Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐƯỜNG THỐNG NHẤT (TỪ CỤM DÂN CƯ GÒ CÁT ĐẾN QUỐC LỘ 30) XÃ BÌNH PHÚ TÂN HỒNG ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T RƯỜNG
------------------------------------------

1. TRẦN VĂN NU
MSSV: 0013412218

2. HOÀNG NGỌC VŨ
MSSV: 0013411012

3. NGUYỄN THANH TÂN
MSSV: 0013411333

ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐƯỜNG THỐNG NHẤT (TỪ CỤM DÂN CƯ GÒ
CÁT ĐẾN QUỐC LỘ 30) XÃ BÌNH PHÚ - TÂN HỒNG - ĐỒNG THÁP

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Ngành đào tạo: Quản Lý Đất Đai
Niên khóa: 2013 – 2017

Đồng Tháp, Tháng 04 năm 2017

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T RƯỜNG
------------------------------------------


1. TRẦN VĂN NU
MSSV: 0013412218

2. HOÀNG NGỌC VŨ
MSSV: 0013411012

3. NGUYỄN THANH TÂN
MSSV: 0013411333

ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐƯỜNG THỐNG NHẤT (TỪ CỤM DÂN CƯ GÒ
CÁT ĐẾN QUỐC LỘ 30) XÃ BÌNH PHÚ - TÂN HỒNG - ĐỒNG THÁP

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Ngành đào tạo: Quản Lý Đất Đai
Trình Độ: Đại Học
Niên khóa: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẩn: ThS. NGUYỄN HỮU LONG

Đồng Tháp, Tháng 04 năm 2017

2


MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................iv
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..........................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
5.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin..................................................................2
5.2. Phương pháp toàn đạc..................................................................................................3
5.3. Phương pháp xử lý và trình bày số liệu.....................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ĐO ĐẠC KHẢO SÁT
ĐƯỜNG GIAO THÔNG...........................................................................................4
1.1. Khái quát.......................................................................................................................4
1.2. Lịch sử phát triển của ngành Trắc Địa.............................................................. 15
1.3. Ứng dụng của trắc địa trong khảo sát đo đạc bình đồ hiện trạng.........................16
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐƯỜNG.................................19
2.1. Quy trình đo đạc thành lập bình đồ hiện trạng.......................................................19
2.2. Quy trình đo đạc mặt cắt địa hình............................................................................20
2.3. Quy trình thực hiện các công tác thu thập dữ liệu.................................................22
2.4. Quy trình thực hiện các công tác xử lý nội nghiệp................................................26
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ ĐO ĐẠC.......................................................................40
3.1. Sơ lược về tuyến đường Thống Nhất (từ cụm dân cư Gò Cát đến quốc lộ 30) xã
Bình Phú – Tân Hồng – Đồng Tháp...........................................................................40
3.2. Thu thập số liệu đo đac (ngoại nghiệp)...................................................................41
3.3. Đặc điểm, quy mô và tính chất công trình..............................................................42
3.4. Công tác nội nghiệp...................................................................................................46
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................59
1. Kết luận................................................................................................................ 59
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61

PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………65

3


DANH SÁCH HÌNH
Stt

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Giao diện bảng tính Excel 2010

7

Hình 1.2

Giao diện phần mềm AutoCad 2007

8

Hình 1.3

Giao diện phần mềm T_COM

9


Hình 1.4

Giao diện phần mềm Pronet 2002

9

Hình 1.5

Giao diện phần mềm QUANG HUY

10

Hình 1.6

Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 226

12

Hình 1.7

Máy thủy chuẩn Sokia C32

12

Hình 1.8

Bình đồ hiện trạng một công trình

13


Hình 1.9

Mặt cắt địa hình

14

Hình 2.1

Mô tả phương pháp đo cao hình học từ giữa

24

Hình 2.2

Mô tả mặt cắt dọc

25

Hình 2.3

Mô tả mặt cắt ngang

26

Hình 2.4

Biểu tượng T_COM

26


Hình 2.5

Cáp nối truyền dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử sang máy tính

