Tải bản đầy đủ (.pptx) (6 trang)

lịch sử địa phương ung chiếm nhóm 2 11a2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.4 KB, 6 trang )

 Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi từ Tân Sở (tỉnh Quảng Trị)
đã ra chiếu Cần Vương kêu gọi người dân Việt Nam đứng lên chống giặc. Phong trào
ứng nghĩa Cần Vương bùng lên nhanh chóng ở miền Trung. Tại Bình Thuận, Chánh
tổng Lại An (phủ Hàm Thuận) là Ung Chiếm, hưởng ứng chiếu Cần Vương, chiêu mộ
nghĩa quân đứng lên đánh Pháp


Hình ảnh núi cố


 Nghĩa quân Ung Chiếm, đa phần là trai tráng, thường xuyên luyện quân sĩ ở
làng Kim Ngọc. Nghĩa quân Ung Chiếm đã có lần vây hãm phủ Hàm Thuận đóng
ở làng Phú Tài trong nhiều ngày đêm. Trước sức mạnh của nghĩa quân, phủ Hàm
Thuận phải cầu viện binh.


 . Ngày 28/7/1886, quân đội Pháp từ Sài Gòn ra đánh lại nghĩa quân Ung Chiếm. Chúng
đổ bộ lên làng Ngọc Lâm gần chân núi Cố rồi đánh vào căn cứ của cụ. Nghĩa quân
chống cự quyết liệt. Do lực lượng không cân sức, nghĩa quân bị thua trận. Ông sa vào
tay giặc và bị xử tử. Đầu của ông bị giặc Pháp bỏ vào giỏ, treo nhiều ngày ở chợ Dinh
(vùng Phước Thiện Xuân) nhằm uy hiếp tinh thần nhân dân. Thi hài ông sau đó được
dân chôn cất tại làng Trường Thạnh năm1887. Trong một thời gian dài, do không có
con cháu chăm sóc, nên mộ hoang tàn.


 Đến năm 2002, một người tên là Đặng Thị Hoa, bỏ tiền xây mộ ông và vợ. Kháng Pháp
thất bại, nhưng tinh thần chống giặc của Chánh sơn phòng Ung Chiếm được người Hàm
Thuận ngưỡng mộ. Tưởng nhớ công lao ấy, ngày nay tên ông được đặt cho một thôn ở
xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc. Ngoài ra, ở phường Phú Hài, Phan Thiết còn có
một con đường mang tên ông. Có thể nói, di tích mộ phần của Ung Chiếm cũng là nơi
để người Bình Thuận hôm nay viếng thăm, tìm hiểu trang sử hào hùng của quê hương


mình


 Ung Chiếm là người

có công trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ
thứ XIX. Mộ của ông (tên trên mộ là “Ung Chím- phương ngữ của vùng
Hàm Thuận”), và người vợ cả nằm cạnh nhau trên đất làng Trường
Thạnh, nay là thôn Ung Chiếm, xã Hàm Thắng...

 Ông Phan Văn Thặng – một người am hiểu về lịch sử xã Hàm Thắng, cho
biết: “Vào năm 1885, cụ chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ tại núi Cố, tự
xưng là Chánh sơn phòng. Nghĩa quân chiếm được các đồn: Sa Ra, Tùy
Hòa, Kim Ngọc, Tầm Hưng và cả đồn gần Phan Thiết là Bến Lội”.



×