Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Một số khía cạnh pháp lý của hoạt động khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.81 KB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG HIỀN LƢƠNG

MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN MẠI TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: GS.TS LÊ HỒNG HẠNH

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………..1
CHƢƠNG I KHUYẾN MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG………………………………............................6
1.1 Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông …………………………..6
1.1.1 Khái niệm dịch vụ viễn thông và kinh doanh dịch vụ viễn thông……6
1.1.2 Những đặc trƣng của hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông……..9
1.1.3 Dịch vụ viễn thông trƣớc những đòi hỏi của GATS………………...10


1.2 Khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông……….13
1.2.1 Khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông và các phƣơng thức khuyến mại
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông…………………………...13
1.2.2 Tác động của khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông……17
1.3 Pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại trong lĩnh vực viễn
thông……………………………………………………………………….22
1.3.1. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong lĩnh vực khuyến mại trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ viễn thông……………………………….............22
1.3.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về khuyến mại trong kinh doanh
dịch vụ viễn thông………………………………………………………….26
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHUYẾN
MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN


THÔNG……………………………………………………………………32
2.1

Những quy định về các hình thức khuyến mại trong lĩnh vực viễn
thông và thực tiễn thực hiện……………………………………….32

2.2

Những khía cạnh về bảo vệ ngƣời tiêu dùng và chống cạnh tranh
không lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông…………44

2.3

Những quy định về quản lý nhà nƣớc đối với khuyến mại trong
kinh doanh dịch vụ viễn thông và thực tiễn thực hiện……………48


CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP
LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY…………......................................53
3.1 Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về khuyến mại
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông…………………………………… 53
3.1.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại trong
lĩnh vực viễn thông…………………………………………………………53
3.1.2 Hoàn thiện các quy định về khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông liên
quan tới cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng …………………54
3.1.3 Hoàn thiện một số qui định về quản lý nhà nƣớc đối với khuyến mại
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ………………………………………55
3.2 Một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật về
khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông…………………...56
3.2.1 Nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc


xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến khuyến mại trong kinh
doanh dịch vụ viễn thông……………………………………..............56
3.2.2 Nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ viễn thông……………………………………………..57
3.2.3 Nâng cao ý thức pháp luật và khả năng tự bảo vệ của ngƣời sử dụng
dịch vụ viễn thông………………………………………………….............58
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Viễn thông là một lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, có tác động đến mọi mặt
của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đến an ninh quốc phòng.
Trong quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của viễn thông góp phần tạo ra một nền
kinh tế tri thức, xã hội thông tin, cơ hội bứt phá mạnh hơn cho các nƣớc đang phát
triển. Chính vì vậy, những chiến lƣợc, chính sách phát triển viễn thông đúng đắn sẽ
góp phần quyết định khả năng phát triển và cạnh tranh của nền kinh tế mỗi quốc
gia.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành viễn thông có những bƣớc phát
triển rất nhanh và đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc. Với
những chính sách tích cực về viễn thông, Việt Nam đã tạo ra đƣợc một hành lang
pháp lý khá hiệu quả để thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích và hỗ trợ các doanh
nghiệp mới tham gia thị trƣờng dịch vụ đặc thù này. Nhờ những chính sách này, thị
trƣờng viễn thông Việt Nam đã phát triển khá sôi động và ngày càng mang tính
cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ; mạng lƣới cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn
thông và chất lƣợng dịch vụ viễn thông cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và nâng
cao trong khi giá cƣớc từng bƣớc giảm xuống bằng và thấp hơn mức bình quân của
khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, song song với xu hƣớng phát triển nhanh và mạnh thị trƣờng viễn
thông Việt Nam cũng ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cần phải có những chiến lƣợc cạnh tranh hiệu
quả để có thể duy trì đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng. Ngoài những biện
pháp nhƣ chú trọng đổi mới phƣơng thức tổ chức quản lý kinh doanh, đẩy mạnh
việc áp dụng các công nghệ hiện đại trên thế giới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và
giảm giá cƣớc dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông còn sử
dụng nhiều hình thức xúc tiến thƣơng mại phong phú, đa dạng để thu hút khách
hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đã có không ít trƣờng hợp, các doanh nghiệp


2


kinh doanh dịch vụ viễn thông vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã thực hiện nhiều
hành vi khuyến mại vi phạm các quy định của pháp luật thƣơng mại, pháp luật cạnh
tranh, xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng, của Nhà nƣớc và của các doanh
nghiệp khác. Những hành vi này, nếu không có sự điều chỉnh và can thiệp kịp thời
của Nhà nƣớc, về lâu dài, sẽ gây nên những tác động xấu tới sự phát triển lành
mạnh, bền vững của thị trƣờng dịch vụ viễn thông, gây ảnh hƣởng tới sự phát triển
của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Thực trạng này
đã đòi hỏi Nhà nƣớc phải ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh các hành
vi khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông nhằm thúc đẩy hơn nữa
sự phát triển của thị trƣờng viễn thông lành mạnh trong điều kiện mới, đặc biệt là
trong giai đoạn tới khi mức độ cạnh tranh còn cao hơn nữa với sự tham gia của cả
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo cam kết của Việt Nam trong WTO. Vấn đề đặt ra ở
đây là, liệu các quy định pháp luật này đã điều chỉnh có hiệu quả các hoạt động
khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông hay chƣa và các quy định
pháp luật này đã đƣợc đảm bảo thực hiện đến đâu?qq Đây là những vấn đề cần có
những câu trả lời thỏa đáng nhằm hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thƣơng mại trong
lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Một số khía
cạnh pháp lý của hoạt động khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt
Nam hiện nay” là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều đề tài luận văn cao học, luận án tiến sĩ
nghiên cứu về hoạt động xúc tiến thƣơng mại nói chung, hoạt động khuyến mại nói
riêng nhƣ : “Pháp luật thƣơng mại về hoạt động quảng cáo và khuyến mại: thực
trạng và giải pháp” của Ths Trần Dũng Hải (Đại học Luật Hà Nội 2004); “Pháp luật
về xúc tiến thƣơng mại ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS
Nguyễn Thị Dung (Đại học Luật Hà Nội, 2006); Cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại theo quy định của luật cạnh tranh năm 2004 của Ths
Vũ Thị Cẩm Tú (Đại học Luật Hà Nội, 2010) ...