27

Hình 2.6

Giao diện phần mềm T-COM

27

Hình 2.7

Biểu tượng nút chức năng trút số liệu T_COM

28

Hình 2.8

Thông số kỹ thuật của phần mềm T-COM

28

Hình 2.9

Mô tả cách nhập dữ liệu tính cao độ cọc mặt cắt trong bảng
tính Excel

34


Hình 2.10

Số liệu load lên từ file *.dxf minh họa

36

Hình 2.11

Số liệu phóng to load lên từ file *.dxf minh họa

36

Hình 2.12

Biểu tượng phần mền Quang Huy

37

Hình 2.13

Nhập số liệu mặt cắt vào phần mềm thiết kế đường Quang Huy

38

4


Hình 2.14


Mặt cắt ngang thể hiện bằng phần mềm thiết kế đường Quang
Huy

Hình 2.15

Mặt cắt dọc thể hiện bằng phần mềm thiết kế đường Quang
Huy

38

39

Hình 3.1

Sơ họa vị trí tuyến công trình

40

Hình 3.2

Sổ đo sơ họa bình đồ địa hình

44

Hình 3.3

Giao diện phần mềm T-Com

46


Hình 3.4

Trút số liệu từ máy T – Com sang máy tính

47

Hình 3.5

Hình ảnh đang trút số liệu

48

Hình 3.6

Số liệu được phần mềm T-Com chuyển sang file *.dxf

48

Hình 3.7

Kết quả của việc sử lý bằng phần mềm T-Com (điểm đo chi
tiết thể hiện trên AutoCAD 2007)

49

Hình 3.8

Nhập số liệu đo lưới vào file *.txt

49


Hình 3.9

Load file *.txt vào Pronet

50

Hình 3.10

Tiến hành bình sai bằng Pronet

50

Hình 3.11

Nhập số liệu đầu vào và định dạng file *.txt

51

Hình 3.12

Nhập cao độ toàn Tuyến

52

Hình 3.13

Số liệu đường Thống Nhất file *.dfx

52


Hình 3.14

Đoạn đầu công trình tuyến đường Thống Nhất

53

Hình 3.15

Bảng kí hiệu địa hình địa vật trên bình đồ

54

Hình 3.16

Một đoạn bình đồ của đường Thống Nhất

54

Hình 3.17

Giao diện copy mặt cắt bên excel

55

Hình 3.18

Giao diện load số liệu mặt cắt lên Quang Huy (1)

55


Hình 3.19

Giao diện load số liệu mặt cắt lên Quang Huy (2)

56

Hình 3.20

Giao diện load số liệu mặt cắt lên Quang Huy (3)

56

5


Hình 3.21

Giao diện load số liệu mặt cắt lên Quang Huy (3)

57

Hình 3.22

Trắc dọc tuyến thể hiện bằng phần mềm thiết kế đường Quang
Huy (1)

57

Hình 3.23


Trắc dọc tuyến thể hiện bằng phần mềm thiết kế đường Quang
Huy(2)

58

6


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
STT

Tên sơ đồ, bảng biểu

Trang

Sơ đồ 2.1

Quy trình thành lập bình đồ hiện trạng

19

Sơ đồ 2.2

Quy trình đo đạc trắc dọc, ngang và cao độ

20

Sơ đồ 2.3


Quy trình bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ

29

Sơ đồ 2.4

Quy trình bình sai lưới đường chuyền cao độ

32

Bảng 1.1

Giới hạn sai số khép đường, khép vòng độ cao theo cấp
hạng

6

Bảng 1.2

Thông số kỹ thuật máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 226

11

Bảng 1.3

Thông số kỹ thuật máy thủy chuẩn Sokia C32

13

Bảng 2.1


Bảng 2.2

Bảng 2.3

Mô tả cấu trúc dữ liệu trong phần mềm bình sai ProNet
2002 khi bình sai đường chuyền kinh vĩ
Mô tả cấu trúc dữ liệu trong phần mềm bình sai ProNet
2002 khi bình sai đường chuyền cao độ
Mô tả phương thức nhập mặt cắt ngang trong phần mềm
Excel

Phụ lục 1

Số liệu đo lưới đường chuyền

Phụ lục 2

Cách nhập cao độ đo cao

Phụ lục 3

Mặt cắt ngang đường Thống Nhất

Phụ lục 4

Kết quả bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ

Phụ lục 5


Kết quả bình sai lưới cao độ

Phụ lục 6

Một phần cao độ đường Thống Nhất

Phụ lục 7

Một phần bình đồ tuyến đường Thống Nhất

Phụ lục 8

Bản vẽ mặt cắt ngang đường Thống Nhất

Phụ lục 9

Bản vẽ mặt cắt dọc đường Thống Nhất

7

30

32

35


DANH SÁCH CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GNSS


Global Navigation Satellite System

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TT-BXD

Thông tư bộ xây dựng

NĐ–CP

Nghị định – Chính phủ

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

8


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp nhóm chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến Ban giám hiệu trường Đại học Đồng Tháp, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và
Môi trường, các thầy cô trong bộ môn Quản lý đất đai đã tạo điều kiện cho chúng em
được học tập, được nghiên cứu và hoàn thành khóa học.

Suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường nhóm chúng em chân thành cảm
ơn các thầy cô đã tận tình, dành hết công sức và tâm huyết của mình vào từng bài
giảng để truyền dạy cho chúng em những bài học, những kiến thức vô cùng quý báu và
cần thiết để áp dụng sau khi tốt nghiệp ra làm thực tế.
Đồng thời chúng em cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hữu Long đã
hướng dẫn và giúp đỡ nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đồ
án tốt nghiệp.
Qua đây nhóm chúng em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất
đến ban giám đốc, các anh chị tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng NN đã tạo
điều kiện thuận lợi để có cơ hội tiếp xúc làm quen với công việc thực tiễn trước khi ra
trường và nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu tài liệu để hoàn thành đồ án
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!

Nhóm sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Tân
Trần Văn Nu
Hoàng Ngọc Vũ

9


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

- Nước ta là nước nông nghiệp với gần 80% dân số làm nghề nông, sống chủ yếu
trong khu vực nông thôn, địa hình tương đối phức tạp với 3/4 diện tích cả nước là đồi
núi, nền kinh tế đang phát triển nên hệ thống đường giao thông còn thô sơ, kém chất
lượng, nhất là vùng nông thôn.
- Hiện nay trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, việc xây dựng

các công trình giao thông, ngày càng được phát triển rộng rãi về quy mô và mức độ
hiện đại. Trong xây dựng các công trình giao thông đòi hỏi kết hợp của nhiều chuyên
ngành khác nhau, trong đó chuyên ngành trắc địa đóng một vai trò rất quan trọng.
Công tác trắc địa phải tham gia xây dựng trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi
công và sử dụng công trình.
- Khảo sát địa hình, một trong những chuyên ngành chủ yếu của trắc địa là
hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây
dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối
lượng đào, đắp công trình.
- Công tác khảo sát địa hình nhằm xác định chính xác vị trí các hạng mục công
trình; Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình khu vực cần khảo sát trên cơ sở đó đề
xuất biện pháp thi công công trình; Xác định được tương đối chính xác khối lượng;
Xác định được tổng mức đầu tư, là một bước không thể thiếu trong quá trình thiết kế,
thi công công trình. Nếu công tác khảo sát địa hình có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng, độ an toàn cũng như chi phí của công trình.
- Chính vì vậy, để tránh được các rủi ro và thất thoát trong quá trình thi công
công trình, các tuyến giao thông đảm bảo độ an toàn, phục vụ việc đi lại thuận tiện của
người dân, chúng tôi chọn đề tài: “Đo đạc khảo sát đường Thống Nhất (từ cụm dân
cư Gò Cát đến quốc lộ 30) xã Bình Phú - Tân Hồng - Đồng Tháp” phục vụ cho việc
thiết kế, thi công đường.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

- Luận văn Ứng dụng quy trình đo đạc trong khảo sát địa hình phục vụ lập dự án
các công trình xây dựng của Trịnh Minh Thái, luận văn đã xây dựng được quy trình đo

1


đạc trong khảo sát địa hình đồng thời xây dựng được bình đồ hiện trạng và mặt cắt địa
hình phục vụ quy hoạch, thiết kế công trình.

- Luận văn của Nguyễn Văn Thụ (2008) nêu rõ các khái niệm về phương pháp đo
cao, phương pháp khảo sát công trình, lưới khống chế độ cao, bản đồ địa hình… là cơ
sở lý thuyết cho việc học tập, luận văn chưa đề cập sâu đến các bước hay trình tự thực
hiện.
- Nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Văn Chúc (2016), nêu rõ về một số phương
pháp trắc địa thi công đường và công tác đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang phục vụ
thiết kế thi công đường giao thông cấp IV, nhưng vẩn chưa đề cập nhiều đến quy trình
thực hiện các công việc trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Lập bình đồ hiện trạng tỷ lệ 1:1000 tuyến đường Thống Nhất (từ cụm dân cư
Gò Cát đến quốc lộ 30) xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
- Mặt cắt dọc tỷ lệ 1:1000 tuyến đường Thống Nhất (từ cụm dân cư Gò Cát đến
quốc lộ 30) xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
- Mặt cắt ngang tỷ lệ 1:200 tuyến đường Thống Nhất (từ cụm dân cư Gò Cát đến
quốc lộ 30) xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
- Cao độ của công trình tuyến đường Thống Nhất (từ cụm dân cư Gò Cát đến
quốc lộ 30) xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình đo vẽ bình đồ hiện trạng các tỷ lệ và mặt cắt địa hình
- Phần mềm AutoCad 2007
- Phần mềm hỗ trợ thiết kế đường Quang Huy
- Phần mềm trút số liệu T-Com
- Phần mềm bình sai Pronet
- Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-226
- Máy thủy chuẩn Sokia C32

