Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu tính toán giá truyền tải điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

,

ĐINH THANH MINH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VINH TỊNH

Phản biện 1: TS. TRẦN TẤN VINH

Phản biện 2: PGS.TS. VÕ NGỌC ĐIỀU

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật, chuyên ngành kỹ thuật điện họp tại Trường
Đại học Bách khoa vào ngày 07 tháng 10 năm 2017



* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, theo lộ trình hình thành và phát triển thị
trường điện lực, từ năm 2017-2022 là giai đoạn thị trường bán buôn
điện cạnh tranh bắt đầu hoạt động. Trong thị trường bán buôn điện
cạnh tranh, EVNNPTlà đơn vị đơn vị truyền tải điện đảm nhận các
chức năng chính sau đây:
- Đầu tư, nâng cấp lưới truyền tải;
- Bảo dưỡng và vận hành lưới truyền tải hiện hữu;
- Đấu nối khách hàng hoặc đơn vị phát điện mới vào lưới
truyền tải.
Khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh đưa vào vận hành,
để đảm bảo công bằng cho các đơn vị hoạt động điện lực, cần nghiên
cứu cơ chế để các đơn vị sử dụng lưới truyền tải điện khác như các
nhà máy điện, các khách hàng lớn đấu nối lưới điện truyền tải cũng
phải thanh toán chi phí truyền tải điện.
Giá truyền tải điện được phê duyệt hiện nay là một thành phần
trong giá bán lẻ điện. Việc thực hiện tính toán doanh thu hàng năm của
EVNNPThiện thực hiện được theo quy định tại Thông tư số
02/2017/TT-BCT. Theo đó, giá truyền tải điện được tính theo dạng tem
thư, chưa phản ánh hết các chi phí, yếu tố ảnh hưởng đến vận hành, mở
rộng hệ thống truyền tải phục vụ thị trường hiện nay và tương lai.
Để đảm bảo phản ánh đúng chi phí của lưới truyền tải điện,

cần nghiên cứu xây dựng cơ chế giá truyền tải phù hợp, giảm gánh
nặng đầu tư lưới truyền tải điện cho EVNNPTbằng việc nghiên cứu
áp dụng chi phí đấu nối. Việc nghiên cứu giá truyền tải điện áp dụng
trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh là cần thiết phải xây dựng
để đảm bảo minh bạch trong hoạt động vận hành và sử dụng lưới
truyền tải điện.


2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh đưa vào vận hành,
để đảm bảo công bằng cho các đơn vị hoạt động điện lực, cần nghiên
cứu cơ chế để các đơn vị sử dụng lưới truyền tải điện khác như các
nhà máy điện, các khách hàng lớn đấu nối lưới điện truyền tải cũng
phải thanh toán chi phí truyền tải điện. Để đảm bảo phản ánh đúng
chi phí của lưới truyền tải điện, có thể nghiên cứu xây dựng cơ chế
giá truyền tải phù hợp, giảm gánh nặng đầu tư lưới truyền tải điện
cho EVNNPTbằng việc nghiên cứu áp dụng chi phí đấu nối. Việc
nghiên cứu tính toán giá truyền tải điện áp dụng trong thị trường bán
buôn điện cạnh tranh là cần thiết phải xây dựng để đảm bảo minh
bạch trong hoạt động vận hành và sử dụng lưới truyền tải điện.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp tính giá
truyền tải điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt
Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc tìm hiểu
các phương pháp tính giá truyền tải điện đang áp dụng trên thị trường
điện ở các nước tiên tiến và Việt Nam. Qua đó phân tích đánh giá và

đề xuất phương án tính giá truyền tải điện phù hợp cho thị trường
bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp tính giá truyền tải
điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh đang được
triển khai hiện nay.


