Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta hiện nay Nêu và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.48 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: HTTTKT&TMĐT

----------

BÀI THẢO LUẬN
Bộ môn: Kinh tế vĩ mô 1
Đề tài : “ Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta hiện nay.
Nêu và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc
làm hiện nay”

Nhóm thảo luận : 4
Lớp HP: 1852MAEC0111
GV : Đặng Thanh Bình
Vũ Ngọc Tú

Hà Nam, 2018


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
Mục lục

2


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Đặng Thanh Bình
và thầy giáo Vũ Ngọc Tú đã dành thời gian hướng dẫn chúng em làm bài thảo luận


được chỉnh chu và hoàn thiện.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị K51, K52 đã truyền đạt lại
cho chúng em những kinh nghiệm cần thiết để chúng em làm bài thảo luận tốt hơn .
Cảm ơn cả nhóm đã đoàn kết, tích cực học tập, tham khảo, đưa ra ý kiến để
xây dựng bài thảo luận.

3


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------- o0o -------Hà Nam, ngày 20 tháng 03 năm 2018
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Thành viên tham gia : Đầy đủ
Thời gian: Từ 7h – 11h (ngày 20/03/2018)
Địa điểm: Sân KTX Hà Nam
Nội dung:
Tập hợp các thành viên nhóm. Nhóm trưởng triển khai lại đề tài mà nhóm thảo
luận. Các thành viên trong nhóm cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài thảo
luận.
Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm về nhà tìm tài
liệu, tìm thông tin để thực hiện bài thảo luận. Và nhắc nhở các thành viên nộp bài
đúng hẹn.
Các thành viên trong nhóm đều đến đúng giờ, làm việc nghiêm túc và tham gia
nhiệt tình trong việc phát triển ý tưởng cho đề tài.

Thư ký


Nhóm trưởng

Lê Thị Thu Hiền

Đinh Thị Hồng

4


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1

Biên bản đánh giá xếp loại
ST
T

Họ và tên

Mã SV

Chức
trách

Tự
đán
h
giá

Nhiệm vụ

Đồng Thị

Hiền

17D140015

29

Hà Thị
Thanh
Hiền

17D140050

30

Lê Thị
Thu Hiền

17D140214

31

Nguyễn
Thị Hiền

17D140016

32

Lê Duy
Hiếu


17D140014

33

Đinh Thị
Hồng

17D140017

35

Nguyễn
Thị Huệ

17D140018

Làm slide + Tìm video
+ thuyết trình

36

Lê Thị
Thanh
Hương

17D140219

Giải pháp thất nghiệp
và thiếu việc làm. Kết

luận,phân tích số liệu
năm 2016

Nhóm
trưởng

Ghi
chú

Nguyên nhân thất
nghiệp và thiếu việc
làm, phân tích số liệu
năm 2015
Nguyên nhân thất
nghiệp và thiếu việc
làm, phân tích số liệu
năm 2013
Giải pháp thất nghiệp
và thiếu việc làm. Kết
luận, phân tích số liệu
năm 2015
Mở đầu, Khái niệm,
thực trạng chung về
thất nghiệp và thiếu
việc làm, phân tích số
liệu năm 2015
Mở đầu, Khái niệm,
thực trạng chung về
thất nghiệp và thiếu
việc làm.

Số liệu, nguyên nhân
thất nghiệp và thiếu
việc làm. Tổng hợp,
chỉnh sửa word

28

Thư


Nhóm
đánh
giá

Thư kí

Nhóm trưởng

Nhận xét đánh giá của giảng viên:
.............................................................................................................................................................................
Lê Thị Thu Hiền
Đinh Thị Hồng
.............................................................................................................................................................................
5


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................

6


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ít
những sự nhảy vọt về mọi mặt. Trong những năm gần đây, chúng ta đã đạt được một
số thành tựu về khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu lương thực và
thực phẩm… Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được thì cũng có vấn đề
Đảng và Nhà nước cần quan tâm như lạm phát, tệ nạn xã hội, thất nghiệp..
Nhưng vấn đề cần được quan tâm hàng đầu có lẽ là thất nghiệp. Thất nghiệp,
đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kì một quốc gia nào dù là phát triển hay
đang phát triển thì thất nghiệp vẫn luôn tồn tại.

7



Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1

NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm
- Thất nghiệp: là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc
làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực
lượng lao động xã hội.
- Thiếu việc làm: là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành
cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động, mang lại thu
nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ
là người thiếu việc làm.
2. Phân loại
2.1. Phân loại thất nghiệp
a. Phân theo loại hình thất nghiệp
-

Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ).
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi, nghề).
Thất nghiệp chia thành vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn).
Thất nghiệp chia theo ngành nghề ( ngành kinh tế, ngành hang, nghề nghiệp).
Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.

b.Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Thất nghiệp do bỏ việc: tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng
lương thấp, không hợp nghề, …
- Thất nghiệp do mất việc: các hãng cho người lao động thôi việc vì một số khó khăn

trong quá trình kinh doanh.
-Thất nghiệp do mới vào: là những người mới được bổ sung vào lực lượng lao động
nhưng chưa tìm được việc làm như thanh niên đến độ tuổi lao động đang tìm việc
làm, sinh viên mới tốt nghiệp đang chờ công tác, …
-Thất nghiệp do quay lại: là những người đã ra khỏi lực lượng lao động nay muốn
quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
c. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

8


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm
công việc, nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng. (lương cao hơn, gần nhà
hơn, …)
- Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử
dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng (đôi khi những người này được tách
riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ)
- Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn lao
động không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, …
- Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất
nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của
chu kỳ kinh doanh , xảy ra khắp mọi nơi mọi ngành nghề doanh nghiệp buộc phải thu
hẹp sản xuất và giảm thuê mướn lao động.
- Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới việc làm mà tiền công thực tế
trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị
trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao
hơn lượng cầu. (hay còn gọi là thất nghiệp tiền công thực tế hoặc thất nghiệp do yếu
tố ngoài thị trường)

Thất nghiệp cơ cấu:Thất nghiệp cơ cấu phát sinh từ sự không ăn khớp giữa cung và
cầu trên các thị trường lao động cụ thể. Mặc dù số người đang tìm việc làm đúng
bằng số việc làm còn trống, nhưng người tìm việc và việc tìm người lại không ăn
khớp với nhau về kỹ năng, ngành nghề hoặc địa điểm.