2



4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tuyến đường Thống Nhất (từ cụm dân cư Gò Cát đến quốc lộ 30) xã Bình Phú,
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Thu thập thông tin là công việc quan trọng và cần thiết phải được thực hiện, nó
giúp chúng ta có được thông tin về vấn đề đang nghiên cứu.
- Điều tra thu thập các số liệu về thuỷ văn, công trình ngầm, công trình công
cộng, nhà cữa, các dự án có liên quan đã và đang thi công trên khu vực về giao thông,
thuỷ lợi, cấp thoát nước… làm việc với các ngành và địa phương có liên quan.
- Thu thập tài liệu về các mốc toạ độ, độ cao nhà nước tại khu vực nghiên cứu.
5.2. Phương pháp toàn đạc
Phương pháp toàn đạc điện tử phục vụ công tác thu thập số liệu trực tiếp ngoài
thực địa, các số liệu thu thập là góc quay và chiều dài cạnh từ trạm máy toàn đạc điện tử
đến các vị trí cần xác định tọa độ.
5.3. Phương pháp xử lý và trình bày số liệu
- Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và
định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để bình sai lưới đường chuyền, kết
quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo
tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa
độ chính xác của các điểm khống chế lưới.
- Sử dụng phần mềm T-COM để trút dữ liệu đo đạc vào máy tính, sau đó dùng
phần mềm AutoCad 2007 để biên tập bản đồ.
- Nhập số liệu mặt cắt ngang, mặt cắt dọc vào phần mềm Excel theo mẫu, sau đó
thể hiện trắc ngang, trắc dọc địa hình bằng phần mềm thiết kế đường Quang Huy.

3



PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ĐO ĐẠC KHẢO SÁT
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
1.1. Khái quát
1.1.1. Khái quát về trắc địa
- Trắc địa, trắc đạc hay đo đạc là một ngành khoa học về Trái Đất, cụ thể là đo
đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt Trái Đất nhằm vẽ lên
mặt phẳng giấy hay còn gọi là bản đồ. Trắc địa là đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, hình
dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất. Đây
là ngành nghề có từ lâu đời tại các nước châu Âu, sản phẩm của ngành có đóng góp
quan trọng và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực:
Lập Bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, thiết kế, thi công các công
trình, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi
khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi…
- Nhiệm vụ chính của Trắc địa là tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết như góc,
cạnh, độ cao, tính toán xử lý số liệu và thể hiện chúng dưới dạng bình đồ, bản đồ, mặt
cắt... Trắc địa trực tiếp giải quyết và tham gia giải quyết nhiều bài toán ứng dụng trong
quá trình khảo sát, quy hoạch, thiết kế, xây dựng và sử dụng cho mọi công trình trong
các lĩnh vực kinh tế, quân sự. Khi thiết kế, quy hoạch và xây dựng công trình, trước
hết cần có các tư liệu về mặt bằng khu vực, đây là cơ sở không thể thiếu được đối với
các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Sau đó, các công trình thiết kế
trên bản vẽ được chuyển ra thực địa bằng những phương pháp và máy móc trắc địa. Vì
thế, các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng cũng cần được trang bị
những kiến thức nhất định về bình đồ, bản đồ, những hiểu biết về dụng cụ và phương
pháp đo đạc cơ bản trong trắc địa để ứng dụng chúng trong thiết kế, xây dựng và sử
dụng công trình. [1]
- Trong quá trình phát triển của mình, trắc địa đã ứng dụng những thành tựu của
nhiều lĩnh vực khoa học khác như toán học, vật lý, gắn liền với nhiều ngành khoa học
trái đất như địa chất, địa lý, địa mạo, môi trường, cũng như những ngành khoa học về

vũ trụ như thiên văn, viễn thám. [1]

