Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo dục đạo đức cách mạng hồ chí minh cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh an giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

NGUYỄN HỒNG CHÂU

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỐT CÁN CẤP HUYỆN
TẠI TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Triết học

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

NGUYỄN HỒNG CHÂU

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỐT CÁN CẤP HUYỆN
TẠI TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Triết học


Mã số

: 60.22.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN ĐOÁN

HÀ NỘI - 2017


Mục lục
STT

Nội dung

Trang

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài

01

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

03

3. Mục đích nghiên cứu

07

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


08

5. Giả thuyết khoa học

08

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

08

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

09

8. Phương pháp nghiên cứu

09

9. Các quan điểm cơ bản và đóng góp của luận văn

10

10. Cấu trúc luận văn

11

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và
yêu cầu cấp bách giáo dục đạo đức cách mạng cho
cán bộ cốt cán cấp huyện tại tỉnh An Giang hiện

nay

12

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

12

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

12

1.1.1.1. Khái niệm đạo đức

21

1.1.1.2. Khái niệm đạo đức cách mạng

28

1.1.1.3. Người cán bộ cách mạng
1.1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng

33

1.1.2.1. Truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam

33


1.1.2.2. Tinh hoa đạo đức nhân loại

39

1.1.2.3. Đạo đức cộng sản được thể hiện trong học thuyết
Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế

33


1.1.2.4. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh
1.1.3. Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng

34
35

1.1.3.1. Trung với nước, hiếu với dân

35

1.1.3.2. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa.

38

1.1.3.3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

41


1.1.3.4. Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.

45

1.2. Yêu cầu cấp bách về giáo dục đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay

47

1.2.1. Những nhân tố tác động đến đạo đức cách mạng

47

1.2.2. Những yêu cầu cấp bách về giáo dục đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An
Giang hiện nay

52

Tiểu kết Chương 1

54

Chương 2 Giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ
cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

56

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán

bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay theo tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

56

2.1.1. Những thành quả đạt được

56

2.1.1.1. Quá trình triển khai, quán triệt và tổ chức thực
hiện các quy định của Trung ương và địa phương

60

2.1.1.2. Những chuyển biến trong nhận thức về tư tưởng

63

2.1.1.3. Những chuyển biến từ trong hành động

65

2.1.1.4. Đánh giá chung kết quả thực hiện

68

2.1.1.5. Nguyên nhân kết quả đạt được

69


2.1.2. Những khó khăn, hạn chế

72


2.1.2.1 Những hạn chế, khuyết điểm trong chỉ đạo và
triển khai cuộc vận động

72

2.1.2.2. Những hạn chế trong nhận thức và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh

74

2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm

74

2.2. Nhóm giải pháp trọng tâm, cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ
cốt cán cấp huyện tại tỉnh An Giang hiện nay

78

Khuyến nghị

87

Tiểu kết Chương 2


89

Kết luận

91

Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám Hiệu trường, quý thầy, cô giảng viên Khoa Triết học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy PGS.TS
Lê Văn Đoán, người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng
dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các phòng, ban ngành, các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các
thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề
tài này.
Xin trân trọng
An Giang, tháng 6 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Châu



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt
Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới.
Người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, tư
tưởng của Người là di sản tinh thần vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta.
Người đã tiếp thu tinh hoa giá trị đạo đức nhân loại của phương Đông, phương
Tây và Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã thấm nhuần tư
tưởng đạo đức Mác-xít; Đó là thứ đạo đức đích thực, cốt lõi và người đã vận
dụng vào điều kiện cách mạng Việt Nam để giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người, xã hội, mang lại tự do, ấm no, bình đẳng, hạnh phúc
thật sự cho con người, vì sự tiến bộ, phát triển xã hội, đưa nhân loại từ chỗ bị
tha hóa đến sự tự do, chủ nghĩa nhân đạo đích thực. Xin được trích dẫn lời Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 14/01/1991, tại Hội nghị Quốc tế Hồ Chí Minh Việt Nam - Hòa bình thế giới, tổ chức tại thành phố Can-cút-ta (Ấn Độ) nhân
kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới: “Thế giới sẽ còn đổi thay,
nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi” khẳng định giá trị lớn lao của tư
tưởng Hồ Chí Minh đối với toàn nhân loại.
Một trong những bài học quan trọng nhất mà Đại hội VIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam rút ra từ quá trình đổi mới là “kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [29, tr.70]. Thực hiện theo Di chúc của Người,
Đảng ta đã tiến hành cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tự phê bình
và phê bình, theo Hội nghị Trung ưởng sáu (lần 2), yêu cầu của công vận động
này là: “Bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống cho Đảng gắn bó
máu thịt với nhân dân. Đảng - dân một ý chí, thực hiện lời dạy của Bác: “Đảng
là đạo đức, là văn minh” [109, tr.13]. Các bản Văn kiện, Báo cáo Chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương tại các Đại hội Đảng luôn luôn kiên định tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc, do đó “Toàn
Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi
cấp ủy, mỗi chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm việc thực hiện Di chúc của

Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá


2

nhân. Chống tư tưởng cơ hội thực dụng”. Đó là con đường duy nhất đúng đắn
đưa Việt Nam đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” [32, tr.139, 163].
Trong điều kiện hiện nay Đảng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy vận
dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, càng trở nên quan trọng và
cần thiết hơn bao giờ hết. Học tập, quán triệt những quan điểm cơ bản và vận
dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống xã hội toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta là nhân tố quyết định thắng lợi của toàn bộ sự
nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thành công của sự nghiệp
cách mạng trong hơn 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nước ta đang đứng
trước nhiều thách thức, yếu kém cần phải vượt qua. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định một trong bốn nguy cơ mà
Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, đó là “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí diễn biến phức tạp”. Tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, với những diễn biến phức tạp,
nghiêm trọng, gây bức xúc và âu lo trong toàn Đảng, toàn dân, những suy thoái
này còn kéo theo những suy thoái về đạo đức trong gia đình, nhà trường và
trong xã hội. Những sự suy thoái đó đang là “nguy cơ lớn liên quan đến sự sống
còn của Đảng, của chế độ”.
Vấn đề đặt ra là, vì sao Đảng ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và

chỉnh đốn đảng, đồng thời phát động cuộc vận động “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định thực hiện
nhiều biện pháp giáo dục, chương trình hành động nhưng tình trạng suy thoái
đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi. Phải chăng quyết tâm chưa đủ cao, chúng ta đã làm qua loa; nhận
diện chưa đầy đủ những nguy cơ; xác định chưa chính xác nguyên nhân suy
thoái, hay giải pháp cách thức tổ chức thực hiện chưa đúng tầm, kế hoạch thực
hiện chưa sâu sát với thực tiễn.


3

Trong bối cảnh đó, trên nền tảng kiến thức đã được học tập, nghiên
cứu và những kinh nghiệm thực tiễn nơi mình công tác cùng với sự tâm đắc về
ý nghĩa thiết thực của đề tài, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện
nay”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức, đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước
ta đã có rất nhiều tác phẩm, tài liệu và công trình nghiên cứu đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng đặc biệt quan tâm trong quá trình đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều bài viết, bài nói của
Người để lại được tập hợp và đó là những công trình nghiên cứu về đạo đức
cách mạng như:
2.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
- Những tác phẩm mà Người viết: Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Nhà
xuất bản Sự thật, xuất bản năm 1948; tác phẩm Cần kiệm liêm chính, xuất bản

năm 1949; Bài viết Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu năm 1952; Bài viết về "Đạo đức cách mạng", đăng trên báo Nhân dân,
số 460, ngày 06/6/1955 và tạp chí Học tập, số 12, năm 1958, bài viết "Nâng cao
đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân", đăng trên báo Nhân dân, số
5409, năm 1969. Các tác phẩm, bài viết của Người đã trực tiếp đề cập đến thuật
ngữ, nội dung đạo đức cách mạng đối với người cán bộ, đảng viên cũng như
tầm quan trọng của đạo đức cách mạng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi
cán bộ, đảng viên. Trong các tác phẩm, bài viết trên, Người nhấn mạnh, mỗi
cán bộ, đảng viên muốn giữ gìn được phẩm chất, đạo đức cách mạng của mình
thì phải không ngừng học tập, rèn luyện, giáo dục một cách thường xuyên và
kiên nhẫn, xem nó như việc rửa mặt hàng ngày vậy.
- Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh - phương pháp luận nghiên cứu
con người”, của GS.VS.TSKH. Phạm Minh Hạc, PGS.TS. Phạm Thành Nghị,
TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội


4

năm 2003, tác phẩm được phát hành nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của
Chủ tịch Hổ Chí Minh. Nội dung tác phẩm hướng cho bạn đọc nghiên cứu sâu
hơn về tư tưởng vĩ đại đầy tính nhân văn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cũng như hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hổ Chi Minh" do Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát động, nội dung cuốn
sách vẫn được giữ nguyên như lần in đầu, nhưng dược chia làm hai tập, Tập 1
với tiêu đề “Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và văn hóa", và tập 2
"Hồ Chí Minh từ đạo đức truyền thống đến đạo đức cách mạng".
- Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của GS.TS. Đinh
Xuân Dũng, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008. Tác phẩm này là tập hợp những
bài nghiên cứu, những trích dẫn tiêu biểu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và
một số mẩu chuyện chân thật, sinh động, ngắn gọn về tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh để phục vụ việc học tập của cán bộ, đảng viên, quảng đại quần chúng
nói chung và đối với cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường
nói riêng.
- Tác phẩm “Học tập đạo đức Bác Hồ”, Giáo sư, Anh hùng Lao động
Vũ Khiêu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật. Nội dung cơ bản của tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và Những vấn đề học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân ta ngày nay, góp phần thúc
đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành động
theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đẩy lùi sự suy thoái về đạo
đức, chính trị, lối sống; xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh; củng cố niềm
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Bài viết của Tiến sĩ Triết học Lê Trọng Ân, Trường Đại học xã hội
và nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, viết bài “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức”, đăng trên Tạp chí Triết học, số 1 (164), Hà Nội, năm 2005
(trang 16-20). Bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản, ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong tư tưởng của Người về đạo đức; đồng thời khẳng định sự cần
thiết phải học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là đối với cán bộ,
đảng viên.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đã được một số
tác giả nghiên cứu và trên cơ sở học tập đạo đức, phong cách làm việc của
Người, đề xuất các giải pháp xây dựng đạo đức mới:


5

- Tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nghiên cứu, học tập và
làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội,
năm 2006.
- Tác phẩm: “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh là đạo đức, là văn minh”, của nhiều tác giả, Nhà

xuất bản Lao động - xã hội, năm 2012. Nội dung tác phẩm là sự tập hợp theo
chủ đề nội dung các bài nghiên cứu tiêu biểu, đã được xã hội hóa liên quan đến
tất cả các mặt công tác xây dựng Đảng theo các quan điểm của Hồ Chí Minh;
lựa chọn giới thiệu một số tấm gương điển hình trong quá trình làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm giữ gìn biểu tượng cao đẹp trong
sáng và lan tỏa các giá trị văn hóa, đạo đức của Đảng trong điều kiện hiện nay.
- Tác phẩm: “Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viện hiện nay và đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của nhiều tác giả,
Nhà xuất bản Thời Đại, năm 2012. Tác phẩm giúp cho cấp ủy các cấp và cán bộ
làm công tác Đảng, các Đảng viên tìm hiểu về tư tưởng, chủ trương, đường lối
của Đảng hiện nay về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng; tu dưỡng
và rèn luyện đạo đức cách mạng cho Đảng viên hiện nay và đời sau,…
Bên cạnh các công trình trên, vấn đề đạo đức cách mạng và giáo dục
đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng được nghiên cứu ở một
số luận văn, luận án và bài viết được đăng trên tạp chí…. Trong đó có thể kể
đến:
- Bài viết của đồng chí Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lê Khả Phiêu: “Học tập, rèn luyện tư tưởng và đạo đức cách mạng,
thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, và là bài Diễn
văn tại Lễ kỷ niệm 109 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 30 năm thực
hiện Di chúc của Người, được tổng hợp trong tác phẩm “Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và 30 năm thực hiện Di chúc của Người”, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, năm 2001. Trong dịp lễ kỷ niệm 109 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, 30 năm thực hiện Di chúc của Người và đồng thời trong bối cảnh cả
nước quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu (lần 2) của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng: “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong
công tác xây dựng Đảng hiện nay”, đây là cuộc vận động chính trị lớn của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, phát động sâu rộng trong toàn Đảng xây dựng,



6

chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình. Cuộc vận động này nhằm
tạo thêm nguồn lực mới cho Đảng và tăng thêm niềm tin của nhân dân với
Đảng.
- Bài viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Một số nội dung trong tư
tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh”, được đăng trên Tạp chí Cộng
sản số 6, năm 1997.
Trong những công trình của mình, các tác giả đã nêu lên yêu cầu
khách quan đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách
mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh để trở thành những cán bộ, đảng viên chân
chính, cách mạng.
2.3. Một số tác giả có các bài viết về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức đồng thời khẳng định các giá trị đạo đức luôn chịu tác động hai mặt từ môi
trường kinh tế.
Các tác giả cũng chỉ ra sự phức tạp của các vấn đề đạo đức xã hội:
Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa phải đấu
tranh tự đổi mới trong điều kiện mới:
- Bài viết "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn
Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002.
- Bài viết "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến
toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên
Việt, Tạp chí Triết học, số 5, năm 2002.
- Nguyễn Thế Thắng: “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, cán
bộ công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2004.
- Tác phẩm “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống
suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” của PGS.TS. Vũ
Văn Phúc, PGS.TS. Ngô Văn Thạo (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản chính trị

quốc gia - Sự thật, 2011, Hà Nội. Tác phẩm làm rõ cơ sở lý luận của việc
phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng
viên, nêu kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết vấn đề này của một số nước khác;