-

d. Phân loại theo phân tích hiện đại
Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc do
việc làm và mức lương chưa phù hợp với mong muốn (bao gồm thất nghiệp tạm thời
và thất nghiệp cơ cấu).

-

-Thất nghiệp không tự nguyện: chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành
nhưng không được thuê. Thất nghiệp không tự nguyện chính là thất nghiệp do thiếu
cầu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân
bằng. Tại đó, mức tiền lương và giá cả là hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằng dài
hạn.

-

9


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
2.2. Phân loại thiếu việc làm
- Thiếu việc làm vô hình: là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian, thậm chí
còn quá thời gian quy định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp,

điều kiện lao động không tốt, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp
thường có mong muốn tìm công việc khác có thu nhập cao hơn.
- Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít
hơn quỹ thời gian quy định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm
việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.

Chương II. Vận dụng
I. Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta hiện nay
1. Tình hình chung ở nước ta
- Kinh tế tăng trưởng khá.Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng bình quân hàng
năm 7 %.Nông nghiệp phát triển liên tục,đặc biệt là sản xuất lương thực.Giá trị công
nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng:bưu chính viễn
thông,đường sá, cầu, cảng, sân bay,điện , thuỷ lợi ..... được tăng cường.Các ngành
xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển .
-Mỗi năm tạo hơn 1,2 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo từ trên 30 % giảm xuống
còn 10%.Ngưới có công với nước được quan tâm chăm sóc.Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên hàng năm từ 2,3% xuống còn 1,4%.Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó
khăn, những thành tựu và tiến bộ về văn hoá,xã hội là sự cố ắng rất lớn của toàn
đảng,toàn dân .
-.Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong 5 năm qua thì
vấn đề nổi cộm và được quan tâm nhiều nhất đó chính là vấn đề thất nghiệp và thiếu
việc làm hiện nay.
2. Tình hình lao động ,tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm ở nước ta trong
những năm 2012-2017
Năm 2012
Tỉ lệ thất nghiệp

Tỉ lệ thiếu việc làm

CHung


Thành
thị

Nông
thôn

Chung

Thành
thị

Nông
thôn

CẢ NƯỚC

1,96

3,21

1,39

2,74

1,56

3,27

Đồng bằng sông Hồng


1,91

3,49

1,25

2,51

1,09

3,09

10


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
Trung du và miền núi phía
Bắc
0,75

2,25

0,46

1,96

1,30

2,09


Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
2,21

3,91

1,60

3,23

2,45

3,51

Tây Nguyên

1,47

1,89

1,30

2,82

2,66

2,89

Đông Nam Bộ


2,64

3,24

1,73

0,94

0,57

1,51

Đồng bằng sông Cửu Long

2,17

2,87

1,94

4,57

3,02

5,07

Bảng số liệu về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong
tuổi phân theo vùng và phân theo thành thị và nông thôn năm 2012


độ

-Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 1,96%, giảm 0,26% so với năm 2011. Trong đó, tỷ lệ
thất nghiệp năm 2012 của khu vực thành thị là 3,21%. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp
của khu vực nông thôn thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 1,39% ( Năm 2011 tương ứng là:
3,6% & 2,6%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của các vùng kinh tế - xã hội rất
khác nhau, con số này của Tây Nguyên là thấp nhất (1,89%) và của Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung là cao nhất (3,91%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn cao
nhất là của Trung du và miền núi phía Bắc (0,46%) và cao nhất là của Đồng bằng
sông Cửu Long ( 1,94%). Nhìn chung đều giảm so với 2011.
-Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 là: 2,74%.Trong đó, thành
thị là 156% và nông thôn cao hơn hẳn thành thị (3,27%). Tỷ lệ thiếu việc giữa các
vùng kinh tế- xã hội cũng khác nhau; khu vực thành thị cao nhất là của Đồng bằng
sông Cửu Long(3,02%) và thấp nhất là của Đông Nam Bộ(0,57%); đông thời, khu
vực nông thôn cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long(5,07%) và thấp nhất ở Đông
Nam Bộ(1,51%). Ngược với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng hơn so
với năm 2011.
Năm 2013:
Tỉ lệ thất nghiệp

Tỉ lệ thiếu việc làm

Chung

Thành
thị

Nông
thôn


Chung

Thành
thị

Nông
thôn

CẢ NƯỚC

2,18

3,59

1,54

2,75

1,48

3,31

Đồng bằng sông Hồng

2,65

5,13

1,60


2,66

1,33

3,20

Trung du và miền núi phía 0,81

2,26

0,54

1,67

1,23

1,75

11


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
2,15

3,81

1,58


2,90

2,39

3,07

Tây Nguyên

1,51

2,07

1,30

2,42

2,09

2,54

Đông Nam Bộ

2,70

3,34

1,69

0,92


0,43

1,68

Đồng bằng sông Cửu Long

2,42

2,96

2,24

5,20

2,80

6,00

Bảng số liệu về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong
tuổi phân theo vùng và phân theo thành thị và nông thôn năm 2013

