Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIAO AN DAY DAO DUC TICH HOP HO CHI MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 5 trang )

Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG
Lớp 2
GIỮ LỜI HỨA

I- CHUẨN BỊ
1. Giáo viên Giấy A0; − Các tranh ảnh minh họa nội dung bài học;
− Laptop, máy chiếu - nếu bài của GV là giáo án điện tử
2. Học sinh - Sách Vở thực hành giáo dục đạo đức – lối sống 2, quyển 1.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
II- MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận
nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…
1. Chia sẻ/trải nghiệm
- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về giữ lời
hứa:
+ Em đã hứa với ai? Khi nào?
+ Em hứa điều gì?
+ Em có giữ được lời hứa đó không? Em thực hiện giữ lời hứa như thế nào?
+ Nếu không giữ được lới hứa, em hãy giải thích lí do tại sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi giữ được (hoặc không giữ được lời hứa của mình).
− HS tự làm việc, sau đó GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải
mái. Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải
nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.
2. Đọc truyện: Chiếc vòng bạc
− GV yêu cầu HS đọc truyện “Chiếc vòng bạc” (tr. 28-29) và thảo luận theo các câu hỏi
cuối truyện đọc.



1


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

− HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi, theo câu hỏi:
+ Tại sao bạn nhỏ và mọi người cảm động đến rơi nước mắt?
+ Vì sao Bác Hồ mua vòng bạc cho bạn nhỏ?
+ Em có suy nghì gì về việc làm của Bác hồ?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
− GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
− GV nhận xét, chốt ý đúng.
3. Trao đổi
a) Việc giữ lời hứa mang lại tác dụng gì?
b) Việc không giữ lời hưa gây tác hại gì?
4. Luyện tập
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận, sau đó các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
theo các câu chuyện trong Bài tập 2:
+ Câu chuyện 1: Em có đồng tình với suy nghĩ của Hùng không? Tại sao?
+ Câu chuyện 2:
(1) Em có đồng tình với suy nghĩ của An không? Tại sao?
(2) Em có suy nghĩ gì về bạn An?
Qua hai câu chuyện này, HS trao đổi thảo luận nói lên suy nghĩ của nhân vật, qua đó
củng cố nhận thức của HS về việc giữ lời hứa.
- HS thực hành đóng vai theo tình huống:
+ Tình huống 1: HS đóng vai và trả lời các câu hỏi:
(1) Huy nên hứa gì với mẹ? Huy nên nói với mẹ như thế nào?

(2) Huy nên làm gì để thực hiện lời hứa?
+ Tình huống 2: HS thảo luận nhóm để đưa ra cách ứng xử phù hợp và đóng vai thể
hiện lại câu chuyện.
5. Thực hành
* HS thực hành “Viết lời hứa”.
GV yêu cầu HS thực hành:
- Viết lời hứa của mình vào các mẩu giấy nhỏ.
- Dán các mẩu giấy này vào tờ giấy to hơn theo hình ngôi sao, hình trái tim, hình bông
lúa.
- Treo tờ giấy có những lời hứa lên tường.
2


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

- Chia sẻ lời hứa giữa các nhóm.
* HS viết các việc dự định sẽ làm để thực hiện đã hứa.

3


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Chủ đề lớp 5

EM YÊU TRƯỜNG EM
I- CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
− Giấy A0;
− Các tranh ảnh minh họa nội dung bài học;
− Laptop, máy chiếu - nếu bài của GV là giáo án điện tử
2. Học sinh
- Sách Vở thực hành giáo dục đạo đức – lối sống 5, quyển 1.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
II- MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận
nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…
1. Chia sẻ/trải nghiệm
- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân thể hiện
tình cảm, trách nhiệm của mình với trường:
+ Các bạn trong trường, lớp em đã làm gì thể hiện trách nhiệm với trường, lớp của
mình?
+ Em hãy nêu một biểu hiện thực hiện tốt về trách nhiệm với trường, lớp của một
bạn trong lớp.
− HS chuẩn bị, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.
Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải
mái. Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải
nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.
2. Đọc truyện “Chúng em với trường, lớp của mình”
− GV yêu cầu HS đọc truyện “Chúng em với trường, lớp của mình” (tr. 30-31) và thảo
luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.
− HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi, theo câu hỏi:
+ Trách nhiệm của học sinh với trường, lớp được thể hiện như thế nào qua câu
chuyện trên?
+ Vì sao học sinh phải có trách nhiệm với trường, lớp của mình?
− GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

4


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

− GV nhận xét, chốt ý đúng.
3. Luyện tập
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận, sau đó các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
+ GV tổ chức cho HS làm Bài tập 2 “Kể chuyện theo tranh”, trong đó cần nêu bật
trách nhiệm của HS với trường lớp thể hiện qua việc tới cây, chăm sóc cây, dọn vệ sinh
trường lớp,…
Qua việc kể chuyện theo tranh, HS trao đổi thảo luận nói lên suy nghĩ của nhân vật,
qua đó củng cố nhận thức của HS về việc giữ lời hứa.
+ GV yêu cầu HS làm bài tập 1 và 3. Có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ hoặc HS
làm việc cá nhân, sau đó lên làm trước lớp.
4. Thực hành
Mỗi nhóm HS lập kế hoạch thực hiện một công việc cụ thể, thể hiện trách nhiệm
với trường, lớp.

5



×