3
-

Đề xuất phương án phù hợp cho giá truyền tải điện trong thị
trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN
Hiện nay, giá truyền tải tại Việt Nam đang được tính theo
phương pháp tem thư do Bộ Công Thương quy định phương pháp
tính, EVNNPT tính toán hàng năm và đệ trình phê duyệt.
Phương pháp này có đặc điểm là đơn giản, dễ thực hiện, tuy
nhiên không phản ánh hết được chi phí cần tính toán, khoảng cách
truyền tải, trường hợp nghẽn mạch và các điều kiện khác không được
đề cập.
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về thị trường điện
để đưa ra phương án tính giá truyền tải điện trong thị trường bán
buôn điện cạnh tranh cho phù hợp, có tính đến các yếu tố ảnh hưởng
đến lưới điện truyền tải là cần thiết. Bên cạnh đó sẽ đảm bảo tính
đúng đủ các chi phí cho đơn vị vận hành lưới truyền tải và Thị
trường bán buôn điện cạnh tranh hoạt động đúng mục tiêu cơ bản đã

đề ra:
-

Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đầy đủ;

-

Giá điện hợp lý;

-

Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững;

-

Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà
nước cho ngành điện;

-

Nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng,
minh bạch trong các hoạt động giao dịch mua bán điện và
trong công tác vận hành.

5. TÊN ĐỀ TÀI


4
“NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỂN TẢI ĐIỆN

TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH
VIỆT NAM”
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của thị trường
điện, kết hợp với nghiên cứu các mô hình và các phương pháp tính
toán giá truyền tải trong việc xây dựng và vận hành thị trường điện
để áp dụng vào thực tiễn thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt
Nam.
7. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ ĐỀ TÀI
Nội dung luận văn gồm các phần chính sau đây:
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
VÀ THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH.
Chương 2: CÁC MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI
TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH.
Chương 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ
TRUYỀN TẢI TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH
TRANH VIỆT NAM.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC.


5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH
TRANH VÀ THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH
1.1. Tổng quan về Thị trường điện cạnh tranh
Thị trường điện cạnh tranh là mô hình phát triển tiên tiến của

việc cung cấp điện đến người sử dụng và đem lại hiệu quả cho cả
người bán, người mua và các bên liên quan. Để tổ chức thị trường
điện một cách tối ưu, ngày nay ngoài những khâu như phát điện,
truyền tải, phân phối còn phải tính đến các dịch vụ khác cần có và
được cung cấp trong thị trường điện.
- Việc hình thành và phát triển thị trường điện tại Việt Nam
được thực hiện qua ba cấp độ, bao gồm:
i) Thị trường phát điện cạnh tranh;
ii) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
iii) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Trong đó, lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện do

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hiện nay như sau:
Hình 1.1: Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện Việt Nam


6
1.2. Một số đặc điểm của Thị trường phát điện cạnh tranh
1.2.1.

Mục tiêu của thị trường

- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đảm bảo thu hút đủ vốn
đầu tư vào ngành điện.
- Thu hút đầu tư từ các nguồn lực mới.
- Tăng sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động và có
giá điện hợp lý.
1.2.2.

Đối tượng tham gia thị trường


- Tất cả các nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30MW
đấu nối trực tiếp vào lưới điện quốc gia bắt buộc phải tham gia cạnh
tranh bán điện (trừ các nhà máy được đầu tư theo hình thức BOT, các
nhà máy điện gió, địa nhiệt…)
- Từ năm 2015, các nhà máy thủy điện có công suất đặt đến
30 MW, đấu nối cấp điện áp từ 110 kV trở lên, đáp ứng đủ các điều
kiện về cơ sở hạ tầng được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ trong Thị trường phát điện
cạnh tranh, bao gồm: i) NLDC (A0)làĐơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện và Đơn vị cung cấp dịch vụ thu nhập và quản lý số
liệu đo đếm điện năng;ii) EVNNPTđảm nhận vai trò đơn vị cung cấp
dịch vụ truyền tải điện.
1.2.3.

Cấu trúc thị trường

Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam áp dụng mô hình
thị trường điện tập trung toàn phần và chào giá dựa trên chi phí, tuy
nhiên thực tế áp dụng tại VCGM là mô hình lai (hybrid) giữa mô
hình chào giá theo chi phí biến đổi (Cost-based Gross Pool) và mô
hình chào giá tự do (Price-Based Gross Pool). Toàn bộ điện năng
phát của các nhà máy điện được chào bán cho Đơn vị mua buôn duy
nhất (Công ty Mua bán điện, EVN) trên thị trường giao ngay.