độ

-Tỉ lệ thất nghiệp:
Tỉ lệ thất nghiệp chung cho cả nước là 2,18% tăng 0,22% so với năm 2012. Trong đó
ở khu vực Đông Nam Bộ (2,7%) và Đồng Bằng sông Hồng (2,65%) là có tỉ lệ cao
nhất, cao hơn tổng của cả nước và gấp hơn 3 lần khu vực Trung du và miền núi phía
Bắc (0,81%). Các vùng kinh tế trọng điểm (ĐBSH và ĐNB) tuy giữ vị trí đàu tàu
trong việc phát triển kinh tế xã hội nhưng có tỉ lệ thất nghiệp cao là do ngành nghề

đào tạo không phù hợp với yêu cầu thị trường, dân số quá đông, trình độ kĩ năng của
lao động còn kém. Khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ do sản suất nông nghiệp là
chủ yếu, mỗi người dân đều có việc làm nên tỉ lệ thất nghiệp ở đây rất thấp.
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng lên, cao hơn rất nhiều so với nông thôn (cao nhất là
Đồng Bằng sông Hồng (5,13%) )hơn 1,54% so với cả nước. Xu hướng chung trong
suy nghĩ của người dân ở nông thôn là quyết tâm lên thành thị để kiếm sống, tin rằng
công việc ở trên thành phố sẽ nhiều hơn, giúp họ đổi đời. Điều đó dẫn đến tình trạng
đất chật người đông, công việc lao động không đủ nhiều để đáp ứng số lượng lớn
người dân lao động chân tay ở nông thôn lên, khiến cho tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị
ngày càng gia tăng.
Năm 2013, ở nông thôn thì tỉ lệ thất nghiệp nhìn chung không quá cao đều hơn so với
các năm trước. Cao nhất là Đồng Bằng sông Cửu Long (2,24%) gấp hơn 4 lần so với
Trung du và miền núi phía Bắc (0,54%). Qua đó cho thấy đời sống người dân nông
thôn đang dần được nâng cao, các công ty, xí nghiệp cũng đang dần mọc lên để đáp
ứng nhu cầu việc làm cho người dân.
=> Năm 2013 nhà nước đã đầu tư để giải quyết việc làm cho người dân nhưng hầu
như vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu việc làm. Thế nhưng, hồi cuối tháng 11, tại Báo
cáo Kinh tế vĩ mô năm 2013 vừa được Ủy ban Kinh tế quốc hội công bố, tác giả
Nguyễn Thắng – Trung tâm phân tích và dự báo Viện Hàn lâm khoa học Xã hội nhận
định, các số liệu về lao động, việc làm ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Theo chuyên
gia này, tỷ lệ thất nghiệp hiện không có nhiều ý nghĩa với Việt Nam - trong một nền
12


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
kinh tế có việc làm nông nghiệp và phi chính thức chi phối, chiếm tới trên ba phần tư
tổng số việc làm.
- Tỉ lệ thiếu việc làm
Tình hình chung tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là cao
nhất(5,2%), cao gấp 5,6 lần so với khu vực thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,92%), và

cao gấp gần 2 lần cả nước và các khu vực còn lại. Tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị năm
2013(1,48%) thấp hơn so với năm 2012(1,56%). Ở nông thôn năm 2013(3,33%) tăng
k đáng kể so với năm 2012( 3,27%).
Xét riêng ở thành thị thì tình trạng thiếu việc làm không cao. Cao nhất là ĐBSCL
(2,8%) , hơn gấp 6,5 lần so với ĐNB. Tuy nhiên lại thấp hơn rất nhiều so với vùng
nông thôn. Ở khu vực ĐBSCL tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn vẫn là cao nhất còn
cao hơn tỉ lệ thiếu việc làm chung. Tỉ lệ ở nông thôn sẽ cao hơn thành thị vì ở nông
thôn có việc làm nhưng số tiền lương họ nhận được là rất thấp. Họ phải làm nhiều
việc thì mới có thể trang trải được cuộc sống. Còn ở thành thị họ có nhiều cơ hội để
tiếp cận với việc làm mà mức lương họ nhận được sẽ cao hơn.
Năm 2014
Tỉ lệ thát nghiệp

Tỉ lệ thiếu việc làm

Chung

Thành
thị

Nông
thôn

Chung

Thành
thị

Nông
thôn


CẢ NƯỚC

2,10

3,40

1,49

2,35

1,20

2,90

Đồng bằng sông Hồng

2,82

4,86

1,87

2,44

0,99

3,12

Trung du và miền núi phía

Bắc
0,76

2,35

0,46

1,45

1,03

1,52

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
2,23

3,71

1,70

2,58

1,86

2,84

Tây Nguyên

1,22


1,94

0,93

2,49

1,89

2,73

Đông Nam Bộ

2,47

3,00

1,60

0,61

0,30

1,11

Đồng bằng sông Cửu Long
2,06 2,79
1,83
4,20 2,32
4,80

Bảng số liệu về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong
độ
tuổi phân theo vùng và phân theo thành thị và nông thôn năm 2014
-Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến cuối năm 2014 là
54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với 2013. Trong đó, lao động nam chiếm
51,3% và lao động nữ chiếm 48,7%.
13


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính
53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm 46,6% tổng số; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%; khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 21,4%
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,10% ( gần 1 triệu người),
trong đó khu vực thành thị là 3,40% và khu vực nông thôn là 1,49%.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao độg năm 2014 là 2,35%(giảm 0,4% so với năm
2013), trong đó khu vực thành thị là 1,2% và khu vực nông thôn là 2,9%.
Năm 2015
Tỉ lệ thất nghiệp

