại và phát triển bền vững của nước nhà.
Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằn chịt. Trong số những những ao hồ
nhân tạo lớn nhất miền Nam phải kể đến hồ Trị An (Đồng Nai) được đánh giá là hồ
nhân tạo có tiềm năng về kinh tế. Hiện nay việc khai thác sử dụng còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy nhóm đã chọn đề tài “ Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý
tài nguyên lưu vực hồ Trị An – Đồng Nai “, nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công
tác quản lý của cơ quan và các hoạt động sử dụng nguồn nước ở hồ Trị An, đồng thời
đưa ra một số kiến nghị để nguồn nước được sử dụng hợp lý hơn.
2. Cơ sở lý luận
3


Dựa trên kiến thức về Quản lý tài nguyên nói chung và kiến thức về Tài
nguyên Nước, tài nguyên và môi trường. Thông tin số liệu thu thập được dựa vào bảng
khảo sát 1.
3. Phương pháp nghiên cứu
-


Phương pháp khảo sát thực tế (phỏng vấn dựa vào mẫu câu hỏi ).
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
+ Phương pháp so sánh số liệu.

-

Phương pháp phân tích.

II.

TỔNG QUAN
1. Vị trí địa lý
Hồ Trị An được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, đây được

xem là hồ , nằm trên địa phận xã Cây Gao, huyện Vĩnh Cửu, cách thành phố Biên Hòa
35km về phía Đông Bắc.

Hình 1: vị trí hồ Trị An trên bản đồ

4


Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có
dung tích toàn phần , dung tích hữu ích 2,547 và diện tích mặt hồ 323 . Hồ được thiết
kế để cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An công suất 400MW với sản lượng
điện hằng năm 1,7 tỷ kWh.

Hình 2: Hồ Trị An
Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực

Huyện Vĩnh Cửu có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao với 65.921 ha có trữ

2.
-

lượng gỗ lớn.
Có Hồ Trị An 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước

-

phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên –
vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và laterit
nguyên liệu phụ gia cho xi măng.
Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu Đ, các

-

khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan
nghiên cứu.
Đã quy hoạch Khu công nghiệp Thạnh Phú.

-

III.
1.
1.1.

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ


Hiện trạng khai thác
Khai thác sử dụng cho thủy điện

1.1.1. Nhà máy thủy điện Trị An

5


Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua
huyện Vĩnh Cửu, cách TP. Hồ Chí Minh 65km về phía Đông Bắc.

Hình 3: Nhà máy Thủy điện Trị An
Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ
năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991. Công trình Thủy điện Trị An
được khởi công ngày 22-2-1982. Đập hồ Trị An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có
chiều dài 420m, chiều cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông
dài 150m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15m và 8 cửa van. Bên cạnh đó có đập
suối Rộp dài 2.750m, cao 45m và hệ thống đập đất phụ có chiểu dài tổng cộng 6.263m.
Nhà máy Thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với công suất thiết kế 400MW , có ý nghĩa vô
cùng quan trọng với hai nhiệm vụ chính: sản xuất điện với sản lượng trung bình 1,7 tỷ
kWh/năm; và phục vụ công tác thủy nông cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ.
Hồ Thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với
mực nước dâng bình thường 62m, mực nước chết là 50m, mực nước gia cường 63,9m.
Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880m3/s, tương ứng 220m3/s cho mỗi tổ
máy (1tổ máy = 100MW), cột nước tinh là 53m. Lưu lượng nước xả lũ qua đập trà cao
nhất theo thiết kế là 18.450m3/s, duy trì lượng nước xả tối thiếu (trung bình 200m3/s)
phục vụ công tác đẩy mặn và tưới tiêu trong mùa khô ở vùng hạ lưu; cắt được đỉnh lũ để
đảm bảo an toàn cho hạ lưu vào mùa lũ.
6



