Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.41 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ BÍCH HÒA

PHÒNG NGỪA TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ SƠN

HÀ NỘI - 2012


Lời cảm ơn
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự
hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cùng với sự đóng
góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các giáo sư, phó giáo
sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trường
Cảm ơn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.


Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PSG. TS. Lê Thị Sơn đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập.

Tác giả luận văn


Mục lục
Phần mở đầu
Chương 1: Tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 1
từ năm 2006 đến năm 2011......................................................................
1. Thực trạng của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 1
2006 đến năm 2011....................................................................................
2. Diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 10
thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.........................................................
3. Cơ cấu và tính chất của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 17
từ năm 2006 đến năm ................................................................................
Chương 2: Nguyên nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh...............................................................................................

36

2.1. Nhóm nguyên nhân về kinh tế, xã hội ở tỉnh Quảng Ninh.................. 36
2.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ 39
biến Pháp luật.............................................................................................
2.3. Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong 43
lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội...................................................................
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố 45
tụng.............................................................................................................

2.5. Nhóm nguyên nhân từ phía người phạm tội........................................ 46
2.6. Nhóm nguyên nhân về phía nạn nhân................................................. 47
Chương 3: Dự báo tình hình tội cướp tài sản và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh....................................................................................... 50
3.1. Dự báo tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới.....................................................................................
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên

50


địa bàn tỉnh Quảng Ninh............................................................................ 52
3.2.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế, xã hội............................................. 52
3.2.2. Nhóm các giải pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến Pháp
luật.............................................................................................................. 55
3.2.3. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật
tự, an toàn xã hội........................................................................................ 59
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng......................................................................................................... 61
3.2.5. Nhóm giải pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội...................... 62
3.2.6. Giải pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân..........................................
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BLHS:

Bộ luật hình sự

HSST:

Hình sự sơ thẩm


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với diện tích
8.239,243 km2 (kể cả đất liền và các đảo), dân số trên 1 triệu người bao gồm
nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Dao, Sán Rìu, Sán Chỉ, Hoa... có đường
biên giới dài 132,8 km chung với Trung Quốc, trong đó có cửa khẩu quốc tế là
Bắc Luân và nhiều cửa khẩu địa phương trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí
tiền đề rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng- an ninh đối với cả nước. Quảng
Ninh là một tỉnh có tiềm năng rất lớn về công nghiệp khai thác khoáng sản như
than đá, đá vôi... đặc biệt là ưu thế về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh
Quảng Ninh vịnh Hạ Long hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong
nước và quốc tế. Với lợi thế có cửa khẩu, cảng biển cùng với những điều kiện
thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh luôn có sự
tăng trưởng kinh tế vững mạnh đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là một trọng điểm của
vành đai kinh tế Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh.
Bên cạnh các thuận lợi, Quảng Ninh cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách
thức không nhỏ. Cùng với những khó khăn chung của cả nước như: kinh tế phát
triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp,
phân hóa giàu nghèo tăng lên, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống

chưa được ngăn chặn đẩy lùi. Tỉnh Quảng Ninh còn gặp những khó khăn thách
thức riêng như: số lượng người từ nhiều nơi đổ về kiếm việc làm đông, tập trung
chủ yếu ở khu vực thành thị nhưng việc giải quyết việc làm cho người lao động
vẫn chưa được bảo đảm. Chỉ tỉnh riêng trong năm 2011, toàn tỉnh có khoảng hơn
26.500 người chưa có công việc [15]. Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế về
kinh tế - xã hội cùng với các nguyên nhân khác như giáo dục, tuyên truyền pháp
luật nên Quảng Ninh còn gặp phải nhiều khó khăn trong lĩnh vực giữ gìn an ninh


trật tự và an toàn xã hội. Trong thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan chức năng
đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm và đã có những thành
tựu đáng khích lệ, tuy nhiên tình hình vi phạm, tội phạm có chiều hướng gia tăng,
ngày một tinh vi, xảo quyệt và mang tính tổ chức hơn . Cùng với tình hình tội
phạm nói chung, tình hình tội cướp tài sản cũng có nhiều diễn biến phức tạp trong
thời gian gần đây. Trong vòng 06 năm trở lại đây, số vụ cướp tài sản có chiều
hướng gia tăng. Hoạt động của bọn tội phạm ngày càng đa dạng, thực hiện một
cách trắng trợn, sử dụng nhiều vũ khí nguy hiểm gây tâm lý hoang mang, lo lắng
trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã
hội của Quảng Ninh.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tình
hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để từ đó tìm ra nguyên nhân
của tội phạm này, đề ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao công tác
phòng ngừa tội phạm này đạt hiệu quả cao là một yêu cầu bức thiết. Chính vì lý
do đó nên tác giả đã chọn đề tài: “ Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội
cướp tài sản dưới góc độ tội phạm học, phải kể đến một số công trình sau:
- Luận án tiến sỹ Luật học: “Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên
địa bàn Thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Kim Tuyến - Đại học Luật Hà Nội

năm 2001
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “ Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm
sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của tác giả Lê Thị
Khanh- Đại học Luật Hà Nội năm 2006.