7

làm rõ nguyên nhân, thực trạng công tác phòng, chống suy thoái tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; Các giải pháp mang tính toàn
diện, đồng bộ, khả thi và điều kiện cần thiết trong cuộc đấu tranh khó khăn,
phức tạp, lâu dài này.
Những công trình của các tác giả đi trước là tài liệu có ý nghĩa quan
trọng trong việc nghiên cứu đề tài về đạo đức cách mạng và việc giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã
nghiên cứu và giải quyết ở từng mức độ khác nhau những vấn đề liên quan đến
đề tài luận văn, có giá trị tham khảo tốt, góp phần làm rõ lý luận về đạo đức, vai
trò của việc giáo dục đạo đức, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, sự biến đổi thanh
giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, một số thực trạng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong điều kiện hiện nay.
Nhưng thực tế cho thấy tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận
cán bộ, đảng viên trong những năm qua không giảm. Vấn đề đặt ra là nguyên
nhân sâu xa nào khiến cho những giải pháp của chúng ta đề ra chưa được thực
hiện hiệu quả.
Vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu tập trung, toàn diện đề
cập trực tiếp, cụ thể từ thực tiễn cấp cơ sở, từ đó có thể hệ thống hóa sâu sắc
những quan điểm của Đảng về Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong
giai đoạn đổi mới; quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện các biện pháp tổ chức,

những thành tựu, những khó khăn, mặt còn hạn chế, nguyên nhân khách quan,
chủ quan và bài học kinh nghiệm trong công tác này.
Vì vậy, thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng góp phần phản ánh về
thực trạng và giải pháp để nâng cao việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng
đối với đội ngũ cán bộ cốt cán trong cả nước ta nói chung và cấp huyện ở tỉnh
An Giang nói riêng hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, góp phần làm sáng
tỏ những vấn đề về lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, góp


8

phần làm rõ thêm tư tưởng đạo đức cách mạng của Người. trên cơ sở đó, khẳng
định việc kế thừa, vận dụng và phát triển của Đảng ta trước những yêu cầu của
lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ nói chung và cho cán bộ cốt cán cấp huyện ở
tỉnh An Giang hiện nay nói riêng. Từ đó đánh giá đúng thực trạng, rút ra những
bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó xác định các giải pháp đổi mới, tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng nói chung, của Đảng bộ tỉnh An Giang nói riêng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Tư tưởng về đạo đức cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được hình thành gắn
liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của người. Hồ Chí Minh quan niệm đạo
đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây,

ngọn nguồn của sông nước. Người cán bộ cốt cán phải có phẩm chất đạo đức
cách mạng làm nền tảng, thì là nhân tố trung tâm, giữ vai trò then chốt quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cách mạng Việt Nam,
là con đường duy nhất đi lên xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp
huyện ở tỉnh An Giang hiện nay nói riêng, của cả nước nói chung, là nhiệm vụ
mang tính cấp bách, mang tính sống còn của sự nghiệp cách mạng
Giả định kết quả nghiên cứu đề tài giáo dục đạo đức cách mạng Hồ
Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay nếu
được thực thi sẽ góp phần định hướng đúng đắn việc xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện tại tỉnh An Giang thúc đẩy sự nghiệp cách mạng
của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu


9

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Chương 1 tập trung nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận từ góc
độ triết học đạo đức học, về đạo đức cách mạng theo quan điểm chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những khái niệm cơ bản, nguồn gốc hình
thành, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, những
vấn đề mang tính cấp bách về giáo dục đạo đức cách mạng và quan điểm của
Đảng đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ
cán bộ nói chung và cho cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay nói
riêng.
- Chương 2 tập trung mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề,
những nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến việc giáo dục đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện tại tỉnh An Giang hiện nay.
- Đề xuất, khuyến nghị các biện pháp, giải pháp góp phần cung cấp cơ

sở thực tiễn, nhằm mang tính tham khảo, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính
sách, giải pháp nâng cao chất lương, hiệu quả việc giáo dục đạo đức cách mạng
cho đội đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện tại tỉnh An Giang hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về cơ sở lý luận: Những vấn đề lý luận liên quan tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng, những khái niệm cơ bản, nguồn gốc hình thành,
nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và quan điểm
của Đảng đối với những vấn đề mang tính cấp bách về công tác giáo dục đạo
đức cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ nói chung và cho cán bộ cốt
cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay nói riêng.
- Về cơ sở thực tế của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu về
công tác giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cốt cán
nói chung và cho cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay nói riêng.
Tác giả sẽ chọn ra một số huyện khó khăn, khu vực miền núi, biên giới, dân tộc
để khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng


10

cộng sản Việt Nam, đồng thời có tham khảo những công trình nghiên cứu của
các tác giả có nội dung liên quan đến đề tài những tư liệu trong và ngoài nước
sẽ được sưu tập và nghiên cứu tổng hợp để hệ thống hóa những nội dung nghiên
cứu có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu và trình bài nội dung của luận văn
có kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử, thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa
học.
9. Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

9.1. Các luận điểm cơ bản
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, có giá trị thực tiễn to lớn đối với
cuộc cách mạng nước ta hiện nay. Những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ
cách mạng, trải qua từng giai đoạn thực tiễn của cuộc cách mạng, đã tôi luyện
cho ra đời một đội ngũ cán bộ cách mạng đủ sức gách vác trọng trách của đất
nước, đi đến từ thành công này đến thành công khác, từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Người cán bộ cách mạng phải thấm nhuần chuẩn mực đạo đức cách
mạng, bởi đó là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, với
vận mệnh của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt và có ý nghĩa quyết
định trong công tác xây dựng, hoàn thiện và phát triển mọi mặt của hệ thống
chính trị từ trung ương đến cơ sở.
- Giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội
ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay sẽ tạo sự chuyển biến
trong nhận thức của cán bộ về ý nghĩa, giá trị tư tưởng đạo đức cách mạng của
Hồ Chí Minh, từ đó nhận thức sâu sắc và thái độ tích cực trong việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
9.2. Đóng góp mới của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn trên cơ sở hệ thống hóa chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đạo đức cách mạng,
sắp xếp thành hệ thống. Làm rõ thêm lý luận, tính kế thừa, tính cấp bách phải
vận dụng và phát triển của Đảng ta trước những yêu cầu của lý luận và thực
tiễn.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục


11

đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện ở tỉnh
An Giang hiện nay, đề xuất khuyến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ
cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay trong điều kiện phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
công tác cán bộ ở địa phương, trong công tác tập huấn chuyên ngành, hoặc làm
tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các khóa học sau. Đồng thời, luận văn còn
góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương tham
khảo trong việc hoạch định những chủ trương chính sách phù hợp góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh An Giang hiện
nay.
Bên cạnh đó, luận văn cũng góp phần nhất định vào việc nhận thức rõ
vai trò của việc giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ
cốt cán cấp huyện ở tỉnh An Giang hiện nay.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm 2 chương 4 tiết.


12

Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ YÊU
CẦU CẤP BÁCH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CỐT CÁN CẤP HUYỆN HIỆN NAY
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm đạo đức
Trong các học thuyết triết học từ thời cổ đại đến nay, vấn đề đạo đức
luôn đặt vào trung tâm trong các lĩnh vực nghiên cứu học thuyết. Với tư cách là
một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã được xuất hiện
cách đây hơn 2.600 năm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hi Lạp cổ đại.
Theo tự điển Hán - Nôm đạo đức là "Chỉ chung những điều dựa theo

lẽ phải và nết tốt của con người, mà ai cũng phải theo để sống có ý nghĩa". Đạo
đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính
cách và giá trị của một con người. Theo khái niệm trong tự điển Hán - Việt:
“Đạo là đường đi, nguyên lý tự nhiên là đạo, được vào trong lòng người là đức,
đạo đức là cái lý pháp người ta nên noi theo” [1, tr.215]. Như vậy, Đạo là con
đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo
đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức,
sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Theo tự điển tiếng Việt, Đạo: là phép tắc đối xử trong xã hội, ai cũng
phải biết và phải tuân thủ, giữ gìn (đạo làm người); Đức: cái thể hiện tốt đẹp về
tính cách, tư tưởng, hành động của con người. Đạo đức là phép tắc về quan hệ
giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể [146, tr.248-249, 283].
Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau: Nghĩa hẹp: Đạo
đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn
luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy
thanh tao tốt đẹp. Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng
đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lí
xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền
thống văn hóa. Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi


13

xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra
những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt
đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các
thành phần cao cấp hơn.
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo
đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn
Độ, Hy Lạp cổ đại từ phương Tây đến phương Đông.