7

Hợp đồng & Thanh toán


Chào
Chào giá
giá

Genco
Genco

Điều
Điều độ
độ

SMO
SMO

Bảng
Bảng kê

thanh
thanh toán
toán

SB
SB

Thanh toán

Bảng
Bảng kê

thanh

thanh toán
toán

SMHP
SMHP
(SMO
(SMO công
công
bố
bố sản
sản
lượng)
lượng)

PC
PC

Số liệu
đo đếm

BOT
BOT
(SB
(SB chào
chào
thay)
thay)
Số
Số liệu
liệu

đo
đo đếm
đếm

MDMSP
MDMSP

Điện
Điện năng
năng

TNO
TNO

Điện
Điện năng
năng

Đơn
Đơn vị
vị cung
cung
cấp
cấp dịch
dịch vụ
vụ

Đơn
Đơn vị
vị bán

bán
buôn
buôn

Đơn
Đơn vị
vị phát
phát
điện
điện

Số
Số liệu
liệu đo
đo đếm
đếm

Đơn
Đơn vị
vị phân
phân
phối
phối

Hình 1.2. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
1.3. Một số đặc điểm của thị trường bán buôn điện cạnh tranh
1.3.1. Mục tiêu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đầy đủ;
- Giá điện hợp lý;
- Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững;

- Thu hút vốn đầu tư;
- Nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình
đẳng, minh bạch.
1.3.2. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Tổng quan chung về cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh
tranh Việt Nam được mô tả trong hình dưới đây.


8

Hình 1.3. Cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh tranh
1.4. Các đơn vị thành viên thị trường
Về mặt cấu trúc, các thành viên tham gia Thị trường bán
buôn điện cạnh tranh được phân loại thành 03 nhóm chính: Bên bán
điện. Bên mua điện và Các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Hình1.4 - Các đơn vị thành viên tham gia Thị trường bán
buôn điện cạnh tranh


9
1.4.1. Dịch vụ truyền tải điện
a) Vai trò, chức năng
Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Đơn vị truyền tải
điện đảm nhận các chức năng chính sau đây:
- Đầu tư, nâng cấp lưới truyền tải;
- Bảo dưỡng và vận hành lưới truyền tải hiện hữu;
- Đấu nối khách hàng hoặc đơn vị phát điện mới vào lưới
truyền tải.
b) Giá truyền tải điện
Giá truyền tải điện hiện nay là một thành phần trong giá bán

lẻ điện và được tính toán theo phương pháp tem thư và được Bộ
Công Thương phê duyệt, ban hành.
1.5. Các đề tài nghiên cứu giá truyền tải điện tại Việt Nam.
1.5.1. Các đề tài của chuyên gia trong nước:
1.5.2. Các đề tài của chuyên gia tư vấn quốc tế
1.6. Kết luận:
Xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu thế
phát triển hiện đại của ngành điện trên thế giới và là chiến lược phát
triển quan trọng của ngành điện Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng thị trường bán buôn điện
cạnh tranh, dần tiến tới cấp độ bán lẻ điện cạnh tranh. Việc nghiên
cứu thị trường điện và các cấp độ của nó nói chung, cũng như các
thành phần hoạt động trong thị trường điện và các yếu tố đảm bảo
cho thị trường điện hoạt động đúng các nguyên tắc yêu cầu đã đề ra
là hết sức cần thiết.


10
Chương 2: CÁC MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.
2.1. Giới thiệu về giá truyền tải
Dịch vụ truyền tải được định nghĩa trong như sau: "Chức
năng truyền tải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường điện cạnh
tranh thông qua việc cung cấp dịch vụ truyền tải điện một cách vô tư
cho tất cả người bán và người mua điện, đồng thời đảm bảo thu hồi
tốt chi phí cung cấp các dịch vụ đó". Nhà máy điện và bên mua điện
được tính một mức giá xác định rõ ràng để cho phép các quyết định
kinh tế và kỹ thuật chính xác về việc nâng cấp và mở rộng các cơ sở
phát điện, truyền tải và phân phối.
2.2. Các yêu cầu về giá truyền tải điện:

Giá truyền tải điện phải được tính toán đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Các công ty Truyền tải điện thu đủ chi phí cho việc cung
cấp dịch vụ truyền tải
3. Phân bổ chi phí truyền tải hợp lý trong số tất cả người
dùng dịch vụ truyền tải: nhà máy, điện lực và bên thứ ba.
4. Duy trì độ tin cậy của lưới truyền tải.
2.3. Giá cả trong các thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Hình 2.1 miêu tả giải pháp cân bằng trong các thị trường
cạnh tranh hoàn hảo. Nó được xác định bởi giao điểm của đường
cung và cầu. Ở khía cạnh các nhà sản xuất cần tối đa hóa lợi nhuận,
sự lựa chọn duy nhất để thúc đẩy lợi nhuận là điều chỉnh mức sản
lượng. Theo đó, lợi nhuận được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