Hình 4: Đập Thủy điện Trị An
1.1.2. Hiện trạng của Hồ Trị An

Hằng năm, cứ vào giữa tháng 9 là đỉnh lũ của hồ Trị An (Đồng Nai), nước về
đầy hồ, buộc phải xả tràn. Thế nhưng, cuối tháng 9/2010 hồ vẫn cạn trơ đáy, khiến
việc khai thác nước gặp nhiều khó khăn.
Hồ Trị An là một trong những công trình thủy điện quan trọng của cả nước, lấy
nước từ 2 nhánh sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu và La Ngà đổ về với lượng
nước trữ khoảng 15 tỷ m3/năm. Năm 2010, mưa đầu nguồn ít, lượng nước về hồ chỉ
đạt trên 50m, vượt mức chết trên 0,5m, ít hơn mọi năm hơn 10m nên thủy điện Trị An
chỉ chạy được 4-5 triệu kWh/ngày. So với những năm khác thì cứ đến cuối tháng 8 thì
mực nước ở đạt khoảng 60m, đạt đỉnh điểm ở hồ là vào giữa tháng 9 từ 61-62m và
phải xả tràn về hạ lưu. Chính vì vậy, năm đó lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc
gia bị giảm mạnh. Và dự báo lượng điện phát sẽ rất hạn chế, tình trạng thiếu điện khó
tránh khỏi.

1.2.

Nuôi trồng, đánh bắt khai thác thủy sản

1.2.1. Hiện trạng khai thác

Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ
thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, hồ Trị An ngoài việc tạo thủy
điện, cung cấp điện sử dụng trong vùng, còn có chức năng nuôi trồng, khai thác thủy
7



sản, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện chương trình đổi
mới phương thức quản lý hồ Trị An, từ năm 2009, UBND tỉnh đã quyết định giao cho
khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu quản lý, đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy
sản hồ Trị An.

Hình 5: Nhà bè nuôi trồng thủy sản trên hồ Trị An
Hiện khu vực lòng hồ Trị An có khoảng 800 ghe, 700 bè nuôi cá với hơn 5.000
lao động nuôi trồng, đánh bắt, làm các dịch vụ thủy sản.
1.2.2. Khai thác bừa bãi và những hệ lụy

Do cuộc sống còn nhiều khó khăn, không có vốn để đầu tư phương tiện đánh
bắt, khai thác nguồn thủy lợi thủy sản nên nhiều người dân nơi đây đã chọn cách đánh
bắt tôm, cá theo kiểu hủy diệt. Họ dùng các phương tiện như mắt lưới nhỏ, xung điện,
thuốc nổ,... mặc dù đã bị nghiêm cấm mà vẫn cứ tiếp tục diễn ra. Trước đó, người dân
hay dùng thuốc nổ để đánh bắt rất là nguy hiểm, nên các cơ quan chức năng đã vào
cuộc truy bắt với hình thức đó. Sau đó, thì người dân đổi sang hình thức đánh bắt bằng
xung điện, với hình thức này sẽ tàn sát hàng loạt các loài cá, tôm trong vùng tác động
của dòng điện, cũng như các loài thủy sinh khác.

8


Hình 6: Đánh bắt bằng hình thức xung điện
Với diện tích hơn 32.000 ha, hồ Trị An được xem là "kho báu" của tỉnh Đồng
Nai với hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của khu vực miền Đông Nam bộ. Tuy
nhiên, tình trạng khai thác thủy sản với các hình thức đã bị nghiêm cấm hoạt động, làm
ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản, trong đó có nghề Te (hay còn gọi là ủi
dồn). Do Te có mắt lưới vô cùng nhỏ, hình thức đó đã tiêu diệt hàng loạt các loài thủy
sản, thậm chí là những con tép nhỏ xíu cũng bị bắt hết, nhiều ghe còn trang bị thêm
xung điện sau đuôi ghe nên các loài thủy sản đều bị tê liệt và nằm gọn trong lưới. Khi

đêm xuống thì người dân bắt đầu đi đánh bắt cho đến sáng hôm sau. Khi phát hiện có
các lực lượng tuần tra, thì những ghe có gắn xung điện phía sau cắt dây cho tang vật
rơi xuống hồ, thấy cá, tôm chết hàng loạt và vẫn không làm gì được. Hình thức đánh
bắt này mà còn tiếp tục diễn ra thì sẽ làm cạn kiệt thủy sản ở hồ Trị An.