Đạo đức theo triết học phương Tây
Tư tưởng đạo đức phương Tây “bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos
(moris) - lề thói, (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn
“luân lí” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là
Êthicos nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến
đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định
giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta
thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học"
[121, tr.5].
Tư tưởng đạo đức phương Tây thể hiện trong tư tưởng của các Triết
gia, phạm trù đạo đức được xem là hơn thở của cuộc sống, nổi danh là các Triết
gia Platin, Aristote và Socrate.
Platôn xây dựng đạo đức học “trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử
là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phận quan trong nhất của ý thức tư
tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc” [77, tr.52].
Còn Arixtốt là học trò xuất sắc của Platon, Ph.Angghen xem Arixtot
là người có bộ não bách khoa trong số những Triết gia Hy Lạp cổ đại, ông là
cha đẻ của lôgíc học, ông xây dựng các phạm trù, phương pháp luận đề, phản
bác các nhà biện thuyết, một phần trong siêu hình học, và cuối cùng là đạo đức
học. Arixtốt không xem chính trị như một khoa học riêng rẽ, tách rời khỏi đạo
đức, mà chỉ là một thành tố trong tổng thể các hoạt đông xã hội, mà mục tiêu là
hạnh phúc của con người. Nhà nước là sự phát triển từ gia đình thông qua cộng
đồng. Nói khác đi, nhà nước là một tổ chức thuộc về đạo đức thực sự tiến bộ,
phát triển con người.


14

Theo Socrate, xuất phát từ “đạo đức học duy lý”, quan điểm triết học
của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi

đạo đức, ông cho rằng: “Hiểu biết là cơ sở của điều thiệt, ngu dốt là cội nguồn
của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến là cơ sở của đạo đức, mới là cơ sở của
đức hạnh. Ai muốn tuân theo cái thiện phổ biến thì phải nắm bắt được nó…”.
[47, tr.97-98]. Đạo đức học Socrate hiểu như “phương tiện dạy con người
sống”, đã góp phần làm cho triết học vượt qua sự bế tắc, đi sâu vào những vấn
đề nhân sinh, xã hội. Con người giờ đây không chỉ là chủ thể, mà còn trở thành
đối tượng, thành điểm xuất phát và mục đích của các tư tưởng triết học.
Đạo đức trong tôn giáo ở phương Tây chủ yếu Cơ đốc giáo và Thiên
chúa giáo, trường phái này xem đạo đức là nguyên tắc bình đẳng trước Chúa,
bác ái là yêu thương tất cả mọi người không phân biệt ai dù người đó là kẻ bóc
lột, người bị bóc lột, kẻ thù, bạn, lòng yêu thương trong sự nhẫn nhịn, khuất
phục,… hướng tư tưởng đạo đức theo hướng thần học thiếu tính hiện thực. Từ
đây đã làm xuất hiện những trường phái đạo đức trần thế chống lại đạo đức thần
học tiêu biểu là Heghel, Feuerbach…
Đạo đức theo triết học phương Đông
Ở phương Đông, các học thuyết của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
đều lấy đạo đức làm trung tâm trong các mối quan hệ, đối nhân xử thế, các
nguyên tắc ứng xử, các chuẩn mực trong cuộc sống.
Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trong
Quốc thời cổ đại, “Các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại
xuất hiện sớm, trong đó quan niệm về đạo và đức của họ được biểu hiện khá rõ
nét. Đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng của triết học Trung Quốc
cổ đại.….lần đầu tiên xuất hiện trong "Kim văn" đời nhà Chu và từ đó trở đi nó
được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều để chỉ những yêu cầu, những
nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo” [121, tr.5-6].
Trong Nho giáo tư tưởng đạo đức thể hiện thông qua các quan điểm về “tu
thân”, hay các nguyên tắc “tam cương”, “ngũ thường”, “tam tòng”, “tứ đức”.
Hay những chuẩn mực “trung, hiếu, nghĩa”, “nhân, lễ, nghĩa, tri, tín”, “tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” và “công, dung, ngôn, hạnh”. Đây
là những quy tắc ứng xử trong mối quan hệ xã hội giữa “vua - tôi”, “cha - con”,

“chồng - vợ”, “anh - em”, “bạn - bè” … và những giá trị đạo đức này đã thâm


15

nhập ăn sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ
cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng
nhất của triết học trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi,
hướng đi, lối làm việc, ăn ở. Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có
Đức. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những
yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Khổng Tử ngày xưa từng nhấn mạnh "Dục tri kỳ quốc… tiên tu kỳ thân".
Người lãnh đạo phải là một tấm gương về đạo đức, lời nói và việc làm phải đi
đôi, muốn vậy phải tu dưỡng bản thân theo trình tự tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ. Hay một nguyên tắc đạo đức trong triết lý đạo Khổng: "Kỷ sở bất dục,
vật thi ư nhân" (Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác).
Theo Đạo giáo của Lão Tử, đạo đức được thể hiện thông qua những
chuẩn mực cá nhân như “vô kỷ”, “vô công”, “vô danh”, “bất tranh”, “dĩ đức báo
oán”… tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức.
Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của
đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Về sau khái niệm đạo được vận dụng
trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường
sống của con người trong xã hội.
Trong Phật giáo, đạo đức được xem là chuẩn mực trong các mối quan
hệ giữa con cái với cha mẹ, thầy vời trò, chồng với vợ, bạn bè,… quan hệ giữa
bề trên với cấp dưới, giữa nô bộc với chủ,… nhưng nhìn chung khuyên con
người thương yêu nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, hướng con người tính thiện.
Tuy nhiên trường phái này tư tưởng đạo đức còn mang quan điểm duy tâm tôn
giáo coi đạo đức là những nguyên tắc, những chuẩn mực được rút ra từ trong