(2.1)

π = pq − c(q)

(2.2)


11
Kết luận có thể được rút ra là giao điểm của đường cung và
cầu thiết lập một sự cân bằng, giá cân bằng bằng với chi phí cận biên
của nhà sản xuất và doanh thu biên của nhà sản xuất vàt hặng dư
trong các thị trường cạnh tranh hoàn hảo là tối đa.
Những kết luận trên có giá trị đối với thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, nhưng không thể áp dụng cho độc quyền tự nhiên.
2.4. Định giá trong độc quyền tự nhiên

Từ hình 2.1, có thể thấy được rằng các đường cong chi phí
cận biên vượt qua đường cong chi phí trung bình ở mức tối thiểu của
nó.
Giá
Cung

pm

Cầu

qm

Số lượng

Hình 2.1 Đường cong chi phí trung bình
Hình 2.2 mô tả tình hình độc quyền tự nhiên bao gồm các
đường cong chi phí khác nhau.
Hình 2.2: Giá trong độc quyền tự nhiên
Giá
Nhu cầu

Số lượng


12
Mục tiêu của các phương pháp tính toán giá này là phân bổ
và / hoặc gán tất cả hoặc một phần chi phí hiện có và chi phí truyền
tải mới cho khách hàng".
2.5. Mô hình định giá truyền tải
Báo cáo theo cơ cấu mô hình đề xuất trong. Ba mô hình

chính được đưa ra như sau:
1. Mô hình giá truyền tải tổng hợp (Roll-in)
2. Mô hình giá truyền tải nội bộ
3. Mô hình hóa gia tăng / mô hình tăng dần
2.6.1. Mô hình giá truyền tải tổng hợp (Roll-in)
Tất cả chi phí được tổng hợp (roll-in) thành một số duy nhất.
Một số phương pháp đã được đề xuất:
1. Tem Thư
2. Hợp đồng đường dẫn
3. Khái niệm dựa trên khoảng cách MW-Mile
4. Khái niệm dựa trên chiều công suất MW-Mile
Hình 2.3 cung cấp một sơ đồ mô hình hóa đã được tổng hợp,
trong khi chi phí nhúng được xác định là các yêu cầu về doanh thu
cần thiết để trả cho tất cả các cơ sở hiện có cộng với bất kỳ cơ sở mới
nào được bổ sung vào hệ thống điện trong suốt Hợp đồng dịch vụ
truyền tải. Error! Reference source not found.
2.6.2. Mô hình phương pháp giá gia tăng
Theo mô hình này, khách hàng trả toàn bộ chi phí cho bất kỳ
cơ sở thêm mới nào mà giao dịch yêu cầu, nghĩa là chi phí gia tăng.
Để tính toán giá truyền tải gia tăng, các phương pháp sau đã được đề
xuất:
1.Chi phí giá gia tăng tạm thời (SRIC)
2.Chi phí giá gia tăng dài hạn (LRIC)


13
3.Chi phí giá chi phí biên ngắn hạn (SRMC)
4. Định giá chi phí biên dài hạn (LRMC)
Chi phí truyền tải hiện
hữu


Chi phí truyền tải gia
tăng cho giao dịch t

Mô hình tổng hợp
(Roll – in )

1 2 … t

… Nt

Giá cho giao dịch t dựa trên
phân bổ của tổng chi phí hệ
thống
Hình 2.3: Mô hình giá đã được tổng hợp


14
Hình 2.4 cho thấy một sơ đồ mô hình giá truyền tải gia tăng ,
trong đó các chi phí hiện có của hệ thống vẫn được khách hàng hiện
tại (cũ) chi trả.