9


Hình 7: Đánh bắt bằng ghe te (ghe ủi dồn)
1.2.3.

Vấn đề khó khăn ở hồ Trị An
Thiếu nước:Lượng nước về hồ quá ít không những gặp khó khăn cho thủy điện

Trị An, mà còn khó khăn đối với những người dân sống bằng nghề nuôi trồng, đánh
bắt thủy, hải sản cũng điêu đứng.
Hằng năm, đến giữa tầm tháng 8 đến cuối tháng 9 là nước mưa vào đầy hồ, cá
từ các con sông đổ về sinh sản và cả hoạt động thả cá giống của khu bảo tồn thiên
nhiên và di tích Vĩnh Cửu. Vào cuối tháng 9/2010, mưa đầu nguồn ít, lượng nước về
không đủ nên công việc đánh bắt thủy hải sản gặp nhiều khó khăn và Khu bảo tồn đã
chuẩn bị một triệu con cá giống để thả vào hồ Trị An, nhưng thời gian đó hồ vẫn cạn
kiệt như mùa khô nên không thể thả cá.

1.3.

Khai thác sử dụng cát
Cát là một trong những loại khoáng sản dể khai thác, nhu cầu sử dụng lớn và

giá trị cao và được sử dụng chủ yếu trong ngành xây dựng. Do đó, mà mọi người tìm
cách để có giấy phép và khai thác lậu.

Mỏ cát trên lòng hồ Trị An có trữ lượng 171.000 m3, diện tích khai thác 12,25
ha, thời gian khai thác 2,5 năm do Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO
trúng thầu với giá trên 5 tỷ đồng.
10


Hình 8: Xà lan chở cát
Việc khai thác cát hiện nay có thể nói đang là một nghề hái ra tiền đối với các
chủ phương tiện, chủ bến bãi.
Hằng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có đất tiếp giáp thượng
nguồn sông Đồng Nai vốn chung sống bình yên với sông. Nhưng những năm gần đây,
nạn khai thác cát trái phép liên tục diễn ra không ngừng với quy mô lớn, đã làm cho
dòng sông rỗng ruột và cứ như thế đã nuốt chửng hết hàng ngàn hec-ta đất của người
dân.
Hằng ngày, có rất nhiểu phương tiện nối đuôi nhau khai thác cát, bằng cách
dùng ống hút (vòi rồng) cát hút lên bãi. Với cái kiểu hút cát này, sẽ tạo ra những vũng
xoáy ngầm rất lớn làm biến đổi dòng chảy và luồng giao thông đường thủy này. Tàu
thuyền đi lại rất dễ mắc vào bãi cạn hoặc cuốn vào do xoáy nước tạo nên.

11


Hình 9: khai thác cát
Công nghệ khai thác cát của các chủ xà lan trên sông Đồng Nai:
-

Sử dụng xà lan có đặt máy bơm hút cát chạy theo dòng sông để bơm hút cát lên

-


xà lan, sau đó chở về bến tập trung cát.
Sử dụng nước sông để hút cát từ xà lan lên bãi bằng máy bơm hút cát và ống

-

dẫn.
Xúc cát lên phương tiện vận chuyển bằng máy xúc kết hợp xúc cát thủ công.
Vận chuyển bằng ô tô tự đổ.

1.4.

Khai thác sử dụng nước tưới cho nông nghiệp
Tại huyện Vĩnh Cửu những hộ dân sống xung quanh Hồ Trị An, họ dùng nước

hồ để tưới tiêu cho cây trồng của mình, ở đây có rất nhiều đất vườn ( chủ yếu là vườn
bưởi ).
Năm 2015,UBND Tỉnh Đồng Nai quyết định cải tạo nâng cấp các công trình
thủy lợi, đảm bảo tưới cho 353 ha diện tích Đông xuân; 584 ha diện tích lúa Hè thu;
690 ha diện tích lúa mùa; 6.135 ha cây hoa màu; 1214 ha cây công nghiệp hằng năm
và 11.020 ha cây công nghiệp lâu năm.