đầu óc thiếu cơ sở thực tiễn lịch sử, xa rời hiện thực, chẳng hạn như thượng đế,
ý niệm tuyệt đối, tự ý thức, hoặc một bản tính người trừu tượng nào đó,... rồi
đem áp đặt vào đời sống hiện thực của con người. Theo Đức Phật: "Các vị Bà la
môn sinh ra từ cửa miệng Phạm thiên chăng? Đâu có..., làm gì mà các vị ấy cao
cấp được? Chỉ những ai có đủ đạo đức lương thiện là cao cấp, còn lại là ti tiện".
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những yếu tố tích cực của đạo đức trong Nho
giáo như: dân là gốc của nước; dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Người
nhắc đến những mệnh đề “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, tứ hải giai huynh đệ” và


16

đề cao thuyết “đại đồng” của Nho giáo. Người cho rằng, “đạo đức của Khổng tử
là hoàn hảo”; “người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh
thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần
đọc các tác phẩm của Lênin” [57, t.2, tr.454]. Theo Người, Khổng giáo là một
thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Khổng tử có ưu điểm là
tu dưỡng đạo đức cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng “tinh thần triết học và giáo lý
của Khổng Tử”, và gọi Khổng Tử là “vĩ nhân”, gọi Mạnh Tử là “một lý luận gia
cách mạng của thế hệ ông”. [57, tr.456-458]. Vì vậy, Người viết: “Tuy Khổng
Tử là phong kiến và trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng.
Song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [48, tr. 336].
Như vậy theo tư tưởng phương Đông, đạo đức được xem là khái niệm
luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem
như là đúng - sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ
thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó
gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ
của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Quan niệm khoa học về nguồn gốc của đạo đức là quan niệm của chủ
nghĩa Mác - Lênin.

Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương
lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh
của dư luận xã hội.
Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên
tắc bao gồm cả triết học và luân lí học, con người đã hoạt động, tức là đã sản
xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống. Ý thức xã hội của con người
là phản ánh tồn tại xã hội của con người. Các hình thái ý thức xã hội khác nhau
tuỳ theo phương thức phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời
sống xã hội. Đạo đức cũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh
vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người. Và cũng như các quan điểm
triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo điều mang tính chất của kiến trúc
thượng tầng. Chế độ kinh tế xã hội là nguồn gốc của quan điểm này thay đổi
theo cơ sở đã đẻ ra nó.


17

Với thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên sự
kế thừa có chọn lọc những quan niệm về đạo đức trước đó, đồng thời đặt nền
tảng khoa học cho một nền đạo đức mới - đạo đức cộng sản chủ nghĩa, quan
điểm mác xít cho rằng: đạo đức là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội,
trong đó nhân tố quy định đạo đức là các quan hệ kinh tế, lợi ích là cái chi phối
trực tiếp, là cơ sở khách quan của đạo đức, "... lợi ích hiểu một cách đúng đắn là
nguyên tắc của toàn bộ đạo đức". Dưới góc độ nhận thức luận, đạo đức là một
hiện tượng tinh thần, một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là tính thứ hai so
với tồn tại xã hội. Tính chất đặc biệt của đạo đức thể hiện trong quá trình hình
thành các quy tắc đạo đức, đó là do sự thừa nhận của số đông trong xã hội hay
sự thừa nhận của một giai cấp nhất định.

Dưới góc độ chức năng, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người
bằng những chuẩn mực và quy tắc đạo đức theo yêu cầu của xã hội. Mục đích là
nhằm đảm bảo lợi ích chung của xã hội hay lợi ích cơ bản của giai cấp đã đề ra
chuẩn mực, quy tắc đạo đức ấy. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo
đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. Qua đó đem
lại tri thức, ý thức đạo đức cho chủ thể, hình thành đạo đức cá nhân và trở thành
cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, hiện thực hoá đạo đức. Với chức năng giáo
dục, đạo đức giúp cho con người hình thành những quan điểm, nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực cơ bản để đánh giá hành động đạo đức xã hội và những hành vi
đạo đức của bản thân mỗi con người.
Từ những thực tiễn trên C.Mác, Ăngghen đã đi đến khẳng định đạo
đức không là sự biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngoài xã hội, bên
ngoài các quan hệ con người; cũng không phải là sự biểu hiện của những năng
lực “tiên thiên”, nhất thành bất biến của con người. Đạo đức là sản phẩm tổng
hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực
tiễn và nhận thức của con người. Những quan hệ người - người, cá nhân - xã
hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng càng có tính chất xã
hội rộng lớn thì hoạt động của con người càng có đạo đức. Đạo đức “đã là một
sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” [10,
tr.43]. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm của những
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế, Ph.Ăngghen khẳng
định: “Con người đã tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan
niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí


18

giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và
trao đổi... Xét cho cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều
là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [9, tr 136 - 137].