4


- Trắc địa cũng được chia ra những ngành hẹp như trắc địa cao cấp, trắc địa công
trình, trắc địa ảnh, địa hình và ngành bản đồ. [1]
- Trắc địa cao cấp tiến hành các công tác đo đạc, xử lý số liệu cho những phạm vi
rộng lớn mang tính quốc gia cũng như phục vụ các mục đích nghiên cứu khoa học như
lập lưới khống chế, theo dõi sự dịch chuyển vỏ quả đất, tiến hành đo thiên văn, trọng
lực. [1]
- Trắc địa ảnh tiến hành đo chụp các loại ảnh (ảnh hàng không, ảnh vũ trụ, ảnh
mặt đất) và xử lý phim ảnh để thành lập bình đồ, bản đồ. [1]
- Trắc địa địa hình nghiên cứu những phương pháp biểu diễn bề mặt địa hình lên
bản đồ, bình đồ. [1]
- Ngành bản đồ nghiên cứu các phương pháp thành lập các loại bản đồ, tiến hành
biên tập, chỉnh lý, in ấn và xuất bản các loại bản đồ. [1]
- Trắc địa công trình là lĩnh vực trắc địa ứng dụng trong xây dựng, nó nghiên cứu
các phương pháp, phương tiện đảm bảo trắc địa cho quá trình thiết kế, thi công xây
dựng và theo dõi sự biến dạng của từng loại công trình.

[1]

1.1.2. Lưới khống chế độ cao và lưới khống chế mặt bằng( lưới tọa độ)
1.1.2.1. Lưới khống chế độ cao [12]
- Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc,
được đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ởViệt Nam.
- Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I, II đến III, IV.
- Lưới độ cao hạng I, II quốc gia là cơ sở để phát triển và khống chế các lưới độ

cao hạng III, IV. Lưới độ cao hạng III, IV trực tiếp phục vụ cho các mục đích khác
nhau.
- Lưới độ cao quốc gia lấy mực nước biển trung bình quan trắc nhiều năm tại
trạm nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) làm mực chuẩn “0” về độ cao. Độ
cao trong lưới độ cao quốc gia được tính theo hệ thống độ cao chuẩn.

5


Bảng 1.1. Giới hạn sai số khép đường, khép vòng độ cao theo cấp hạng [4]

Cấp hạng
Các chỉ tiêu kỉ thuật
I

II

III

IV

Kỉ thuật

50

65

75

100


150

±2

±4

±10

±2

±50

0.50

0.84

1.68

6.68

16.0

0.15

0.3

0.6

3.0


8.0

Chiều dài tia ngắm (m)
Sai số khép cho phép
(mm)
Sai số trung phương
trên 1 km đường đo
(mm)
Sai số trung phương
của một trạm đo (mm)

Nguồn: QCVN 11: 2008/BTNMT
1.1.2.2. Lưới khống chế mặt bằng (lưới tọa độ) [13]
* Lưới khống chế tọa độ
- Lưới tọa độ quốc gia là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn
quốc phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính,
thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác.
- Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa
độ hạng II và lưới tọa độ hạng III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm,
mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới. Lưới tọa độ
hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy trong phạm vi
của quy chuẩn này chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng
II và hạng III.
- Lưới tọa độ quốc gia được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ GNSS (Global
Navigation Satellite System: hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu).
- Lưới tọa độ quốc gia được tính toán trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ VN-2000,
có điểm gốc là N00. Độ cao của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được tính theo hệ

6



độ cao quốc gia. Riêng lưới tọa độ cấp 0 được tính toán trong hai hệ tọa độ: VN-2000
và ITRF.
- Giá trị tọa độ của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được biểu thị trên mặt
phẳng theo lưới chiếu UTM múi 60 kinh tuyến trục là 1050 kinh đông (đối với múi thứ
48), múi 60 kinh tuyến trục là 1110 kinh đông (đối với múi thứ 49) và múi 60 kinh
tuyến trục là 1170 kinh đông (đối với múi thứ 50), tỷ lệ biến dạng chiều dài trên kinh
tuyến trục trong cả ba trường hợp là 0.9996.
* Lưới khống chế đo vẽ
- Lưới khống chế đo vẽ là cấp cuối cùng khống chế về tọa độ và độ cao để phục
vụ trực tiếp cho việc đo vẽ thành lập bản đồ địa hình. Lưới được phát triển dựa trên cơ
sở các điểm khống chế đường chuyền cấp I và cấp II được lập trước đó. Đối với hạng
này thường được xây dựng dưới dạng lưới đường chuyền có nhiều điểm nút hoặc
đường chuyền hở. [18]
1.1.3. Khái quát về các phần mềm và ứng dụng
1.1.3.1. Microsoft Excel
- Phần mềm Microsoft Excel cho Windows là phần mềm xử lý bảng tính điện tử
nổi tiếng của Microsoft và là phần mềm bảng tính điện tử được sử dụng phổ biến hiện
nay. Với nhiều công cụ mạnh mẽ cùng với các chức năng phong phú giúp xử lý bảng
tính nhanh và chính xác. Ngoài ra hệ thống hàm khá đầy đủ giúp giải quyết các thao
tác tính toán thông thường và cả lĩnh vực thống kê.

