Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nêu và phân tích nguyên nhân, tính chất và kết quả của các cuộc Thập tự chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.17 KB, 21 trang )

B. NỘI DUNG
Nêu và phân tích nguyên nhân, tính chất và kết quả
của các cuộc Thập tự chinh?
Trả lời
I. Các khái niệm
Thập tự chinh: Theo ngôn ngữ La tinh thì CRUX có nghĩa là Thánh giá
hoặc Chữ Thập, một biểu tượng của Kitô giáo. Từ CRUX phát sinh ra danh từ
CRUSADE, cõ nghĩa là cuộc viễn chinh của đoàn quân Công giáo từ Âu châu
viễn chinh sang vùng Cận Đông do bọn phong kiến Tây Âu và nhà thờ Kitô giáo
tổ chức trong những năm 1096 – 1270. Đây là một loạt các cuộc chiến tranh tôn
giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quí tộc. Họ là
những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá đi chiến đấu. Mục đích của họ là
xâm chiếm đất đai và cướp đoạt của cải ở khu vực này.
Song các cuộc chiến tranh đó lại núp dưới danh nghĩa bảo vệ tôn giáo,
chống bọn tà đạo, giải phóng vùng đất Thánh Giêrusalem khỏi ách thống trị của
những kẻ “dị giáo” (những người theo đạo Hồi). Tham gia đạo quân Thập tự có
các chúa phoong kiến Pháp, Đức, Ý, Anh, những kị sĩ cuồng tín và nông dân bị
lừa dối đi tìm hạnh phúc, mong thoát khỏi cảnh khổ cực.
Thập tự quân: Những người lính trong đoàn quân viễn chinh Công giáo
đều mang huy hiệu chữ thập ở phía trước ngực và phía sau lưng nên được gọi là
“Thập tự quân” (quân mang dấu chữ thập). Và những cuộc chiến tranh này gọi
là những cuộc “chiến tranh chữ Thập” (Thập tự chinh).
Các cuộc chiến tranh chữ Thập làm cho nền văn minh phương Đông bị
tàn phá nặng nề vì những cuộc cướp bóc tàn sát, hủy hoại . Nhưng nó cũng đem
lại một yếu tố quan trọng mới, mở ra một thế giới mới, nối liền khu vực và thúc
đẩy sự giao lưu giữa phương Đông và phương Tây.
1
Miền đất Thánh Giêrusalem: Giêrusalem, tiếng Do Thái gọi là
Yerushalayim, người Ả rập gọi là Al Quds, có nghĩa là thành phố văn hoá đa
dạng. Như một trung tâm tôn giáo quan trọng vào thời cổ, thuộc miền Cận
Đông, Giêrusalem như ngã tư nơi xảy ra nhiều cuộc tranh chấp. Giêrusalem


được xem là thành phố thiêng liêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái
giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.
Với người Do Thái giáo, Giêrusalem là nơi Đavít lập thành đô.
Với người Kitô giáo, Giêrusalem là nơi xảy ra nhiều sự kiện cuối đời của
Chúa Giêsu, nhất là biến cố tử nạn phục sinh của Ngài.
Với người Hồi giáo, Giêrusalem là nơi giáo chủ Môhamét đã đến hành
hương, là thánh địa quan trọng của họ sau Mecca và Medina trung tâm của đạo
Hồi ở Ả rập Sauđi.
Lịch sử của Thành Thánh là những cuộc chiến tranh, thôn tính, tàn phá và
xây dựng lại. Đế quốc Babilon, Batư, Hylạp, La Mã, Byzantine, Thỗ Nhĩ Kỳ,
Ottoman, Đế Quốc Anh đều đã đặt chân lên Giêrusalem.
Thành Cổ Giêrusalem đã được UNESCO công bố là Di sản của Nhân loại
vào năm 1981.
II. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc Thập tự chinh
1. Nguyên nhân sâu xa
Năm 1095, giáo hoàng Urban II (1088 – 1099) đã phát động cuộc Thập tự
chinh thứ nhất. Với những lời hứa hẹn về vùng đất Thánh, “nơi khắp nơi đầy
mật và sữa”, “thiên đường thứ hai”, nơi mà các binh lính tham gia viễn chinh bị
chết sẽ được xóa mọi tội lỗi, cứu vớt lên thiên đường….”Đó là ý Chúa!”.
Với cái áo niềm tin khoác ngoài vừa vặn như là duyên cớ trực tiếp, duy
nhất của những cuộc Thập tự chinh. Nhưng thực chất với cái nhìn đúng đắn và
trực diện với điều kiện hoàn cảnh lịch sử châu Âu mới thấy rằng nguyên cớ trực
tiếp sâu xa của những cuộc Thập tự chinh chính là những mâu thuẫn kinh tế
chính trị, xã hội từ trước giữa hai phần Đông và Tây của lục địa châu Âu .
2
Về kinh tế: Từ cuối thế kỷ XI, kinh tế hàng hóa – tiền tệ và thành thị ngày
càng phát triển mạnh. Sinh hoạt của giới quí tộc thế tục và tăng lữ cũng trở nên
xa hoa, và ngày càng tốn kém tiền bạc. Cả hai tầng lớp quí tộc này đều muốn có
thêm đất đai, tiền của để bành trướng thế lực và phục vụ nhu cầu ăn chơi, hưởng
lạc của mình. Quí tộc tăng lữ Thiên chúa giáo còn muốn khống chế cả giáo hội