3

Trong lĩnh vực viễn thông, cũng đã có một số công trình nghiên cứu các quy
định pháp luật về viễn thông nhƣ: Pháp luật về bƣu chính viễn thông- Hội thảo Nhà
pháp luật Việt Pháp 2000; Pháp luật về khuyến mại và thực tiễn thực hiện trong lĩnh
vực viễn thông- khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Cƣơng (Đại học Luật Hà
Nội 2010); Tìm hiểu pháp luật về dịch vụ viễn thông tại Việt Nam- khóa luận tốt
nghiệp của Nguyễn Hoàng Hằng (Đại học Luật Hà Nội 2010)... Ngoài ra, còn có
một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật nhƣ “Kết nối mạng viễn
thông và yêu cầu thực thi pháp luật cạnh tranh” của tác giả Phan Thảo Nguyên đăng
trên tạp chí Luật Học số 6/2006; “Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông,
hiểu thế nào cho đúng” của TS Phan Thảo Nguyên trên tạp chí Nhà nƣớc và pháp
luật số 12/2006; “Pháp luật viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế” của TS Phan Thảo Nguyên trên tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 1/2007...
Nhìn chung, các nghiên cứu nói trên đã tập trung xem xét, tiếp cận các quy định
pháp luật về khuyến mại và các quy định pháp luật về viễn thông dƣới góc độ kinh
tế và khoa học pháp lý dƣới góc độ riêng rẽ. Cũng đã có một số đề tài nghiên cứu
các quy định pháp luật về khuyến mại và

thực tế thực hiện các quy định đó trong

một lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên, nói chung, cho tới nay vẫn
chƣa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định về khuyến mại
trong lĩnh vực viễn thông. Đề tài mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với công trình
nghiên cứu nào đã thực hiện trƣớc đây.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông vốn là một lĩnh vực dịch vụ đa dạng,
rộng và phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi của đề tài này, tác giả không đi vào nghiên
cứu toàn bộ các vấn đề pháp lý về hoạt động khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ
viễn thông ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các hoạt động khuyến mại

trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông hiện nay, tác giả chỉ tập trung vào những vấn đề
thực tế đang nổi cộm nhất và tập trung đánh giá tính hoàn thiện và tính hiệu quả của
các quy định pháp luật hiện đang điều chỉnh những vấn đề đó.


4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu quan điểm đƣờng lối chỉ
đạo của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển thị trƣờng viễn thông trong điều kiện hiện
nay; đồng thời trên cơ sở nghiên cứu chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc trƣớc xu thế và yêu cầu đặt ra
cho chủ trƣơng hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào sân chơi khu vực và
toàn cầu.
Luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, trong đó sử
dụng triệt để phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm thu đƣợc hiệu quả tốt
nhất cho những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tiếp cận nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn của hoạt động khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về khuyến
mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông và các giải pháp, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của lĩnh vực viễn thông.
Những nhiệm vụ cụ thể. Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông
và khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông và pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực này ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
+ Nghiên cứu những nội dung pháp lý cơ bản của các hành vi khuyến mại trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật

điều chỉnh hoạt động khuyến mại trong lĩnh cực này.
+ Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các quy định pháp
luật về khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đã tổng hợp, phân tích một số vấn đề lý luận về hoạt động khuyến mại


5

trong lĩnh vực viễn thông, thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động
khuyến mại trong lĩnh vực cụ thể này. Do kinh doanh dịch vụ viễn thông là vấn đề
mới đối với Việt Nam nên các hoạt động khuyến mại trong lĩnh vực này cũng ở
trong tình trạng tƣơng tự. Vì vậy, những quan điểm lý luận khoa học và thực tiễn về
khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông mà luận văn thu thập và phân tích
có giá trị đáng ghi nhận. Đồng thời, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề
mà ngƣời tiêu dùng đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ viễn thông thực hiện các hoạt động khuyến mại, tập trung nghiên cứu
những khía cạnh liên quan tới cạnh tranh trong hoạt động khuyến mại trong lĩnh
vực dịch vụ viễn thông, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả lợi
ích của ngƣời tiêu dùng và một số giải pháp nhằm đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh
lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông. Đây là những đóng góp mới của Luận văn đối
với thực tiễn xây dựng và thi hành pháp luật. Luận văn cũng góp phần làm giàu
thêm kho tƣ liệu về pháp luật kinh doanh viễn thông, nhất là khuyến mại trong lĩnh
vực viễn thông.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bản luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
Chƣơng 2: Thực trạng về pháp luật Việt Nam về khuyến mại trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ viễn thông

Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về khuyến mại
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.


6

CHƢƠNG I
KHUYẾN MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1 Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông
1.1.1 Khái niệm dịch vụ viễn thông và kinh doanh dịch vụ viễn thông
Kể từ khi ra đời cho đến nay, ngành viễn thông đã có những đóng góp to
lớn cho nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Trong thời của công nghệ và thông tin, của xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức
đã trở thành yếu tố quyết định và là thƣớc đo sự phát triển của mỗi quốc gia.
Sự phát triển của viễn thông đặt ra những thách thức pháp lý mà các nhà lập
pháp và các nhà quản lý cần xử lý. Nó đòi hỏi họ phải có những khung chính sách,
pháp luật thích hợp để điều chỉnh thị trƣờng dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện cho
thị trƣờng này ngày càng phát triển sôi động nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc quyền lợi
cho ngƣời sử dụng dịch vụ. Muốn đạt đƣợc điều đó, trƣớc hết mỗi quốc gia phải
xây dựng đƣợc cho mình khái niệm phù hợp về dịch vụ viễn thông và kinh doanh
dịch vụ viễn thông.
a) Khái niệm dịch vụ viễn thông
Dƣới góc độ kỹ thuật, khái niệm dịch vụ viễn thông luôn gắn liền với khái niệm
mạng viễn thông. Mỗi mạng viễn thông sẽ cung cấp một vài loại dịch vụ cơ bản đặc
trƣng cho mạng viễn thông đó và mạng này có thể cùng hỗ trợ với mạng khác để
cung cấp đƣợc một dịch vụ viễn thông cụ thể . Dịch vụ viễn thông, có thể đƣợc hiểu
là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các
dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông [2,tr20].
Nói một cách khác, đó chính là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi
thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin thông qua mạng viễn thông (thƣờng là

mạng công cộng nhƣ mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện thoại di
động, mạng Internet, mạng truyền hình cáp,...) của các nhà cung cấp dịch vụ và nhà
cung cấp hạ tầng mạng [2,tr21].
Ở Việt Nam, một trong những văn bản pháp luật đầu tiên có đề cập đến khái