Tỉ lệ thiếu việc làm

Chung

Thành Nông
thị
thôn


Chung

Thành Nông
thị
thôn

CẢ NƯỚC

2,33

3,37

1,82

1,89

0,84

2,39

Đồng bằng sông Hồng

2,42

3,42

1,94

1,60


0,76

1,99

Trung du và miền núi phía Bắc

1,10

3,11

0,72

1,53

0,96

1,64

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
2,71

4,51

2,05

2,60

1,36


3,05

Tây Nguyên

1,03

2,27

0,57

1,72

0,91

2,02

Đông Nam Bộ

2,74

3,05

2,17

0,50

0,32

0,82


Đồng bằng sông Cửu Long
2,77 3,22
2,63
3,05 1,56 3,52
Bảng số liệu về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong
độ
tuổi phân theo vùng và phân theo thành thị và nông thôn năm 2015
-Năm 2015, tỉ lệ thiếu việc chung của cả nước là 1.89%, ở khu vực thành thị là
0.84%, ở khu vực nông thôn là 2,39%.
Tỉ lệ thiếu việc làm chung của cả nước phân theo vùng miền tăng dần theo thứ tự,
Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc, ĐB sông Hồng, Tây Nguyên, BẮc
trung bộ và duyên hải miền Trung cuối cùng là ĐB sông Cửu Long.
Năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước là 2.33( tăng lên so với năm 2014 là
2,10%.Riêng ở thành thị là 3,37% và ở nông thôn là 1,82%.Ở Đb sông Hồng, tỉ lệ
thất nghiệp chung là 2,42%, thành thị là 3,42% và ở nông thôn là 1.94%. Ở trung du
14


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
và miền núi phía Bắc có tỉ lệ thất nghiệp chung là 1,1%, thành thị là 3.11%. .. Tương
tự như vậy , chúng ta có thê nhận ra rằng tỉ lệ thất nghiệp chung tăng theo thứ tự các
vùng: Tây Nguyên ( 1.1%),Trung du và miền núi phía Bắc(1.1%),ĐB sông
Hồng(2.42%),Bắc trung bộ và duyên hải miền trung(2.71%),Đông Nam
Bộ(2.74%),ĐB S.Cửu Long(2.77%). Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tăng dần
theo thứ tự Tây Nguyên,Đông Nam Bộ, Trung du và mièn núi phía Bắc, ĐB S.cửu
Long,ĐB S.Hồng và cuối cùng là Duyên hải miền trung.. Tỉ lệ thất nghiệp ở nông
thôn tương tự tăng theo tỉ lệ thất nghiệp chung: Tây Nguyên ,Trung du và miền núi
phía Bắc,ĐB sông Hồng,Bắc trung bộ và duyên hải miền trung,Đông Nam Bộ,ĐB
S.Cửu Long.
Năm 2016

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thiếu việc làm

Chung

Thành
thị

Nông
thôn

Chung

Thành
thị

Nông
thôn

CẢ NƯỚC

2,30

3,23

1,84

1,66


0,73

2,12

Đồng bằng sông Hồng

2,24

3,23

1,73

1,05

0,57

1,29

Trung du và miền núi phía
Bắc
1,17

3,20

0,77

1,53

0,79


1,67

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
2,78

4,30

2,17

2,04

1,19

2,37

Tây Nguyên

1,24

2,19

0,88

2,00

0,58

2,53


Đông Nam Bộ

2,46

2,61

2,19

0,45

0,36

0,62

Đồng bằng sông Cửu Long 2,89

3,73

2,62

3,05

1,33

3,60

Bảng số liệu về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tuổi phân theo vùng và phân theo thành thị và nông thôn năm 2016
- Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 là 2,3%, giảm 0,03% so với năm 2015. Trong đó, tỷ lệ
thất nghiệp năm 2016 của khu vực thành thị là 3,23%. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp

của khu vực nông thôn thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 1,84%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị của các vùng kinh tế - xã hội rất khác nhau, Tây Nguyên là thấp nhất
(2,19%) và của Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là cao nhất (4,3%). Tỷ lệ thất
nghiệp khu vực nông thôn cao nhất là của Đồng bằng sông Cửu Long (2,62%) và
thấp nhất là của Trung du và miền núi phía bắc ( 0,77%). Nhìn chung đều giảm so với
2015.
15


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
-Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2016 là: 1,66%.Trong đó, thành thị là 0,73% và nông thôn
là (2,12%). Tỷ lệ thiếu việc giữa các vùng kinh tế- xã hội cũng khác nhau; khu vực
thành thị cao nhất là của Đồng bằng sông Cửu Long (1,33%) và thấp nhất là của
Đông Nam Bộ (0,36%); tương tự như khu vực thành thị, khu vực nông thôn cao nhất
ở Đồng bằng sông Cửu Long(3,6%) và thấp nhất ở Đông Nam Bộ(0,62%). Nhìn
chung, tỷ lệ thiếu việc làm phần lớn giảm hơn so với năm 2015.
Như vậy, qua BSL ta thấy rõ ràng tỉ lệ thất nghiệp tăng lên qua từng năm, từ năm
2012 đến 2016 chỉ vỏn vẹn 5 năm mà tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên từ 1.96 lên 2.30
tăng 0.34. Đây là con số đáng báo động , ngoài ra có thể thấy tỉ lệ thất nghiệp tập
trung cao tại các khu vực thành thị.và đang có xu hướng tăng cao.Vậy tại sao thành
thị lại có tỉ lệ thất nghiệp cao? Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị
đó là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao,
trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị
trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ
hội tìm việc làm.
Năm 2017
-Trong quý I năm 2017,cả nước có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất
nghiệp, giảm 8.300 người so với quý trước. Tuy nhiên con số này vẫn tăng 29.500
người so với quý I năm ngoái.
Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn cùng