12


Hình 10: Sử dụng nước hồ tưới tiêu cho nông nghiệp
Hiện nay tình trạng sử dụng nước của người dân nơi đây chưa tốt, việc lãng
phí nước đang là mối lo ngại, không chỉ lãng phí ngồn nước mà còn về chi phí và công
sức.

1.5.


Khai thác sử dụng cho công nghiệp
Lưu lượng nước ở Hồ Trị An (Hồ thủy điện Trị An) chủ yếu phục vụ cho nhà

máy Thủy Điện Trị An.Ngoài ra vẫn chưa có khai thác nước phục vụ cho ngành công
nghiệp khác. Đa số các khu công nghiệp đều sử dụng nguồn nước ngầm.

1.6.

Khai thác sử dụng cho sinh hoạt
Nước thô từ hồ Trị An có thể được khai thác thay thế cho nguồn nước sông

Đồng Nai và sông Sài Gòn để cung cấp nước sạch cho TP.HCM.
Tin từ Văn phòng UBND TP.HCM (24/06/2011) cho biết, UBND TP.HCM
vừa trình Thường trực Thành ủy thông qua Quy hoạch tổng thể cấp nước TP.HCM đến
năm 2025 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong đó, UBND TP đưa ra đề xuất triển khai chương trình nghiên cứu khả
năng và quy mô khai thác nước thô từ hồ Trị An thay thế cho nguồn nước sông Đồng
Nai và Sài Gòn để cung cấp cho TP trong bối cảnh có các tác động của biến đổi khí
hậu và mức độ ô nhiễm gia tăng.
13


Năm 2015,UBND Tỉnh Đồng Nai quyết định phải đảm bảo cấp nước sinh hoạt
cho khoảng 220.871 người và 230.421 người vào năm 2020.
Trong một báo cáo khẩn của cơ quan chức năng vừa gửi đến UBND TPHCM
cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, hiện tượng El Nino - hiện tượng vùng biển ở khu
vực nhiệt đới Thái Bình Dương ấm lên bất thường - đã gây ra những tác động nghiêm
trọng đến nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, gây thiếu nước. Trữ lượng
nước về các hồ đầu nguồn cũng giảm mạnh.

Từ đây có thể thấy nhu cầu sử dụng nước cấp ở Hồ Trị An cho Đồng Nai và
TP.HCM ngày một tăng lên đáng kể.
1.7.

Khai thác sử dụng cho du lịch

Hình 11: Khách du lịch chèo thuyền trên hồ
Lòng hồ rộng lớn và có khoảng 40 hòn đảo nhỏ trong hồ nên từ lâu Trị An đã
trở thành điểm du lịch dã ngoại đầy hấp dẫn đối với du khách trong tỉnh cũng như các
khu vực lân cận. Vì vậy, từ năm 1999 Công ty du lịch Đồng Nai đã đầu tư xây dựng,
khai thác lợi thế này và từ đó khu nghỉ dưỡng Đảo Ó - Đồng Trường đã ra đời.

14


Hình 12 : Hoàng hôn trên hồ Trị An
Hiện nay, hệ thống nhà nghỉ nơi đây đã xuống cấp, các nhà hoạt động du lịch
nơi đây cũng chỉ mới tận dụng lợi thế sẵn có là mở ra các nhà hàng đặc sản như cá
lăng, các loại cá nước ngọt và tôm càng xanh nên ít nhiều cũng níu chân được du
khách ở hồ Trị An.
1.8.

Cải thiện môi trường

- Sự xuất hiện hồ nước thay thế cho một vùng đất, rừng rộng lớn trước đây đã tạo nên
một cảnh quan mới, kéo theo sự biến đổi các yếu tố khí hậu, mặc dù sự biến đổi này
chưa nhiều.
- Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, quanh khu vực lòng hồ số lần có mưa nhỏ
tăng, đồng thời với sự gia tăng của các hiện tượng có liên quan như: sương, sương mù,
mây thấp...