phương Đông.
Trong khi đó, ở thế kỷ XI, tòa thánh Rôma đã rệu rạo, với quá trình phong
kiến hóa diễn ra ở Tây Âu từ lâu. Đặc biệt là với chế độ ruộng đất trong xã hội
phong kiến thời kỳ này hầu hết đều tập trung vào tay giai cấp phong kiến và chia
thành nhiều lãnh địa theo cơ chế truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng điều
quan trọng và đáng chú ý ở đây là các lãnh địa thường chỉ truyền lại cho con
trưởng trong hoàng tộc, vì vậy những người con thứ vẫn trở thành những kị sĩ
không có ruộng đất. Nhiều kị sĩ dòng dõi phong kiến vẫn phải tìm đến các lâu
đài để phục vụ các lãnh chúa phong kiến muốn thuê họ. Có một số kị sĩ phải
sống dựa vào các tu viện, thậm chí tấn công các tu viện, hoặc là chặn đường
cướp bóc của cải của lái buôn, thương nhân,….
Về chính trị: chính là sự phân liệt giữa giáo hội phương Tây và phương
Đông. Thế kỷ 11 chứng kiến cuộc phân ly giáo, chia cắt giáo hội thành hai phần,
phương Tây với Giáo hội Công giáo Rôma hay giáo hội Thiên chúa, và phương
Đông với Giáo hội Chính Thống Đông phương hay còn gọi là giáo hội Hy Lạp.
Chính những bất đồng về thần học như biểu hiện ở cách giải thích thuyết
“Tam vị nhất thể”, và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt về văn hóa và
ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latinh và Hi Lạp cũng là những nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự chia cắt. Trước đó đã nảy sinh những bất đồng giữa hai nửa
giáo hội.
Bên cạnh đó, Giáo hoàng Rôma muốn ngự trị trên toàn bộ giáo hội Kitô
càng làm cho mâu thuẫn trong tổ chức giáo hội hai khu vực này càng thêm gay
gắt. Đồng thời, sự tranh giành khu vực ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình
3
truyền giáo ở những nước lân cận xung quanh cũng làm cho quan hệ hai bên
thêm căng thẳng.
Do đó, đến giữa thế kỷ XI vào năm 1054, Giáo hoàng Rôma sai sứ sang
Côngxtăngtinôplơ vứt lên bàn thờ của giáo đường Xôphia giấy khai trừ giáo tịch
của tổng giám mục Côngxtăngtinôplơ. Để đáp trả hành động phỉ báng đó, tổng
giám mục Côngxtăngtinôplơ đã yêu cầu hoàng đế Bidantium triệu tập một cuộc