kỳ năm trước (còn 2,3%). So với quý 4 năm ngoái, số người có việc làm tăng mạnh ở
một số ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo, giáo dục, đào tạo, sửa chữa ô tô…
Đáng chú ý, số người thất nghiệp có trình độ từ ĐH trở lên giảm mạnh so với quý
trước đó. Con số cụ thể là 138.800 người, giảm 80.000 người (tức giảm 36,6%).
Nhóm trình độ CĐ cũng giảm 20.600 người, còn 104.200 người thất nghiệp. Nhóm
trình độ TC có 83.200 người thất nghiệp, tăng 13.000 người.
Số người thất nghiệp của quý III – 2017 là gần 1,11 triệu người, giảm gần 10,9 nghìn
người so với quý II – 2017. Tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn quốc là 2,02%. So với
quý trước, tỷ lệ này giảm nhẹ.
Cũng theo công bố này, tình trạng thiếu việc làm (người có thời gian làm việc dưới
35 giờ/ tuần và mong muốn được làm thêm) của người trong độ tuổi lao động tăng cả
về số lượng và tỷ lệ. Cụ thể cả nước có 850.300 người trong độ tuổi lao động thiếu
việc làm, tăng trên 100.000 người so với quý trước đó và tăng 29.000 người so với
cùng kỳ năm ngoái. Trong số này có 85% lao động ở nông thôn.
16


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
Ngoài ra, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II năm 2017 là 1,63%.
Trong quý II, lao động ở khu vực nông thôn tập trung thu hoạch lúa, hoa màu vụ
đông xuân và gieo trồng vụ hè thu, do đó, tỷ lệ người thiếu việc làm ở khu vực nông
thôn giảm đáng kể.
Vào quý III năm 2017,tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,64%, trong
đó khu vực thành thị là 0,87%; khu vực nông thôn là 2,06%. Tỷ lệ lao động có việc
làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản là 57,1%, trong đó khu vực
thành thị là 48,7%; khu vực nông thôn là 64,3%.
Thực tế số liệu này có thể lớn hơn thế? Vậy đâu là nguyên nhân gây ra thất nghiệp ?
II. Nêu và phân tích nguyên nhân gây ra thất nghiệp và thiếu việc làm
1. Nguyên nhân gây ra thất nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp. Nhưng kể đến rõ ràng nhất đó

là thất nghiệp gia tăng do suy giẩm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người lao
động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh
nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm
làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy họ
phải “dãn thờ” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Và Việt
Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng trưởng suy giảm toàn cầu, nhất là vì kinh
tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu (đặc biệt là
sang Hoa Kì và Châu Âu). Ở Việt Nam do chưa có thị trường chứng khoán đầu tư
nước ngoài chủ yếu bằng vốn FDI nên không bị các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn
một cách đột ngột nhưng các doanh nghiệp ở Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng
nặng nề Khủng hoảng kinh tế làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá, hàng hóa bị cạnh
tranh khốc liệt dẫn đến nhiều mặt hàng không được xuất khẩu dẫn đến tồn kho để giải
quyết vấn đề đó nhiều doanh nghiệp đã phải sa thải bớt công nhân, danh sách các
doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu
quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong nhiều năm tới.
- Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để “làm thầy” mặc
dù nếu bản thân học “làm thợ” sẽ tốt hơn hay thích “ làm nhà nước không thích làm
cho tư nhân” như vậy là thiếu thực tế bởi kkhông dựa trên khả năng của bản thân và
nhu cầu xã hội. Một bộ phận lao động trẻ có biểu hiện ngộ nhận lhả năng của bản
thân nghĩ rằng mình ra trường với cái bằng giỏi là đi đâu cũng sẽ xin được việc và đòi
trả lương cao mới làm nhưng thực chất họ chỉ có kiến thức trên sách vở chứ không có
kiến thức về kĩ năng làm việc; một số bộ phận khác lại tự ti không đánh giá hết năng
lực thực sự của mình. Ai cũng muốn làm công việc nhàn hạ, không ai muốn làm việc
khó. Chọn nghề theo “nếp nghĩ” sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều lao động trẻ
“nhảy việc”để tìm kiếm thu nhập cao hơn nên dẫn đến tình trạng dễ bọ mất việc. Mặt
17


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
khác, rất nhiều người muốn làm nhà nước, không muốn làm cho tư nhân nên họ