- Luận văn thạc sỹ Luật học: “ Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản
trên địa bàn tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa- Đại học Luật
Hà Nội năm 2007
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “ Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Nghệ An” của tác giả Hồ Phước Linh - Đại học Luật Hà Nội năm 2011
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “ Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Thái Bình” của tác giả Hoàng Hà Vĩnh Châm – Đại học Luật Hà Nội năm
2011
Trong các công trình trên, các tác giả đã nghiên cứu thực trạng, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
một số địa phương nhất định như Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An,
Thái Bình.
Quảng Ninh là một tỉnh có những đặc điểm đặc thù về kinh tế, xã hội, địa
lý so với các địa phương khác trên cả nước, do đó tình hình tội cướp tài sản cũng
có những đặc điểm khác biệt. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống cũng như đưa ra được biện pháp
phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình
tội cướp tài sản, nguyên nhân của tội phạm và tìm ra các giải pháp phòng ngừa
tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là mang tính cấp bách, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
3. Phạm vi, khách thể nghiên cứu
a) Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm
học về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
b) Khách thể nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội cướp tài sản đã xảy ra

trên thực tế ở tỉnh Quảng Ninh đã bị xử lý hình sự
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu


a) Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu để nhằm đề xuất
các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Quảng Ninh để
ngăn ngừa thực sự có hiệu quả tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới
b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần thực
hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất tội cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh
- Dự báo tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
thời gian tới
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội
cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
b) Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Dưới góc độ tội phạm học, luận văn sẽ đi sâu phân tích tình hình tội cướp
tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011,
giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội này và đề xuất
được các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu
phòng ngừa của địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.



7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm
2006 đến năm 2011
Chương 2: Nguyên nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh
Chương 3: Dự báo tình hình tội cướp tài sản và một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


1

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian
và thời gian nhất định”.[7, Tr 203] . Để làm rõ tình hình tội cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, ta cần làm rõ các nội dung sau: thực trạng, diễn biến, cơ
cấu và tính chất của tội phạm .
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản, tác giả sử dụng số
liệu thống kê chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh
đó, tác giả còn sử dụng số liệu thống kê từ 153 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về
tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà
được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội phạm này trong phạm vi
nghiên cứu.
1. Thực trạng của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2006 đến năm 2011

* Về tội phạm rõ
Căn cứ theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh
thì số vụ và số người phạm tội bị xét xử về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian 6 năm như sau:
Bảng 1: Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản đã bị xét xử trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
Năm

Số vụ

Số người phạm tội

2006

80

174

2007

85

190

2008

84

258


2009

90

200

2010

59

126


2

2011

85

232

Tổng

483

1180

TB/ năm

80


196

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )
Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 1, ta có biểu đồ về số vụ và số người
phạm tội bị xét xử về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006
đến năm 2011 như sau:
Biểu đồ 1: Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản đã bị xét xử trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011

300
258

250

232

200

200

190

174
150
100

126
80


85

90

84

85
59

50
0
2006

2007

2008
Số vụ

2009

2010

2011

Số người phạm tội

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )
Qua bảng thống kê và biểu đồ ta nhận thấy, trong thời gian từ năm 2006
đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử
483 vụ và 1180 người phạm tội cướp tài sản. Như vậy, căn cứ vào số vụ cướp tài

sản bị xét xử trong thời gian 06 năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để tính


3

trung bình năm, thì mỗi năm có 80 vụ cướp tài sản xảy ra với 196 người phạm
tội.
Bên cạnh số liệu về số vụ bị xét xử, để làm sáng tỏ hơn thông số về tội
phạm rõ của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả còn thống kê
về số vụ và số bị can bị khởi tố, truy tố về tội cướp tài sản. Dưới đây là bảng số
liệu chi tiết về số vụ, số người đã bị khởi tố, truy tố về tội cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.
Bảng 2: Số vụ và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cướp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011.