hội nghị tôn giáo để khai trừ giáo tịch sứ giả của giáo hoàng Rôma. Chính điều
đó đã dẫn đến những mâu thuẫn và lòng căm phẫn giữa hai bên càng thêm phức
tạp và sâu sắc. Và cũng từ đó, sự phân liệt giữa giáo hội phương Tây và phương
Đông đã chính thức đi vào thời kỳ quyết liệt, thậm chí xem nhau như thù địch.
Về xã hội: thời kỳ này xã hội châu Âu có nhiều biến động và những thay
đổi to lớn. Chế độ phong kiến ngày càng xiết chặt người nông dân vào tình cảnh
lầm than, sự áp bức bóc lột đối với họ ngày càng nặng nề, làm cho họ chán nản
với cảnh sống bị đè nén và vùi dập, vì vậy họ mất lòng tin vào cuộc sống ở lãnh
địa. Chính điều đó làm cho mâu thuẫn giữa phong kiến và nông dân ngày càng
sâu sắc.
Trong khoảng thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XI, giáo hội Rôma lâm vào
tình cảnh suy yếu và hỗn loạn. Do đó bọn tăng lữ, quí tộc nhà thờ cũng không
ngừng tăng cường bóc lột người nông dân bằng thuế thập phân và lợi dụng lòng
tin của quần chúng nhân dân để đè nén về mặt tinh thần.
Cũng vào thời gian này, với sự xuất hiện của thành thị, giai cấp tư sản
cũng bắt đầu có mầm móng xuất hiện, nền sản xuất hàng hoá ngày càng tiến bộ
đã thôi thúc những người nông nô có tư tưởng vượt ra khỏi lãnh địa để đến
những vùng đất mới sinh sống chỉ vì có một mong muốn tự do hơn.
Với những mâu thuẫn gay gắt và chồng chéo đó đã làm cho xã hội Tây
Âu ngày đi vào tình thế nguy kịch hơn, mà người phải hứng chịu tất cả là tầng
lớp nông nô. Bởi vậy, để giải quyết được mâu thuẫn nội tại đó, giai cấp phong
kiến đã đẩy những mâu thuẫn đó ra bên ngoài bằng những cuộc Thập tự chinh
đãm máu kéo dài gần hai thế kỷ.
4
Với những nguyên nhân sâu xa về kinh tế, chính trị, xã hội hay có thể nói
đó là những tiền đề nguyên nhân khách quan đã đẩy các nước Tây Âu vào
những cuộc Thập tự chinh dài đăng đẳng hàng trăm năm với tính chất những
cuộc chiến tranh phi nghĩa, dẫn đến hàng triệu người chết, bị thương và những
tổn thất to lớn về giá trị vật chất, những giá trị nghệ thuật tinh thần.
2. Nguyên nhân trực tiếp

Những cuộc Thập tự chinh diễn ra cuối thế kỷ XI kéo dài cho đến thế kỷ
XIII không chỉ do những nguyên nhân sâu xa mà còn do nhiều nguyên nhân
khác đã dẫn đến những cuộc chiến hỗn loạn kéo dài 195 năm.
Thứ nhất, do sự xung đột như nước với lửa về giáo lý:
Mặc dù kinh Coran (đây là kinh thánh của đạo Hồi) đã có những giáo điều
công nhận Giêsu (chúa đứng đầu Thiên chúa giáo) là vị tiên tri đứng hàng thứ
hai sau Môhamet. Nhưng kinh Coran lại phủ nhận tính cách thiêng liêng của
Giêsu. Kinh Coran cho rằng các phép lạ của Giêsu là những trò ảo thuật học mót
ở Ba-by-lon..
Kinh Coran hoàn toàn phủ nhận tội tổ tông, hoàn toàn phủ nhận cái chết
của Giêsu trên thập giá. Kinh Coran còn khẳng định người Do Thái không giết
và không đóng đinh Giêsu.
Điều đáng nói là, Môhamet lại ghét Công giáo, vì ông cho rằng; đạo này
thờ ảnh tượng vi phạm điều răn thứ hai của giáo lý Hồi giáo. Môhamet lại ghét
cay ghét đắng thuyết Thiên chúa ba ngôi của đạo Kitô, quá tôn sùng bà Maria và
các Thánh do chính họ sắc phong. Đối với Môhamet, đạo Kitô là đa thần giáo.
Vì vậy Công giáo được xem như là tà đạo đa thần chứ không phải đạo Thiên
chúa đúng nghĩa, đi ngược lại với chủ thuyết độc thần của tổ phụ Hồi giáo –
Abraham.
Xung đột về giáo lý còn thể hiện ở trong kinh Coran, Môhamet công khai
kêu gọi các tín đồ đạo Hồi phải chiến đấu chống lại những kẻ theo Do Thái, Kitô
giáo và tất cả những ai không tin theo Hồi giáo.
5
Trong vùng kiểm soát của Hồi giáo, bất kỳ một ai ngoại đạo đều phải nộp
thuế thân và phải chấp nhận một địa vị thấp kém trong xã hội. Những người
Công giáo thờ ảnh tượng bị xem là những hạng người dơ bẩn và bị cấm vào các
đền thờ Hồi giáo. Những người theo đạo Do Thái Và Kitô bị cấm không được
xây dựng nhà thờ mới hay sửa chữa nhà thờ cũ, cấm đeo thánh giá trước ngực,
không được đọc kinh to tiếng và cấm ngoặt rước kiệu trên đường phố.
Người Kitô giáo bị coi là đa thần giáo nên có thể bị sát hại bất cứ lúc nào.