Chi phí truyền tải hiện
hữu

Chi phí truyền tải gia
tăng cho giao dịch t

Mô hình giá truyền tải gia tăng


Giá cho giao dịch t dựa trên
chi phí gia tăng của giao
dịch đó
Hình 2.4: Mô hình giá tăng dần
2.6.3. Mô hình định giá truyền tải nhúng / gia tăng hỗn
hợp
Mô hình giá hỗn hợp bao gồm các chi phí hệ thống hiện có
và chi phí gia tăng của các giao dịch truyền tải.
2.7. Kết luận
Trong chương 2, các phần trên đây đã giới thiệu về mô hình
giá truyền tải dựa trên chi phí. Mục tiêu của các mô hình khác nhau
nói trên đều là biến đổi chi phí truyền tải thành giá truyền tải.
Việc lựa chọn mô hình tính toán giá truyền tải phụ thuộc vào
thiết kế của thị trường điện trong từng giai đoạn phát triển hình thành
thị trường điện của từng quốc gia.


15
Đối với từng mô hình tính toán giá truyền tải nói trên, sẽ có
những phương pháp cụ thể để tính toán giá truyền tải điện trong thị
trường điện cạnh tranh. Chương tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu chi
tiết các phương pháp tính toán giá truyền tải điện trong thị trường
điện cạnh tranh.
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN
TẢI TRONGTHỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.
3.1. Các phương pháp xác định giá truyền tải hiện nay
Các phương pháp định giá truyền tải xác định giá truyền tải
cho các khách hàng truyền tải riêng lẻ có thể chia làm hai loại chính
theo mô hình có thể được phân biệt: các phương pháp định giá tổng
hợp (Roll-in) và các phương pháp định giá gia tăng.

Với phương pháp định giá tổng hợp, khách hàng trả một giá
cố định độc lập với tình hình lưới truyền tải cụ thể. Hạn chế hoặc tắc
nghẽn không được tính đến. Tuy nhiên, đối với phương pháp này,
việc tính toán là rất dễ dàng và do đó thường được sử dụng .
Các phương pháp định giá tổng hợp
3.2.1. Phương pháp tem thư:
"Giá truyền tải theo phương pháp tem thư có thể được tính
toán bằng cách lấy tổng chi phí truyền tải chia cho sản lượng truyền
tải để đưa ra một giá trị chung cho mỗi MW. Lệ phí truyền tải của
khách hàng được cung cấp bởi nhu cầu cao điểm liên quan đến giao
dịch khách hàng nhân với mức phí theo dạng tem thư .
3.2.2. Phương pháp đường dẫn Hợp đồng
Trong phương pháp đường dẫn hợp đồng, nhà cung cấp dịch
vụ truyền tải và khách hàng đồng ý về đường dẫn hợp lệ (đường dẫn


16
hợp đồng) cho dịch vụ truyền tải. Đường dẫn hợp đồng kết nối các
điểm phát và tiếp nhận.
3.2.3. Phương pháp khoảng cách dựa trên MW-Mile
Theo phương pháp luận dựa trên khoảng cách MW-Mile, các
chi phí truyền dẫn được gán cho khách hàng dựa trên khoảng cách
đường chim bay (khoảng cách dặm) giữa nguồn phát và phụ tải và
công suất truyền tải (MW).
3.2.4. Các phương pháp luận MW-Mile dựa trên dòng công
suất
Phương pháp MW-Mile dựa trên năng lượng là khái niệm
đầu tiên để xem xét các điều kiện mạng thực bằng phân tích dòng
điện, tải dự báo và khả năng nhà máy.
3.2.5. Phương pháp chuyển tiếp

3.2. Phương pháp định giá gia tăng
3.3.1.

Tổng quan

Phương pháp định giá gia tăng liên quan đến mô hình giá gia
tăng. Ngược lại với các khái niệm đã được giải thích ở trên, không
tính đến tổng chi phí mà là các khoản nợ mới. Việc thêm chi phí
truyền tải bổ sung sẽ được tính thêm là một giao dịch. Về mặt này,
hai quan điểm chính phải được giải quyết là:
i. Thời gian xem xét
ii.Giá của chi phí
3.3.2.

Giá chi phí biên ngắn hạn

3.3.3.

Giá chi phí biên dài hạn

3.3.4.

Giá bán gia tăng ngắn hạn

3.3.5.