Khởi tố

Truy tố

Xét xử

Năm

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can


Số vụ

Số bị cáo

2006

91

206

89

200

80

174

2007

91

212

87

200

85


190

2008

95

286

85

265

84

258

2009

93

206

90

200

90

200


2010

82

179

62

138

59

126

2011

92

243

85

225

85

232

Tổng


544

1332

498

1228

483

1180

TB/năm

90

222

83

204

80

196

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )
Căn cứ vào bảng số liệu trên đây, tác giả có biểu đồ so sánh sau:
Biểu đồ 2: Số vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cướp tài sản trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011


4

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

91 89

91
80

95
87 85

85 84

93 90 90

92

85 85

82
62 59

2006

2007

2008

Khởi tố

2009
Truy tố

2010

2011

Xét xử

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )

Biểu đồ 3: Số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
300

286
265258


250
200

206200
174

212
200
190

243
225232
206200200
179

150

138
126

100
50
0
2006

2007

2008
Khởi tố


Truy tố

2009

2010

2011

Xét xử

( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )


5

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ so sánh ta thấy, trong thời gian 06 năm
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự chênh lệch giữa các số liệu khởi tố, truy tố,
xét xử. Số vụ và số người bị khởi tố cao hơn nhưng đến truy tố và xét xử có
giảm xuống, cụ thể khởi tố 544 vụ và 1332 bị can, nhưng chỉ có 498 vụ và 1228
bị can bị truy tố, 483 vụ và 1180 người phạm tội bị xét xử. Nguyên nhân của sự
chênh lệch đó là do:
+ Do hết thời hạn điều tra nhưng bị can bỏ trốn không biết rõ bị can đang
ở đâu hoặc chưa xác định được bị can, phải tạm đình chỉ;
+ Ngoài ra còn do nguyên nhân khối lượng công việc nhiều dẫn đến tỷ lệ
án còn tồn đọng ở các giai đoạn tố tụng còn tương đối nhiều.
Để có thể thấy rõ hơn thực trạng của tội cướp tài sản, tác giả đã so sánh nó
trong mối tương quan với với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
từ năm 2006 đến năm 2011. Dưới đây là bảng số liệu so sánh chi tiết về số vụ
cướp tài sản với số vụ phạm tội nói chung.

Bảng 3: Số vụ phạm tội cướp tài sản so với số vụ phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
Năm

Tội cướp tài sản

Tội phạm tội nói

Tỉ lệ phần trăm

(1)

chung

( 1 ) và ( 2 )

(2)
2006

80

1526

5,24%

2007

85

1425


5,96%

2008

84

1437

5,84%

2009

90

1457

6,17%

2010

59

1322

4,46%

2011

85


1595

5,32%

Tổng

483

8762

5,51%

( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )


6

Biểu đồ 4: So sánh số vụ phạm tội cướp tài sản với số vụ phạm tội nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
1600

1526

1400

1595
1425

1437


1457
1322

1200
1000
800
600
400
200

80

85

84

90

59

85

2006

2007

2008

2009


2010

2011

0

Số vụ cướp tài sản

Số vụ phạm tội nói chung

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong thời gian 06 năm từ năm 2006
đến năm 2011, trên toàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 8762 vụ phạm tội nói chung,
trong đó có 483 vụ cướp tài sản chiếm tỷ lệ là 5,51%. Như vậy, trong vòng 06
năm tội phạm này chiếm tỷ lệ không cao trong số các tội phạm nói chung.
Tội cướp tài sản là một tội phạm thuộc chương các Tội phạm xâm phạm
sở hữu ( thuộc chương XIV- BLHS ). Do đó, tác giả đã so sánh số vụ cướp tài
sản bị xét xử với tổng số vụ bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trong thời
gian từ năm 2006 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, điều này giúp
cho chúng ta thấy được mối tương quan giữa “ bức tranh” về tội cướp tài sản
trong tổng thể chung của “ bức tranh” về các tội xâm phạm sở hữu.
Dưới đây là bảng số liệu trong vòng 06 năm từ năm 2006 đến năm 2011
về số vụ cướp tài sản bị xét xử với tổng số vụ bị xét xử về các tội xâm phạm sở
hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


7

Bảng 4: Số vụ phạm tội cướp tài sản so với số vụ của các tội xâm

phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2006
đến năm 2011

Năm

Số vụ cướp tài sản

Số vụ xâm phạm sở hữu

Tỉ lệ phần trăm

(1)

(2)

( 1 ) và ( 2 )