- Độ ẩm tương đối của không khí trong mùa khô cao hơn trước từ 3 - 4%, nhiệt độ tối
cũng cao hơn thời kỳ chưa có hồ từ 0,3 - 1,50C v.v...
- Ngoài ra hồ Trị An còn điều tiết nước trong mùa khô, sẽ đẩy lùi mặn về phía hạ lưu
xa hơn, tạo cơ hội tốt cho việc tăng vụ ở các xã ven sông.
1.9.

Lợi ích khác
Mùa khô cạn, nước ở lòng hồ Trị An xuống thấp, để lộ những bãi đất trống

rộng mênh mông.. Nước rút, phù sa lắng đọng góp phần bồi đắp, tạo nên lớp đất đai
15


màu mỡ, người dân sống xung quanh bước vào vụ gieo trồng mới. Những mô đất nằm
thoai thoải ven lòng hồ trải rộng từ thấp đến cao như những khoảnh ruộng bậc thang
đã trở thành nơi canh tác hoa màu. Từ nhiều năm nay,“ cánh đồng” ấy chính là nơi
nuôi sống những người dân lao động lam lũ.
Tuy nhiên, trong việc tận dụng đáy hồ làm nơi canh tác nhằm tăng thêm thu
nhập, vẫn xảy ra tình trạng người dân tùy tiện dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để
phun cho cây trồng. Sau một thời gian, khi nước hồ dâng, thuốc bảo vệ thực vật còn
vương ở cây trồng hoặc nhiễm xuống đất có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước trong
lòng hồ.

2.

Hiện trạng quản lý
Hiện nay huyện Vĩnh Cữu đã triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước và các

quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên nước nước sông Đồng Nai đoạn qua
huyện Vĩnh Cửu và thực hiện Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính

phủ, UBND tỉnh ban hành quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 về việc phê
duyệt các khu vực tạm thời cấm khai thác cát xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai
từ phía dưới đập thủy điện Trị An đến hạ nguồn. Đồng thời ban hành Quyết định số
15/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 về qui chế phối hợp quản lý, bảo vệ và khai thác
tổng hợp tài nguyên môi trường hồ thủy điện Trị An; lập quy hoạch nuôi trồng thủy
sản vùng bán ngập hồ Trị An đến năm 2020. Ngoài ra huyện còn tổ chức thực hiện dự
án ngăn ngừa ô nhiễm nước trong hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai do WWF (Quỹ
bảo vệ động vật hoang dã) tài trợ.
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai tổ chức từ 1-2 hội nghị
triển khai tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Tài
nguyên và Môi trường nói chung và lĩnh vực tài nguyên nước nói riêng đến cán bộ
công chức trong ngành.
Phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông phổ biến pháp luật về tài nguyên
nước, góp phần tuyên truyền về tài nguyên - môi trường nói chung và tài nguyên nước
nói riêng.

16


Xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý khai thác cát trái
phép còn gặp nhiều khó khăn.

IV.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ việc khai thác tài nguyên ở trên ta cần có những giải pháp phù hợp cho từng vấn
đề:

1. Tình trạng khai thác cát trái phép gây sạt lỡ 2 bên bờ sông.

- Ta cần giải quyết khai thác cát trộm.
- Người dân cần thành lập đội dân quân tự quản thường xuyên tuần tra và ngăn chặn
kịp thời các ghe, thuyền hút cát nhất là vào ban đêm.
- Cơ quan chính quyền cần điều tra các điểm thu mua cát trái phép để ngăn chặn
đường tiêu thụ.
- Nhắc nhỡ người dân cần thông báo với chính quyền khi phát hiện có người khai thác
, không bao che.
- Cần có những biện pháp xử lý thật nặng tay những trường hợp vi phạm.

2. Khai thác thủy sản bằng những thiết bị có tính hủy diệt lớn.
Cần treo biển báo cấm tại bờ hồ, địa phương cần phạt nặng nếu cố tình vi phạm.