Hình 1.1. Giao diện bảng tính Excel 2010

7


- Một số phiên bản của Microsoft Excel bao gồm: Microsoft Excel 6.0; Microsoft
Excel 97; Microsoft Excel 2000; Microsoft Excel 2002; Microsoft Excel XP;

Microsoft Excel 2003…
1.1.3.2. AutoCAD 2007
- AutoCAD: CAD là chữ viết tắt của Computer – Aided Design hoặc Computer
Drafting. Do đó phần mềm AutoCAD có nghĩa là phần mềm trợ giúp vẽ và thiết kế
bằng máy tính. Phần mềm AutoCAD đầu tiên là Sketchpad xuất hiện vào năm 1962
được viết bởi Ivan Sutherland thuộc Trường Kỹ thuật Massachusetts (hình 1.2).
- Phần mềm AutoCAD có 3 đặc điểm nổi bật: Chính xác; Năng suất cao nhờ các
lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh); Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm
khác.

Các thanh thuộc tính
đối tượng

Thanh menu

Các thanh công cụ sử
dụng vẽ

Hình 1.2: Giao diện phần mềm AutoCad 2007
- AutoCad là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bảng vẽ kỹ
thuật trong các ngành: Xây dựng, Kiến trúc, Bản đồ. Các bản vẽ bình đồ, bản đồ trước
đây khi công nghệ tin học chưa đầy đủ thì các bản vẽ này được vẽ bằng thủ công (vẽ
bằng tay sử dụng các loại bút chuyên dụng vẽ bản đồ). Ngày nay với sự phát triển của
công nghệ thông tin, các bản vẽ bình đồ, bản đồ được thực hiện trên phần mềm
AutoCAD một cách dễ dàng và nhanh chóng.

8


1.1.3.3. Phần mềm trút số liệu máy toàn đạc điện tử T-COM

Phần mềm T-COM: Là phần mềm dùng để trút số liệu đo từ máy toàn đạc ra máy
tính dưới dạng file *.txt, *.dxf để load lên phần mền Microtastion và Autocad biên tập
bản vẽ.

Nút trút dữ liệu từ máy toàn đạc
ra file *.txt, *dxf

Thanh menu

Hình 1.3 Giao diện phần mềm T_COM
1.1.3.4. Phần mềm bình sai ProNet 2002 [9]

Thanh menu

Tên tác giả viết phần
mền

Hệ tọa độ tương ứng
dùng trong Pronet

Hình 1.4: Giao diện phần mềm Pronet 2002

9


- Phần mềm Pronet (Nguyễn Quang Khánh): Là một phần mềm xử lý các số liệu
Trắc địa phục vụ công tác lập lưới và đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính. ProNet đã được
những nhà chuyên môn về Trắc địa và bản đồ nghiên cứu và phát triển từ năm 1998.
- Đây là phần mềm chuyên dụng để tự động hóa công tác xử lý số liệu Trắc địa
trên máy tính, đặc biệt với số lượng lớn. Phần mềm ProNet có dung lượng nhỏ, được

cài đặt trên môi trường của hệ điều hành Window, có giao diện bằng tiếng Việt. Chính
vì vậy mà có ưu điểm là dễ học, dễ sử dụng.
- Phần mềm ProNet có các môđun chính là: Các thao tác với tập số liệu; Bình sai
lưới mặt bằng; Bình sai lưới độ cao; Ước tính độ chính xác lưới mặt bằng, độ cao;
Tính tọa độ, độ cao điểm chi tiết và vẽ lên AutoCAD, MicroStation; Tổng hợp sơ đồ
đo dã ngoại.
1.1.3.5. Phần mềm QUANG HUY
- Phần mềm thiết kế đường Quang Huy ( ThS. Nguyễn Huy Hoàng): Là phần
mềm hỗ trợ thiết kế do Công Ty Cổ Phần Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình Quang
( Bà Hoom - Phường 13 - Quận 6 - TP.HCM ) viết nhằm phục vụ cho công tác thiết kế
các công trình giao thông, thủy lợi. Là phần mềm hỗ trợ thể hiện mặt cắt ngang, mặt
cắt dọc, bình đồ hiện trạng công trình.