2006

80

536

14,9%

2007

85

447


19%

2008

84

514

16,3%

2009

90

471

19,1%

2010

59

444

13,2%

2011

85


477

17,8%

Tổng

483

2889

16,7%

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )
Biểu đồ 5: So sánh số vụ phạm tội cướp tài sản với số vụ các tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2006
đến năm 2011
600

536

514

500

471

447

477


444

400
300
200
100

80

85

84

90

2006

2007

2008

2009

59

85

2010


2011

0
Số vụ cướp tài sản

Số vụ xâm phạm sở hữu


8

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong vòng 6 năm trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh xảy ra 2889 vụ xâm phạm sở hữu nói chung, trong đó có 483 vụ
cướp tài sản, chiếm tỷ lệ 16,7%. Như vậy, trong vòng 06 năm tội phạm này
chiếm tỷ lệ khá cao trong số các tội xâm phạm sở hữu nói chung .
Việc mô tả và đánh giá về thực trạng của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh còn có thể được thực hiện thông qua việc xác định và so sánh chỉ số
tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với chỉ số tội phạm trên địa bàn một số
tỉnh khác như Thái Nguyên, Hải Phòng và trên toàn quốc.
Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm
trong dân cư. Khi đánh giá thực trạng của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh không thể bỏ qua chỉ số tội phạm [ 10, Tr 207]. Dưới đây là bảng
chỉ số tội phạm ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên và toàn quốc từ năm
2006 đến năm 2011
Bảng 5: Chỉ số tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
Hải Phòng, Thái Nguyên và toàn quốc ( tính trên 100.000 dân)
Quảng Ninh Hải Phòng

Thái Nguyên


Toàn quốc

Chỉ số vụ
phạm tội

Chỉ số vụ phạm
tội

Chỉ số vụ phạm tội

Năm

Chỉ số vụ
phạm tội

2006

7,21

3,82

4,15

2,41

2007

7,57

3,66


4,94

2,37

2008

7,40

2,93

2,94

2,56

2009

7,84

2,61

3,11

2,67

2010

5,07

2,42


3,18

1,78

2011

7,31

2,88

3,45

2,49

TB

7,06

3,05

3,62

2,38

( Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên và


9


Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao )

Biểu đồ 6: Chỉ số tội phạm của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Nguyên và toàn quốc từ năm
2006 đến năm 2011
8

7.06

6
3.05

4

3.62
2.38

2
0
Quảng Ninh

Hải Phòng

Thái Nguyên

Toàn quốc

(Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Nguyên và Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tối cao )
Từ bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy, chỉ số tội phạm của tội cướp tài

sản ở tỉnh Quảng Ninh cao hơn ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Nguyên và
toàn quốc trong cả 06 năm. Cụ thể, chỉ số tội phạm của tội cướp tài sản ở Quảng
Ninh là 7,06; Hải Phòng là 3,05; Thái Nguyên là 3,62 và toàn quốc là 2,38. Điều
này thể hiện mức độ phổ biến của tội cướp tài sản trong dân cư ở Quảng Ninh
cao hơn Hải Phòng, Thái Nguyên và toàn quốc
* Phần ẩn của tội cướp tài sản:
Nghiên cứu về thực trạng của tội phạm không chỉ dựa vào việc nghiên
cứu về những vụ phạm tội đã được xét xử mà còn phải nghiên cứu phần ẩn của
tội phạm. Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên
thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị
phát hiện ( một cách chính thức ) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong


10

thống kê hình sự chính thức [10, Tr 203]. Thực tế cho thấy, mỗi loại tội phạm có
một tỷ lệ ẩn khác nhau. Để đánh giá được tội phạm ẩn của tội cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh là một công việc hết sức khó khăn. Tác giả đã cố gắng
phân tích để làm sáng tỏ ( ở mức độ tương đối ) về tội phạm ẩn của tội cướp tài
sản trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ
nguồn thống kê chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì
trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011, trong tổng số 544 vụ cướp tài sản bị
khởi tố thì có 44 vụ không bị đưa ra xét xử vì tạm đình chỉ do không xác định
được bị can, chiếm tỷ lệ 8,08% ( 44 vụ/544 vụ ). Ngoài ra, khi tác giả nghiên
cứu 153 bản án hình sự sơ thẩm về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh từ năm
2006 đến năm 2011 thì có 13 vụ chiếm 8,5% người phạm tội phạm tội nhiều lần
nhưng các lần phạm tội trước đó không bị phát hiện, chỉ đến khi người phạm tội
thực hiện lần phạm tội cuối cùng và bị bắt thì mới điều tra được các lần phạm tội
trước đó của họ.
Từ việc nghiên cứu, tác giả nhận định tội phạm ẩn của tội cướp tài sản ở