7

niệm dịch vụ viễn thông là Pháp lệnh bƣu chính viễn thông 2002 đƣợc Quốc hội
thông qua ngày 7 tháng 6 năm 2002. Theo Pháp lệnh này thì "dịch vụ viễn thông"
đƣợc hiểu là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh
hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.
Đồng thời, Pháp lệnh cũng liệt kê các loại dịch vụ viễn thông bao gồm: dịch vụ cơ
bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet và
dịch vụ ứng dụng Internet trong bƣu chính viễn thông. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này,
dịch vụ viễn thông bao gồm các đặc trƣng sau đây:
Thứ nhất, trong quan hệ dịch vụ viễn thông tồn tại các chủ thể là bên cung cấp
dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, trong đó, mục đích của việc cung cấp dịch vụ là
nhằm mục đích lợi nhuận.
Thứ hai, nội dung của dịch vụ viễn thông có thể hiểu là việc truyền đi các thông
điệp, thông tin. Các thông tin này bao gồm: thông tin ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ
viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin...
Thứ ba, cơ sở hạ tầng không thể thiếu của dịch vụ viễn thông chính là mạng
viễn thông.
Pháp lệnh bƣu chính viễn thông 2002 đã thể hiện những chính sách tích cực về
viễn thông và tạo ra đƣợc hành lang pháp lý để thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích
và hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng. Tuy nhiên, sau một thời gian
triển khai các quy định về viễn thông, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên
của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và đã tham gia ký kết nhiều hiệp định quốc
tế có liên quan đến các cam kết về viễn thông nhƣ Hiệp định BTA với Hoa Kỳ, Hiệp

định tiếp cận thị trƣờng Việt Nam – EU, toả thuận gia nhập WTO của Việt Nam thì
Pháp lệnh bƣu chính viễn thông đã bộc lộ một số bất cập [17]. Để bảo đảm tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia và giữa hệ thống pháp luật quốc gia
với hệ thống các cam kết quốc tế nói trên, Việt Nam đã ban hành Luật viễn thông
2009 với nhiều quy định mới. Một trong những sửa đổi quan trọng là khái niệm về
dịch vụ viễn thông. Luật Viễn thông 2009 định nghĩa dịch vụ viễn thông là “dịch vụ


8

gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm ngƣời sử dụng dịch vụ
viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng”. Có thể thấy, định
nghĩa này ít thiên về tính kỹ thuật, và thể hiện rõ tính pháp lý hơn so với định nghĩa
trong Pháp lệnh bƣu chính viễn thông 2002. Nó cũng thể hiện tính “mở” hơn, khi
không liệt kê các loại hình dịch vụ trong Luật. Đây là một hƣớng quy định khá phù
hợp, khi mà hiện nay, các thành viên WTO đang thƣơng lƣợng để sửa đổi các điều
khoản WTO. Việc không liệt kê cụ thể các loại dịch vụ viễn thông trong Luật, mà
trong các nghị định hƣớng dẫn thi hành, vừa tạo điều kiện sửa đổi dễ dàng hơn các
văn bản pháp luật, đồng thời vừa đảm bảo các quy định của pháp luật quốc gia phù
hợp với các thông lệ, và cam kết quốc tế [7].
b) Khái niệm kinh doanh dịch vụ viễn thông
Pháp lệnh về bƣu chính viễn thông năm 2002 không đƣa ra khái niệm kinh
doanh dịch vụ viễn thông, nhƣng theo khoản 1 Điều 13 Luật viễn thông 2009, kinh
doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa
viễn thông. Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tƣ cơ sở hạ tầng công
cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông (dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin)
nhằm mục đích sinh lợi, còn kinh doanh hàng hóa viễn thông lại là hoạt động đầu tƣ,
sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm vật tƣ, thiết bị viễn thông nhằm mục đích
sinh lợi.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông ở nƣớc ta bao gồm nhiều loại hình dịch vụ đa

dạng, trong đó có thể kể đến dịch vụ điện thoại, dịch vụ di động nội vùng, dịch vụ
điện thoại vô tuyến cố định, dịch vụ ADSN, dịch vụ truyền số liệu, nhóm dịch vụ
truy cập Internet, nhóm dịch vụ nội dung và giá trị gia tăng và các dịch vụ khác.
Trong tƣơng lai, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông, dự báo các
dịch vụ viễn thông sẽ ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Pháp luật một số nƣớc đều có những định nghĩa tƣơng tự về kinh doanh dịch vụ


9

viễn thông. Ví dụ, Khoản 4 Điều 2 Luật Viễn thông của Nhật Bản1.
1.1.2 Những đặc trưng của hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông
Sự phát triển của viễn thông đã biến nó thành một phƣơng tiện hiện đại và là
phƣơng thức quan trọng để cung cấp các dịch vụ và hàng hóa. Đặc biệt, ở nhiều
quốc gia trên thế giới, đang dần hình thành một xu thế kết hợp cao giữa các dịch vụ
thông tin, viễn thông và các hoạt động kinh tế khác. Đó chính là một trong những lý
do khiến cho ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông từ một ngành đƣợc coi là độc
quyền tự nhiên, đòi hỏi sự độc quyền, vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc đã dần đƣợc thƣơng
mại hóa, đƣợc mở cửa cho nhiều thành phần kinh tế khác tham gia vào kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông, so với các ngành kinh doanh dịch vụ
khác có một số đặc trƣng sau đây:
Một là, đây là ngành kinh doanh nhạy cảm, có quan hệ mật thiết với nhiệm vụ
an ninh quốc phòng, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh dịch vụ
viễn thông, Nhà nƣớc cũng có những biện pháp nhằm kiểm soát và quản lý khá chặt
thị trƣờng dịch vụ này. Chẳng hạn nhƣ: trƣớc đây, theo quy định của Pháp lệnh Bƣu
chính viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông phải đƣợc cấp phép trƣớc khi tiến
hành kinh doanh, và Nhà nƣớc chỉ cho phép doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc doanh
nghiệp mà Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối đƣợc kinh doanh dịch vụ có hạ tầng
mạng [3,tr16].