Thanh menu

Thanh công cụ

Hình 1.5: Giao diện phần mềm QUANG HUY

10


1.1.4. Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-226 và máy thuỷ chuẩn
Nikon C32 [8]
 Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS-226

Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 226
Hãng sản xuất

Topcon


Chip xử lý

Intel PXA255400MHz

Khã năng hiển thị góc nhỏ nhất (”)

5”

Độ chính xác đo góc

6”

Độ phóng đại ống kính

30X

Trường nhìn

1030’ (26m /1km)

Tự động điều quan



Phương pháp bắt điểm

Gương và Lazer

Độ chính xác đo xa


±(2mm+2ppmxD)

Kích thước may (mm)

150 x 184 x 336

Trọng lượng máy có pin (kg)

4.9

Đo tới gương đơn

2500 m

Bộ nhớ

10.000 điểm

Xuất xứ

Japan

11


Hình 1.6. Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 226
 Máy thủy chuẩn Nikon C32

Hình 1.7 Máy thủy chuẩn Sokia C32


12


Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật máy thủy chuẩn Sokia C32
Hãng sản xuất

Sokia

Loại máy

Máy thủy bình

Độ phóng đại

24X

Độ nhạy bọt thủy tròn

10”/2mm

Độ chính xác

±2.0mm

Trường nhìn

1030’

Khoảng cách đo ngắn nhất(m)


0.3

Nhiệt độ hoạt động

-200C đến +500C

Kích thước (mm)

190 x 128 x 123

Khoảng chia bàn độ nhỏ nhất

10

Trọng lượng (kg)

1.7

Xuất xứ

Nhật Bản

1.1.5. Giới thiệu về bình đồ hiện trạng và mặt cắt địa hình
1.1.5.1. Bình đồ hiện trạng

Bình đồ hiện trạng thể
hiện trên bản vẽ

Bảng ghi chú địa hình

địa vật

13


Hình 1.8. Bình đồ hiện trạng một công trình
- Bình đồ hiện trạng là bản vẽ thu nhỏ, khái quát một vùng đất nhỏ trên mặt
phẳng nằm ngang, sử dụng phép chiếu thẳng góc đơn giản .Như vậy, trên bình đồ hiện
trạng khác với bản đồ hiện trạng là bình đồ không chú trọng xử lý ảnh hưởng độ cong
Trái Đất mà coi mặt đất là mặt phẳng. Bình đồ hiện trạng có thể sử dụng Hệ tọa độ
Nhà nước hoặc Hệ tọa độ giả định.
- Bình đồ hiện trạng của một công trình là hình chiếu thu nhỏ của một khu vực
bao quanh công trình đó lên một mặt phẳng, bình đồ hiện trạng thể hiện địa hình, địa
vật, cao độ mặt đất tự nhiên, các công trình trên đất cũng như các công trình ngầm như
: Nhà, cầu, cống, các loại cây trồng, sông, suôi, kênh, rạch, ao, đường giao thông…
1.1.5.2. Mặt cắt địa hình
- Mặt cắt địa hình: Là hình chiếu thu nhỏ của bề mặt trái đất theo một phương
nào đó trên một mặt phẳng thẳng đứng được gọi là mặt cắt địa hình theo phương ấy,
trong khảo sát địa hình có mặt cắt ngang và mặt cắt dọc tuyến công trình.

Hình 1.9. Mặt cắt địa hình
- Qua hình 1.9 ta thấy được mặt cắt của địa hình tự nhiên từ trên vùng đồi núi dọc
xuống vùng đồng bằng ven biển và xuống địa hình dưới nước thể hiện bằng đường
đồng mức theo phương từ trên xuống trên mặt phẳng thẳng đứng theo trục x,y.

14


- Mặt cắt ngang là mặt thẳng góc với đường tim (khi đường tim là một đường
thẳng); Là đường phân giác (khi đường tim gãy khúc); Là đường pháp tuyến