Quảng Ninh trong thời gian qua thực tế có tồn tại ( ẩn về số vụ và số người
phạm tội ). Tính trung bình của hai khảo sát trên thì tỉ lệ ẩn của tội cướp tài sản
là 16,58%. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng con số này chỉ phản ánh
phần nào tội phạm ẩn của tội phạm. Vấn đề đặt ra cần phải hạn chế tỷ lệ tội
phạm ẩn để có được cái nhìn tổng quát đầy đủ về thực trạng của tội cướp tài sản
để từ đó đề ra được biện pháp phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả.
2. Diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.
Theo số liệu của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì trong thời
gian 6 năm từ năm 2006 đến năm 2011, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện
đã xét xử 483 vụ với 1180 người phạm tội. Tính trung bình năm có khoảng 80
vụ với 196 người phạm tội bị đưa ra xét xử.
Nghiên cứu diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2006 đến năm 2011 giúp chúng ta nhận diện được rõ nét hơn “ bức tranh”
về tội cướp tài sản và nó còn giúp cho việc xác định xu hướng vận động của tội
này trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp cho việc xây dựng các biện pháp phòng
ngừa của cơ quan chức năng sát với thực tiễn.


11

Về diễn biến của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
từ năm 2006 đến năm 2011, tác giả lấy số liệu về số vụ và số bị cáo bị xét xử về
tội cướp tài sản của năm 2006 là gốc và coi là 100% để tính toán mức độ tăng,
giảm của tội phạm cho những năm tiếp theo. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 6: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011
Năm

Số vụ bị xét xử


Số người bị xét xử

2006

80

100%

174

100%

2007

85

106,2% ( tăng 6,2%)

190

109,1% ( tăng 9,1%)

2008

84

105% ( tăng 5%)

258


148,2% ( tăng 48,2%)

2009

90

12,5% ( tăng 12,5%)

200

15% ( tăng 15%)

2010

59

73,7% ( giảm 26,3%) 126

72,4% ( giảm 27,6%)

2011

85

106,2% ( tăng 6,2%)

133,3% ( tăng 33,3% )

232


(Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ về xu hướng vận động của tội cướp tài
sản như sau:
Biểu đồ 7: Diễn biến của số vụ phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
120
100

100

106.2

112.5

105

80

106.2
73.7

60
40
20
0
2006

2007


2008

2009

2010

2011

Số vụ cướp

(
Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )


12

Biểu đồ 8: Diễn biến của số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011

160
140
120
100
80
60
40
20
0


148.2
133.3
115

109.1

100

72.4

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số người phạm tội cướp tài sản

( Nguồn:Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể nhận thấy như sau từ năm
2006 đến năm 2011:
Về số vụ cướp vận động theo chiều hướng tăng. Cụ thể, lấy số liệu năm
2006 làm con số so sánh với 80 vụ chiếm tỷ lệ 100% thì năm 2007 là 85 vụ tăng
6,2%, năm 2008 là 84 vụ tăng 5%, năm 2009 là 90 vụ tăng 12,5%, năm 2011 là

85 vụ tăng 6,2%. Riêng đến năm 2010, so với năm 2006 thì số vụ cướp tài sản
giảm mạnh, đến 26,3%.
Về số người phạm tội cướp tài sản nhìn chung cũng vận động theo chiều
hướng tăng. Lấy năm 2006 với 174 người phạm tội làm con số so sánh chiếm tỷ
lệ 100% thì năm 2007 là 190 người phạm tội tăng 9,1%, năm 2008 số người
phạm tội tăng mạnh với 258 người phạm tội tăng 48,2%, năm 2009 số người
phạm tội là 200 người tăng 15%, năm 2011 số người phạm tội tăng cũng khá cao
là 232 người tăng 33,3%. Năm 2010, cùng với số vụ cướp tài sản giảm mạnh
(giảm 26,3 % ) thì số người phạm tội cướp cũng giảm, đến 27,6%.