Hai là, kinh doanh dịch vụ viễn thông là một ngành kinh doanh mang tính kỹ
thuật cao, có xu hƣớng phát triển nhanh và mạnh. Sự phát triển nhanh chóng của
ngành kinh doanh này gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
viễn thông. Xu hƣớng phát triển và tốc độ phát triển nhanh không chỉ thể hiện ở

1

Xem: Telecommunication Business Law.(Law No 86 of December 25, 1984, amended in 2003 by LaW No

125 of July 24, 2003); Telecommunication Business Law of Korea (Law No 8198, January 3,2007;
Telecommunications Business Act, B.E. 2544 (2001) vv.


10

việc tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng các loại hình dịch vụ, mà còn thể hiện ở sự
thay đổi về phạm vi kết nối. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, các mạng
viễn thông không còn bó hẹp trong phạm vi nội bộ một quốc gia nữa mà đã vƣơn ra
toàn cầu. Tính chất các mạng viễn thông từ đó cũng thay đổi, từ mạng quốc gia trở
thành mạng quốc tế, mạng toàn cầu [6,tr48]. Từ đó cũng làm nảy sinh nhu cầu đòi
hỏi các quốc gia khi đƣa ra các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch
vụ viễn thông và quản lý các mạng viễn thông phải kết hợp hài hòa giữa các quy
định riêng của quốc gia - với các quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn.
Ba là, sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông gắn liền với sự
phát triển của hạ tầng viễn thông, với vấn đề kết nối và sử dụng chung cơ sở hạ tầng
viễn thông và Internet. Xây dựng hạ tầng viễn thông mang tính hiện đại, đồng bộ,
tốc độ cao, vùng bao phủ rộng và đảm bảo tốt vấn đề kết nối mạng không chỉ góp
phần cho việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hạ tầng viễn thông, mà còn là yếu tố
quan trọng nhằm tăng giá trị của một mạng dịch vụ, giúp ngƣời tiêu dùng đƣợc
hƣởng lợi nhiều hơn khi sử dụng mạng dịch vụ đó.

1.1.3 Dịch vụ viễn thông trước những đòi hỏi của GATS
Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO), đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh
tế thế giới. Việc gia nhập WTO đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế,
một trong số đó là ngành viễn thông. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cả ba
thị trƣờng quan trọng trong ngành viễn thông là thị trƣờng dịch vụ viễn thông cố
định, thị trƣờng dịch vụ di động, thị trƣờng dịch vụ Internet và băng rộng đều đạt
đƣợc những con số tăng trƣởng ấn tƣợng. Theo dự kiến, tốc độ tăng trƣởng dịch vụ
viễn thông cố định sẽ khoảng 13%, và mật độ điện thoại cố định sẽ đạt 17% vào
năm 2011 [19]. Trong khi đó, thị trƣờng dịch vụ di động tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trƣởng cao với mức tăng trung bình hàng năm đạt 35% và dự báo đến năm 2011,
tổng thuê bao di động sẽ vƣợt mốc 50 triệu, với mật độ đạt 56% [19]. Còn ở thị
trƣờng dịch vụ Internet, con số tăng trƣởng cũng khá cao khi mà thị trƣờng này sẽ


11

tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng hàng năm khoảng 10% và đạt mật độ 35% vào
năm 2011 [19]. Có thể thấy rằng, việc Việt Nam gia nhập hiệp định chung về
thƣơng mại dịch vụ GATS/WTO là một trong những động lực để đẩy nhanh hơn
nữa quá trình mở cửa và hội nhập của ngành viễn thông với thị trƣờng viễn thông
quốc tế.
Gia nhập WTO và trở thành thành viên của hiệp định chung về thƣơng mại dịch
vụ không chỉ đem lại nhiều điều kiện phát triển cho ngành dịch vụ viễn thông Việt
Nam, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi khá khắt khe. Cụ thể là, khi tham gia
GATS, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, Việt Nam phải tuân thủ những nghĩa vụ chung áp dụng bắt buộc và
trực tiếp cho tất cả các thành viên cũng nhƣ tất cả các ngành dịch vụ.
Thứ hai, Việt Nam phải tuân thủ các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ thông tin
(trong đó có ngành dịch vụ viễn thông). Một số cam kết quan trọng, cơ bản mà Việt

Nam phải đảm bảo tuân thủ là:
+ Một là, Việt Nam cam kết mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài một số
dịch vụ viễn thông nhƣ: dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm dịch vụ thoại, dịch vụ
truyền số liệu chuyển mạch gói, dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh, dịch vụ
Telex, dịch vụ Telegraph, dịch vụ Facsimile, dịch vụ thuê kênh riêng...) và dịch vụ
giá trị gia tăng (bao gồm thƣ điện tử, thƣ thoại, thông tin trực tuyến và thu thập lấy
thông tin từ cơ sở dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử, các dịch vụ Facsimile gia tăng
giá trị, bao gồm lƣu trữ và chuyển, lƣu trữ và khôi phục, chuyển đổi mã và giao
thức, thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu...) Mức độ mở cửa của từng loại hình
dịch vụ sẽ tùy thuộc vào việc nhà cung cấp có cơ sở hạ tầng mạng hay không [8]?
+ Hai là, Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ viễn thông có hạ tầng
mạng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản, nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ để cung cấp dịch vụ ở Việt Nam dƣới các
hình thức: (i) hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc (ii) doanh nghiệp liên doanh với
đối tác Việt Nam với điều kiện góp vốn tối đa của phía nƣớc ngoài không quá 49%