không đi làm ngoài chỉ đợi làm cho nhà nước. Nền công vụ của Việt Nam dựa trên cơ
sở nghề nghiệp suốt đời, nên khi được vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà
nước, cán bộ, công chức sẽ được hưởng lương hết cả cuộc đời. Việc này khiến họ yên
tâm và tự mãn vì biết tương lai của mình sẽ luôn ổn định nếu được vào biên chế. Bên
cạnh đó, họ sẽ được tăng lương theo niên hạn và theo thâm niên công tác. Mặt khác,
Vào làm Nhà nước được tiếng "oai", khi có một vị trí nào đấy còn có thể giúp anh
em, họ hàng theo kiểu "một người làm quan, cả họ được nhờ". Cũng có không ít
trường hợp, khi bố, mẹ đến tuổi nghỉ hưu, thậm chí, chưa hết thời gian công tác vẫn
làm đơn xin được nghỉ hưu sớm để cho con vào thế chỗ, số biên chế trên giao không
bị "phình" ra và tình nghĩa đồng nghiệp sau trước vẫn được duy trì, đảm bảo .
- Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưc đáp ứng được yêu cầu mới, tính
chuyên nghiệp chưa cao. Việt Nam đang ở trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng với
nguồn nhân lực dồi dào, trẻ tuổi, thời kỳ có cơ hội để tạo ra những bước phát triển
kinh tế-xã hội, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn
thấp, có khoảng cách lớn so với nhu cầu của nền kinh tế và so với các nước trong khu
vực ASEAN và các nước khác. Nguồn nhân lực có sự thiếu hụt trầm trọng lao động
có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề khiến cho chỉ số cạnh tranh
nguồn nhân lực Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới vào năm 2014 chỉ
đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133
nước được xếp hạng theo như PGS. TS. Nguyễn Lan Hương, Viện Khoa học lao động
và xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nhận định. . Việc kĩ năng không đáp
ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giưã hệ thống đào tạo giáo dục, các nhu cầu thị
trường lao động và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề rất thấp , chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào
thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một
phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó lao động vẫn trong tình trạng bán
chuyên nghiệp, công việc chắp vá không ổn định.
- Nguyên nhân chính là cung không gắn với cầu. Người“cung” nguồn nhân lực chính
là các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ giáodục quản lý. Trách nhiệm của người
đứng đầu ngành giáo dục như thế nào khihàng năm, số lượng sinh viên ra trường ồ ạt

nhưng các trường thi nhau mở cácngành tràn lan xảy ra tình trạng “thừa thầy thiếu
thợ”?Hằng năm đào tạo quá nhiều cử nhân. Theo thống kê, cả nước hiện có 1915 cơ
sở dạy nghề(CSDN) trong đó có 1218 CSDN công lập ( chiếm 64%) , bao gồm: 262
trườn dạy nghề Hiện nay cả nước có 412 trường ĐH,CĐ tính bình quân mỗi tỉnh,
thành phố có khoảng 6,6 trường ĐH,CĐ; cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong
tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển và 803 cơ sở khác có dạy
nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. trong
những năm qua, bình quân mỗi các trường đều thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng
18


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
90.000 đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn.
Tuy nhiên hệ quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng
là, hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn trong
việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hay như các DN XKLĐ luôn
phải “loay hoay:” với các đơn hàng tuyển dụng lao động có tay nghề. Việc đào tạo ồ
ạt , tràn lan mà lại chưa làm tốt khâu định hướng nghề nghiệp , nhiều bạn trẻ ngay khi
ngồi trên ghế cấp 3 đã dần ngấm tư tưởng “ Phải đỗ đại học” sau này mới có việc làm
ổn định nhàn hạ mà không cần biết mình học gì, sau này cơ hội việc làm ra sao.
Ngoài ra đối với sinh viên , họ chọn ngành nghề theo phong trào, nghe người này
người kia nói, chỉ nhìn thấy xu hướng trước mắt , theo mong muốn yêu cầu của bố
mẹ, mà chưa theo yêu cầu của thị trường trong tương lai, từ đó tạo ra bất cập giưã các
ngành đào tạo với nhu cầu của thị trường, nhu cầu của nhà tuyển dụng , chính vì thế
cung cầu không gặp nhau, vì vậy tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều .
-Người lao động cần thời gian để tìm được việc làm phù hợp với họ: nguyên nhân là
do sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các lao động, thay đổi nhu cầu làm việc của
người lao động , ngoài ra luôn có người mới tham gia hoặc tái nhập và lực lượng lao
động.
*Xét riêng về một lực lượng lao động của đất nước, đó chính là sinh viên, sinh viên

khi mới ra trường, . Hiện nay, trong tỷ lệ đào tạo chung, thì 1 người được đào tạo đại
học thì chỉ có 0,36% là cao đẳng và 0,68% là trung cấp và 0,86% là sơ cấp. chúng ta
biết mỗi năm có hàng chục ngàn sinh viên ra trường không có việc làm và con số
này cứ tăng lên hàng năm, đến năm 2017 con số này tiếp tục tăng thêm 220.000 cử
nhân tốt nghiệp . Con số này đúng thực là khủng khi số lượng cử nhân ngày càng
tăng mà việc làm lại hạn chế. Mặt khác sinh viên ở Việt Nam hiện nay vẫn được đào
tạo đặt nặng về lí thuyết , ít thực hành. Vì vậy khi ra trường sinh viên thường bị thất
nghiệp và không tìm được việc làm , mặt khác sinh viên hiện nay kỹ năng mềm còn
hạn chế, kiến thức cơ bản chưa vững , khi ra trường hầu hết phải đào tạo lại , theo
thống kê có 63% sinh viên ra trường thất nghiệp chưa tìm được việc làm trong
khoảng 3-6 tháng. Còn nhóm sinh viên tìm được việc làm thì phải đào tạo lại, rất ít
sinh viên ra trường làm được việc ngay đáp ứng yêu cầu của thị trường, của nhà
tuyển dụng . Từ đó , số lượng người thất nghiệp ngày càng nhiều và càng có dấu hiệu
ra tăng. Thực tế cho thấy, trong hàng nghìn sinh viên mới ra trường mỗi năm, chỉ có
một bộ phận số ít sinh viên được “lọt vào mắt” những nhà tuyển dụng, bởi lẽ, các
sinh viên mới ra trường hầu như chưa có kỹ năng để làm việc.
Khi còn đi học, nhiều sinh viên cho rằng để có thể đáp ứng được yêu cầu của công
việc thì cần phải có các chứng chỉ vi tính, ngoại ngữ,… nên đổ xô đi học tại các trung
tâm để có được các bằng cấp này.