Đặt giá gia tăng dài hạn

3.3. Các phương pháp định giá truyền tải và các cấu trúc thị
trường



17
Trong phần 2 và 3 trọng tâm chủ yếu là các vấn đề lý thuyết
về phương pháp định giá truyền tải. Thông tin và nhu cầu thực hiện
chưa được tính đến. Một mô hình hệ thống hóa từ hệ thống giá cả
truyền thống tới các phân cấp được đề xuất, được giải thích dưới đây.
Hình 3.5: Định giá và cấu trúc thị trường truyền tải
Lý thuyết giá giao
ngay

Mô hình giá theo
vùng

Phương thức vận
hành

Hệ thống không tập trung
(hợp đồng song phương)

Hệ thống tích hợp (cấu
trúc thị trường tập trung)

3.4.1.

Phương pháp tiếp cận giá thị trường tập trung

3.4.2.

Phương pháp định giá truyền dẫn phi tập trung


3.4. Phương pháp tính toán giá truyền tải hiện nay tại Việt Nam
3.6.1.

Phương pháp xác định giá truyền tải điện

Hiện nay, theo quy định của Bộ Công Thương, giá truyền tải
điện được xác định như sau:
1. Giá truyền tải điện hàng năm áp dụng thống nhất toàn quốc
không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải điện và điểm giao nhận
điện.
2. Giá truyền tải điện được xác định hàng năm theo nguyên tắc
đảm bảo thu hồi đủ chi phí hợp lệ và có lợi nhuận cho phép để vận
hành lưới truyền tải điện đạt chất lượng quy định và đáp ứng các chỉ
tiêu tài chính cho đầu tư, phát triển lưới truyền tải điện.
3. Giá truyền tải điện năm N(gTT )được xác định căn cứ vào
tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của EVNNPTvà tổng
sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N, được tính theo công
thức sau:
N


18

g TT N

GTT N
ASLN
(3.15)


Trong đó:

GTT N

: Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của
EVNNPT(đồng);

ASL

: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N
N

(kWh).
3.5. Kết luận: sự cần thiết phải nghiên cứu tính toán giá truyền
tải cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam:
Trong các phần trên, 5 phương pháp định giá truyền tải đã
được mô tả, trình bày. Ý tưởng tổng thể là phân bổ tổng chi phí hệ
thống cho những người sử dụng khác nhau bằng cách xác định tác
động của họ trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng. Vì các phương
pháp chỉ dựa trên chi phí, không có ưu đãi nào được đặt cho việc
tăng cường lưới điện. Tuy nhiên, các phương pháp trên đều được sử
dụng rộng rãi trong toàn ngành điện.
Đối với thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, áp
dụng mô hình thị trường tập trung toàn phần (Gross Pool) và định
hướng sau đó chuyển dần sang mô hình chào giá tự do (PBP) khi đáp
ứng đủ các điều kiện, việc nghiên cứu tính toán giá truyền tải điện
theo từng giai đoạn là hết sức cần thiết.
Chương 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ
TRUYỀN TẢI TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH VIỆT NAM

4.1. Mục tiêu xây dựng tính toán giá truyền tải trong thị trường
bán buôn tại Việt Nam
Việc cung cấp dịch vụ truyền tải của EVNNPTđem lại lợi ích


19
cho cả nguồn phát và phụ tải. Việc xác lập các mức phí truyền tải
phản ánh được lợi ích mà các nguồn phát và phụ tải được hưởng,
cũng như các chi phí mà EVNNPTphải gánh chịu, sẽ có tác dụng
khuyến khích các lựa chọn về địa điểm và cách sử dụng hệ thống
truyền tải điện hợp lý.
4.2. Cấu trúc đề xuất
4.2.1. Về cấu trúc giá truyền tải điện hiện nay
Theo quy định hiện hành:
- Đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện: các Tổng công ty điện lực
(PC) phải thanh toán giá điện năng thống nhất toàn quốc (giá sử
dụng hệ thống truyền tải điện), các đơn vị phát điện không trả giá
truyền tải.
- Chi phí đầu tư tài sản đấu nối: EVNNPTchịu trách nhiệm đầu tư cho
đấu nối tất cả nhà máy điện mới vào hệ thống truyền tải điện và chi
phí đấu nối được chuyển qua tới các PC (và tới khách hàng cuối
cùng).
4.2.2. Cấu trúc giá truyền tải điện đề xuất:
- Đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện: nhà máy điện.
- Chi phí đấu nối: các nhà máy điện mới phải trả chi phí đấu
nối vào hệ thống truyền tải điện.
- Chi phí sử dụng hệ thống truyền tải điện:
4.3. Đề xuất giải pháp tính toán giá truyền tải phù hợp
Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N(gTT ) bao
gồm các thành phần chi phí vốn cho phép (CCAPTT ), chi phí vận hành