Kinh Coran còn qui định: “Khi những tháng thánh qua đi, các ngươi hãy giết
những kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hãy phục kích để bắt chúng”.
Chính những câu thơ bất bình đó lại tạo nên sự dũng mảnh của những đoàn quân
Hồi giáo đi xâm chiếm và mở mang nước Chúa của thánh A-la (chỉ trong một
thế kỷ, đoàn quân Hồi giáo đã chiếm hết Bắc Phi, Trung Đông, một phần châu
Âu và tràn sang Trung Á, tới tận biên giới Trung Quốc. Còn đối với người
phương Tây, họ gọi đó là “những câu thơ của đao binh”. Những câu thơ của sự
mâu thuẫn đối kháng giữa hai tôn giáo lớn.
Thứ hai, do sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai tôn giáo:
Từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ VI, toàn vùng Bắc Phi và Trung Đông
thuộc về lãnh thổ của các giáo phái Kitô. Nhưng đến đầu thế kỷ thứ VII, đạo Hồi
xuất hiện và bành trướng với tốc độ vũ bão chưa từng thấy. Chỉ trong vòng 10
năm kể từ khi Mohammad qua đời, quân Hồi đã chiếm trọn bán đảo Ả Rập,
chiếm các nước I-rắc, Syria, Palestine, Ai Cập và phía tây của nước Iran. Hai
năm sau, quân Hồi chiếm Bắc Phi, Carthage và Hy Lạp.
Qua đầu thế kỷ VIII (711 - 716) quân Hồi dám đánh chiếm một nước Âu
Châu nổi tiếng sùng đạo Công Giáo, đó là nước Tây Ban Nha. Trong thời gian
đó, kị binh Hồi Giáo chiếm trọn Ba Tư (Iran) và từ đây xuất quân chiếm hết các
nước Trung Á ở phía Nam nước Nga, chiếm trọn vùng Bắc Ấn (tức Pakistan và
Afganistan ngày nay) đánh qua biên giới Trung Quốc và đụng trận với quân nhà
Đường trên sông Talas năm 751). Kitô giáo bị mất rất nhiều đất và đồng thời
cũng mất rất nhiều tín đồ. Tuy nhiên, trong thời gian đó đế quốc La Mã và Kitô
6
bị lâm vào tình trạng chia rẽ và suy yếu nên không dám thực hiện một hành
động trả đũa nào cả.
Trong thời gian từ nửa đầu thế kỷ VIII cho đến đầu thế kỷ X, đoàn hành
hương của những người Kitô giáo về miền đất thánh Giêrusalem trở nên thịnh
hành hơn. Thời gian này, người Thổ Seljuk Hồi giáo không cố ý ngăn cản những
đoàn hành hương, nhưng họ thu rất nhiều loại thuế và phí. Chính điều đó đã làm
manh nha sự mâu thuẫn giữa hai giáo phái.