Khi phát triển những tư tưởng của C.Mác - Ăngghen về đạo đức,
V.I.Lênin nói: "Chung ta nói rằng đạo dức của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc
vào lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là từ
những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra… Cuộc đấu
tranh giai cấp còn liên tục và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tất cả mọi lợi
ích phải phục tranh cuộc đấu tranh này. Và đạo đức cộng sản của chúng ta cũng
phải phục tùng nhiệm vụ này". Điều đó có nghĩa là, thực tiễn cách mạng của
giai cấp công nhân đã sản sinh ra một nội dung khách quan của đạo đức cộng
sản. Và, "cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn
thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản" [144, tr.367, 372]. Và V.I.Lênin
đã đi đến định nghĩa đạo đức cộng sản "là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ
của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh
giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản" [144,
tr.369]. Do có nội hàm này mà đạo đức cộng sản, theo ông, phải phục tùng lợi
ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
Từ các ý kiến chung của các nhà sáng lập ra Đạo đức học C.Mác Lênin, đã đưa ra một cách hiểu khái quát về Đạo đức Đạo đức học Mác - Lenin
như: "Đạo đức học Mác - Lenin là một khoa học, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, nghiên cứu sự vận động của các quan hệ đạo đức giữa con và
con người, giữa con người và tự nhiên, coi các vấn đề chuẩn mực và thiện ác là
trung tâm, lợi ích là khâu cơ bản, nhân cách đạo đức là biểu hiện tập trung nhất"
[121, tr.15].
Ở Việt Nam, những quan niệm về Đạo đức được của những tư tưởng
triết học thời Lý - Trần đặt hàng đầu trong hành động chính trị, những tư tưởng
như: dân là gốc của nước; dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, “nhân,
nghĩa, trí, dũng, liêm, tứ hải giai huynh đệ”; trong đối nhân xử thế trong các
nguyên lý đạo đức xã hội có thuyết “Tam cương”, “Ngũ thường” của Nho giáo
tạo cho xã hội một ý thức trật tự, kỷ cương, phù hợp với chế độ phong kiến.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược chữ “Đạo” được
xem là quốc hồn, là biểu tượng truyền thống yêu nước, thương nòi. Yêu “Đạo”



19

được coi là yêu nước, vì đạo mà chiến đấu hy sinh để bảo vệ độc lập cho đất
nước. Với ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh đã chọn là cơ
sở lý luận khoa học, vận dụng sáng tạo và phát triển toàn diện lý luận vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là những vấn đề của các dân tộc phương Đông,
của phong trào giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh" [61,
tr.247]. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về sự trung thành đổi mới và sáng tạo.
Ngay từ những buổi đầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
Người đã đánh giá cao vai trò của đạo đức. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc, kế thừa, vận dụng và phát triển một cách
sáng tạo giữa tính nhân văn của dân tộc và tư tưởng đạo đức của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với Hồ Chí Minh quan niệm,
đạo đức là gốc của người cách mạng, là nguồn nuôi dưỡng con người, như gốc
của cây, nguồn nước của sông suối. Hồ Chí Minh viết: “cũng như sông có
nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài
giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [69, tr.252 - 253]. Hồ Chí
Minh đã xây dựng một kiểu đạo đức mới hơn về chất so với đạo đức cũ, bởi
“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới
như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời” [61, tr.320321].
Hồ Chí Minh không đưa ra định nghĩa đạo đức là gì, nhưng trong sử
dụng, thuật ngữ đạo đức được dùng với 3 nghĩa: Rộng, hẹp, và rất hẹp. Đó là:
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã
hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng; Đạo đức là các qui tắc, chuẩn
mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người
trong hoạt động sống; Đạo đức là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành
động cá nhân thể hiện quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối

với người khác, thể hiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn
cảnh đặc thù không lặp lại. Với 3 khái niệm Hồ Chí Minh đã gắn với 3 mối
quan hệ cơ bản của mỗi con người (với mình, với người và với việc).
Trái với Đạo đức là Đạo đức giả. Là những biểu hiện ích kỷ, đố kị, xu


×