và bảo dưỡng cho phép (COM ), chi phí đấu nối thu được ( CĐNN ),
N

N

TTN

chi phí sử dụng thu được ( UCGN )và lượng điều chỉnh doanh thu
năm N,được xác định theo công thức sau:
(4.1)
GTTN CCAPTT COM TT CĐNN UCGN DGTN
N

N


20
Trong đó:

CCAPT TN

: Tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép năm N

COM T TN

: Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải

C ĐNN

: Tổng chi phí đấu nối năm N thu được của


của EVNNPT(đồng);
điện cho phép năm N của EVNNPT(đồng);
EVNNPT(đồng)

UCGN

: Tổng chi phí sử dụng năm N thu được của
EVNNPT(đồng)

DGT N

: Lượng điều chỉnh doanh thu năm N bao gồm lãi
tiền gửi dự kiến của EVNNPTnăm N (được xác
định bằng lãi tiền gửi của năm N-2), thu nhập từ
thanh lý, bán tài sản cố định, vật tư thiết bị dự kiến
năm N (căn cứ kế hoạch thanh lý, bán tài sản và
vật tư thiết bị năm N).

4.3.1

Tính phí đấu nối

1. Chi phí của các tài sản đấu nối do đơn vị sử dụng cụ thể
thanh toán được giới hạn ở các chi phí tại thời điểm đấu nối và là hàm
số của các hạng mục chi phí dưới đây:
(a) Chi phí ước tính của các tài sản đấu nối mới;
(b) Tỷ lệ chi phí ước tính của bất kỳ tài sản đấu nối mới nào
được chia sẻ với các đơn vị sử dụng khác (nếu có) sẽ được
đấu nối đồng thời vào lưới điện truyền tải;

(c) Tỷ lệ chi phí của bất kỳ tài sản đấu nối nào đã có sẵn được
chia sẻ với các đơn vị sử dụng khác hiện đã đấu nối vào
lưới điện truyền tải;


21
(d) Chi phí ước tính của bất kỳ tài sản truyền tải nào bị bỏ
không sử dụng nữa do đường đấu nối mới hoặc đường đấu
nối được chỉnh sửa; và
(e) Chi phí được chuyển qua từ Tổng công ty Truyền tải điện
Quốc gia, có thể bao gồm phí quy hoạch môi trường, các
chi phí của quá trình phê duyệt quy hoạch (bao gồm tuân
thủ các điều kiện liên quan đến phê duyệt quy hoạch), các
chi phí pháp lý bên ngoài, các chi phí liên quan đến chuẩn
bị mặt bằng và thi công xây dựng.
4.3.2

Tính phí sử dụng

Thị trường VCGM cho tất cả các nguồn phát cơ hội ngang
nhau để phục vụ tất cả các phụ tải. Theo đó, để tính toán các dòng
truyền tải quy về mỗi nguồn phát, mỗi nguồn phát sẽ được xem như
cung cấp cho tất cả các phụ tải trên cơ sở một tỷ lệ nhất định. Dựa
trên khái niệm cơ sở này, trong chương này đưa ra các công thức xác
định dòng truyền tải quy cho mỗi nguồn phát, dựa trên công suất
phát lên và công suất thu nhận của phụ tải trong một khoảng thời
gian quá khứ xác định. Các dòng truyền tải được phân bổ này sau đó
sẽ xác định tỷ lệ chia sẻ phí sử dụng của mỗi nguồn phát – từ đó xác
định mức phí sử dụng của mỗi nguồn phát.
Phí sử dụng 𝑈𝐶𝐺𝑖 do mỗi nguồn phát 𝑖 thanh toán trong mỗi

tháng của năm N sẽ được tính như sau:
1

𝑈𝐶𝑆𝑖,𝑚,𝑝 𝑇𝑚,𝑝

𝑈𝐶𝐺𝑖,𝑁 = 12 (1 − 𝛼) 𝐺𝑁 (

∑𝑚,𝑝 𝑇𝑚,𝑝

)