12

vốn pháp định của liên doanh. Đối với các dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ để cung cấp dịch vụ ở Việt Nam dƣới
các hình thức (i) hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc (ii) doanh nghiệp liên doanh
với đối tác Việt Nam với điều kiện tỷ lệ vốn góp nƣớc ngoài trong liên doanh không
quá 50% [8].
+ Ba là, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ viễn thông
không có hạ tầng mạng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng phải theo hình thức và
điều kiện nhất định. Các hình thức đó là: (i) hợp đồng hợp tác kinh doanh; (ii) liên
doanh với nhà khai thác Việt Nam với điều kiện đối tác Việt Nam phải là nhà cung
cấp đã đƣợc cấp phép trong lĩnh vực dịch vụ tƣơng ứng, và tỷ lệ vốn góp tối đa của
phía nƣớc ngoài là 51% vốn pháp định của liên doanh (kể từ 11/1/2010, bên nƣớc

ngoài đƣợc phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và đƣợc phép nâng
mức vốn góp lên mức 65% vốn pháp định của liên doanh). Riêng đối với dịch vụ
mạng riêng ảo VPN mà một số đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, đƣợc cung cấp
trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, bên nƣớc ngoài đƣợc tự do lựa chọn đối
tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và đƣợc phép tham gia vốn tối đa ở mức 70%
vốn pháp định của liên doanh [8].
+ Bốn là, Việt Nam cam kết đảm bảo quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông Việt Nam bao gồm các quyền: (i) truy nhập và sử dụng dịch vụ và hệ
thống viễn thông công cộng để truyền dẫn thông tin trong nƣớc và qua biên giới
(bao gồm liên lạc trong phạm vi công ty và các giao dịch qua biên giới giữa các bộ
phận của công ty đặt ở các nƣớc khác (mạng riêng các công ty, tập đoàn đa quốc
gia); (ii) Mua hoặc thuê và gắn thiết bị đầu cuối hoặc các thiết bị khác để kết nối với
hệ thống cung cấp dịch vụ; (iii) Kết nối mạng dùng riêng với hệ thống và dịch vụ
viễn thông công cộng hoặc với kênh riêng của các nhà cung cấp dịch vụ khác; (iv)
Sử dụng các giao thức lựa chọn đang đƣợc khai thác trong việc cung cấp dịch vụ,
ngoài những giao thức đƣợc coi là cần thiết để đảm bảo tính khả dụng của hệ thống
và dịch vụ viễn thông cho mục đích công cộng nói chung [8].


13

+ Năm là, Việt Nam cam kết đảm bảo với các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài nộp đơn xin cấp phép trong lĩnh vực viễn thông rằng: (i) Thủ tục và điều kiện
cấp phép không giữ vai trò nhƣ một rào cản độc lập đối với tiếp cận thị trƣờng
(không cản trở quá mức cần thiết); (ii) Công khai các thủ tục và điều kiện cấp phép
trƣớc khi chúng có hiệu lực; (iii) Cơ quan cấp phép xem xét và quyết định việc cấp
phép trong thời hạn quy định trong thủ tục chính thức; (iv) Mọi phí, lệ phí liên quan
đến việc xem xét hồ sơ cấp phép không tạo ra một rào cản độc lập đối với tiếp cận
thị trƣờng; (vi) Theo yêu cầu của ngƣời nộp hồ sơ xin phép Cơ quan cấp phép thông
báo cho bên xin phép tình trạng của hồ sơ và liệu hồ sơ đã đầy đủ chƣa.

+ Sáu là, Việt Nam đã cam kết cơ quan quản lý nhà nƣớc về viễn thông là độc
lập. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: (i) Cơ quan này là độc lập và không chịu
trách nhiệm đối với bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản nào; (ii) Các
quyết định và quy trình thủ tục mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc sử dụng phải
khách quan đối với tất cả các đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng [8].
Việc các cơ quan quản lý phải là đơn vị độc lập giúp cho việc quản lý đƣợc
khách quan và công bằng, các chính sách và quyết định sẽ không thiên vị đối với
bất kỳ doanh nghiệp nào.
1.2 Khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông
1.2.1 Khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông và các phương thức khuyến mại
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
Khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông, cũng giống nhƣ hoạt động khuyến mại
trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thƣơng mại khác là một hình thức xúc tiến
thƣơng mại mà xét từ góc độ kinh tế “là hoạt động liên hệ với thị trường do thương
nhân, Chính phủ tiến hành nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển thương mại”
[1,tr15]. Nhƣ đã phân tích ở trên, hoạt động kinh doanh viễn thông bao gồm hoạt
động kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông. Bởi vậy,
hoạt động khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa
rộng, hẹp khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, khuyến mại trong lĩnh vực viễn


14

thông đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, không bao hàm hoạt động kinh doanh hàng hóa
viễn thông, tức là chỉ bao gồm những hoạt động xúc tiến thƣơng mại của thƣơng
nhân nhằm thúc đẩy việc cung ứng dịch vụ viễn thông qua cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, khi mà cánh
cửa thƣơng mại giữa các quốc gia đang rộng mở thì sự cạnh tranh trên thị trƣờng
viễn thông càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông không những phải đầu tƣ nhiều hơn cho các

hoạt động khuyến mại, mà còn phải chú trọng đến việc lựa chọn cho mình những
hình thức khuyến mại phù hợp để có thể xây dựng đƣợc những chƣơng trình khuyến
mại hiệu quả và thu hút. Hiện nay, các hình thức khuyến mại trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ viễn thông khá đa dạng, nhƣng trong đó một số hình thức cơ bản hay
đƣợc sử dụng là :
a) Đƣa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải
trả tiền. Về bản chất, đây là hình thức khuyến mại mà trong đó khách hàng sẽ có cơ
hội dùng thử hàng hóa, dịch vụ mẫu mà không phải chi trả bất kỳ một khoản tiền
nào, ví dụ nhƣ: khách hàng đƣợc cung cấp số thuê bao di động để dùng thử dịch vụ
thông tin di động trong một thời gian nhất định. Hàng mẫu, dịch vụ mẫu đƣợc dùng
để khuyến mại ở đây thƣờng là một sản phẩm mới, một loại dịch vụ mới hay sản
phẩm đã cải tiến. Hàng mẫu, dịch vụ mẫu là những sản phẩm, dịch vụ đang đƣợc
bán, đƣợc cung ứng, hoặc sẽ đƣợc bán, đƣợc cung ứng trên thị trƣờng. Ý nghĩa của
hình thức khuyến mại này là ở chỗ, khách hàng, từ việc trực tiếp sử dụng những
hàng hóa, dịch vụ mẫu, sẽ có sự so sánh đánh giá với hàng hóa, dịch vụ mà mình
đang sử dụng, và từ đó đƣa ra quyết định nên sử dụng những sản phẩm, dịch vụ nào
cho phù hợp. Cách thức khuyến mại này thƣờng rất hiệu quả bởi nó thƣờng chiếm
đƣợc niềm tin của khách hàng.sx
(b) Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền không kèm
theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây là một trong những hình thức
khuyến mại khá phổ biến, không chỉ riêng trong lĩnh vực viễn thông. Hình thức