(khi đường tim là đoạn cong).
- Mặt cắt dọc: Để đo mặt cắt dọc trên mặt đất ta cần chọn một đường tim, sau này
dùng để thiết kế tim công trình. Đường tim là một hệ thống đường gãy khúc có dạng
như đường chuyền kinh vĩ nhưng những chỗ gãy khúc được bố trí những đoạn đường
cong để phục vụ yêu cầu kỹ thuật.
1.2. Lịch sử phát triển của ngành Trắc Địa
1.2.1. Trên thế giới
- Sự phát sinh và phát triển của ngành trắc đạc gắn liền với quá trình phát triển
của xã hội loài người. Trước Công nguyên người Ai cập thường phải phân chia lại đất
đai sau những trận lũ lụt của sông Nil, xác định lại ranh giới giữa các bộ tộc, do đó
người ta đã sáng tạo ra phương pháp đo đất. Thuật ngữ trắc địa theo tiếng Hy lạp
(geodesie) cũng có nghĩa là phân chia đất đai và khoa học về trắc địa ra đời từ đó.
- Trãi qua nhiều thời đại, cùng với những phát minh phát triển không ngừng của
khoa học và kỹ thuật, môn học về trắc địa ngày càng phát triển. Những phát minh ra
kính viễn vọng, kim nam châm, logarit, tam giác cầu ... đã tạo điều kiện vững chắc cho
sự phát triển của ngành trắc đạc Trong những thập kỷ gần đây, những thành tựu mới về
khoa học kỹ thuật đã làm cho ngành trắc địa có một bước phát triển mạnh, thay đổi về
chất: Những kỹ thuật thăm dò từ xa (viễn thám) đã cho phép thành lập bản đồ từ ảnh
chụp máy bay, vệ tinh. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã chế tạo ra những máy
trắc địa kích thước nhỏ, nhưng có nhiều tính năng hay và kết hợp giữa phần cơ và
phần điện tử đã làm cho máy đo đạc trở nên nhỏ gọn chính xác cao và nhiều tính năng
hơn. Việc dùng máy tính điện tử để giải các bài toán trắc địa có khối lượng lớn, việc sử
dụng các ảnh chụp từ vệ tinh hay các con tàu vũ trụ để thành lập bản đồ địa hình là
những thành tựu mới nhất của khoa học được áp dụng trong ngành trắc địa. [11]
1.2.2. Ở Việt Nam
- Ở nước ta ngành trắc địa đã phát triển từ lâu, nhân dân ta đã áp dụng những
hiểu biết về trắc lượng vào sản xuất, quốc phòng: những công trình xây dựng cổ như
thành Cổ loa là một minh chứng về sự hiểu biết trắc lượng của nhân dân ta.

15



- Đầu thế kỷ 20 sau khi thôn tính và lập nền đô hộ, người pháp đã tiến hành công
tác đo vẽ bản đồ toàn Đông Dương nhằm mục đích khai thác tốt tài nguyên vùng này.
Việc đo đạc được tiến hành rất qui mô, áp dụng các phương pháp đo khoa học và các
máy móc đo có chất lượng cao, những bản đồ, những hồ sơ còn lưu trữ đã nói lên điều
đó.
- Trong thời kháng chiến chống thực dân, công tác trắc địa chủ yếu phục vụ cho
mục đích quân sự như trắc địa pháo binh, công binh, trinh sát ... Sau khi cuộc kháng
chiến thành công, nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác trắc địa, Cục đo đạc bản
đồ nhà nước được ra đời năm 1959 đã đánh dấu một bước trưởng thành của ngành trắc
địa Việt nam.
- Đội ngũ những người làm công tác trắc địa cũng ngày càng lớn mạnh. Trước
năm 1960 từ chỗ trong nước chỉ có vài chục kỹ thuật viên được đào tạo trong thời kỳ
Pháp thuộc đang làm việc trong các ngành giao thông, thủy lợi, xây dựng... tới nay đội
ngũ các cán bộ trắc địa đã lên tới hàng ngàn người từ đủ mọi trình độ: Sơ cấp, trung
cấp, kỹ sư, tiến sĩ về trắc địa. Song song với việc cử người đi học ở nước ngoài, nhà
nước đã quyết định mở khóa Kỹ sư Trắc địa đầu tiên tại Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội vào năm 1962. Hiện nay khoa Trắc địa Trường Đại học Mỏ Địa chất là một
trung tâm lớn nhất trên cả nước về đào tạo và nghiên cứu khoa học về chuyên ngành
này. Việc đào tạo không ngừng lại ở bậc đại học mà đã bắt đầu đào tạo cán bộ Trắc địa
sau đại học.
- Cục đo đạc bản đồ nhà nước là cơ quan có chức năng đo vẽ bản đồ toàn quốc đã
ban hành các qui phạm Trắc địa chung cho toàn quốc. Các bộ ngành cũng có những tổ
chức trắc địa riêng, phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu
công tác thiết kế, thi công và quản lí công trình cho đơn vị mình. [4]
1.3. Ứng dụng của trắc địa trong khảo sát đo đạc bình đồ hiện trạng
- Trắc địa nằm trong nhóm những ngành điều tra cơ bản, nó có một vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân và quốc phòng nói chung, đặc biệt đối với các
ngành xây dựng cơ bản, trắc địa luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Những tài liệu, số

liệu trắc địa luôn là những cơ sở ban đầu để giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể
kể từ khâu khảo sát thiết kế, quy hoạch, thi công xây dựng cho đến khi khai thác sử
dụng công trình. Các công tác trắc địa công trình có mối quan hệ rất chặt chẽ với từng

16


×