13

Như vậy, có thể thấy trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011
thì tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có diễn biến phức tạp, lúc tăng,
lúc giảm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng là nhiều. Đặc biệt trong hai năm
2008 và năm 2011, số vụ cướp tài sản so với năm 2006 tăng nhẹ ( năm 2008 số
vụ tăng 5%, năm 2011 số vụ tăng 6,2% ) nhưng số người phạm tội lại tăng mạnh
( năm 2008 tăng 48,2%; năm 2011 tăng 33,3% ).
Tội cướp tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, để làm rõ hơn diễn
biến của tội cướp tài sản chúng ta so sánh với diễn biến của nhóm tội xâm phạm
sở hữu được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Mức độ tăng, giảm hàng năm của các tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
Năm

Số vụ bị xét xử

Số người bị xét xử


2006

536

100%

930

100%

2007

447

83,4% (giảm 16,6%)

810

87,1% ( giảm 12,9%)

2008

514

95,9% (giảm 4,1%)

989

106,3% ( tăng 6,3%)


2009

471

87,8% (giảm 12,2%)

840

90,3% ( giảm 9,7%)

2010

444

82,8% (giảm 17,2%)

740

79,5% ( giảm 20,5%)

2011

477

89% ( giảm 11%)

946

101,7% ( tăng 1,7% )


( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu ta thấy, nếu lấy năm 2006 làm năm gốc thì các tội trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm
2011 đều có xu hướng giảm cả về số vụ và số người phạm tội. Điển hình giảm
mạnh nhất là năm 2010, số vụ giảm xuống 17,2%, số người phạm tội giảm
20,5%. Tuy nhiên, chỉ có năm 2008 và năm 2011 số vụ giảm nhưng số người
phạm tội tăng nhẹ ( năm 2008 số người phạm tội tăng 6,3%, năm 2011 tăng
1,7% ). Trong khi các vụ xâm phạm sở hữu có xu hướng giảm thì tội cướp tài
sản lại có xu hướng tăng. Để hiểu rõ hơn về diễn biến của tội cướp tài sản và
nhóm tội xâm phạm sở hữu ta có thể xem biểu đồ dưới đây:


14

Biểu đồ 9: So sánh diễn biến số vụ phạm tội cướp tài sản với số vụ phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
120
100

106.2

100

112.5

105
95.9

87.8


83.4

80

106.2
89

82.8
73.7

60
40
20
0
2006

2007

2008
Số vụ cướp

2009

2010

2011

Số vụ xâm phạm sở hữu

( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh )

Biểu đồ 10. So sánh diễn biến số người phạm tội cướp tài sản với số
người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm
2006 đến năm 2011
200
150
100

148.2
133.3
100

109.1
87.1

106.3

115
90.3

101.7
79.5
72.4

50
0
2006

2007

2008


Số người phạm tội cướp tài sản

2009

2010

2011

Số người phạm tội xâm phạm sở hữu

( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Để có được cái nhìn toàn diện về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2006 đến năm 2011, tác giả đã xem xét nó trong mối tương quan
với diễn biến của tội phạm nói chung xảy ra trong cùng khoảng thời gian trên


15

địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dưới đây là bảng số liệu về diễn biến của tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
Bảng 8: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội phạm nói chung trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm 2011
Năm

Số vụ bị xét xử

Số người bị xét xử

2006


1526 100%

2417

100%

2007

1425 93,4% ( giảm 6,6%)

2387

98,75% ( giảm 1,25%)

2008

1437 94,1% ( giảm 5,9%)

2593

107,3% ( tăng 7,3%)

2009

1457 95,5% ( giảm 4,5% )

2654

109,8% ( tăng 9,8%)


2010

1322 86,6% ( giảm 13,4%) 2138

88,45% ( giảm 11,55% )

2011

1595 104,5% ( tăng 4,5% ) 2801

116% ( tăng 16% )

( Nguồn: Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy từ năm 2006 đến năm 2011, diễn biến của
tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có xu hướng giảm về số vụ,
giảm mạnh nhất là năm 2010 giảm 13,4% nhưng đến năm 2011 số vụ lại tăng
4,5%. Ngược lại số người phạm tội trên toàn tỉnh lại có xu hướng diễn biến phức
tạp, so với năm 2006 thì năm 2007 giảm 1,25%, năm 2010 giảm 11,55%, nhưng
năm 2008 lại tăng 7,3%; năm 2009 tăng 9,8%; năm 2011 tăng mạnh 16%. Để
hiểu rõ hơn diễn biến của tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã thể
hiện qua biểu đồ so sánh diễn biến số vụ phạm tội cướp tài sản với số vụ phạm
tội nói chung trong cùng khoảng thời gian.
Biểu đồ 11: So sánh diễn biến số vụ phạm tội cướp tài sản và số vụ
phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến năm
2011


×