15

khuyến mại này tác động trực tiếp tới tâm lý “đƣợc hƣởng lợi” của khách hàng và
các thƣơng nhân cũng thƣờng triển khai hình thức khuyến mại này trong một thời
gian ngắn, vì vậy, hình thức này có tác dụng rất lớn trong việc kích thích khách
hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng. Những hàng hóa, dịch vụ
đƣợc dùng làm quà tặng có thể chính là hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kinh doanh

của thƣơng nhân hoặc có thể do thƣơng nhân khác cung cấp. Việc pháp luật cho
phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thƣơng nhân khác để phát tặng cho phép
khuyến khích sự liên kết XTTM của thƣơng nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa.
Việc tặng quà trong trƣờng hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua bán,
sử dụng dịch vụ, mà thƣơng nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa
dịch vụ của nhau [1,tr59].
(c) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với giá bán hàng, cung ứng dịch vụ thấp
hơn giá trƣớc đó (giảm giá). Trong thực tế, hình thức khuyến mại này trong lĩnh vực
viễn thông đƣợc biểu hiện hết sức phong phú, chẳng hạn nhƣ: thƣơng nhân giảm giá
bán SIM có chứa số thuê bao di động, tặng 100% giá trị thẻ nạp tiền, giảm giá cƣớc
thuê bao tháng, tặng miễn phí một số cuộc gọi nội mạng cho khách hàng.... Bên
cạnh yếu tố chất lƣợng của hàng hóa, dịch vụ, thì yếu tố giá cả cũng tác động khá
mạnh đến sự lựa chọn của khách hàng. Bởi vậy, việc sử dụng hình thức giảm giá có
thể coi là một trong những chiến lƣợc hiệu quả để thu hút khách hàng, đặc biệt là
trong trƣờng hợp có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, và sự khác nhau về
chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ là không quá lớn.
(d) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ. Đây là hình thức khuyến mại trong đó khách hàng đƣợc sử dụng phiếu mua
hàng có mệnh giá cụ thể để đƣợc hƣởng chiết khấu trong những lần mua sau trong
hệ thống bán hàng của thƣơng nhân hoặc khách hàng đƣợc phiếu sử dụng dịch vụ
miễn phí hoặc với giá rẻ theo những điều kiện do nhà cung cấp dịch vụ đƣa ra, ví dụ
nhƣ: khi khách hàng mua SIM có chứa số thuê bao di động, máy điện thoại di động
có gắn sẵn số thuê bao di động để hoà mạng, thƣơng nhân sẽ tặng kèm cho khách


16

hàng phiếu sử dụng dịch vụ thông tin di động của chính mình hoặc tặng phiếu mua
hàng hoá, phiếu sử dụng dịch vụ của các thƣơng nhân khác.
(đ) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để

chọn ngƣời trao thƣởng theo thể lệ và giải thƣởng đã công bố. Có thể nói, đây là
một trong những hình thức khuyến mại khá đặc biệt. Bởi lẽ, trong các hình thức
khuyến mại khác, khách hàng sẽ luôn nhận đƣợc những lợi ích vật chất cụ thể nhất
định, còn trong hình thức này, khách hàng chỉ có cơ hội để nhận đƣợc những lợi ích
đó. Việc khách hàng tham gia chƣơng trình khuyến mại này không có ý nghĩa bắt
buộc là khách hàng sẽ đƣợc nhận giải thƣởng hay bất kỳ lợi ích vật chất nào khác
mà điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả cuộc thi.
(e) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chƣơng trình khuyến
mại mang tính may rủi. Mặc dù đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức phong phú nhƣ
cào số trúng thƣởng, bốc thăm, quay vé số dự thƣởng.... nhƣng về bản chất, mọi
dạng cụ thể của hình thức khuyến mại này đều mang tính chất “may rủi”. Hình thức
khuyến mại này chứa yếu tố thụ động, may rủi của khách hàng trong việc nhận
những lợi ích do thƣơng nhân trao tặng nhƣng thƣơng nhân khuyến mại lại rất chủ
động trong việc chuẩn bị cơ cấu giải thƣởng, số lƣợng, giá trị giải thƣởng, thậm chí
cả địa bàn và thời gian xuất hiện giải thƣởng. Chính vì vậy, thƣơng nhân khuyến
mại có thể lợi dụng sự may rủi có thể xảy ra để gian lận về giải thƣởng [1, tr62].
Hình thức khuyến mại này khá giống với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có
kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu nhƣ ở hình thức tổ chức cuộc
thi và trao thƣởng sẽ luôn có ngƣời trúng giải thì ở hình thức khuyến mại may rủi
này, không phải lúc nào cũng có ngƣời trúng giải, và cũng ít khi trúng đƣợc giải
thƣởng có giá trị lớn. Tuy nhiên, đây lại là một trong những hình thức đánh trúng
tâm lý “thích thử vận may” của ngƣời tiêu dùng. Rất nhiều chƣơng trình khuyến
mại kiểu này đã đƣợc tổ chức nhƣ: chƣơng trình Con số may mắn của Viettel,
chƣơng trình “âm nhạc với Imuzik - may mắn với iPhone” của Vinaphone, chƣơng
trình “bắt sóng cảm xúc” của Mobiphone....Và hầu hết những chƣơng trình này đều


17

thu hút đƣợc một lƣợng khách hàng đông đảo tham gia.