(4.6)

Trong đó:
𝑈𝐶𝐺𝑖,𝑁 Phí sử dụng hàng tháng do nguồn phát𝑖 thanh toán
trong mỗi tháng của nămN (VND)


22
𝑈𝐶𝑆𝑖,𝑚,𝑝 Tỷ lệ chia sẻ chi phí sử dụng của nguồn phát tại nút
i trong tháng m và trong kỳ tải 𝑝
4.3.3

Tính toán minh họa kết quả giữa phương pháp
hiện hữu và phương pháp đề xuất:

Bảng 4.2 Tính toán theo phương pháp hiện hữu:
Tổng công ty
Điện lực
Miền Bắc

Miền Trung
Miền Nam
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Tổng cộng

Sản lượng
(kWh)
(1)
38.307.730
13.293.720
46.433.890
12.900.552
19.416.426

Giá truyền tải
(đồng)
(2)
104
104
104
104
104

Chi phí truyền
tải (Tỷ đồng)
(3) =(1)x(2)
3.984
1.383
4.829

1.342
2.019
13.577

Tổng cộng chi phí truyền tải cả năm thu được: 13.577 tỷ đồng
Tính toán theo phương pháp đề xuất, các nhà máy phải trả chi
phí sử dụng lưới truyền tải, sau khi tính toán ta có kết quả cả năm các
nhà máy phải trả là 15.108 tỷ đồng. Tổng công ty Truyền tải điện
Quốc gia sẽ có thêm được 1.641 tỷ đồng để đầu tư vào nâng cấp, cải
tạo lưới truyền tải nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy, đảm bảo chất
lượng truyền tải.
4.4. Kết luận
Dựa trên các nội dung đã trình bày ở các chương trước,
chương 4 đã đưa ra mục tiêu xây dựng tính toán giá truyền tải điện
trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, đánh giá cấu
trúc giá truyền tải hiện nay và đề xuất cấu trúc giá truyền tải điện
mới. Theo đó, các nhà máy phải trả chi phí đấu nối vào hệ thống
truyền tải và chi phí sử dụng hệ thống truyền tải.
Chi phí sử dụng hệ thống truyền tải được tính cho nhà máy,
mỗi nguồn phát sẽ được xem như cung cấp cho tất cả các phụ tải trên


23
cơ sở một tỷ lệ nhất định. Dựa trên khái niệm cơ sở này, trong
chương này đã đưa ra các công thức xác định dòng công suất truyền
tải quy cho mỗi nguồn phát, dựa trên công suất phát lên và công suất
thu nhận của phụ tải trong một khoảng thời gian quá khứ xác định.
Các dòng công suất truyền tải được phân bổ này sau đó sẽ xác định
tỷ lệ chia sẻ phí sử dụng của mỗi nguồn phát – từ đó xác định mức
phí sử dụng của mỗi nguồn phát.

Việc tính toán chi phí truyền tải theo cơ chế mới sẽ giúp
giảm gánh nặng đầu tư lưới truyền tải điện cho Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Giá truyền tải điện được phê duyệt hiện nay là một thành
phần trong giá bán lẻ điện. Việc thực hiện tính toán doanh thu hàng
năm của EVNNPThiện thực hiện được theo quy định tại Thông tư số
02/2017/TT-BCT. Theo đó, giá truyền tải điện được tính theo dạng
tem bưu chính, chưa phản ánh hết các chi phí, yếu tố ảnh hưởng đến
vận hành, mở rộng hệ thống truyền tải phục vụ thị trường hiện nay
và tương lai.
Đối với phương pháp hiện hữu, giá truyền tải điện được xác
định thống nhất chung cho toàn quốc và đơn vị phải trả chi phí
truyền tải điện chỉ là các Tổng công ty Điện lực. Phương pháp này có
ưu điểm rất lớn là tính toán đơn giản, dễ áp dụng. Ngoài ra phương
pháp khá phù hợp với đặc thù của ngành điện Việt Nam, là một giải
pháp thích hợp cho hệ thống điện đầu tư theo dạng quy hoạch tập
trung (việc đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện đều nằm
trong quy hoạch được duyệt).
Tuy nhiên, giá truyền tải được tính theo phương pháp tem
bưu chính không phản ánh đúng chi phí truyền tải giữa nguồn phát


×