3. Rác thải của khách du lịch khi tham quan hồ.
Chính quyền địa phương cần treo biển báo cấm xả rác, đồng thời đặt thùng rác
công cộng xung quanh hồ.

V.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Với nguồn nước dội dào, tài nguyên phong phú đã và đang góp phần không

nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương.
Nhưng công tác quản lý chất lượng nước khu vực huyện Vĩnh Cửu nói chung,
hồ Trị An nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập. Nguồn tài nguyên chưa được tận dụng
đúng mục đích, chưa phát huy được sức mạnh tiềm năng vốn có của hồ.
Tăng cường công tác quản lý đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm, nâng cao ý thức và trách nhiệm quan lý và bảo vệ môi
17



trường trong cơ quan nhàn nước, doanh nghiệp, nhân dân.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên – môi trường để nắm
bắt được nội dung các văn bản pháp luật của nhà nước.
Các dự án trước khi cấp giấy phép khai thác cần làm báo cáo đánh giá tác
động môi trường xung quanh hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình quản lý tài nguyên nước-Ths. Nguyễn Trần Liên Hương
Và các website:
www.vi.wikipedia.org
vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_máy_thủy_điện_Trị_An
luanvan.co
/> /> />
19


PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1 Mẫu phiếu khảo sát

Bảng khảo sát ý kiến người dân xung quanh lưu vực hồ Trị An
thuộc huyện Vĩnh Cữu – Đồng Nai
Phiếu tham khảo ý kiến cộng đồng
Về các hoạt động có liên quan của người dân sống ở lưu vực hồ Trị An thuộc
huyện Vĩnh Cữu – Đồng Nai.

I.


Thông tin cá nhân
Xin quý vị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân
Họ tên:....................................................................................
...........Tuổi.............................................................................
Giới tính:

Nam ;

Nữ

Địa chỉ:.....................................................................

II. Câu hỏi tham vấn
1. Nhà ông/bà, anh/chị cách hồ Trị An bao xa ?

........................................................................................................................................
2. Đã sinh sống ở đây trong thời gian bao lâu ?

........................................................................................................................................
3. Hồ này có tạo nguồn lợi kinh tế gì cho gia đình ông/bà, anh/chị hay không ?

........................................................................................................................................
Nhưng năm gần đây, thu nhập gia đình có ổn định không ? Nếu không thì nguyên nhân
gì khiến thu nhập gia đình mất ổn định.
........................................................................................................................................
4. Nước gia đình sinh hoạt là nước gì ?
a. Nước giếng
b. Nước sông
c. Nước máy

20


Nước thải sinh hoạt gia đình hoặc chăn nuôi (nếu có) được thải đi đâu ?
........................................................................................................................................
5. Ở lưu vực hồ có tình trạng khai thác cát trái phép không ?.......................................

Chính quyền địa phương có phổ biến các thông tin liên quan đến tình trạng trên cho
các hộ gia đình xung quanh khu vực hồ không ?
a. Có
b. Không

Thông tin gì?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Xung quanh và trong lòng hồ có nhiều rác thải không ? Vì sao ?

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
7. Ông/bà, anh/chị cho biết nơi đây có công ty – xí nghiệp nào không ?
a. Có
b. Không

Tên công ty (nếu biết) ?
........................................................................................................................................
Công ty sản xuất sản phẩm gì ?
........................................................................................................................................
Từ khi công ty hoạt động đã có vi phạm về luật môi trường lần nào chưa?
........................................................................................................................................
8. Ông/bà, anh/chị cho biết một năm hồ xả mấy lần ?...................................................


Có nhiều hay ít hơn so với những năm trước đây hay không?........................................
21


Việc xả đập như vậy có ảnh hưởng gì đến gia đình ông/bà, anh/chị hay không?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn ông/bà, anh/chị đã giành thời gian quý báo để hoàn thành phiếu
khảo sát này và cung cấp đầy đủ những thông tin có giá trị. Chúc ông/bà, anh/chị luôn
vui, khoẻ, và thành côn trong cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn.

22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×