(f) Tổ chức chƣơng trình khách hàng thƣờng xuyên: đối với mọi doanh
nghiệp, các khách hàng đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp trong một
thời gian dài bao giờ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong doanh thu của doanh
nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc hƣớng tới mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm những khách
hàng mới, thì các doanh nghiệp cũng cần có cách thức củng cố mối quan hệ bền
vững với những khách hàng cũ. Chƣơng trình khách hàng thƣờng xuyên là hình
thức khuyến mại hƣớng tới những đối tƣợng là khách hàng trung thành với sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ở hình thức này, thƣơng nhân trên cơ sở số lƣợng,
giá trị mua hàng hóa, dịch vụ thể hiện qua các phiếu, thẻ thanh toán đủ điều kiện là
khách hàng thƣờng xuyên để tặng thƣởng cho họ, từ đó sẽ có tác dụng khích lệ rất
lớn đối với lòng trung thành của khách hàng.
(g) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật, giải
trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Đây là một hình thức khuyến mại khá
đặc biệt, bởi nó tác động đến ngƣời khách hàng thông qua những “giá trị về tinh thần”
mà thƣơng nhân muốn đem đến cho khách hàng. Hình thức này cũng đƣợc sử dụng
khá nhiều trong những năm gần đây, và bên cạnh ý nghĩa của hoạt động khuyến mại,
hình thức khuyến mại này còn có ý nghĩa nhƣ hoạt động quảng cáo khi nó giúp cho
doanh nghiệp có thể quảng cáo tên tuổi, hàng hóa, dịch vụ của mình (thông qua
những băng rôn quảng cáo, những thông tin quảng cáo đƣợc đƣa ra xen kẽ trong
chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí… mà khách hàng tham gia)
1.2.2 Tác động của khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
Khuyến mại đang là một “vũ khí” ngày càng trở nên quan trọng trong tiếp thị,
quảng bá sản phẩm, dịch vụ viễn thông. Ở nhiều doanh nghiệp, chi phí cho hoạt
động này tăng nhanh, bắt đầu vƣơn lên bằng hoặc vƣợt chi phí dành cho quảng cáo,
nhiều khi chiếm trên 50% ngân sách dành cho các hoạt động tiếp thị [12].
Thực tế những năm gần đây cho thấy, cuộc chạy đua về khuyến mại trong lĩnh
vực dịch vụ viễn thông đang ngày càng trở nên gay gắt. Nó đã tác động nhiều tới


18


doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng, cơ chế quản lý. Có những tác động mang tính tích
cực, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh song cũng có các tác động tiêu cực.
a) Tác động tích cực:
- Đối với ngƣời tiêu dùng: việc khuyến mại trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông,
đặc biệt là bằng các hình thức giảm giá, tặng quà đã tạo điều kiện cho họ đƣợc tiếp
cận, sử dụng dịch vụ với chi phí thấp hơn. Ngoài ra, đến một thời điểm nhất định
khi giá thành dịch vụ giảm thiểu đến một mức độ nhất định, và giá cƣớc dịch vụ của
các doanh nghiệp gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau sẽ dẫn đến tình trạng các doanh
nghiệp không thể cạnh tranh về giá đƣợc nữa. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ
chú ý hơn đến việc cạnh tranh về chất lƣợng dịch vụ. Vì vậy, ngoài tác dụng giúp
cho ngƣời tiêu dùng tiếp cận, sử dụng dịch vụ với giá rẻ, khuyến mại trong một số
trƣờng hợp còn đem lại cho khách hàng cơ hội đƣợc hƣởng chất lƣợng dịch vụ tốt
hơn.
- Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp thực hiện các chƣơng trình
khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông, hiệu quả kinh tế đem lại là rất lớn. Nhờ có
những chƣơng trình khuyến mại hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã thu hút đƣợc một
số lƣợng khách hàng đông đảo, kể cả những khách hàng của các doanh nghiệp khác.
Một trong những ví dụ điển hình cho thành công này là Vietel. Đƣợc thành lập ngày
1/6/1989, và đến 15/10/2004, Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di
động. Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau khi đi vào hoạt động Viettel đã có 100.000
khách hàng, gần 1 năm sau đón khách hàng thứ 1 triệu; ngày 21/7/2006 đón khách
hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2007 đã vƣợt con số trên 7 triệu khách hàng
[22].
Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh
doanh đã có trên trên 3000 trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo
số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL mobile là mạng di động có tốc
độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới. Theo nghiên cứu của Markcom Research &
Consulting về thị trƣờng viễn thông VN và động thái cạnh tranh của từng nhà cung



19

cấp dịch vụ trên thị trƣờng trong ba năm qua thì một trong những nguyên nhân làm
nên thành công của Viettel chính là chiến lƣợc định vị tốt với tiêu chí tiếp cận “vì
khách hàng trước, vì mình sau”. Động thái này thể hiện ở giá thấp, các gói tính
cƣớc có lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt v.v. [18]
Từ việc thu hút đƣợc khách hàng, khoản lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng
không ngừng tăng lên. Dù có đua nhau khuyến mãi song hàng năm, sau khi đã trừ đi
một khoản chi phí từ một vài nghìn đến cả chục nghìn tỷ đồng, các nhà cung cấp
mạng vẫn thu đƣợc những khoản doanh thu, lợi nhuận khổng lồ. Hai "ngƣời khổng
lồ" trong thị trƣờng kinh doanh viễn thông di động Việt Nam là Mobi Fone và
Viettel đều liên tục 3 năm 2007- 2010 có tên trong danh sách 1.000 doanh nghiệp
rồi 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất của cả nƣớc. Thậm
chí, hãng Mobi Fone còn leo lên vị trí dẫn đầu với số thuế thu nhập đã nộp tới 6.000
tỷ đồng. Ngay cả những nhà cung cấp chƣa có tên tuổi, thuộc hàng "em út" nhƣ
EVN Telecom, doanh thu hằng tháng cũng đã vƣợt qua con số gần 200 tỷ đồng và
lƣợng khách thuê bao đã đạt trên 4,65 triệu [10].
b) Tác động tiêu cực:
- Đối với khách hàng: Các chƣơng trình khuyến mại phát triển ồ ạt song
mạng lƣới phát triển không kịp, dung lƣợng kết nối không đƣợc quy hoạch và gia
tăng kịp thời thì việc suy giảm chất lƣợng dịch vụ, không đảm bảo chất lƣợng dịch
vụ là tất yếu. Tình trạng nghẽn mạch, nhất là khi có những đợt khuyến mại lớn đã
gây không ít phiền toái cho khách hàng. Trong năm 2005, Viettel đã từng tung ra
chƣơng trình khuyến mại “gọi điện thoại đến cháy pin” với nội dung mỗi ngày miễn
phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên cho khách hàng mà không bị giới hạn thời gian gọi.
Trái hẳn với cam kết của nhà cung cấp dịch vụ rằng chƣơng trình khuyến mãi sẽ
không ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ, tình trạng nghẽn mạch, tin nhắn đến chậm,
nhảy số của thuê bao Vietel đã liên tiếp xảy ra, khiến cho nhiều thuê bao không thể
thực hiện đƣợc các cuộc gọi từ mạng di động 098 đến mạng 091 và các thuê bao cố

định khác [10]. Theo giải thích của nhà cung cấp dịch vụ thì nguyên nhân chính là