Đến đầu thế kỷ XI, Kitô giáo chia thành hai giáo phái với hai giáo đô thù
nghịch nhau. Đó là Công Giáo La Mã đóng đô tại Vaticăn và Giáo Hội Chính
Thống Giáo Đông Phương đóng đô tại Bidantium, (còn được gọi là
Côngxtăngngtinôplơ tức Istambul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Năm
1091, quân Hồi tấn công Bidantimun. Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu
Giáo Hội Chính Thống Giáo tuy không ưa Công Giáo nhưng cũng đành phải gửi
văn thư chính thức yêu cầu giáo hoàng La Mã đem quân đến cứu giúp. Vaticăn
lúc đó muốn giúp Bidantium thì ít nhưng điều quan tâm hàng đầu là tái chiếm
thánh địa Giêrusalem để giáo dân toàn Âu Châu được tự do đến đó hành hương.
Mối thù lớn nhất của dân Công Giáo Âu Châu đối với đạo Hồi là trong
thời gian chiếm đóng Giêrusalem, quân Hồi đã triệt phá Nhà Thờ Kính Mộ
Chúa. Tội triệt phá nhà thờ Mộ Chúa trở thành lý do chính cho cuộc thánh chiến
trả thù của Công Giáo. Lý do thứ hai được nêu lên là vụ người Hồi Giáo hành hạ
những người Công Giáo Âu Châu đi hành hương ở Giêrusalem năm 1076.
Những người hành hương sống sót trở về Âu Châu đã kể nhiều chuyện về sự
ngược đãi của người Hồi khiến cho dân Âu Châu rất phẫn nộ.
Tu sĩ Pie Lecmít là người hết sức cuồng nhiệt vận động quần chúng tín đồ
Công Giáo ở các nước Âu Châu tham gia cuộc thánh chiến chống Hồi Giáo. Các
giáo dân Âu Châu vào thời đó đa số là những nông dân thất học và cuồng tín,
nhất là giới thanh thiếu niên, trong số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đã mù
quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân chữ thập. Lịch sử Âu Châu đã gọi đoàn
quân chữ thập này là "Đoàn quân Nông Dân" hoặc "Đoàn quân con nít".
7
Vào thời đó, Âu Châu đang ở trong thời đại bóng tối tinh thần, nên từ vua
tới dân, từ các tu sĩ đến các bổn đạo, tất cả đều không có hiểu biết nào về Hồi
Giáo, không có một chút kiến thức nào về tình hình chính trị xã hội và địa thế
của các nước phương Đông. Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn
giáo đã mau chóng biến việc tái chiếm Giêrusalem khỏi tay quân Hồi thành một
khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chẳng mấy chốc đã có hàng trăm
ngàn nông dân ghi tên, trong số đó có ít nhất là 60.000 trẻ vị thành niên.

Thứ ba, giai cấp phong kiến, quý tộc tăng lữ Tây Âu muốn mở đường sang
phương Đông: nhằm mục đích đi tìm kiếm hương liệu và vàng bạc để phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của hoàng cung và cuộc sống xa hoa của triều đình. Và họ
còn có mục đích chiếm giữ những vùng đất mới để mở mang lãnh thổ. Cùng với
đó là quá trình mở rộng sự bành trướng của phương Tây đối với các quốc gia
Địa Trung Hải.
Mục đích của những người Công giáo muốn tiến công sang phía Đông
cũng là để chống lại sự bành trướng ngày càng lấn át sang phía Tây của quân
Hồi giáo. Đến nửa sau thế kỷ XI, đế quốc Bidantium (đế quốc Đông La Mã) chỉ
còn lại vài vùng đất ở châu Âu. Lúc này nguy cơ người Hồi giáo tràn sang phía
Tây đã hiện hữu đối với người Kitô giáo. Đặc biệt là sau khi quân đôi Seljuk
đánh bại quân Bidantium trong trận Manzikert năm 1071 và bắt được cả hoàng
đế Ronanus IV thì con đường tiến về Côngxtăngtinôplơ đã được khai thông.
Để giành lại những vùng đất đã mất ở Tiểu Á, hoàng đế Bidantium đã kêu
gọi sự giúp đỡ từ phía Tây, tức giáo hội Rôma với những thỏa thuận là họ hứa sẽ
xóa bỏ sự phân ly giữa Chính thống giáo Đông phương với Công giáo La Mã.
Do đó, ngày 27 – 11 – 1095, tại Hội nghị giám mục Giáo hoàng Urban II
(tại vị 1088 – 1099) đã kêu gọi các hiệp sĩ, hoàng tử phương Tây và tín đồ Kitô
giáo đến giúp đỡ tín hữu Kitô giáo phương Đông. Đồng thời giành lại những
vùng đất Thánh đã mất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến những cuộc thánh chiến chỉ vì quyền lợi của giáo hội.
8

×