19


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài lại rất
chú trọng đến kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, truyền
đạt, khả năng làm việc theo nhóm,…
Các công ty thường đưa ra thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng, và trong khoảng thời
gian này, không có nhiều những ứng viên thực sự có khả năng tiếp thu, xử lý công
việc. Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với điểm số rất cao, qua thử việc

thực tế, các sinh viên này lại không được đánh giá cao và không được nhận làm.
Có một nghịch lý hiện đang tồn tại là dù số lượng sinh viên ra trường có tỷ lệ thất
nghiệp cao nhưng các công ty vẫn thiếu người làm, bởi lẽ, sinh viên không có kỹ
năng để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
-Ngoài ra, các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với
những người lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm
quy mô của khu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh. Trong năm 2000, Nhà
nước đã tuyển dụng khoảng 1,4 triệu người vào làm việc, tăng khoảng 2,5% so với
năm 1999. Tuy nhiên, việc cắt giảm 15% người lao động trong khu vực dịch vụ dân
sự đã có trong kế hoạch với hơn 70.000 người lao động sẽ mất việc làm vào năm
2002. Trong khi đó, 8% số người lao động trong bộ máy quản lý ở cấp trung ương
cấp thành phố và cấp tỉnh 1 tỷ đồng cũng đang bị cắt giảm. Chính phủ đang bị cắt
giảm và 72% số người lao động trong các tổ chức nhà nước đã có kế hoạch dành hơn
1 tỷ tỷ Đồng Việt nam cho việc cắt giảm chỗ làm việc trong khu vực dịch vụ dân sự.
Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều
công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm. Việt Nam dự đoán rằng
dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện nay
(Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùng
nông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Vấn đề này đang gây áp lực đối
với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ.Tỷ lệ thất nghiệp
trong thanh niên đang ở mức cao nguy hiểm ở một số khu vực ở đô thị (tỷ lệ này là
52% đối với những người trong độ tuổi từ 15- 24 ). Ngày càng nhiều thanh niên di
chuyển đến các thành phố với hy vọng tìm được việc làm và đôi khi họ làm nghề bán
hàng rong trên đường phố, bán bưu thiếp, đánh giày hoặc bán thuốc lá để kiếm kế
sinh nhai và gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến thất nghiệp như thiên tai: nó có thể
ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại
bị mất việc làm cho tới khi họ có thể khắc và xây dựng cuộc sống và kế sinh nhai của
họ... và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.
2. Nguyên nhân gây ra thiếu việc làm:

20


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
-Bùng nổ dân số :bình quân hàng năm 3,2% đến 3,5% và mỗi năm có khoảng hơn
một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động.
- Việc sắp xếp lại sản xuất và lao động trong khu vực Nhà nước đã dẫn đến dư thừa
rất lớn về lao động.
-Lao động tự do di chuyển từ nông thôn ra tìm việc làm ở thành thị và nơi khác cần
lao động tăng chậm do
-Thiếu vốn đầu tư.
-Chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định thật rõ ràng, cơ cấu
kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch nhưng diễn ra chậm.
-Một số ngành (vùng) có tiềm năng lớn, có khả năng thu hút được nhiều lao động
nhưng thiếu điều kiện biến khả năng thành hiện thực như vốn, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật
và công nghệ hoặc thị trường tiêu thụ
Có thể nói, thất nghiệp và thiếu việc làm “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến
chan nản với cuộc sống.
Thất nghiệp và thiếu việc làm là hiện tượng KT - XH nan giải, là một thách thức lớn
trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nó thường tác động đồng thời đến nhiều mặt của
đời sống xã hội. Vậy cần phải có những giải pháp để giải quyết vấn đề này. Giải pháp
ở đây là gì?
III. Phương hướng và giải pháp về vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm của
nước ta hiện nay
1. Giải pháp giải quyết thất nghiệp:
Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động
cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng
suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều
biện pháp cơ bản và hữu hiệu.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo

đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể là:
thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất
khẩu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao
động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số
doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương
đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở
và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.
21


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
- Phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan
đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.
- Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phấn
đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại,
hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công
nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ
sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư
thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện
thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động
ngày càng phát triển cao hơn nữa.
- Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình
độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để
cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ
và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dôi dư
trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc
phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát
triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp
cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế
độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trường
lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.
- Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế
mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo
ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều
kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động
cho các ngành nghề sản xuất.
- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ
cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số
lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và
đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường
(đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao
động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công
nghiệp, có văn hóa ... cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
22


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
- Đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân
và quốc tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường
phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ
thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề
trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố cũng phải có trường dạy nghề; các quận
và huyện cũng cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công
lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà
nước. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ

thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ
việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và
người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp
luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối
mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công
nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc
làm thuận lợi nhất.
- Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những chính
sách nhằm giảm thiểu tối đa tỉ lệ gia tăng dân số trong phạm vi cả nước từ đó cũng
làm giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp của nước ta hiện nay.
- Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong những năm vừa qua tỉ lệ dân cư
di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm là khá cao làm cho quá trình đô thị hóa
diễn ra nhanh chóng. Chính điều này đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị ngày
càng tăng cao. Do đó, những vùng tập trung đông dân cư như: các thành phố lớn, các
khu công nghiệp cần có chính sách di dân, phân bố dân cư và sử dụng lao động một
cách hợp lí.
- Giảm độ tuổi nghỉ hưu: khi thực hiện chính sách này sẽ đưa một bộ phận lao động
nghỉ hưu để lao động trẻ có nhiều năng lực, tiềm năng thay thế. Tuy nhiên, đây chỉ là
biện pháp thay thể tạm thời bởi cho lao động nghỉ hưu sớm thì số tiền trả lương hưu
là rất lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến nền tài chính nước ta.
- Chính phủ tăng đầu tư cho nền kinh tế: đây là chính sách nhằm tăng cầu lao động
bằng cách chính phủ “ bơm tiền” vào đầu tư cho nền kinh tế để xây dựng cơ sở hạ
tầng, qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Trợ cấp thất nghiệp: sau khi bị thất nghiệp người lao động được nhận một khoản
tiền để xúc tiến tìm công việc mới. Đây là một trong những chính sách nằm trong hệ
thống của chính sách kinh tế xã hội của quốc gia. Hiện nay, trợ cấp thất nghiệp là một
trong những chính sách có vai trò to lớn trong việc khắc phục tình trạng thất nghiệp
của nước ta,hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ
góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc
23



Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh
nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
- Trợ cấp thôi việc, mất việc làm: nhằm góp phần giải quyết khó khăn, ổn định cuộc
sống cho người lao động sau khi thất nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ trợ cấp cho người
lao động một khoản tiền để tạo nên phúc lợi cho doanh nghiệp.
- Chính phủ cần sử dụng hai chính sách trong chính sách chống suy thoái nói chung,
đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tăng mức tổng cầu, phục hồi kinh tế,
giảm thất nghiệp.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người học và xã hội về cách lựa chọn ngành
nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động;
Nâng cao nhận thức đối với nhà trường và người học về đào tạo và tự tích luỹ toàn
diện về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để nâng cao khả năng tìm việc
làm cho SV...Đồng thời, nâng cao nhận thức của học sinh, SV để nuôi dưỡng ý trí và
hoài bão “tự thân lập nghiệp”; nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp về sự cần
thiết phải hợp tác và hỗ trợ cơ sở đào tạo.
-Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý II năm 2016, cả nước có hơn 1,088
triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Trong số đó, thất nghiệp nhiều nhất là
nhóm trình độ đại học trở lên với hơn 191.000 người, tiếp đến là cao đẳng chuyên
nghiệp 94.800 người, trung cấp chuyên nghiệp 59.100 người. Như vậy, tổng số người
thất nghiệp thuộc ba nhóm này là 344.900, chiếm gần một phần ba trong số 1,2 triệu
người trong độ tuổi lao động không có việc làm. Con số trên đây ít nhất cũng cho
thấy hai vấn đề: một là, chất lượng đào tạo; hai là, nhu cầu lao động của xã hội. Vì
vậy, Để giải quyết vấn đề thất nghiệp đối với những người tốt nghiệp từ trung cấp đến
trên đại học, thiết nghĩ trước hết cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường
lao động, tăng tần suất hoạt động của các sàn giao dịch, ngày hội việc làm… Công
tác dự báo về việc làm cần bảo đảm chính xác và sát nhu cầu thực tế của xã hội.
Đồng thời, chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Bên cạnh việc dạy kiến

thức, cần chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kiến thức văn hóa, xã
hội, năng lực tư duy… và đặc biệt là cần giúp sinh viên có trải nghiệm thực tế. Nhà
trường thay vì là nơi chỉ học để lấy bằng, sẽ là nơi có ích cho quá trình làm việc của
sinh viên sau này.
Cần lưu ý tới ý kiến của nhiều nhà tuyển dụng cho rằng, giáo dục cần gắn với thực tế
bằng cách xây dựng liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, để
chọn lọc, hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện giúp sinh viên làm quen với môi trường
làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Giải pháp thiếu việc làm
24


Nhóm 4 – Kinh tế vĩ mô 1
-Thu hút vốn đầu tư: Có thể nói vốn đầu tư cho tạo việc làm lao động ở nông thônđặc biệt là cho thanh niên rất quan trọng. Hiện nay, vốn đầu tư cho vấn đề giải quyết
việc làm còn chiếm tỷ lệ ít trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nó là tiền đề để phát
triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống cho
dân cư nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo.
-Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: phải đào tạo nghề cho lao động thanh niên,
những người mới bước vào độ tuổi lao động trong đó cần làm rõ các vấn đề như:
ngành nghề đào tạo là gì, thời gian bao lâu, kinh phí đào tạo, điều kiện ở đâu và bố trí
hợp lý giữa ngành nghề đào tạo với công việc làm thực tế, giữa đào tạo với sử dụng.
Đưa hệ thống đào tạo nghề rộng rãi phổ biến trong nông thôn; mở rộng mạng lưới
dạy nghề với phương thức, hình thức phù hợp để thanh niên nông thôn dễ dàng tham
gia học tập.khuyến khích các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, mở lớp đào tạo chủ
hộ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có chính sách tiền lương, thu nhập phụ cấp đầy đủ
để kích thích những thanh niên có trình độ trở về với nông thôn, nhất là lao động có
chất xám cao để phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ góp
phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn
. -Chính sách vi mô:Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn cùng với việc xây dựng
các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn để khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc

làm ngay tại quê hương mình theo phương châm "Li nông bất li hương”.
- Luật pháp hoá việc tự do "mua bán" sức lao động, tạo điều kiện cho mọi người lao
động tự do di chuyển, tự do cư trú để cho cung và cầu lao động gặp nhau.
Trên đây là những giải pháp cơ bản cần được tiến hành đồng bộ và có hiệu quả
nhất với sự nỗ lực của toàn xã hội, của toàn hệ thống chính trị trong quá trình thực
hiện chính sách lao động, việc làm của nước ta trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu
cơ cấu lại và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát triển nền kinh tế nước
ta, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh

25


×