20

do trƣớc thời điểm khuyến mãi, bình quân mỗi ngày số lƣợng cuộc gọi chỉ đạt
khoảng 6 triệu nhƣng đến nay, con số đã tăng khoảng 50%, riêng đợt cao điểm có
lúc vƣợt lên tới 100%. Trong khi đó, thiết kế của hệ thống mạng và năng lực tổng
đài chỉ xử lý đƣợc khoảng 85% cuộc gọi để đảm bảo an toàn hệ thống. 5% cuộc gọi
cùng lúc sẽ bị báo là không kết nối đƣợc [10]. Lời giải thích dƣờng nhƣ không đủ
sức thuyết phục với khách hàng bởi trƣớc đợt khuyến mãi này, theo tính toán của
Viettel, tỷ lệ cuộc gọi nội mạng 098 là 18% và đến nay số lƣợng cuộc gọi cũng chỉ
tăng lên đến 25%. Điều này, khiến không ít ngƣời phải đặt dấu hỏi vào năng lực
mạng lƣới của Viettel bởi số lƣợng thuê bao của họ mới chỉ đạt khoảng 1,3 triệu
thuê bao, nếu chạy hết công suất thì cũng vẫn ở ngƣỡng cho phép với số trạm thu
phát với năng lực phục vụ trên 3 triệu thuê bao. Vietel đã phải xin lỗi khách hàng và
chính thức thừa nhận đã không đủ sức cung cấp dịch vụ một cách có chất lƣợng
[10]. Vụ việc trên đã cho thấy việc chạy đua về khuyến mại trong khi chƣa đủ năng
lực về cơ sở hạ tầng tất yếu sẽ dẫn đến việc suy giảm chất lƣợng dịch vụ cung cấp
cho ngƣời tiêu dùng, làm ngƣời tiêu dùng mất niềm tin vào doanh nghiệp.
Ngoài việc không đƣợc đảm bảo về chất lƣợng dịch vụ khi có khuyến mại ồ ạt,
ngƣời tiêu dùng còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Nguyên nhân chính là do
khi có khuyến mại lớn và thƣờng xuyên, ngƣời tiêu dùng chỉ quan tâm đến " việc
đƣợc tặng tiền, giảm cƣớc" nên thƣờng lựa chọn hình thức trả sau thay vì hình thức
trả trƣớc, hay thậm chí chuyển đổi từ trả sau sang trả trƣớc. Vì vậy, việc lựa chọn
"SIM rác, số ảo" để thay liên tục, và thẻ cào trả trƣớc đang là thực tế diễn ra hàng
ngày, hàng giờ. Trƣớc thực trạng này, các cơ quan quản lý hầu nhƣ không thể kiểm
soát nổi chủ thuê bao trả trƣớc, và không thể bảo vệ đƣợc ngƣời tiêu dùng trong
những trƣờng hợp có tin nhắn quấy phá hay tin nhắn quảng cáo không rõ nguồn gốc,
tinh nhắn lừa đảo qua điện thoại.... và cuối cùng, ngƣời tiêu dùng, lại phải gánh chịu

hậu quả từ chính những hành vi chạy theo dịch vụ khuyến mại của mình.
- Đối với các doanh nghiệp: Hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng viễn
thông di động là rất cao. Cuộc đua về giá cƣớc, cạnh tranh trong các sản phẩm dịch


21

vụ gia tăng giữa các nhà mạng lớn đã, đang và sẽ diễn ra ngày một khốc liệt. Hằng
năm, các nhà mạng lớn đều tung ra những chƣơng trình ganh đua khuyến mãi, so kè
từng tỷ lệ tặng trong mỗi đợt phát triển thuê bao. Sự ganh đua giảm cƣớc này nói
chung chỉ đem lại lợi ích tức thì cho các nhà mạng lớn, với số lƣợng thuê bao cũ đã
tƣơng đối ổn định cũng nhƣ đã có hạ tầng mạnh. Còn các nhà mạng mới khó cạnh
tranh nổi với các nhà mạng lớn. Vì vậy “miếng bánh thị phần” của họ ngày càng
nhỏ đi. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng phần nhiều lại chỉ chạy theo hình thức “trả
trƣớc” để đƣợc hƣởng khuyến mại mà lãng quên việc sử dụng hình thức thuê bao
bền vững. Điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới các nhà cung cấp dùng chung hạ
tầng mạng - những mạng ra đời nhằm vào những đối tƣợng khách hàng đặc trƣng,
và phải là thuê bao bền vững.
- Đối với sự phát triển của thị trƣờng viễn thông di động. Thực tế cho thấy,
không thể phủ nhận vai trò của khuyến mại trong việc giúp tăng trƣởng thuê bao
một cách ngoạn mục ở thị trƣờng viễn thông Việt Nam. Vào tháng 12/2006, cả nƣớc
chỉ có 18.892.480 thuê bao di động thì đến tháng 12/2009, con số này đã lên đến
98.223.980 thuê bao [16]. Cũng trong khoảng thời gian trên, số thuê bao điện thoại
cố định cũng tăng từ 8.567.520 lên đến 17.427.365 thuê bao [16]. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, sự phát triển quá nóng của thị trƣờng do các chƣơng trình khuyến mại
mang lại, về lâu dài sẽ gây nên những hậu quả xấu khi mà số lƣợng thuê bao của
các mạng tăng mạnh nhƣng không phản ánh đúng số thuê bao thực tế. Trong năm
2006, MobiFone đã phát triển mới đƣợc 6 triệu thuê bao nhƣng trong số đó có tới
4,7 triệu thuê bao đã cắt và chỉ còn lại số thuê bao thực là 1,6 triệu thuê bao. Tính
đến quý I năm 2007, VinaPhone công bố tổng số thuê bao thực là 5,5 triệu thuê bao,

so với 9 triệu thuê bao ảo. Còn Viettel thì cũng chỉ có khoảng 6 triệu thuê bao thực
trên tổng số 11 triệu thuê bao trên toàn mạng (tính đến hết 4/2007) [18]. Việc gia
tăng các thuê bao ảo này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng làm lãng phí nguồn tài
nguyên đầu số, và một cách gián tiếp làm lãng phí nguồn ngoại tệ của đất nƣớc khi
mà các doanh nghiệp phải chi một khoản chi phí rất lớn cho các công ty nƣớc ngoài


×